DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Từ ngày 31/3, thuê bao di động không chuẩn hóa thông tin sẽ bị khóa liên lạc

Avatar

 

Trước tình trạng sim rác vẫn tràn lan thời gian qua, gây nhiều phiền phức, hệ lụy với người dân, sáng nay, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố kế hoạch chuẩn hóa thông tin thuê bao, nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng sim rác.

Cụ thể, thông tin được ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ tại cuộc họp về kế hoạch triển khai chuẩn hóa thông tin thuê bao sáng 13/3 như sau:

Việc chuẩn hóa được thực hiện theo khoản 8 Điều 1 của Nghị định 49/2017/NĐ-CP về lĩnh vực viễn thông di động. Các số điện thoại có thông tin chưa chuẩn, chưa trùng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ nhận được thông báo từ nhà mạng.

Nhà mạng sẽ gửi tin nhắn liên tục trong ít nhất năm ngày, mỗi ngày ít nhất một lần để yêu cầu cập nhật dữ liệu. Thuê bao bị dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều (thực hiện cuộc gọi đi, gửi tin nhắn) nếu không thực hiện sau 15 ngày nhận thông báo, dừng hai chiều nếu không thực hiện sau 15 ngày tiếp theo. 30 ngày sau đó, thuê bao không cập nhật sẽ bị chấm dứt hợp đồng.

Như vậy, các thuê bao có thông tin thuê bao chưa chính xác, không đúng theo như thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì người dân cần cầm căn cước công dân ra nhà mạng hoặc sử dụng ứng dụng của nhà mạng để chuẩn hóa, xác thực thông tin thuê bao. Ngày 31/3 là hạn cuối cùng phải hoàn thành việc chuẩn hóa thông tin.

Các nhà mạng sẽ bắt đầu nhắn tin. Những người thuộc diện cần chuẩn hóa thông tin sẽ nhận được 1 tin nhắn, mỗi ngày 1 lần, trong 5 ngày liên tiếp để nhắc nhở.

Đến ngày 31/3 các thuê bao chưa thực hiện cập nhật lại thông tin sẽ bị khoá 1 chiều, đến ngày 15/4 sẽ bị khóa 2 chiều. Nếu sau 30 ngày kể từ khi khóa 2 chiều, sim sẽ bị thu hồi.

Việc chuẩn hóa thuê bao di động là một trong các hoạt động nhằm thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030". 

Hành động này nhằm góp phần ổn định trật tự xã hội, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi dùng sim điện thoại không đúng quy định để lừa đảo, quảng cáo sai sự thật hay dùng “sim rác” để khủng bố người dùng. 

Ngoài ra, theo các nhà mạng, thông tin thuê bao chính xác sẽ giúp người dùng được hỗ trợ tốt hơn, giảm thiểu rủi ro khi thông tin bị lợi dụng cho mục đích xấu.

Tham khảo thêm mức xử phạt hành vi sử dụng “sim rác” để khủng bố

Xử phạt hành chính:

Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử quy định:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi:

“……..

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác…..”

Theo đó, hành vi dùng “sim rác” nhắn tin, gọi điện quấy rối, làm phiền người dân hay đe dọa, khủng bố có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Ngoài ra, hành vi quấy rối, làm phiền người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác và vu khống người khác.

Về Tội làm nhục người khác căn cứ tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 quy định Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Mức phạt cao nhất lên tới 05 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Về Tội vu khống người khác căn cứ tại Điều 156 BLHS 2015 được sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi BLHS 2017 quy định :

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

- Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

- Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Mức phạt cao nhất lên tói 07 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

  •  224
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…