DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trong 60 ngày bên mua nợ phải thanh toán cho bên bán nợ

Avatar

 
Thống đốc Ngân hàng NNVN ban hành Thông tư 18/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 09/2015/TT-NHNN về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
 
Theo đó, bổ sung Điều 10a Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định mới đối với việc mua, bán nợ trong trường hợp chưa mua nợ chưa thanh toán đủ số tiền mua nợ.
 
trong-60-ngay-ben-mua-no-phai-thanh-toan-cho-ben-ban-no
 
Cụ thể, trường hợp bên mua nợ và bên bán nợ có thỏa thuận về việc bên mua nợ được trả liên mua nợ sau thời điểm bên mua nợ đã nhận chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ từ bên bán nợ thì các bên phải đảm bảo các yêu cầu sau:
 
(1) Thời hạn hoàn tất thanh toán
 
Thời hạn hoàn thành thanh toán số tiền mua, bán nợ của bên mua nợ cho bên bán nợ tối đa là 60 ngày, tính từ ngày hợp đồng mua, bán nợ có hiệu lực.
 
(2) Mua nợ được bảo đảm 100% khả năng thanh toán
 
Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 10a Thông tư 09/2015/TT-NHNN, số tiền mà bên mua nợ chưa thanh toán đủ cho bên bán nợ theo hợp đồng mua, bán nợ phải được bảo đảm 100% khả năng thanh toán bằng các loại tài sản có tính thanh khoản cao, bao gồm:
 
- Tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành.
 
- Vàng miếng theo quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng.
 
- Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
 
- Trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng mức AA- trở lên (theo Standard & Poor’s hoặc Fitch Ratings) hoặc từ mức Aa3 trở lên (theo Moody's) và được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
 
- Cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh vả Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (trừ: các cổ phiếu bị cảnh cáo, kiểm soát, bị tạm ngừng, đình chỉ hoặc hạn chế giao dịch theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam tại thời điểm ký hợp đồng bảo đảm và các cổ phiếu có khối lượng giao dịch dưới 300.000 cổ phiếu/ngày, tính trong 10 ngày giao dịch liền kề trước ngày ký hợp đồng bảo đảm).
 
(3) Xác định giá trị tài sản bảo đảm tính khấu trừ
 
Giá trị của các tài sản dùng để bảo đảm cho số tiền mua nợ được trả sau quy định tại mục (2) được xác định theo nguyên tắc xác định giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm.
 
(4) Nợ được mua bởi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
 
Trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc mua nợ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 12 Điều 5 Thông tư 18/2022/TT-NHNN.
 
Sau đó, sử dụng khoản nợ được mua này để làm tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt tại Ngân hàng Nhà nước, việc bảo đảm cho số tiền mua nợ mà bên mua nợ được trả sau thời điểm bên mua nợ đã nhận chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ được mua bán từ bên bán nợ (nêu cỏ) do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
 
Tiêu chí xác định giá khoản nợ 
 
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán nợ phải thực hiện định giá khoản nợ để xác định giá khởi điểm đối với trường hợp mua, bán nợ theo phương thức bán đấu giá hoặc giá để đàm phán mua, bán nợ đối với trường hợp mua, bán nợ theo phương thức thỏa thuận. 
 
Cụ thể, Điều 8 Thông tư 18/2022/TT-NHNN sửa đổi Điều 12 Thông tư 09/2015/TT-NHNN về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét lựa chọn việc định giá khoản nợ theo các phương thức sau:
 
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự xác định giá khoản nợ theo một hoặc các cơ sở sau:
 
- Giá trị ghi sổ khoản nợ, khoản lãi mà bên nợ phải trả tại thời điểm định giá, phân loại nhóm khoản nợ, tài sản bảo đảm (nếu có), tình hình tài chính khách hàng vay và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến giá trị khoản nợ (nếu có) tại thời điểm định giá.
 
- Quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính về tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ.
 
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thuê doanh nghiệp thẩm định giá để thực hiện định giá khoản nợ được mua, bán.
 
(So với hiện hành, quy định mới đã cho phép tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán nợ theo phương thức bán đấu giá hoặc giá để đàm phán mua, bán nợ đối với trường hợp mua, bán nợ theo phương thức thỏa thuận).
 
Ngoài ra, so với Thông tư 09/2015/TT-NHNN, thay vì giá trị ghi sổ khoản nợ, khoản lãi mà bên nợ sẽ phải trả trong tương lai thì sẽ được tính từ thời điểm định giá.
 
Xem thêm Thông tư 18/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 09/02/2023 sửa đổi Thông tư 09/2015/TT-NHNN.
  •  815
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…