Thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) là thời gian được tính từ khi người lao động (NLĐ) bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng – theo Khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Thế nhưng, trên thực tế, vẫn có trường hợp dù không đi làm, không đóng BHXH nhưng vẫn được tính là thời gian đóng BHXH.
Vậy đó là những trường hợp nào? Mời các bạn xem chia sẻ sau đây:
1. Lao động nữ mang thai nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền
Điều kiện: phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con
Thời gian nghỉ việc: từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
2. Lao động nữ sinh con
Điều kiện: phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con
Thời gian tối đa đựơc nghỉ: 06 tháng, cứ sinh thêm mỗi con thì được nghỉ thêm 01 tháng.
3. Lao động nữ bị sẩy thai
Điều kiện: nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền
Thời gian nghỉ việc:
Nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày
Nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày
Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày
4. Lao động nữ nạo, hút thai
Điều kiện: nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền
Thời gian nghỉ việc:
Nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày
Nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày
Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày
5. Lao động nữ bị thai chết lưu
Điều kiện: nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền
Thời gian nghỉ việc:
Nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày
Nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày
Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày
6. Lao động nữ phá thai bệnh lý
Điều kiện: nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền
Thời gian nghỉ việc:
Nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày
Nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày
Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày
7. Lao động nữ mang thai hộ
Điều kiện: phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con
Thời gian tối đa đựơc nghỉ: 06 tháng, cứ sinh thêm mỗi con thì được nghỉ thêm 01 tháng (tính từ lúc sinh con đến lúc giao đứa trẻ)
Trong trường hợp từ thời điểm sinh con đến thời điểm giao đứa trẻ chưa đủ 60 ngày thì được nghỉ cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Lưu ý: Trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng BHXH.
8. Lao động nữ là người mẹ nhờ mang thai hộ
Điều kiện: phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con
Thời gian tối đa được nghỉ: 06 tháng (tính từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi)
9. Lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi
Điều kiện: phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con
Thời gian tối đa được nghỉ: Từ lúc nhận nuôi con nuôi cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi
10. Lao động thực hiện biện pháp triệt sản
Thời gian tối đa được nghỉ: 15 ngày, tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Lưu ý: Không phân biệt đó là nam hay nữ.
11. Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật
Thời gian được nghỉ tối đa: 14 ngày làm việc
12. Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh bốn trở lên
Thời gian được nghỉ tối đa khi vợ sinh bốn: 16 ngày làm việc
Thời gian được nghỉ tối đa khi vợ sinh năm: 19 ngày làm việc
…(Cứ thêm mỗi con thì đựơc tính thêm 03 ngày làm việc)
13. Thời gian tham gia NVQS (phục vụ tại ngũ)
Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng BHXH để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
Nếu trước khi nhập ngũ đã đóng BHXH bắt buộc và khi xuất ngũ về địa phương thì được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH trước đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ BHXH.
Nếu trước khi nhập ngũ đã đóng BHXH bắt buộc và xuất ngũ tiếp tục đóng BHXH bắt buộc thì được cộng thời gian trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian công tác có đóng BHXH sau khi xuất ngũ làm cơ sở tính hưởng chế độ BHXH.
Căn cứ pháp lý: