TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4359/TLĐ-QHLĐ
V/v Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2022

 

Kính gửi:

- Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố;
- Các Công đoàn ngành trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

Triển khai Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị quyết); căn cứ Công văn số 1312/LĐTBXH-ATLĐ ngày 26/4/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tổ chức thực hiện Nghị quyết, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn triển khai và giám sát việc thực hiện Nghị quyết như sau:

1. Chỉ đạo các cấp công đoàn trực thuộc phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến cho đoàn viên, người lao động hiểu đúng và đầy đủ nội dung và tinh thần của Nghị quyết, trong đó, lưu ý một số nội dung sau đây:

a) Các trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm là các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyếtkhoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.

b) Tất cả trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm đều được làm thêm từ trên 40 giờ đến 60 giờ trong 01 tháng kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2022.

c) Khi tổ chức thực hiện quy định về số giờ làm thêm theo Nghị quyết vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định khác về làm thêm giờ tại Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động (quy định về giới hạn số giờ làm thêm trong ngày; tiền lương phải trả khi làm thêm giờ; các nội dung về sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm; thông báo khi tổ chức làm thêm trên 200 giờ trong 01 năm...).

d) Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong 01 năm theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết, người sử dụng lao động phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương theo quy định tại khoản 4 Điều 107 Bộ luật Lao độngĐiều 62 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP thi hành một số điều của Bộ luật Lao động 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

đ) Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 được xây dựng, ban hành căn cứ vào Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 Kỳ họp Thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Vì vậy, các quy định của Nghị quyết được thực hiện cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022, trừ trường hợp Quốc hội quyết định kéo dài thời gian thực hiện.

2. Tăng cường công tác giám sát, tham gia thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trong đó, quan tâm giám sát việc trả tiền lương làm theo giờ đúng quy định; việc đảm bảo đầy đủ các quy trình quản lý rủi ro có thể phát sinh do việc làm thêm giờ tạo ra; việc theo dõi các biểu hiện sức khỏe của người lao động trong quá trình làm thêm giờ; việc tổ chức lấy ý kiến đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ...

3. Hướng dẫn, định hướng cho các cấp công đoàn (nhất là công đoàn cơ sở) một số nội dung đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động khi tổ chức làm thêm giờ, cụ thể như sau:

- Điều 98 Bộ luật Lao động quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm là mức tối thiểu phải đảm bảo khi tổ chức cho người lao động làm thêm giờ, do đó công đoàn cơ sở nên thương lượng với người sử dụng lao động về mức tiền lương làm thêm giờ cao hơn mức tối thiểu này hoặc cao hơn mức doanh nghiệp đang chi trả để động viên, khuyến khích và đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người lao động,

- Nếu thời gian làm thêm trong 1 ca lớn hơn 3 giờ thì ngoài quy định về thời gian nghỉ giữa ca, đề nghị người sử dụng lao động cứ sau 90 phút làm việc thêm giờ thì bố trí giải lao ít nhất 10 phút, nhất là đối với người lao động làm việc ở các dây chuyền sản xuất liên tục.

- Đề xuất, đối thoại, thương lượng với doanh nghiệp quan tâm cung cấp bữa ăn ca đảm bảo đủ chất, cân bằng dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá trị bữa ăn ca bằng hoặc cao hơn mức quy định tại mục 5 Kết luận số 03/KL-BCH ngày 18/01/2022 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 7c/NQ-BCH ngày 25/02/201 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Chất lượng bữa ăn ca của người lao động”.

- Đề xuất bổ sung bữa ăn phụ, bữa ăn nhẹ cho người lao động sau khi kết thúc làm thêm để phục hồi sức khỏe.

- Đề xuất doanh nghiệp hỗ trợ tiền gửi trẻ cho người lao động nhất là lao động có con dưới 6 tuổi.

- Tăng cường hệ thống thông gió, chiếu sáng theo đúng tiêu chuẩn (giảm nhiệt độ vùng sản xuất về mùa hè bằng việc tăng cường các quạt mát, tăng mức độ thông thoáng trong nhà xưởng; đảm bảo độ rọi, độ chói lóa của hệ thống chiếu sáng theo đúng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

- Duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị, máy móc công cụ mà người lao động sử dụng hàng ngày để hạn chế tối đa các sự cố có thể gây ra tai nạn trong quá trình làm việc.

Ngoài những nội dung nêu trên, tùy vào tình hình thực tế và ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, người lao động, công đoàn cơ sở tổ chức đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh do việc điều chỉnh thời gian làm thêm giờ, góp phần đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, ổn định an ninh, chính trị tại địa phương.

4. Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, các cấp công đoàn phải kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của tập thể người lao động, đặc biệt các vụ việc ngừng việc tập thể, đình công có liên quan đến điều chỉnh thời gian làm thêm giờ.

Đề nghị LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc TLĐ nghiêm túc triển khai Hướng dẫn này. Quá trình triển khai nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (qua Ban Quan hệ Lao động) để được hướng dẫn giải đáp.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thường trực ĐCT;
- Các Ban, đơn vị trực thuộc TLĐ;
- Lưu: VT, Ban QHLĐ.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Văn Anh

 

VIETNAM GENERAL CONFEDERATION OF LABOUR
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 4359/TLD-QHLD
Guidance on implementation of Resolution No. 17/2022/UBTVQH15

Hanoi, June 16, 2022

 

To:

- Confederations of Labor of provinces and cities;
- Trade Unions of central authorities and equivalent authorities; 
Trade Unions of General Corporations affiliated to General Confederation.

Implementing Resolution No. 17/2022/UBTVQH15 dated March 24, 2022 of the Standing Committee of the National Assembly on annual and monthly overtime hours ensuring covid-19 prevention and control, socio-economic recovery and development (hereinafter referred to as “the Resolution”); based on Official Dispatch No. 1312/LDTBXH-ATLD dated April 26, 2022 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on organizing implementation of the Resolution, the Presidium of the Vietnam General Confederation of Labor guides the provincial and municipal Labor Confederations, the Trade Unions of central authorities, the Trade Unions of General Corporations affiliated to the General Confederation of Labor to implement and supervise the implementation of the Resolution as follows:

1. Direct affiliated Trade Unions at all levels to cooperate with Department of Labor-War Invalids and Social Affairs and relevant authorities in disseminating to union members and employees to properly and fully understand the content and spirit of the Resolution, in which, the following cases should be noted:

a) The case that an employer who is permitted to assign their employees to work overtime for up to 300 hours per year is prescribed in clause 1 Article 1 of this Resolution and clause 3 Article 107 of the Labor Code in 2019.

b) All employees who are permitted to work overtime for up to 300 hours per year are permitted to work overtime for more than 40 hours to 60 hours per month from April 01, 2022.

c) Upon organizing the implementation of regulations on overtime hours according to the Resolution, other regulations on overtime hours prescribed in the Labor Code in 2019 and guidelines on the Labor Code (regulations on daily overtime hour limit; overtime pay; contents of employee’s agreement to work overtime; notification of organizing overtime work for more than 200 hours per year; etc.).

d) When organizing overtime work for from more than 200 hours to 300 hours per year as prescribed in clause 1 Article 1 of the Resolution, employers must send notifications to state labor management authorities in their provinces as prescribed in clause 4 Article 107 of the Labor Code and Article 62 of Decree No 145/2020/ND-CP dated December 14, 2020 of the Government elaborating certain Articles of the Labor Code in 2019 on working conditions and labor relations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Strengthen supervision, participate in inspection of the implementation of the regulations of laws on working hours and rest hours; in which, pay attention to monitoring the payment of hourly wages in accordance with regulations; ensuring adequate processes to manage risks that may arise from working overtime; monitoring the health manifestations of employees during overtime period; organizing collection of opinions of employees when they work overtime, etc.

3. Guide and orient trade unions at all levels (especially grassroots trade unions) on some contents of dialogue and negotiation with employers when they organize overtime work. To be specific:

- Article 98 of the Labor Code stipulates minimum overtime wages and night pay that must be guaranteed when organizing overtime work, so grassroots trade unions should negotiate with employers about overtime wages that are higher than these minimum overtime wages or night pay or the amounts that enterprises are paying to motivate, encourage and ensure the higher rights of employees,

- If the overtime in a shift is more than 3 hours, in addition to the regulations on the break hours between shifts, employers are required to arrange a break of at least 10 minutes every 90 minutes of overtime work, especially for employees working on continuous production lines.

- Trade unions at all levels shall propose and negotiate with enterprises interesting in providing meals with sufficient quality, balanced nutrition, food safety and hygiene and with values equal to or higher than the levels specified in Section 5 of Conclusion No. 03/KL-BCH dated January 18, 2022 of the Executive Board of the General Confederation of Labor on continuing to implement Resolution No. 7c/NQ-BCH of February 25, 201 of the Executive Board of the Vietnam General Confederation of Labor on "Quality of shift work meals of employees".

- Trade unions at all levels shall propose additional meals and light meals for employees after they finish their overtime work to recover their health.

- Trade unions at all levels shall propose enterprises to support child care for employees, especially employees with children aged under 6.

- Enterprises must strengthen the ventilation and lighting system according to the standards (reducing the temperature of production areas to summer’s temperature by increasing the cooling fans, increasing the ventilation level in factories; ensuring the illuminance and glare of the lighting system in accordance with standards and technical regulations.

- Enterprises must regularly maintain equipment, machinery and tools that employees use every day to minimize incidents that may occur during work.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. During the implementation of the Resolution, the trade unions at all levels must promptly grasp thoughts and aspirations of their employees, especially collective work stoppage and strikes related to overtime hour adjustment.

Labor Confederation of provinces and cities, central Trade Unions, affiliated Trade Unions of General Corporations shall strictly implement this document. Any difficulties that arise during the implementation of this document should be promptly report to the Vietnam General Confederation of Labor for guidance.

 

 

ON BEHALF OF. PRESIDIUM
VICE PRESIDENT




Phan Van Anh

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Official Dispatch No. 4359/TLD-QHLD dated June 16, 2022 on Guidance on implementation of Resolution No. 17/2022/UBTVQH15
Official number: 4359/TLD-QHLD Legislation Type: Official Dispatch
Organization: The Vietnam General Confederation of Labor Signer: Phan Van Anh
Issued Date: 16/06/2022 Effective Date: Premium
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Official Dispatch No. 4359/TLD-QHLD dated June 16, 2022 on Guidance on implementation of Resolution No. 17/2022/UBTVQH15

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status