BỘ
TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1799/BTC-TCT
V/v: Phối hợp triển khai hóa đơn điện tử theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định số
123/2020/NĐ-CP.
|
Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2022
|
Kính
gửi:
|
- Đồng chí Bí thư tỉnh, thành ủy trực thuộc trung ương;
- Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
|
Thời gian qua, được sự quan tâm, giúp
đỡ và sự phối hợp chỉ đạo của Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố, công tác quản lý thu của ngành thuế đã đạt được những
kết quả tích cực. Ngành thuế đã từng bước thực hiện có kết quả
công cuộc cải cách và hiện đại hoá ngành thuế. Bộ Tài
chính xin trân trọng cảm ơn đồng chí đã thường
xuyên dành thời gian quan tâm, giúp đỡ cũng như phối hợp
chặt chẽ với Bộ Tài chính trong chỉ đạo điều hành công tác thu trên địa bàn,
góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phương
nói riêng và cả nước nói chung.
Ngày 13 tháng 06 năm 2019, Quốc hội
khoá XIV đã thông qua Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 với hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
Để triển khai Luật Quản lý thuế số
38/2019/QH14, ngày 19 tháng 10 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Điểm mới
quan trọng nhất của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP là quy định về việc quản lý, sử
dụng hóa đơn điện tử: kể từ ngày 01/07/2022, toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức kinh
tế, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện hóa đơn điện tử (trừ một số trường hợp
không đủ điều kiện theo quy định), khuyến khích cơ quan, tổ
chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định
về hóa đơn điện từ trước ngày 01/07/2022.
Ngày 17 tháng 9 năm 2021, Bộ Tài
chính đã ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của
Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19
tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Đây là các văn bản có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức quản lý, sử dụng
hóa đơn điện tử và giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp,
cho xã hội, cụ thể:
(i) Đối với Tổ
chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ:
- Giúp người mua dễ dàng tra cứu và đối
chiếu được hóa đơn điện tử do người bán cung
cấp.
- Sử dụng hóa đơn điện tử giúp doanh
nghiệp giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy (giảm chi phí giấy in, mực
in, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn, không cần không gian lưu
trữ hóa đơn,...).
- Giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuân
thủ thủ tục hành chính thuế.
- Khắc phục rủi ro làm mất, hỏng,
cháy khi sử dụng hóa đơn giấy.
- Sử dụng hóa đơn điện tử tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ: sau khi nhận hóa đơn điện
tử, người mua hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm tra ngay trên hệ thống của cơ quan
thuế để biết chính xác thông tin về hóa đơn người bán gửi cơ quan thuế.
(ii) Đối với Tổ chức, cá nhân bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
- Việc thực hiện đúng các quy định về
hóa đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân sẽ giúp tạo lập môi trường kinh
doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế, từ đó giúp cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được thuận lợi.
- Giảm thủ tục hành chính liên quan tới
hóa đơn; giảm chi phí liên quan tới việc gửi, bảo quản, lưu trữ hóa đơn và giảm
rủi ro về việc mất hóa đơn.
(iii) Đối với xã hội:
- Góp phần chuyển đổi cách thức phục
vụ người dân, phương thức quản lý, tổ chức thực hiện của cơ quan thuế theo hướng
tự động nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi,
giảm chi phí, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp
- Việc thực hiện đúng các quy định về
hóa đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân giúp tạo lập môi trường kinh doanh
lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế, từ
đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được thuận lợi.
- Đẩy mạnh sự phát triển thương mại
điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phù hợp với xu hướng phát triển chung của
thế giới
- Triển khai hóa đơn điện tử là một trong các nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy trong chuyển đổi số
tại các doanh nghiệp, chuyển đổi số đối với cơ quan tài chính cũng như trong
các cơ quan nhà nước khác.
- Mang nhiều lợi ích chung cho xã hội,
như: tiết kiệm chi phí, tài nguyên, nguồn lực và bảo vệ môi trường.
(iv) Đối với cơ quan thuế và các cơ
quan nhà nước có liên quan:
- Sử dụng hóa đơn điện tử giúp cơ
quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn; kết hợp với
các thông tin quản lý thuế khác để xây dựng cơ sở dữ liệu
đầy đủ về NNT đáp ứng yêu cầu phân tích thông tin phục vụ điều hành, dự báo, hỗ
trợ NNT tuân thủ luật về thuế và quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
- Góp phần thay đổi phương thức quản
lý trên cơ sở ứng dụng CNTT, cải tiến các quy trình nghiệp vụ theo hướng xử lý,
kiểm soát dữ liệu tự động giúp cơ quan thuế sử dụng hiệu quả nguồn lực, chi
phí,...
- Góp phần ngăn chặn kịp thời hóa đơn
của các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích; góp phần ngăn chặn tình trạng gian lận
thuế, trốn thuế.
Để thực hiện triển khai áp dụng hóa
đơn điện tử, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định triển khai hóa đơn điện tử
giai đoạn 2 tại 57 tỉnh, thành phố từ tháng 4/2022. Từ nay đến tháng 04/2022 chỉ
còn hơn một tháng, trong khi các công việc triển khai còn rất nhiều và phức tạp,
Bộ Tài chính kính đề nghị đồng chí quan tâm, phối hợp chỉ đạo một số công việc
trọng tâm tại địa phương khi triển khai hóa đơn điện tử theo quy định, cụ thể:
1. Chỉ đạo Cục Thuế:
- Báo cáo thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy,
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo triển khai áp dụng hóa đơn
điện tử tại địa phương nêu tại Quyết định này do Lãnh đạo tỉnh, thành phố làm
Trưởng Ban và thành viên là đại diện lãnh đạo của Cục Thuế và các Sở, ban,
ngành có liên quan (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo). Ban Chỉ đạo có Tổ thường trực
triển khai do Cục trưởng Cục Thuế làm Tổ trưởng và thành viên là đại diện lãnh
đạo, công chức các Chi cục, Phòng thuộc Cục Thuế và đại diện các Sở, ban, ngành
và các đơn vị có liên quan trên địa bàn;
- Chủ động phối hợp với Sở Thông tin
và Truyền thông, các báo đài, tổ chức truyền thông tại địa phương để tuyên truyền
kịp thời lợi ích của việc thực hiện hóa đơn điện tử và những nội dung mới của
hóa đơn điện tử theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số
123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC. Chuẩn bị và cung cấp nội dung
tuyên truyền phù hợp từng đối tượng khác nhau và bằng các hình thức tuyên truyền
phong phú, đa dạng liên tục trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện;
- Rà soát, phân loại người nộp thuế
là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn là đối tượng
sử dụng các loại hóa đơn điện tử theo quy định để thông báo đến từng doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh những nội dung từ ngày bắt đầu triển
khai thực hiện; chuẩn bị điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để
thực hiện việc lập, chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, gửi hóa đơn điện tử cho người mua và
các nội dung khác về quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử;
- Rà soát và thông báo đến các tổ chức
cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử trên địa bàn về việc triển
khai hóa đơn điện tử để các tổ chức chuẩn bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
đáp ứng được việc cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cho khách hàng theo quy định
tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC;
- Tổ chức tập huấn cho người nộp thuế
và cán bộ thuế quy định về hóa đơn điện tử tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số
123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC để đảm bảo triển khai thực hiện
hóa đơn điện tử có kết quả;
- Thành lập Trung tâm điều hành triển
khai và công bố đường dây nóng tại Cục Thuế và Chi cục Thuế để tiếp nhận và hỗ
trợ người nộp thuế triển khai hóa đơn điện tử. Thường xuyên rà soát, nắm bắt
các vướng mắc trong quá trình chuẩn bị và trong thời gian đầu thực hiện hóa đơn
điện tử để xử lý ngay các vướng mắc phát sinh tại địa phương. Đối với những vấn
đề vượt thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân, Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính để
tháo gỡ kịp thời.
2. Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền
thông, các đài, báo địa phương đẩy mạnh tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của việc
áp dụng hóa đơn điện tử và các nội dung mới của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và
Thông tư số 78/2021/TT-BTC.
3. Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư
thông báo, tuyên truyền các doanh nghiệp mới khi cấp đăng ký kinh doanh biết
quyền, nghĩa vụ của mình trong việc sử dụng hóa đơn điện tử kể từ ngày triển
khai hóa đơn điện tử tại địa phương.
4. Chỉ đạo các cơ quan quản lý Nhà nước
trên địa bàn tỉnh, thành phố có nhu cầu sử dụng thông tin hóa đơn điện tử như:
cơ quan Quản lý thị trường, cơ quan Hải quan, cơ quan Công an,... chuẩn bị các
điều kiện kỹ thuật cần thiết để sẵn sàng thực hiện kết nối, tra cứu thông tin
hóa đơn điện tử phục vụ công tác quản lý theo quy định
pháp luật ngay sau khi triển khai hóa đơn điện tử tại địa phương.
5. Chỉ đạo cơ quan Công an nắm bắt kịp
thời các hình thức gian lận mới nhằm mục đích thu lợi bất chính hoặc chiếm đoạt
tiền thuế của Nhà nước để có giải pháp ngăn chặn kịp thời.
Việc triển khai áp dụng hóa đơn điện
tử là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tài chính trong chương trình chuyển đổi quốc
gia và chiến lược Chính phủ điện tử được phê duyệt tại Quyết định số 942/QĐ-TTg
ngày 15/06/2021 của Chính phủ. Thực hiện thành công áp dụng hóa đơn điện tử sẽ
tạo tiền đề tốt để ngành Thuế nói riêng và ngành Tài chính nói chung hoàn thành
nhiệm vụ góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của
nước ta trong thời gian tới
Kính đề nghị đồng chí quan tâm giúp đỡ
chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ thường xuyên với
Bộ Tài chính để xử lý kịp thời những khó khăn vướng
mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Trân trọng cảm ơn sự phối hợp công
tác của đồng chí./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- VP Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố;
- Vụ PC, Cục KHTC, Cục THTK (BTC);
- Cục Thuế 57 tỉnh thành phố;
- Các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế;
- Lưu VT, TCT.
|
BỘ TRƯỞNG
Hồ Đức Phớc
|
PHỤ LỤC
DANH
SÁCH 57 TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG TRIỂN KHAI ÁP DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
(Kèm theo Công văn số 1799/BTC-TCT
ngày 24/02/2022 của Bộ Tài chính)
STT
|
Tỉnh,
thành phố
|
1
|
An
Giang
|
2
|
Bà rịa
- Vũng tàu
|
3
|
Bắc
Giang
|
4
|
Bắc Kạn
|
5
|
Bạc
Liêu
|
6
|
Bắc
Ninh
|
7
|
Bến Tre
|
8
|
Bình
Dương
|
9
|
Bình
Phước
|
10
|
Bình
Thuận
|
11
|
Cà
Mau
|
12
|
Cần Thơ
|
13
|
Cao
Bằng
|
14
|
Đà Nẵng
|
15
|
Đắk Lắk
|
16
|
Đắk Nông
|
17
|
Điện
Biên
|
18
|
Đồng
Nai
|
19
|
Đồng
Tháp
|
20
|
Gia
Lai
|
21
|
Hà
Giang
|
22
|
Hà
Nam
|
23
|
Hà
Tĩnh
|
24
|
Hải
Dương
|
25
|
Hậu
Giang
|
26
|
Hòa Bình
|
27
|
Hưng
Yên
|
28
|
Khánh
Hòa
|
29
|
Kiên
Giang
|
30
|
Kon Tum
|
31
|
Lai
Châu
|
32
|
Lâm
Đồng
|
33
|
Lạng
Sơn
|
34
|
Lào
Cai
|
35
|
Long
An
|
36
|
Nam
Định
|
37
|
Nghệ
An
|
38
|
Ninh
Bình
|
39
|
Ninh
Thuận
|
40
|
Phú
Yên
|
41
|
Quảng Bình
|
42
|
Quảng Nam
|
43
|
Quảng
Ngãi
|
44
|
Quảng Trị
|
45
|
Sóc
Trăng
|
46
|
Sơn
La
|
47
|
Tây
Ninh
|
48
|
Thái
Bình
|
49
|
Thái
Nguyên
|
50
|
Thanh
Hóa
|
51
|
Thừa
Thiên Huế
|
52
|
Tiền
Giang
|
53
|
Trà
Vinh
|
54
|
Tuyên
Quang
|
55
|
Vĩnh
Long
|
56
|
Vĩnh
Phúc
|
57
|
Yên
Bái
|