DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Uống rượu bia trong dịp tết mà không muốn bị phạt? Cần lưu ý những vấn đề sau

Avatar

 

uống rượu bia trong dịp tết

Uống rượu bia trong dịp tết

Dịp tết nhu cầu sử dụng rượu bia của người dân cũng tăng cao. Khi sử dụng rượu bia trong dịp tết thì ngoài những vấn đề cần quan tâm như địa điểm nào uống rượu bia để không bị phạt? Mức phạt nếu sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông? Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được những thông tin cần thiết khi sử dụng rượu bia trong dịp tết.

* 09 địa điểm nào không được uống rượu bia.

Theo quy định tại Điều 10 Luật phòng chống tác hại của rượu bia 2019 thì những đại điểm không được uống rượu bia như sau:

1. Cơ sở y tế.

2. Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.

3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.

5. Cơ sở bảo trợ xã hội.

6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.

Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP đã quy định thêm 03 địa điểm công cộng không được uống rượu, bia:

7. Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực.

8. Nhà chờ xe buýt.

9. Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.

* Uống rượu bia tại địa điểm không được uống rượu, bia bị phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, người vi phạm còn có thể bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;

- Ép buộc người khác uống rượu bia.

* Mức phạt sau khi sử dụng rượu bia mà điều khiển phương tiện giao thông

Sau khi sử dụng rượu bia thì bạn không nên trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông. Bạn có thể nhờ người thân hoặc sử dụng phương tiện công cộng như taxi hoặc dịch vụ đặt xe công nghệ để có thể về nhà an toàn sau mỗi cuộc vui.

Đối với hành vi sử dụng rượu bia mà vẫn điều khiển phương tiện giao thông thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe hiện nay như sau:

Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở

Hình thức xử phạt

Xe máy

Xe ô tô

Xe đạp

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6)

- Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)

- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5)

- Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)

Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8)

- Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7)

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7)

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6)

- Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)

- Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5)

- Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)

Phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8)

- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7)

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7)

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6)

- Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)

- Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5)

- Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)

Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8)

- Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7)

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7)

 

  •  1276
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…