DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Viện Nghiên cứu lập pháp có chức năng và cơ cấu tổ chức được quy định như thế nào?

Avatar

 

Để người dân hiểu rõ hơn về Viện Nghiên cứu lập pháp, một câu hỏi đặt ra là Viện Nghiên cứu lập pháp có chức năng và cơ cấu tổ chức được quy định như thế nào? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

Viện Nghiên cứu lập pháp có chức năng gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 05/2021/UBTVQH15 có quy định về chức năng của Viện Nghiên cứu lập pháp như sau:

Viện Nghiên cứu lập pháp là cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội có chức năng nghiên cứu khoa học lập pháp, tổ chức thông tin khoa học lập pháp để tham mưu chính sách, tư vấn, hỗ trợ, phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.

Vien-nghien-cuu-lap-phap

Viện Nghiên cứu lập pháp có chức năng và cơ cấu tổ chức được quy định như thế nào? (Hình từ Internet) 

Viện Nghiên cứu lập pháp có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị quyết 05/2021/UBTVQH15 có quy định về cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp như sau:

- Viện Nghiên cứu lập pháp có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và công chức, viên chức, người lao động.

- Biên chế và cơ cấu ngạch công chức, viên chức của Viện Nghiên cứu lập pháp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở vị trí việc làm và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Nghiên cứu lập pháp. Ngoài số biên chế theo quy định, Viện Nghiên cứu lập pháp được sử dụng chế độ chuyên gia và cộng tác viên.

- Viện Nghiên cứu lập pháp có các đơn vị trực thuộc sau đây:

+ Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về Hành chính - Nhà nước;

+ Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về Kinh tế - Xã hội;

+ Ban Quản lý khoa học;

+ Văn phòng Viện Nghiên cứu lập pháp;

+ Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo Luật báo chí và quy định của pháp luật có liên quan, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Như vậy, theo quy định trên thì Viện Nghiên cứu lập pháp có cơ cấu tổ chức như sau: có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và công chức, viên chức, người lao động và có 05 đơn vị trực thuộc.

Kinh phí hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp do ai bảo đảm?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 05/2021/UBTVQH15 có quy định về kinh phí như sau:

- Viện Nghiên cứu lập pháp là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị và quản lý nhà nước hoạt động theo cơ chế hành chính, có con dấu, tài khoản riêng.

- Kinh phí hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, nhiệm vụ đột xuất thì giao thêm kinh phí. Cơ sở vật chất và các điều kiện hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp do Văn phòng Quốc hội bảo đảm.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Văn phòng Quốc hội thực hiện vai trò cơ quan quản lý tài chính cấp trên đối với Viện Nghiên cứu lập pháp.

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Viện Nghiên cứu lập pháp được hưởng chế độ, chính sách như cán bộ, công chức và người lao động của Văn phòng Quốc hội phù hợp với tính chất đặc thù trong hoạt động của Quốc hội.

Người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Viện Nghiên cứu lập pháp quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị quyết này được hưởng lương, chế độ và chính sách tương đương Vụ trưởng, cấp phó của người đứng đầu được hưởng lương, chế độ và chính sách tương đương Phó Vụ trưởng của Bộ, ngành Trung ương.

Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, nhiệm vụ đột xuất thì giao thêm kinh phí.

  •  125
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…