BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5820/TCHQ-PC
V/v triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung Luật XLVPHC, Nghị định 102/2021/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2021

 

Kính gửi:

- Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố;
- Cục Điều tra chống buôn lậu;
- Cục Kiểm tra sau thông quan.

Ngày 13 tháng 11 năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Ngày 16 tháng 11 năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập, Nghị định 102/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành cùng ngày với Luật 67/2020/QH14.

Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 102/2021/NĐ-CP có một số thay đổi so với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 (Chi tiết nội dung mới của theo tài liệu gửi kèm công văn này).

Để triển khai thực hiện các văn bản này kịp thời, đầy đủ, đúng quy định khi các văn bản này có hiệu lực thi hành, Tổng cục Hải quan yêu cầu:

1. Cục trưởng các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan tổ chức cho công chức trong đơn vị nghiên cứu kỹ và triển khai thực hiện các quy định của các văn bản này tại đơn vị mình.

Đồng thời, công khai, tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Luật số 67/2020/QH14, Nghị định 102/2021/NĐ-CP ngày 16/11/2021 cho người khai hải quan, người nộp thuế biết, thực hiện.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Tổng cục (qua Vụ Pháp chế) để nghiên cứu, xem xét, giải quyết.

Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Vũ Thị Mai;
- Đ/c Tổng cục trưởng;
- Vụ Pháp chế - Bộ TC;
- Cục GSQL, Cục
Thuế XNK, Vụ Thanh tra - Kiểm tra;
- Lưu: VT, PC (2b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Mai Xuân Thành

 

TÀI LIỆU GIỚI THIỆU

LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2020, NGHỊ ĐỊNH 102/2021/NĐ-CP NGÀY 16/11/2021
(Ban hành kèm theo công văn số 5820/TCHQ-PC ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Tổng cục Hải quan)

Ngày 13 tháng 11 năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây viết tắt là Luật số 67/2020/QH14), Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Ngày 16 tháng 11 năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập (sau đây viết tắt là Nghị định 102/2021/NĐ-CP). Theo đó, tại Điều 2 Nghị định này đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Nghị định 102/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Tổng cục Hải quan giới thiệu một số nội dung mới, cơ bản của Luật số 67/2020/QH14 và Nghị định 102/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

1. Những quy định chung

Luật số 67/2020/QH14, Nghị định 102/2021/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số quy định chung tại Phần thứ nhất của Luật XLVPHC bao gồm:

1.1. Về khái niệm tái phạm

Khoản 1 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung khái niệm tái phạm quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật XLVPHC theo hướng quy định rõ hơn khái niệm tái phạm so với hiện nay. Theo đó, tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt.

1.2. Về nguyên tắc xử phạt đối với vi phạm hành chính nhiều lần

Điểm d khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC quy định: Một người “vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm”. Trong khi đó, điểm b khoản 1 Điều 10 Luật XLVPHC lại quy định “vi phạm hành chính nhiều lần” là tình tiết tăng nặng, theo đó, đây là tình tiết được người có thẩm quyền xem xét khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Do vậy, Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính nhiều lần tại điểm d khoản 1 Điều 3 của Luật XLVPHC như sau: Một người thực hiện vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.

Trên cơ sở quy định của Luật số 67/2020/QH14, khoản 1 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP đã bổ sung Điều 2a sau Điều 2 Nghị định 128/2020/NĐ-CP để cụ thể quy định nêu trên của Luật số 67/2020/QH14 theo hướng: Một số hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, một số hành vi vi phạm bị xử phạt một lần và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần đối với vi phạm đó, cụ thể:

“Điều 2a. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với vi phạm hành chính nhiều lần

Tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau: thực hiện từng hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, d khoản 1, điểm a khoản 3 Điều 7; các khoản 1, 2, 3, điểm d khoản 4, các điểm a, b, c, d khoản 6 Điều 8; điểm a khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định này trên nhiều tờ khai/chứng từ thuộc hồ sơ hải quan ở các thời điểm đăng ký tờ khai hải quan khác nhau, được phát hiện ở cùng một thời điểm nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý thì xử phạt vi phạm hành chính một lần về hành vi vi phạm, đồng thời áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần đối với hành vi vi phạm hành chính đó.”

1.3. Về quy định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm đang thực hiện

Tại khoản 3 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 giao Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để làm cơ sở tính thời hiệu xử phạt theo quy định tại Điều 6 Luật XLVPHC. Theo đó, khoản 2 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định 128/2020/NĐ-CP theo hướng bổ sung thêm khoản 5, khoản 6 vào Điều 4 Nghị định 128/2020/NĐ-CP để quy định về cách thức xác định hành vi, nhóm hành vi nào là đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện, theo nguyên tắc loại trừ, nhóm hành vi được xác định là hành vi đã kết thúc, thời điểm kết thúc hành vi đó tương ứng và những hành vi còn lại là đang được thực hiện. Cụ thể:

“5. Các hành vi vi phạm được xác định là đã kết thúc và thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm như sau:

a) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm thực hiện thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế;

b) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; thời điểm nộp bản khai hàng hóa, danh sách hành khách, bản khai hành lý của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

c) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 10 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm người xuất cảnh, nhập cảnh hoàn thành việc khai hải quan;

d) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm nộp, xuất trình hoặc gửi chứng từ thuộc hồ sơ hải quan cho cơ quan hải quan theo tờ khai hải quan đã được đăng ký;

đ) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm người nộp thuế thực hiện sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán;

e) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm người nộp thuế nộp báo cáo quyết toán;

g) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm khai, nộp, xuất trình chứng từ, tài liệu cho cơ quan hải quan;

h) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 7 Điều 11 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm dừng sử dụng bất hợp pháp tài khoản đăng nhập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan;

i) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 7 Điều 11 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm dừng truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;

k) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 9; khoản 8 Điều 11; các điểm b, c, đ, e, h khoản 1 Điều 14; khoản 1 Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

6. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này được xác định là hành vi vi phạm đang được thực hiện.”

1.4. Về mức phạt đối với một hành vi vi phạm khi có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

Tại các khoản 3, khoản 8 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 (sửa đổi, bổ sung Điều 4 và khoản 4 Điều 23 Luật XLVPHC) giao Chính phủ quy định hình thức xử phạt, mức xử phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính khi có tình tiết tăng năng, giảm nhẹ. Căn cứ các quy định này, tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP đã bổ sung quy định cụ thể tỷ lệ phần trăm (%) tăng hoặc giảm tương ứng với mỗi tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khi xác định mức phạt trong khung cho từng hành vi, theo đó bổ sung các điểm đ, e vào sau điểm d khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP nội dung:

“đ) Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, Điều 8, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 và các khoản 1, 3, 4 Điều 25 Nghị định này là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

e) Khi xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.”

1.5. Về hành vi bị nghiêm cấm trong xử phạt vi phạm hành chính

Tại khoản 5 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 đã bổ sung số hành vi bị nghiêm cấm trong xử phạt vi phạm hành chính vào Điều 12 Luật XLVPHC như sau: Xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng; áp dụng mức xử phạt không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính; không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.

1.6. Về việc hủy bỏ, ban hành mới, đính chính, sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Tại khoản 7 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 18 Luật XLVPHC theo hướng giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung việc đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định hành chính mới. Theo đó, tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và Nghị định số 97/2017/NĐ-CP đang xây dựng các nội dung liên quan đến các trường hợp hủy bỏ, ban hành quyết định mới, đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính; thời hạn thực hiện và nội dung đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định; hiệu lực, thời hạn, thời hiệu thi hành quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ, quyết định mới ban hành.

2. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

2.1. Sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt của hải quan đối với một số chức danh

Căn cứ quy định tại khoản 15 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 42 Luật XLVPHC, tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP đã sửa đổi các quy định tại Điều 29 Nghị định 128/2020/NĐ-CP theo hướng bổ sung một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan như:

Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có thẩm quyền xử phạt tương đương với Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan.

Cấp Chi cục Hải quan, bổ sung thẩm quyền xử phạt của Đội trưng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chng buôn lậu, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan.

2.2. Sửa đổi về thẩm quyền áp dụng hình thức tịch thu tang vật vi phạm hành chính

Căn cứ quy định tại khoản 15 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 42 Luật XLVPHC thì thẩm quyền của hải quan có một số thay đổi liên quan đến tăng thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính cho một số chức danh. Căn cứ quy định trên, khoản 4 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP đã sửa đổi các quy định tại Điều 29 Nghị định 128/2020/NĐ-CP về thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính của một số chức danh của cơ quan hải quan như sau:

Cấp Chi cục trưởng Chi cục Hải quan và tương đương có thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt thuộc thẩm quyền của mình (Tịch thu tang vật có trị giá không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức).

Cấp Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố có thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính không bị giới hạn giá trị tang vật theo tiền phạt như Luật XLVPHC hiện hành.

2.3. Về thẩm quyền xử phạt của các chức danh khi có sự thay đổi tên gọi

Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về trường hợp chức danh có sự thay đổi về tên gọi nhưng không có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn thì thẩm quyền xử phạt của chức danh đó được giữ nguyên; và trường hợp có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn (tên gọi được giữ nguyên hoặc có sự thay đổi) thì thẩm quyền xử phạt của chức danh đó do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Khoản 27 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi Điều 53 Luật XLVPHC).

2.4. Về giao quyền xử phạt

Tại khoản 28 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung Điều 54 Luật XLVPHC về giao quyền xử phạt với các nội dung:

Cấp trưởng có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc, đồng thời cấp phó được giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.

Luật số 67/2020/QH14 giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Theo đó, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và Nghị định số 97/2017/NĐ-CP đang xây dựng một Điều quy định cụ thể về các trường hợp giao quyền, trường hợp chấm dứt việc giao quyền, mẫu quyết định giao quyền...

3. Về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

So với Luật XLVPHC hiện hành, Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung quy định về lập biên bản vi phạm hành chính và một số quy định liên quan đến thủ tục xử phạt, cụ thể:

3.1. Về việc lập biên bản vi phạm hành chính

Khoản 29 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung Điều 58 Luật XLVPHC về lập biên bản vi phạm hành chính, theo đó:

3.1.1. Về địa điểm lập biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

3.1.2. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không vào biên bản

Theo Luật XLVPHC hiện hành trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của 02 người chứng kiến.

Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung nội dung này như sau: Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không vào biên bản thì biên bản phải chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản.

3.1.3. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản

Luật XLVPHC hiện hành quy định trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt. Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung quy định này với nội dung: Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.

3.1.4. Về biên bản vi phạm hành chính có sai sót

Luật số 67/2020/QH14 đã bổ sung quy định về việc xử lý đối với trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót, cụ thể: Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 của Luật này để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

3.1.5. Nội dung khác về biên bản vi phạm hành chính

Luật số 67/2020/QH14 bổ sung một số quy định liên quan đến cách thức lập biên bản, yêu cầu về trình tự, thủ tục lập biên bản như:

- Biên bản vi phạm hành chính thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin;

- Biên bản vi phạm hành chính phải được lập đúng nội dung, hình thức, thủ tục theo quy định của Luật này và là căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3.2. Quy định việc thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực hải quan

Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14, Chính phủ được giao quy định cụ thể về các vấn đề liên quan đến việc thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả, quy định cụ thể về thủ tục, cách thức thực hiện các biện pháp này.

Căn cứ quy định này, tại khoản 8 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP đã bổ sung Điều 33a sau Điều 33 Nghị định 128/2020/NĐ-CP để quy định cụ thể việc thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan với nội dung:

“1. Khi cá nhân, tổ chức thi hành biện pháp buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan hải quan thực hiện việc giám sát chặt chẽ từ nơi lưu giữ hàng hóa vi phạm đến cửa khẩu tái xuất.

Kết quả giám sát phải được Hải quan cửa khẩu xác nhận bằng văn bản hoặc các phương thức điện tử khác và gửi lại cho cơ quan hải quan đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày tang vật, phương tiện vi phạm đã đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất để lưu hồ sơ vụ việc.

2. Biện pháp buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu thì cơ quan hải quan phải thực hiện việc giám sát chặt chẽ để đảm bảo tang vật, phương tiện vi phạm đã đưa ra tại cửa khẩu nhập. Kết quả giám sát được ghi nhận lại tại biên bản để lưu hồ sơ hải quan;

b) Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm không còn được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu nhập thì cơ quan hải quan giám sát chặt chẽ từ nơi lưu giữ tang vật, phương tiện vi phạm đến cửa khẩu đã nhập để tái xuất. Kết quả giám sát phải được Hải quan cửa khẩu xác nhận bằng văn bản hoặc các phương thức điện tử khác và gửi lại cho cơ quan hải quan đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày tang vật, phương tiện vi phạm đã đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất để lưu hồ sơ vụ việc.

3. Khi cá nhân, tổ chức thi hành biện pháp buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định thì Chi cục Hải quan nơi vận chuyển đi có trách nhiệm giám sát hàng hóa vận chuyển đi và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa vận chuyển đến hoặc các cơ quan liên quan để hàng hóa được vận chuyển đảm bảo đúng tuyến đường, cửa khẩu theo quy định.

4. Khi thi hành biện pháp buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể thực hiện bằng các hình thức: gỡ bỏ, hủy bỏ và phải làm lại bao bì, nhãn hàng hóa đúng nguyên trạng ban đầu.

Khi thi hành biện pháp buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể thực hiện bằng các hình thức: xóa bỏ, gỡ bỏ, hủy bỏ các yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa.

5. Khi thi hành biện pháp buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường để thực hiện tiêu hủy theo các hình thức sau đây: sử dụng hóa chất, sử dụng biện pháp cơ học, hủy đốt, hủy chôn, hình thức khác theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy trực tiếp hoặc giám sát bằng các phương tiện kỹ thuật khác (nếu ).

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thực hiện việc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm phải lập biên bản tiêu hủy theo mẫu được ban hành kèm theo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Biên bản tiêu hủy phải chữ ký của các thành phần tham gia tiêu hủy và đại diện cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy. Sau khi tiêu hủy, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp 01 biên bản tiêu hủy và các chứng từ liên quan đến việc tiêu hủy cho cơ quan hải quan đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày tiêu hủy.

6. Khi thi hành biện pháp buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thực hiện nộp lại số tiền tương ứng ghi trên quyết định xử phạt.

7. Cá nhân, tổ chức thi hành biện pháp buộc nộp đủ stiền thuế trốn, số tiền thuế thiếu; buộc nộp đủ số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng được ghi trên quyết định ấn định thuế vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước và nộp 01 bản chụp giấy nộp tiền (nếu nộp tiền mặt) cho cơ quan hải quan đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo dõi, lưu hồ sơ vụ việc.

8. Cá nhân, tổ chức thi hành biện pháp buộc dán tem “Vietnam duty not paid” trước khi bày bán hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế hoặc trước khi giao cho đối tượng mua hàng trong trường hợp hàng hóa được xuất thẳng từ kho chứa hàng miễn thuế đến đối tượng mua hàng. Vị trí dán tem “Vietnam duty not paid” thực hiện theo các quy định của Chính phủ về kinh doanh hàng miễn thuế.”.

3.3. Về thời hạn định giá tang vật

Luật số 67/2020/QH14 quy định tăng thời hạn định giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tại khoản 3 Điều 60 Luật XLVPHC từ 24 giờ lên 48 giờ để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn.

3.4. Về các trường hợp và thủ tục giải trình

3.4.1. Trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính từ “trong thời hạn 05 ngày làm việc”, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (Luật XLVPHC quy định thời hạn này là “trong thời hạn không quá 05 ngày”). Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm (Luật XLVPHC quy định thời hạn này là không quá 05 ngày).

Đồng thời, Luật số 67/2020/QH14 quy định rõ việc gia hạn của người có thẩm quyền xử phạt phải bằng văn bản.

3.4.2. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, Luật số 67/2020/QH14 sửa quy định về việc người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp “trong thời hạn 05 ngày làm việc”, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm (Luật XLVPHC quy định là “trong thời hạn 05 ngày”).

Bên cạnh đó, Luật số 67/2020/QH14 đã bổ sung 01 khoản (khoản 4 Điều 61) quy định về trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không yêu cầu giải trình nhưng trước khi hết thời hạn lại có yêu cầu giải trình thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm.

3.5. Về tịch thu tang vật vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt, hết thời hiệu thi hành, thời hiệu cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt

3.5.1. Luật số 67/2020/QH14 quy định: Người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 Luật XLVPHC, nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.

Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

3.5.2. Đối với trường hợp quá thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật XLVPHC) thì không thi hành quyết định đó nữa, nhưng vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nếu quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả.

3.5.3. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Về thẩm quyền cưỡng chế: khoản 44 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung Điều 87 Luật XLVPHC về thẩm quyền cưỡng chế theo hướng bổ sung chức danh có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế gồm: Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan.

Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có thể giao quyền cho cấp phó (Luật XLVPHC quy định cấp trưởng chỉ giao quyền cho cấp phó khi vắng mặt).

Ngoài ra, tại khoản 45 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 đã bổ sung khoản 2a Điều 88 Luật XLVPHC để quy định nội dung: đối với trường hợp quá thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế thì không thi hành quyết định cưỡng chế đó, nhưng vẫn phải cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

3.6. Về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Tại khoản 34 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung Điều 66 Luật XLVPHC về thời hạn ra quyết định xử phạt như sau:

3.6.1. Đối với vụ việc vi phạm hành chính thông thường thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (Luật XLVPHC quy định thời hạn này là 07 ngày).

3.6.2. Riêng đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật XLVPHC thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đi với vụ việc thuộc trường hợp cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiu tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. (Luật XLVPHC quy định thời hạn này là 30 ngày, 60 ngày).

Ngoài ra, Luật số 67/2020/QH14 đã không còn quy định về thủ tục gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt.

4. Về biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện

4.1. Luật số 67/2020/QH14 đã bổ sung quy định cụ thể về thẩm quyền tạm giữ không phụ thuộc vào giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào khoản 3 Điều 125 Luật XLVPHC

4.2. Về thời hạn tạm giữ

Khoản 64 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung quy định Điều 125 Luật XLVPHC về thời hạn tạm giữ như sau:

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyn hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. (Luật XLVPHC quy định thời hạn này là 07 ngày).

Riêng đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật XLVPHC thì thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài nhưng không q01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ. (Luật XLVPHC quy định thời hạn này là 30 ngày, 60 ngày).

Ngoài ra, Luật số 67/2020/QH14 đã không còn quy định về thủ tục gia hạn thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 125 thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.

4.3. Về trình tự, thủ tục tạm giữ tang vật, phương tiện

Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung quy định tại các khoản 4 và 9 Điều 125 Luật XLVPHC theo hướng:

(i) Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đang giải quyết vụ việc lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện; sau đó, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xem xét ra quyết định tạm giữ;

(ii) Bỏ quy định về việc người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phải ký vào biên bản tạm giữ;

(iii) Khi tiến hành tạm giữ phải niêm phong tang vật, phương tiện trừ: Động vật, thực vật sống; hàng hóa dễ hư hỏng, khó bảo quản; Việc niêm phong phải tiến hành trước mặt người vi phạm, nếu vắng mặt thì tiến hành trước đại diện gia đình, đại diện tổ chức hoặc chính quyền cấp xã hoặc 01 người chứng kiến.

5. Về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu

5.1. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, khoản 4 Điều 126 đã sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể, rõ ràng hơn việc thông báo, niêm yết công khai về tang vật, phương tiện bị tạm giữ (số lần thông báo, thời hạn thông báo, xử lý tài sản sau khi hết thời hạn thông báo, niêm yết công khai...). Cụ thể:

Về xử lý tang vật khi hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì xử lý như sau:

- Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho họ 02 lần. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

- Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

- Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không thi hành quyết định xử phạt thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt để quyết định việc kê biên, bán đấu giá theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.

- Về việc xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu nhưng đã đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật dân sự. Luật số 67/2020/QH14 quy định đối với trường hợp này thì bên nhận thế chấp được nhận lại tang vật, phương tiện hoặc trị giá tương ứng với nghĩa vụ được bảo đảm; cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước.

5.2. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, để bảo đảm thống nhất với quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật số 67/2020/QH14 quy định theo hướng viện dẫn: “Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công (bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 81 Luật XLVPHC), đồng thời, bãi bỏ Điều 82 Luật XLVPHC.

6. Về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

So với Luật XLVPHC hiện hành, Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung quy định về hoãn, miễn, giảm tiền phạt tại Điều 76 và Điều 77 Luật XLVPHC. Theo đó, bổ sung quy định tổ chức cũng được hoãn, giảm, miễn tiền phạt, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện thực hiện, cụ thể như sau:

6.1. Việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

(i) Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, tổ chức bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng trở lên.

(ii) Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh. Tùy từng trường hợp cụ thể, cá nhân, tổ chức phải có xác nhận của các cơ quan, tổ chức sau: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên; Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

6.2. Việc giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi:

(i) Cá nhân tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.

(ii) Tổ chức tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

6.4. Luật số 67/2020/QH14 bổ sung quy định tổ chức cũng được miễn phần tiền phạt còn lại và miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt bên cạnh quy định miễn tiền phạt cho cá nhân như Luật XLVPHC hiện hành. Tuy nhiên, để được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt, tổ chức phải đáp ứng đủ các điều kiện, bao gồm:

(i) Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này.

(ii) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt.

(iii) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

Tổ chức được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ các điều kiện:

(i) Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này.

(ii) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt.

(iii) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

7. Về biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính: Luật số 67/2020/QH14 quy định biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

8. Bên cạnh những vấn đề nêu trên, Luật số 67/2020/QH14 cũng sửa đổi, bổ sung quy định như: Bổ sung trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính tại Điều 122 Luật XLVPHC; bãi bỏ quy định về việc báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính định kỳ 06 tháng tại Điều 17 Luật XLVPHC và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện việc thống kê, tổng hợp báo cáo.

Ngoài ra, một số quy định của Luật XLVPHC được dẫn chiếu trong Nghị định 128/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung, tuy không ảnh hưởng đến nội dung quy định tại Nghị định, nhưng cần phải sửa đổi, bổ sung các dẫn chiếu này. (cụ thể tại khoản 3 Điều 4, khoản 1 Điều 26, điểm c khoản 1 Điều 28, khoản 1 Điều 33, Điều 34, khoản 2 Điều 36 Nghị định 128/2020/NĐ-CP)./.

THE MINISTRY OF FINANCE
GENERAL DEPARTMENT OF VIETNAM CUSTOMS
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 5820/TCHQ-PC
Re. implementation of the Law on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Handling of Administrative Violations No.15/2012/QH13, Decree No. 102/2021/ND-CP

Hanoi, December 10, 2021

 

To:

- Customs Departments of provinces and cities;
- Smuggling Investigation and Prevention Department;
- Department of Post-Clearance Inspection.

On November 13, 2020, the National Assembly passed the Law No. 67/2020/QH14 on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Handling of Administrative Violations which comes into force from January 01, 2022. On November 16, 2021, the Government promulgated the Decree No. 102/2021/ND-CP on amendments to some Articles of Decrees on penalties for administrative violations against regulations on tax and invoicing; customs; insurance business and lottery business; management and use of public property, thrift practice and wastefulness combat; national reserve; state treasury; accounting and independent audit whose entry into force is the same as that of the Law No. 67/2020/QH14.

The Law No. 67/2020/QH14 on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Handling of Administrative Violations and Decree No. 102/2021/ND-CP have made some changes to the Law on Handling of Administrative Violations 2012 and Decree No. 128/2020/ND-CP dated October 19, 2020 (The changes are included in the document enclosed with this Official Dispatch).

In order to implement these documents in a timely, sufficient and lawful manner as they come into force, the General Department of Vietnam Customs requests that:

1. Directors General of Customs Departments of provinces and cities, Director General of Smuggling Investigation and Prevention Department and Director General of Department of Post-Clearance Inspection request their officials to carefully study and implement the regulations laid down in these documents.

The Law No. 67/2020/QH14 and Decree No. 102/2021/ND-CP dated November 16, 2021 be also disclosed and disseminated to customs declarants and taxpayers for their compliance.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Official Dispatch be promptly reported to the General Department of Vietnam Customs (through the Department of Legal Affairs) for consideration and resolution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

PP. THE DIRECTOR GENERAL
THE DEPUTY
DIRECTOR GENERAL




Mai Xuan Thanh

 

INTRODUCTORY DOCUMENT

LAW ON AMENDMENTS AND SUPPLEMENTS TO CERTAIN ARTICLES OF THE LAW ON HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS 2020 AND DECREE NO. 102/2021/ND-CP DATED NOVEMBER 16, 2021
(Promulgated together with the Official Dispatch No. 5820/TCHQ-PC dated December 10, 2021 of the General Department of Vietnam Customs)

On November 13, 2020, the National Assembly passed the Law No. 67/2020/QH14 on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Handling of Administrative Violations. This Law comes into force from January 01, 2022.

On November 16, 2021, the Government promulgated the Decree No. 102/2021/ND-CP on amendments to some Articles of Decrees on penalties for administrative violations against regulations on tax and invoicing; customs; insurance business and lottery business; management and use of public property, thrift practice and wastefulness combat; national reserve; state treasury; accounting and independent audit (hereinafter referred to as “the Decree No. 102/2021/ND-CP”). Accordingly, Article 2 of this Article amends some Articles of the Government’s Decree No. 128/2020/ND-CP dated October 19, 2020 on penalties for administrative customs offences. The Decree No. 102/2021/ND-CP comes into force from January 01, 2022.

The General Department of Vietnam Customs hereby introduces several new and primary contents of the Law No. 67/2020/QH14 and Decree No. 102/2021/ND-CP. To be specific:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Law No. 67/2020/QH14 and Decree No. 102/2021/ND-CP amends several general provisions in the first section of the Law on Handling of Administrative Violations. To be specific:

1.1. Regarding the definition of “recidivism”

Clause 1 Article 1 of the Law No. 67/2020/QH14 provides a definition of “recidivism” clearer than that specified in clause 5 Article 2 of the Law on Handling of Administrative Violations. “recidivism” means the act of repeating a violation by an individual or organization against which an administrative sanction decision has been imposed before the period of being considered that such decision is not enforced yet expires.

1.2. Principles of imposing penalties for administrative violations in cases where multiple administrative violations are committed

Point d clause 1 of Article 3 of the Law on Handling of Administrative Violations prescribes that: If a person “commits administrative violation(s) in multiple times”, he/she shall be sanctioned for each violation”. Meanwhile, point b clause 1 Article 10 of the Law on Handling of Administrative Violations prescribes that “the act of committing administrative violation(s) in multiple times” is treated as an aggravating circumstance which is considered by a competent person when he/she decides to impose a penalty. Hence, the Law No. 67/2020/QH14 amends the principles of imposing penalties for multiple administrative offences specified in point d clause 1 of Article 3 of the Law on Handling of Administrative Violations as follows: If a person commits multiple administrative violations or commits administrative violation(s) in multiple times, he/she shall be sanctioned for each violation, except when the act of committing administrative violation(s) in multiple times is regulated as an aggravating circumstance by the Government.

According to the regulations set out in the Law No. 67/2020/QH14, Article 2a is added after Article 2 of the Decree No. 128/2020/ND-CP by clause 1 Article 2 of the Decree No. 102/2021/ND-CP so as to elaborate on the abovementioned regulation of the Law No. 67/2020/QH14 as follows: a violation shall be imposed for each violation, a penalty shall be imposed for a violation while the repeat of that violation shall be taken into account as an aggravating circumstance. To be specific:

 “Article 2a. Principles of imposing penalties for administrative customs offences in cases where multiple administrative offences are committed

Any organization or individual that commits multiple administrative offences shall face a penalty for each offence, unless an offence in point a, b or d clause 1, point a clause 3 Article 7; clause 1, 2 or 3, point d clause 4, point a, b, c or d clause 6 Article 8; point a clause 1, point b clause 2 Article 11 of this Decree which involves multiple declarations/documents in the customs dossier is committed at different times of customs declaration registration and discovered at the same time but has yet to be considered, a penalty shall be imposed for that offence while the repeat of that offence shall be taken into account as an aggravating circumstance provided that the prescriptive time limit for penalty imposition has not yet expired.”

1.3. Regarding regulations on completed and in-progress administrative violations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“5. Offences considered to have been ended and ending dates of offences are as follows:

a) The ending date of an administrative offence specified in Article 7 hereof is the date on which the customs procedures are followed or tax dossier is submitted;

b) The ending date of an administrative offence specified in Article 8 hereof is the date on which the customs declaration is registered; the date on which the goods manifest, the passenger list or the baggage declaration included in the dossier on the vehicle entering and leaving Vietnam or the vehicle in transit is submitted;

c) The ending date of an administrative offence specified in Article 10 hereof is the date on which the person entering or leaving Vietnam completes customs declaration;

d) The ending date of an administrative offence specified in point a clause 1 Article 11 hereof is the date on which the documents in the customs dossier are submitted, produced or sent to the customs authority according to the registered customs declaration;

dd) The ending date of an administrative offence specified in point b clause 1 Article 11 hereof is the date on which the taxpayer makes an amendment to the statement;

e) The ending date of an administrative offence specified in point c clause 2 Article 11 hereof is the date on which the taxpayer submits the statement;

g) The ending date of an administrative offence specified in point a clause 7 Article 11 hereof is the date on which the documents are declared, submitted or produced to the customs authority;

h) The ending date of an administrative offence specified in point b clause 7 Article 11 hereof is the date on which the illegal use of another entity’s account or digital signature to follow customs procedures is terminated;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

k) The ending date of an administrative offence specified in Article 9; Clause 8 Article 11; points b, c, dd, e or h clause 1 Article 14; clause 1 Article 15; Article 16; Article 17; Article 18; Article 19; Article 20; Article 21; Article 22 hereof is the date on which the customs declaration is registered.

6. The administrative offences specified in this Decree other than those specified in Clause 5 of this Article are treated as in-progress offences.”

1.4. Regarding amount of fine imposed for a violation committed under an aggravating or mitigating circumstance

Clauses 3 and 8 Article 1 of the Law No. 67/2020/QH14 (amending Article 4 and clause 4 Article 23 of the Law on Handling of Administrative Violations) assign the Government to prescribe the penalty and specific amount of fine for an administrative violation committed under an aggravating or mitigating circumstance. Pursuant to these regulations, clause 3 Article 2 of the Decree No. 102/2021/ND-CP provides specific regulations on the percentage (%) increase or decrease corresponding to each aggravating or mitigating circumstance when determining the amount of fine in the fine range imposed for each violation. According to, points dd and e are added after point d clause 3 Article 5 of the Decree No. 128/2020/ND-CP as follows:

 “dd) With respect to fines, the specific amount of fine for an administrative offence prescribed in Article 7, 8, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 or 24 or clause 1, 3 or 4 Article 25 hereof must be the average of specific fines in the range for such offence. For a mitigating circumstance that exists, the average fine for an offence in the fine range shall be reduced by 10% provided that the fine amount imposed for such offence is not lower than the minimum fine in that range. Meanwhile, for an aggravating circumstance that exists, the average fine for an offence in the fine range shall be increased by 10% provided that the fine amount imposed for such offence is not greater than the maximum fine in that range.

e) When determining the fine amounts imposed on entities that commit offences under both aggravating and mitigating circumstances, the aggravating circumstance shall be reduced or relieved according to the one-for-one rule under which a mitigating circumstance is offset against an aggravating circumstance.”

1.5. Regarding prohibited acts upon imposition of penalties for administrative violations

Clause 5 Article 1 of the Law No. 67/2020/QH14 add some prohibited acts upon imposition of penalties for administrative violations to Article 12 of the Law on Handling of Administrative Violations as follows: identifying administrative violations incorrectly; adopting sanctioning forms, rates, and remedial or mitigation measures in an incorrect and incomplete manner with respect to administrative violations; failing to monitor, urge, inspect and take charge of enforcing the execution of sanction decisions or remedial or mitigation measures.

1.6. Regarding abrogation, promulgation, correction, amendment of administrative sanction decisions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Regarding the authority to sanction administrative violations

2.1. Amendments to sanctioning authority of the customs with respect to some titles

Pursuant to clause 15 Article 1 of the Law No. 67/2020/QH14 on amendments to Article 42 of the Law on Handling of Administrative Violations, clause 4 Article 2 of the Decree No. 102/2021/ND-CP amends the regulations laid down in Article 29 of the Decree No. 128/2020/ND-CP in a manner that adds such titles having sanctioning authority of the customs as:

Team Leaders, Group Leaders of Customs Sub-departments; Leaders of Groups in Control Teams affiliated to provincial, inter-provincial or central-affiliated city Customs Departments have the same sanctioning authority as that of Team Leaders of Customs Sub-departments.

Customs Sub-departments, leaders of criminal investigation teams, leaders of anti-smuggling, counterfeit product control and intellectual property teams affiliated to the Smuggling Investigation and Prevention Department, Directors of Post-clearance Inspection Sub-departments as an affiliate of the Post-clearance Inspection Department.

2.2. Amendments to regulations on power to confiscate exhibits involved in commission of administrative violations

Pursuant to clause 15 Article 1 of the Law No. 67/2020/QH14 on amendments to Article 42 of the Law on Handling of Administrative Violations, several additional titles have the power to confiscate exhibits involved in commission of administrative violations. According to the abovementioned regulation, clause 4 Article 2 of the Decree No. 102/2021/ND-CP amends the regulations laid down in Article 29 of the Decree No. 128/2020/ND-CP as follows:

Directors of Customs Sub-departments and equivalent titles have the power to confiscate any exhibit involved in commission of administrative violations if its value is not 02 times as high as the fine amount within their power (Confiscate the exhibit whose value does not exceed VND 50,000,000 if the administrative violation is committed by an individual or VND 100,000,000 if the administrative violation is committed by an organization).

Directors General of provincial, inter-provincial or central-affiliated city Customs Departments have the power to confiscate any exhibit involved in commission of administrative violations regardless of value of the exhibits notwithstanding regulations of the applicable Law on Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Law No. 67/2020/QH14 amends specific regulations on cases where names of titles are changed but duties or powers of these titles remain unchanged; and cases where duties or powers are changed (names remain unchanged or are changed), the sanctioning authority of such titles shall be prescribed by the Government after obtaining consent from the National Assembly’s Standing Committee. (Clause 27 Article 1 of the Law No. 67/2020/QH14 amending Article 53 of the Law on Handling of Administrative Violations).

2.4. Regarding delegation of sanctioning authority

Clause 28 Article 1 of the Law No. 67/2020/QH14 amending Article 54 of the Law on Handling of Administrative Violations contains the following regulations:

The heads may assign deputies to exercise the authority to sanction administrative violations. The delegation of the authority to sanction administrative violations must be frequent or depend on specific cases, and must take place at the same time as the delegation of the authority to enforce injunction and guarantee fulfillment of obligations to address administrative violations.

The Law No. 67/2020/QH14 assigns the Government to elaborate on this Article. Accordingly, a draft Decree replacing the Decree No. 81/2013/ND-CP and Decree No. 97/2017/ND-CP is expected to contain an Article elaborating on cases of delegation of authority, cases of terminating delegation of authority and form of decision on authority delegation, etc.

3. Regarding procedures for imposing administrative penalties

Compared to the applicable Law on Handling of Administrative Violations, the Law No. 67/2020/QH14 amends the regulations on making records of administrative violations and some regulations on procedures for imposing administrative penalties. To be specific:

3.1. Regarding making of records of administrative violations

Clause 29 Article 1 of the Law No. 67/2020/QH14 amends Article 58 of the Law on Handling of Administrative Violations as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

An administrative violation record must be made at the scene of that violation. If an administrative violation record is made at the office of the person authorized to make administrative violation records or at other places, the reasons for this must be clearly stated in the record.

3.1.2. Cases where a violator or representative of the violating organization fails to sign the record

According to the applicable Law on Handling of Administrative Violations, if the representative of the violating organization is not present at the scene of the violation or deliberately evades or for an objective reason, fails to sign the record, the record must bear the signature of the representative of the local authority of the area where the violation occurs or of at least 02 witnesses.

The Law No. 67/2020/QH14 amends the said regulation as follows: In case the violator or the representative of the violating organization does not sign the record, the record must bear the signature of the representative of the local authority of the commune where the violation occurs, or of at least 01 witness certifying the violating person or organization has not signed the record.

3.1.3. Cases where an administrative violations does not fall under the sanctioning authority of the record maker

The applicable Law on Handling of Administrative Violations prescribes that if an administrative violations does not fall under the sanctioning authority of the record maker, the record shall be immediately transfer to the person having sanctioning authority. The Law No. 67/2020/QH14 amends the said regulation as follows: In case of administrative violations not falling under the sanctioning competence of the record makers, the records and other related documents must be transferred to persons having sanctioning authority within 24 hours from the date of making such records, except for cases where administrative violation records are made aboard airplanes, ships or trains.

3.1.4. Cases where an administrative violation record contain errors

The Law No. 67/2020/QH14 adds instructions on handling the case where an administrative violation record contain errors. To be specific: In case any administrative violation record contains errors or does not fully and accurately show the details specified in clauses 3 and 4 of this Article, facts of the administrative violation cases must be verified according to regulations defined in Article 59 of this Law as a basis for issuing sanction decisions. The verification of facts of the administrative violation case shall be documented in a verification report. The verification report serves as a document attached to the administrative violation record and needs to be kept in the sanctioning file.

3.1.5. Other regulations on administrative violation records

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Administrative violation records can be made and sent electronically in case agencies in charge of persons having sanctioning authority, violating individuals or organizations satisfy infrastructure, technical and information requirements;

- Administrative violation records must be made in compliance with this Law’s regulations on the contents, representation formats, and procedures prescribed in this Law and shall serve as a basis to issue administrative sanction decisions.

3.2. Regulations on implementation of remedial measures in the customs field

According to clause 3 Article 1 of the Law No. 67/2020/QH14, the Government is assigned to elaborate on issues concerning implementation of remedial measures, procedures and methods for implementation thereof.

Pursuant to this regulation, clause 8 Article 2 of the Decree No. 102/2021/ND-CP adds Article 33a after Article 33 of the Decree No. 128/2020/ND-CP so as to elaborate upon implementation of remedial measures in the field of state management of customs as follows:

“1. When an individual or organization is compelled to remove from the territory of the Socialist Republic of Vietnam or re-export the exhibit or instrumentality involved in an administrative offence, the customs authority shall carry out a close supervision from the place of storing goods involved in the offence to the border checkpoint of re-export.

The supervision result must be certified by the border checkpoint customs in writing or by other electronic means and sent back to the customs authority that issued the administrative penalty imposition decision within 05 (five) days from the date on which the exhibit or instrumentality involved in an administrative offence is removed from the territory of Vietnam or re-exported for keeping of the case file.

2. The enforced removal from the territory of the Socialist Republic of Vietnam or enforced re-export at the import checkpoint of an exhibit or instrumentality involved in an administrative offence shall be carried out as follows:

a) If the exhibit or instrumentality involved in the administrative offence is being stored at the border checkpoint area, the customs authority must carry out a close supervision thereof to ensure that it has been removed at the checkpoint of import. The supervision result is specified in a record for keeping purpose;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. When an individual or organization is compelled to transport the goods involved in the merchanting trade transactions, goods being moved to another custom post outside the checkpoint area or temporarily imported goods at the correct border checkpoint or on the correct route, the Sub-department of Customs from which the goods are transported shall supervise the goods transported and cooperate with the Sub-department of Customs to which the goods are transported or related agencies to ensure that the goods are transported at the correct border checkpoint or on the correct route.

4. Upon being compelled to discard a goods package or label that is changed because of an offence, the individual or organization involved in the administrative offence may strip, remove or restore the original condition of the goods package or label.

Upon being compelled to remove the illegal elements of the goods before they are removed from the territory of the Socialist Republic of Vietnam, the individual or organization involved in the administrative offence may delete, strip or remove such elements.

5. Upon being compelled to destroy the goods or item detrimental to human, animal and plant health and the environment or indecent material, the individual or organization involved in the offence shall, according to the nature and characteristics of the goods or item and environmental safety requirements, destroy it using the following methods: use of chemicals, mechanical method, burning, burial or another method prescribed by law. The customs authority shall supervise the direct destruction or carry out supervision by other technical means (if any).

Upon destruction of goods or items, the individual or organization involved in the administrative offence shall make a destruction record according to the form enclosed with the Decree on elaboration of some Articles and measures for implementation of the Law on Handling of Administrative Violations.

The destruction record shall bear signatures of participants in the destruction and representative of the customs authority supervising the destruction. After the destruction, the individual or organization involved in the administrative offence shall submit 01 destruction record and documents about the destruction to the customs authority that issued the administrative penalty imposition decision, within 05 (five) days from the date of destruction.

6. Upon being compelled to pay an amount equal to the value of the exhibit that has been sold, concealed and disguised or destroyed against the law, the individual or organization involved in the administrative offence shall pay the corresponding amount written on the penalty imposition decision.

7. Upon being compelled to pay the outstanding tax; the tax incorrectly exempted, reduced, refunded or cancelled which is written on the decision on tax imposition, the individual or organization involved in the administrative offence shall make a full payment thereof to the State Treasury’s account and send 01 photocopy of the payment slip (if making the payment in cash) to the customs authority that issued the administrative penalty imposition decision for keeping of the case file.

8. Upon being compelled to stick the “Vietnam duty not paid” stamp, the individual or organization involved in the administrative offence shall stick the stamp before selling goods at a duty-free shop or transferring goods to the purchaser in the case where the goods are directly dispatched from the duty-free warehouse to the purchaser. The “Vietnam duty not paid” stamp location shall comply with the Government’s regulations on duty-free business.”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Law No. 67/2020/QH14 increases the time limit for valuation of exhibits and instrumentalities involved in commission of administrative violations specified in clause 3 Article 60 of the Law on Handling of Administrative Violation from 24 hours to 48 hours to ensure the feasibility and practicality.

3.4. Cases of explanation and procedures for providing explanations

3.4.1. In case of explanations given in writing, violating individuals or organizations must send written explanations to persons having authority to sanction administrative violations “within 05 working days” from the issue date of administrative violation records (“within 05 days” in the Law on Handling of Administrative Violations). Where a violation case involves many complicated facts, persons having sanctioning authority can extend the aforesaid duration for submission of written explanations to no more than 05 working days at the request of the violating individual or organization (within 05 days in the Law on Handling of Administrative Violations).

The Law No. 67/2020/QH14 at the same time clearly prescribes that the extension approved by the person having sanctioning authority must be documented.

3.4.2. In case of explanations given directly, the Law No. 67/2020/QH14 prescribes that the person having sanctioning authority must notify in writing the violator of the time and place of the meeting session for direct explanation “within 05 working days” from the receipt of the violator’s request (“within 05 days” in the Law on Handling of Administrative Violations).

Moreover, the Law No. 67/2020/QH14 adds 01 clause (clause 4 Article 61) prescribing that in case individuals, organizations committing administrative violations do not request explanations, but then do so before expiration of the time limit, the persons having authority to sanction administrative violations shall be responsible to consider the explanations of the violating individuals or organizations.

3.5. Regarding confiscation of exhibits involved in commission of administrative violations and enforcement of remedial measures in case of failure to issue administrative sanction decisions, expiry of prescriptive time limit for execution of sanction decisions, prescriptive time limit for enforcement of execution of sanction decisions

3.5.1. The Law No. 67/2020/QH14 prescribes that as for administrative violations specified at points a, b, c and d of clause 1 of this Article, though competent persons do not issue administrative sanction decisions, they have to issue decisions to confiscate an exhibit or instrumentality involved in commission of administrative violations in the event that such exhibit or instrumentality involved in commission of administrative violations are classified as those banned from storage or circulation, or those subject to a penalty imposed in a form of confiscation and remedial measures prescribed by laws.

In this case, the confiscation of the exhibit or instrumentality involved in commission of administrative violations, and enforcement of remedial measures shall not be deemed as being subject to administrative sanctions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.5.3. Enforcement of execution of sanction decisions

Regarding the authority to enforce the execution: clause 44 Article 1 of the Law No. 67/2020/QH14 amending Article 87 of Law on Handling of Administrative Violations adds titles having the authority to issue enforcement decisions, including leaders of anti-smuggling, counterfeit product control and intellectual property teams affiliated to the Smuggling Investigation and Prevention Department; Directors of Post-clearance Inspection Sub-departments as an affiliate of the Post-clearance Inspection Department.

Persons having the authority to issue enforcement decisions may delegate the authority to issue enforcement decisions to their deputies (the Law on Handling of Administrative Violations prescribes that the heads delegate the authority to their deputies only when they are absent).

In addition, clause 45 Article 1 of the Law No. 67/2020/QH14 adds clause 2a to Article 88 of the Law on Handling of Administrative Violations as follows: after expiry of the prescriptive time limit for execution of an enforcement decision, that enforcement decision shall not be executed, except if the sanction decision prescribes the imposition of a penalty in a form of confiscation of the exhibit or instrumentality involved in commission of the administrative violation, and remedial measures.

3.6. Regarding time limit for issuance of administrative sanction decisions

Clause 34 Article 1 of the Law No. 67/2020/QH14 amending Article 66 of the Law on Handling of Administrative Violations prescribes the time limit for issuing administrative sanction decisions as follows:

3.6.1. For the normal cases and matters, the time limit for issuing a sanction decision shall be 07 working days from the date of making a written record of administrative violation; for cases where files thereof must be transferred to persons having sanctioning authority, the time limit for issuing a sanction decision shall be 10 working days from the date of making a written record of administrative violation (within 07 days in the Law on Handling of Administrative Violations).

3.6.2. As for cases and matters in which individuals or organizations request explanations or verification of relevant facts and details specified in Article 59 of the Law on Handling of Administrative Violations, the limitation period for issuance of a sanction decision shall be 01 month from the date of making and issuing an administrative violation record; As for cases and matters in which individuals or organizations request explanations or verification of relevant facts and details, if they are extremely serious and involve complicated facts and details, and more time are needed to carry out further verification and collection of evidence, the time limit for issuance of a sanction decision shall be 02 months from the date of making an administrative violation record. (30 days and 60 days in the Law on Handling of Administrative Violations).

In addition, the Law No. 67/2020/QH14 no longer prescribes the time limit for extending a sanction decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.1. The Law No. 67/2020/QH14 adds a regulation stipulating that temporary impoundment authority shall not vary, depending on values of exhibits or instrumentalities involved in commission of administrative violations to clause 3 Article 125 of the Law on Handling of Administrative Violations

4.2. Regarding the time limit for temporary impoundment

Clause 64 Article 1 of the Law No. 67/2020/QH14 amends Article 125 of the Law on Handling of Administrative Violations on the time limit for temporary impoundment as follows:

The time limit for temporary impoundment of exhibits and instrumentalities involved in commission of administrative violations, licenses or practicing certificates shall not exceed 07 working days from the commencement date; if any case or matter requires the transfer of relevant documents and records to persons having sanctioning authority, the time limit for temporary impoundment shall not be longer than 10 working days from the commencement date. (07 days in the Law on Handling of Administrative Violations).

As for cases and matters in which individuals or organizations request explanations or verification of relevant facts and details specified in Article 59 of the Law on Handling of Administrative Violations, the time limit for temporary impoundment may be extended but not exceeding 01 month from the commencement date. As for cases and matters in which individuals or organizations request explanations or verification of relevant facts and details, if they are extremely serious and involve complicated facts and details, and more time are needed to carry out further verification and collection of evidence, the time limit for temporary impoundment may be extended but not exceeding 02 months from the commencement date. (30 days and 60 days in the Law on Handling of Administrative Violations).

In addition, the Law No. 67/2020/QH14 no longer prescribes the procedures for extending the time limit for temporary impoundment of exhibits and instrumentalities involved in commission of administrative violations.

The time limit for temporary impoundment of exhibits and instrumentalities involved in commission of administrative violations, licenses or practicing certificates shall start from the date on which they are temporarily impounded in reality.

In cases where the temporary impoundment is needed as a way to secure performance of obligations to execute sanction decisions as provided in point c clause 1 of Article 125m the time limit for temporary impoundment shall expire after completely executing sanction decisions.

4.3. Regarding procedures for temporary impoundment of exhibits and instrumentalities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(i) The person having authority to make administrative violation records who is handling a case or matter shall make a record of temporary impoundment of the exhibit and/or instrumentality involved in commission of the administrative violation; afterwards, within 24 hours from the time when the record is made, the record maker must report to the person having temporary impoundment authority on the temporarily impounded exhibit and/or instrumentality involved in commission of the administrative violation for issuance of decision on temporary impoundment;

(ii) The regulation stipulating that the person having temporary impoundment authority must sign the temporary impoundment record is abrogated;

(iii) In the course of the temporary impoundment, it is required to seal the temporarily impounded exhibit and/or instrumentality, excluding: Live animals and plants; Goods or articles that are perishable or difficult to be stored under laws; if the violator is absent, the sealing must be witnessed by the representative of the violator’s family, the violating organization’s representative or the representative of the commune-level authority or by at least 01 person.

5. Regarding handling of temporarily impounded and confiscated exhibits and instrumentalities involved in commission of administrative violations

5.1. For temporarily impounded exhibits and instrumentalities involved in commission of administrative violations, clause 4 Article 126 elaborates upon the notification and openly posting of temporarily impounded exhibits and instrumentalities (notification attempts, time limit for notification, disposal of property after expiry of the time limit for notification, openly posting, etc.). To be specific:

Upon expiration of the time limit for the temporary impoundment of the exhibits, if legitimate violators, owners, custodians or users do not come to claim them without any sound reasons, they shall be disposed of as follows:

- In case legitimate violators, owners, custodians or users of exhibits and/or instrumentalities are identified, persons issuing temporary impoundment decisions must notify them twice. The first notification must be issued within 03 working days from the expiration of the time limit for the temporary impoundment thereof. The second notification must be issued within 07 working days from the date of issue of the first notification. After the period of 01 month from the second notification date, if legitimate violators, owners, custodians or users do not come to claim them, within 05 working days, competent persons must issue decisions to confiscate the exhibits and/or instrumentalities involved in commission of administrative violations.

- In case legitimate violators, owners, custodians or users of exhibits and/or instrumentalities are unidentifiable, persons issuing temporary impoundment decisions must make two attempts in notifying this via central or local mass media at localities where they are temporarily impounded. The first notification must be issued within 03 working days from the expiration of the time limit for the temporary impoundment thereof. The second notification must be issued within 07 working days from the date of issue of the first notification. After the period of 01 year from the second notification date, if legitimate violators, owners, custodians or users do not come to claim them, within 05 working days, competent persons must issue decisions to confiscate the exhibits and/or instrumentalities involved in commission of administrative violations.

- For exhibits and/or instrumentalities involved in commission of administrative violations which are temporarily impounded to assure the execution of sanction decisions, if individuals or organizations that are sanctioned for administrative violations fail to execute sanction decisions upon expiration of the time limit for execution of sanction decisions, within 05 working days after the expiration of the time limit for execution of sanction decisions, the persons having temporary impoundment authority must transfer exhibits and/or instrumentalities involved in commission of administrative violations to persons having authority to enforce the execution of sanctioning decisions to decide on the distraint or auction thereof in accordance with laws to assure the execution of sanction decisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.2. For exhibits and/or instrumentalities involved in commission of administrative violations which are confiscated to ensure the consistency with regulations of the Law on Management and Use of Public Property 2017 and its guiding documents, the Law No. 67/2020/QH14 stipulates that: “Any exhibits and/or instrumentalities involved in commission of administrative violations of which decisions on revocation or withdrawal have already been issued shall be handled under laws on management and use of public property” (adding clause 3 after clause 2 Article 81 of the Law on Handling of Administrative Violations), and at the same time, abrogates Article 82 of the Law on Handling of Administrative Violations.

6. Regarding execution of administrative sanction decisions

Compared to the applicable Law on Handling of Administrative Violations, the Law No. 67/2020/QH14 amends the regulations on adjournment of execution or enforcement of sanction decisions, and fine reduction or exemption specified in Articles 76 and 77 of the Law on Handling of Administrative Violations. Accordingly, the regulation stipulating that organizations are also granted adjournment of execution of a sanction decision, fine reduction or exemption and some regulations on conditions therefor are added. To be specific:

6.1. Adjournment of execution or enforcement of sanction decisions shall be required if the following conditions are fully met:

(i) The violating individual is fined 2,000,000 VND or more or the violating organization is fined 100,000,000 VND or more;

(ii) The violating individual is facing economic difficulties due to natural disasters, calamities, fires, epidemics, dangerous diseases or accidents; the violating organization is facing special or unexpected economic difficulties caused by natural disasters, disasters, fires or epidemics. The violating individual shall, as the case may be, must obtain the certification of the following organizations: the People's Committee of the commune where he/she is residing or the organization where he/she is studying or working; a medical establishment at the district or higher level; the People's Committee of the commune, the Management Board of industrial parks, export processing zones, hi-tech zones or economic zones, the directly supervisory tax authority or the directly superior authority.

6.2. The reduction in a part of the fine specified in a sanction decision against the violating individual and organization that have already obtained permission for adjournment of execution of the sanction decision shall be granted if the following regulations are met:

(i) The violating individual continues to be in a difficult economic situation caused by natural disaster, conflagration, calamity, accident, and obtains certification from the People's Committee of the commune where he/she is residing or the organization where he/she is studying or working.

(ii) The violating organization is facing economic difficulties due to natural disaster, catastrophe, fire or epidemic, and obtains the certification of the People's Committee of commune, Management Board of industrial parks, export processing zones, hi-tech zones or economic zones, or the directly supervisory tax authority or the directly superior authority.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(i) They have been granted a reduction in a part of the fine prescribed in clause 1 of this Article or have already paid the fine for the first or second installment if they are entitled to installment payment of the fine under the provisions of Article 79 of this Law;

(ii) Supplementary penalties and remedial measures stated in sanction decisions have been completely executed.

(iii) They continue to face economic difficulties due to natural disaster, catastrophe, fire or epidemic, and obtains the certification of the People's Committee of commune, Management Board of industrial parks, export processing zones, hi-tech zones or economic zones or the directly supervisory tax authority or the directly superior authority.

The violating organization shall be exempt from payment of the entirety of the fine stated in the sanction decision if the following conditions are fully met:

(i) Adjournment of execution or enforcement of the fine charge decision prescribed under Article 76 of this Law has been granted.

(ii) Supplementary penalties and remedial measures stated in sanction decisions have been completely executed.

(iii) They continue to face economic difficulties due to natural disaster, catastrophe, fire or epidemic, and obtains the certification of the People's Committee of commune, Management Board of industrial parks, export processing zones, hi-tech zones or economic zones or the directly supervisory tax authority or the directly superior authority.

7. Regarding forms used in handling of administrative violations: the Law No. 67/2020/QH14 stipulates that forms used in handling of administrative violations shall conform to the Government's regulations.

8. Apart from the abovementioned issues, the Law No. 67/2020/QH14 also adds cases where administrative sanction imposed in the detention form is applied according to administrative procedures specified in Article 122 of the Law on Handling of Administrative Violations; abrogates regulations on biannual reporting of implementation of law on handling of administrative violations specified in Article 17 of the Law on Handling of Administrative Violations and requesting ministries, local authorities, authorities and units to directly consolidate reports.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Official Dispatch 5820/TCHQ-PC 2021 Implementation of the Law on Administrative Violations
Official number: 5820/TCHQ-PC Legislation Type: Official Dispatch
Organization: The General Department of Customs Signer: Mai Xuan Thanh
Issued Date: 10/12/2021 Effective Date: Premium
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Official Dispatch No. 5820/TCHQ-PC dated December 10, 2021 on Implementation of the Law on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Handling of Administrative Violations No.15/2012/QH13, Decree No. 102/2021/ND-CP

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status