DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Uống bia không cồn thì có bị phạt khi tham gia giao thông không?

Avatar

 

Sắp bước vào kì nghỉ lễ 30/4-01/5, người dân cần tuân thủ luật giao thông đường bộ, đặc biệt không lái xe khi uống rượu bia. Pháp luật quy định như thế nào về vi phạm nồng độ cồn? Điều khiển phương tiện giao thông mà uống bia không độ thì có bị phạt không?

Trong những ngày qua, đặc biệt là trước thềm nghỉ lễ 30/4-01/5, lực lượng CSGT đã tăng cường công tác kiểm soát chặt chẽ, kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện giao thông. Theo đó, rất nhiều trường hợp vi phạm và bị xử phạt vì vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Vậy uống bia không cồn hay bia không độ có bị phạt hay không?

Bia không cồn là gì?

Bia không cồn hay còn gọi là bia không độ được người tiêu dùng Việt Nam biết đến và sử dụng nhiều hơn trong thời gian gần đây vì cho rằng loại này tốt cho sức khỏe, và để tránh hơi thở có nồng độ cồn.

Tuy nhiên bia không cồn có thực sự là nồng độ cồn bằng 0?

Bia không cồn hiểu đơn giản là bia đã loại bỏ cồn hoặc đã được ủ để chứa ít cồn hơn mức giới hạn cho phép. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), đồ uống có thể tuyên bố là không cồn miễn là chúng không vượt quá giới hạn 0,5% cồn theo thể tích (ABV).

ABV là thể tích rượu nguyên chất trong một loại đồ uống có cồn nhất định. Nói cách khác, đó là mức độ mà đồ uống là ethanol so với nước. Hàm lượng ethanol càng cao thì ABV càng cao. Mặc dù ABV của mỗi loại đồ uống khác nhau nhưng mức ABV chung là từ 5 đến 12%. Bia nằm ở mức thấp hơn, với 5 đến 6% ABV là phổ biến. ABV của rượu cao hơn, trung bình từ 12 đến 18%. Hầu hết bia 'không cồn' chứa 0,05% cồn theo thể tích (ABV) hoặc ít hơn.

Xem bài viết liên quan: TP. Hà Nội: Cán bộ vi phạm nồng độ cồn  sẽ ảnh hưởng đến đánh giá, xếp loại

Uống bia không cồn có bị CSGT phạt không?

Theo quy định Luật phòng chống tác hại rượu bia có hiệu lực từ 2020, nghiêm cấm hoàn toàn hành vi điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia vì vậy chỉ cần bạn uống rượu bia thì có cồn hay không có cồn mà bị công an kiểm tra đều bị phạt.

Tuy là bia không cồn nhưng loại bia được xem là bia chay này cũng có cồn chỉ là tủ lệ khoảng 0,5% nhưng khi uống vào thì hơi thở của người uống vẫn có cồn nhưng chỉ ở tỷ lệ thấp thì cũng sẽ bị phạt.

Xử phạt vi phạm về nồng độ cồn

Đối với ô tô

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, về mức xử phạt nồng độ cồn đối với ô tô, tài xế ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể bị phạt tiền cao nhất tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 năm.

Đối với xe máy

Đại diện lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08), Công an TP.HCM cho biết, CSGT xử phạt vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

Tùy vào mức nồng độ cồn vi phạm mà tài xế xe máy, ô tô, xe đạp, máy kéo, xe máy chuyện dùng sẽ bị CSGT xử lý, lập biên bản với các mức phạt khác nhau.

Mức vi phạm nồng độ cồn nặng nhất, thì bị phạt kịch khung từ 6 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng đối với người lái xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng.

Đối với xe đạp

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định:

Vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng.

Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng.

Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt 400.000 - 600.000 đồng.

Xem bài viết liên quan: TP. Hà Nội: Cán bộ vi phạm nồng độ cồn  sẽ ảnh hưởng đến đánh giá, xếp loại

  •  11571
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…