Xem: Tòa nào - xử án gì: Tất tần tật tại đây
Liên quan đến vụ ly hôn của cặp vợ chồng Vũ – Thảo đang tốn không ít giấy mực của báo chí, thì nội dung hôm nay mình đưa ra để mọi người bàn luật là vấn đề Tòa án có quyền đưa ra phán quyết Ông Đặng Lê Nguyên Vũ được quyền điều hành Trung Nguyên.
Đầu tiên xét đến thẩm quyền giải quyết của Tòa án về hôn nhân gia đình bao gồm:
1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
5. Tranh chấp về cấp dưỡng.
6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
(căn cứ: Điều 28 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015)
Theo quy định trên, có thể hiểu Tòa án có quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản chung
Theo như phán quyết thì toà chấp nhận đề nghị của ông Vũ, cho rằng việc chia cổ phần cho cả hai sẽ gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, nên để ông Vũ sở hữu các cổ phần của bà Thảo. Ông Vũ có trách nhiệm trả tiền cho bà Thảo tương ứng với giá trị cổ phần sở hữu. Phương án này sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Vấn đề cần làm rõ ở đây:
Việc quản lý, điều hành công ty có liên quan gì đến những tranh chấp về hôn nhân và gia đình và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Hôn nhân gia đình hay không?
Lý giải:
Thứ nhất vì việc chia cổ phần trong vụ này có liên quan đến Luật Doanh nghiệp, việc nắm giữ cổ phần không chỉ mang giá trị về tiền bạc mà nó còn là quyền và nghĩa vụ của cổ đông, theo điều 144 Luật DN quy định:
Cổ đông có quyền Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này;
Ngoài ra việc chuyển nhượng cổ phần phải phải tuân theo quy trình cụ thể và điều lệ công ty và một phần quyền của người nắm giữ cổ phần
Tiếp theo, trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần việc “Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị” là quyền của Đại hội đồng cổ đông
Vì vậy, nếu căn cứ vào những điều phân tích trên thì trường hợp này thẩm quyền của Tòa "chưa tới" để phán quyết theo như những gì đã nêu.
Đó là quan điểm cá nhân của mình, bạn đọc có ý kiến gì trong vụ này thì cho ý kiến nha!