DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Từ 15/2/2021: Tăng giới hạn vay nợ và Mở rộng hoạt động cho vay của Công ty Chứng khoán

Avatar

 

Công ty chứng khoán

Giới hạn vay nợ và hoạt động cho vay của công ty chứng khoán

Thông tư 121/2020/TT-BTC có hiệu lực từ 15/2/2021 hướng dẫn Luật chứng khoán 2019 có nhiều thay đổi về hoạt động của Công ty chứng khoán, trong đó có nội dung thay đổi về hạn chế vay nợ, hạn chế cho vay của các công ty này.

1. Tăng giới hạn vay nợ

Hiện nay quy định về Hạn chế vay nợ của các công ty chứng khoán được đề cập tại Điều 42 Thông tư 210/2012/TT-BTC và được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Thông tư 07/2016/TT-BTC như sau:

“1. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán không được vượt quá ba (03) lần. Giá trị tổng nợ theo quy định này không bao gồm các khoản sau đây:

a)  Tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng;

b)  Quỹ khen thưởng phúc lợi;

c)  Dự phòng trợ cấp mất việc làm;

d)  Dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư.”

Trừ một số khoản nhất định, tổng số nợ của công ty chứng khoán tối đa bằng 3 lần vốn chủ sở hữu, tuy nhiên tại Thông tư 121, cụ thể là tại Điều 26 quy định:

“1. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán không được vượt quá 05 lần. Giá trị tổng nợ theo quy định này không bao gồm các khoản sau đây:

a) Tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng;

b) Quỹ khen thưởng phúc lợi;

c) Dự phòng trợ cấp mất việc làm;

d) Dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư.”

Như vậy những nội dung được trừ vẫn giữ nguyên, tuy nhiên tổng giá trị phần nợ đã được tăng lên thành 5 lần vốn chủ sở hữu.

2. Mở rộng hoạt động cho vay

Điều 43 Thông tư 210 được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Thông tư 07 có quy định những trường hợp công ty chứng khoán được cho vay tiền là:

- Công ty chứng khoán đã được thực hiện giao dịch ký quỹ theo quy định pháp luật được cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán dưới hình thức giao dịch ký quỹ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính

- Công ty chứng khoán được cho vay chứng khoán để sửa lỗi giao dịch, hoặc cho vay để thực hiện các giao dịch hoán đổi chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Sang đến Thông tư 121, toàn bộ nội dung của Khoản 1 Điều 86 Luật chứng khoán 2019 sẽ là những trường hợp mà Công ty chứng khoán được phép thực hiện hoạt động cho vay, bao gồm:

- Nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân; thực hiện phân phối hoặc làm đại lý phân phối chứng khoán; quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán; cung ứng dịch vụ quản lý danh sách người sở hữu chứng khoán cho các doanh nghiệp khác;

- Cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến; cung cấp hoặc phối hợp với các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán hoặc cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán; cung cấp hoặc phối hợp với các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán; lưu ký chứng khoán; bù trừ và thanh toán chứng khoán; các dịch vụ trên thị trường chứng khoán phái sinh.

Trên đây là hai nội dung nổi bật tại Thông tư 121/TT-BTC. Sẽ tiếp tục cập nhật những điểm mới khác của Thông tư này tại các bài viết sau.

  •  19260
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…