|
Statistics
- Documents in English (15475)
- Official Dispatches (1343)
Popular Documents
-
Circular No. 59/2024/TT-BCA dated November 07, 2024 on amending of Circular No.74/2020/TT-BCA... (1)
-
Decree No. 148/2024/ND-CP dated November 12, 2024 on amending of the Decree No. 54/2019/ND-CP... (1)
-
Law No. 55/2024/QH15 dated November 29, 2024 on Fire and Rescue (1)
-
Circular No. 83/2024/TT-BCA dated November 15, 2024 on regulations for the development,... (1)
-
Circular No. 33/2024/TT-BGTVT dated November 14, 2024 on management of prices of ferry services... (1)
-
Circular No. 63/2024/TT-BCA dated November 12, 2024 on inspection, control, and handling... (1)
-
Decision No. 2690/QD-NHNN dated December 18, 2024 on prescribing interest rates imposed... (1)
|
BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4823/TCHQ-GSQL
V/v tăng cường kiểm
tra, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn
hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, xâm phạm quyền
SHTT.
|
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2022
|
Kính
gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Theo số liệu báo cáo từ Cục Hải quan
các tỉnh, thành phố cho thấy một số địa phương đã triển khai có hiệu quả việc
kiểm tra, kiểm soát, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn, chuyển tải bất
hợp pháp và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo đúng chỉ đạo của Tổng cục Hải
quan; nhiều vụ việc vi phạm liên quan đến khai sai xuất xứ, vận chuyển hàng hóa
giả mạo nhãn hiệu, ghi nhãn (Made in Vietnam), hàng không có nội dung ghi nhãn
bắt buộc, gia công chế biến đơn giản,
hàng giả mạo nhãn hiệu... đã bị phát hiện và xử lý theo quy định pháp luật.
Theo dự báo từ nay đến cuối năm 2022,
đặc biệt là dịp Tết nguyên đán Quý Mão tình hình vi phạm các quy định liên quan
đến xuất xứ, ghi nhãn, xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp; các đối tượng sẽ lợi dụng sự thuận lợi về thủ tục hải quan
để thực hiện các hành vi gian lận giả mạo nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, trốn thuế,
đánh lừa người tiêu dùng. Trước tình hình đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải
quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện một số
giải pháp sau:
1. Tiếp tục quán triệt đến cán bộ công chức tại các bộ phận liên quan
thực hiện đúng các văn bản chỉ đạo của Tổng cục Hải quan như: công văn số
5189/TCHQ-GSQL ngày 13/8/2019 về các biện pháp kiểm tra, xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền SHTT, chuyển tải bất hợp pháp; Chỉ thị số 7988/CT-TCHQ ngày 25/12/2019 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp chống gian lận, giả
mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định chuyển tải bất hợp pháp và
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; công văn số 906/TCHQ-GSQL ngày 24/2/2021 về kế hoạch chống gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và công văn số số
5951/TCHQ-GSQL ngày 17/12/2021 hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về
ghi nhãn hàng hóa.
Trường hợp phải kiểm tra trong quá trình
làm thủ tục hải quan, Cục Hải quan cần lưu ý một số nội dung khi kiểm tra hồ sơ
hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, cụ thể:
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu:
a.1) Đối tượng kiểm tra: Các sản phẩm
hàng hóa là đồ gỗ nội thất, các sản phẩm từ nhựa, lốp xe cao su, dao, kéo, bộ đồ
ăn, xe máy địa hình xuất khẩu đi các nước Mỹ, Châu Âu,....
a.2) Nội dung kiểm tra: Việc ghi nhãn
và xuất xứ hàng hóa thực hiện theo đúng quy định tại Điều 10 và
Điều 15 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản
5 và khoản 7 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021 của Chính phủ,
cụ thể như sau:
+ Trường hợp hàng hóa được sản xuất tại
Việt Nam, trên hàng hóa, bao bì hàng hóa xuất khẩu thể hiện xuất xứ Việt Nam
như các cụm từ: “sản xuất tại Việt Nam”; “chế tạo tại Việt Nam’’; “nước sản xuất
Việt Nam”; “xuất xứ Việt Nam”; “sản xuất bởi Việt Nam”; “sản phẩm của Việt Nam”
thì kiểm tra việc đáp ứng tiêu chí
xuất xứ Việt Nam theo Hiệp định thương mại tự do, thỏa thuận quốc tế tương ứng
hoặc theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ
quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Thông tư số
05/2018/TT-BCT ngày 3/4/2018 của Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa hoặc
xác định trước xuất xứ hàng hóa.
+ Trường hợp hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam nhưng trên hàng hóa,
bao bì hàng hóa thể hiện xuất xứ của nước ngoài không phải xuất xứ Việt Nam (ví
dụ như: xuất xứ Nhật Bản, xuất xứ Korea, xuất xứ Thái Lan...); khi kiểm tra thực
tế, cơ quan Hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp hợp đồng gia công, sản
xuất xuất khẩu nếu việc ghi nhãn hàng hóa theo thỏa thuận tại hợp đồng hoặc
cung cấp tài liệu hoặc trang web...có thể hiện việc ghi nhãn thực hiện theo quy
định của nước nhập khẩu.
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu:
b.1) Đối tượng kiểm tra: Các sản phẩm hàng hóa là thực phẩm, rượu, bia,
hàng bách hóa, điện, điện tử gia dụng,
mỹ phẩm, hàng thời trang, dược phẩm nhập khẩu từ các thị trường trọng điểm để
kinh doanh tiêu dùng tại Việt Nam.
b.2) Nội dung kiểm tra:
- Về ghi nhãn và xuất xứ hàng hóa: Việc kiểm tra nhãn và xuất xứ hàng hóa
thực hiện theo hướng dẫn tại mục 1.1 công văn số 5189/TCHQ-GSQL
ngày 13/8/2019 của Tổng cục Hải quan và các văn bản có liên quan, trong đó
lưu ý:
Hàng hóa nhập khẩu phải có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ
tục thông quan, thông tin nhãn gốc
thực hiện theo đúng quy định tại Điều 10 Nghị định số
43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị
định số 111/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021 của Chính phủ.
Trường hợp nhập khẩu hàng hóa không
có nhãn hoặc nhãn tách riêng ngoài sản phẩm hoặc bao bì của sản phẩm để lẩn
tránh xuất xứ, yêu cầu các đơn vị kiên quyết xử lý theo đúng quy định tại Nghị
định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của
Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm,
hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng
nguyên tử và không cho thông quan.
- Về sở hữu trí tuệ: Việc kiểm tra giám sát hàng hóa chống xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b.2.9 mục 1.1 công văn
số 5189/TCHQ-GSQL ngày 13/8/2019 của Tổng cục Hải quan và các văn bản có liên quan.
2. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc xây
dựng kế hoạch cụ thể kiểm tra, kiểm soát, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi
nhãn, chuyển tải bất hợp pháp và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo đúng chỉ đạo tại các văn bản trước đây và hướng
dẫn cụ thể tại công văn này của Tổng
cục Hải quan; kịp thời đấu tranh, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật hải quan.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi (để b/c);
- TCT Nguyễn Văn Cẩn (để b/c);
- Lưu: VT, GSQL (3b).
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Mai Xuân Thành
|
MINISTRY OF
FINANCE OF VIETNAM
GENERAL DEPARTMENT OF VIETNAM CUSTOMS
-----------
|
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No.: 4823/TCHQ-GSQL
Re: Intensified inspection, prevention and
control of fraud and counterfeiting of goods origin, labeling, illegal
transshipment, and infringement on intellectual property rights.
|
Hanoi, November
14, 2022
|
To:
Provincial Customs Departments. Based on reports submitted by provincial Customs
Departments, regulations on inspection, prevention and control of fraud and
counterfeiting of goods origin, labeling, illegal transshipment, and
infringement on intellectual property rights have been effectively implemented
according to the direction of the General Department of Customs; many violations
relating incorrect declaration of origin, transport of goods bearing forged or counterfeit brands or labels
(Made in Vietnam), goods whose labels do not contain compulsory information, or
goods produced from minimal operations and processes, etc. have been detected
and handled in accordance with regulations of law. Violations relating origin, labeling and
infringement on intellectual property rights are forecast to be more and more
complicated from now to the end of 2022, especially on the occasion of the Lunar
New Year; convenient customs procedures shall be misused for the purposes of
fraudulent or forged brands and origin of goods, tax evasion, or consumer
deception. In response to such situation, the General Department of Customs
hereby requests provincial Customs Departments to direct their divisions and
affiliated units to implement the following solutions: 1. Continue requesting
officials and public employees at relevant departments/divisions to strictly
comply with instructional documents given by the General Department of Customs,
including: the Official Dispatch No. 5189/TCHQ-GSQL dated August 13, 2019; the
Directive No. 7988/CT-TCHQ dated December 25, 2019; the Official Dispatch No.
906/TCHQ-GSQL dated February 24, 2021, and the Official Dispatch No.
5951/TCHQ-GSQL dated December 17, 2021. If the inspection of customs documents and/or
physical inspection of goods are conducted while following customs procedures,
attention should be paid to the following contents: a) Regarding exported goods: a.1) Subjects of inspection: wooden furniture,
plastic products, rubber tyres, knives, scissors, tableware, and motocross
motorcycles exported to USA and European countries, etc. a.2) Inspection contents: Labeling and origin of
goods shall comply with the provisions of Article 10 and Article 15 of the
Government’s Decree No. 43/2017/ND-CP, as amended in Clause 5 and Clause 7
Article 1 of the Government’s Decree No. 111/2021/ND-CP dated December 09,
2021. To be specific: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. + In case goods are produced in Vietnam but the
origin of a country other than the origin of Vietnam (such as Japan, Korea or
Thailand, etc.) is shown on the goods and/or their packages, during the
physical inspection of goods, customs declarants shall be requested to provide
contracts on processing or production of goods for export, if the labeling of
goods has been made under terms and conditions of such contracts, or to provide
any documents or websites, etc. proving that the labeling has been made in
accordance with the domestic regulations of the country of import.
b) Regarding imported goods: b.1) Subjects of inspection: Foods, spirits, beer,
miscellaneous goods, electrical and electronic household articles, cosmetics,
clothes, and pharmaceutical products imported from primary markets for
consumption in Vietnam. b.2) Inspection contents: - The inspection of labeling
and origin of goods shall comply with the guidelines in Section 1.1 of the
Official Dispatch No. 5189/TCHQ-GSQL dated August 13, 2019 of the General
Department of Customs and relevant documents with paying attention to the
following contents: When following customs procedures, the imported
goods must bear primary labels on which the information is written in a foreign
language or Vietnamese and complies with the provisions of Article 10 of the
Government’s Decree No. 43/2017/ND-CP, as amended in Clause 5 Article 1 of the
Government’s Decree No. 111/2021/ND-CP dated December 09, 2021. If imported goods do not bear labels or bear labels
which are separated from the goods or their packages for the purposes of
evasion of origin, customs authorities are requested to strictly comply with
the Government's Decree No. 128/2020/ND-CP dated October 19, 2020 and the
Government's Decree No. 126/2021/ND-CP dated December 30, 2021, and refuse to
grant customs clearance. - Regarding intellectual
property: Inspection of goods for preventing infringement on intellectual
property rights shall comply with the provisions in Point b.2.9 Section 1.1 of
the Official Dispatch No. 5189/TCHQ-GSQL dated August 13, 2019 of the General
Department of Customs and relevant documents. 2. Provincial Customs
Departments shall direct their divisions and affiliated units to develop
specific plans for inspection, prevention and control of fraud and
counterfeiting of goods origin, labeling, illegal transshipment, and
infringement on intellectual property rights according to previously issued
documents and this document of the General Department of Customs; promptly
detect and take actions against violations against regulations on customs. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. PP. DIRECTOR
GENERAL
DEPUTY DIRECTOR GENERAL
Mai Xuan Thanh
Official Dispatch 4823/TCHQ-GSQL 2022 inspection of prevention and control of fraud of goods origin
Official number:
|
4823/TCHQ-GSQL
|
|
Legislation Type:
|
Official Dispatch
|
Organization:
|
The General Department of Customs
|
|
Signer:
|
Mai Xuan Thanh
|
Issued Date:
|
14/11/2022
|
|
Effective Date:
|
Premium
|
|
Effect:
|
Premium
|
Official Dispatch No. 4823/TCHQ-GSQL dated November 14, 2022 on Intensified inspection, prevention and control of fraud and counterfeiting of goods origin, labeling, illegal transshipment, and infringement on intellectual property rights
|
|
|
Address:
|
17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
|
Phone:
|
(+84)28 3930 3279 (06 lines)
|
Email:
|
inf[email protected]
|
|
|
NOTICE
Storage and Use of Customer Information
Dear valued members,
Decree No. 13/2023/NĐ-CP on Personal Data Protection (effective from July 1st 2023) requires us to obtain your consent to the collection, storage and use of personal information provided by members during the process of registration and use of products and services of THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
To continue using our services, please confirm your acceptance of THƯ VIỆN PHÁP LUẬT's storage and use of the information that you have provided and will provided.
Pursuant to Decree No. 13/2023/NĐ-CP, we has updated our Personal Data Protection Regulation and Agreement below.
Sincerely,
I have read and agree to the Personal Data Protection Regulation and Agreement
Continue
|
|