Cán bộ, công chức cấp xã có được xếp lại lương mới khi thay đổi trình độ đào tạo không?
Công chức cấp xã trong quá trình công tác có thay đổi về trình độ chuyên môn đào tạo do cơ quan có thẩm quyền quyết điịnh cử đi đào tạo thì có được xếp lương và nâng bậc lương được tính như thế nào? (1) Xếp lương cán bộ, công chức xã như thế nào khi thay đổi trình độ đào tạo? Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về xếp lương đối với cán bộ, công chức cấp xã như sau: Trong thời gian công tác, cán bộ, công chức cấp xã có thay đổi về trình độ đào tạo phù hợp với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm thì được đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp. Trong khi đó, theo quy định cũ tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 13/2019/TT-BNV, nếu trong quá trình làm việc mà cán bộ, công chức cấp xã thay đổi trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do tự túc đi học thì được xếp lương như sau: - Nếu chưa được cấp bằng tốt nghiệp: Xếp lương theo trình độ đào tạo kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp chuyên môn, nghiệp vụ. - Nếu đã được cấp bằng tốt nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ: Xếp lương mới theo trình độ đào tạo kể từ ngày 25/6/2019. Như vậy, so với quy định cũ thì kể từ ngày 01/8/2023, cán bộ, công chức cấp xã thay đổi trình độ đào tạo trong quá trình công tác thì được đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xếp lương theo trình độ đào tạo mới từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp. Lưu ý: Trường hợp trong quá trình công tác mà cán bộ, công chức cấp xã có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm, đã được cấp bằng tốt nghiệp và chưa được xếp lương theo trình độ đào tạo mới trước ngày 01/8/2023 thì được xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày 01/8/2023. (2) Cán bộ đang công tác huyện luân chuyển về xã thì xếp lương như thế nào? Căn cứ tại khoản 4 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định cán bộ, công chức cấp xã bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã; Nghị định 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức đã quy định cụ thể các trường hợp điều động, biệt phái, luân chuyển công chức đến vị trí công tác khác (Điều 26, Điều 27, Điều 55). Trên cơ sở đó, căn cứ nhu cầu sử dụng cán bộ, công chức của địa phương và các điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc điều động, biệt phái, tiếp nhận công chức đang làm việc tại huyện (trong đó có huyện ủy) làm công chức cấp xã. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà việc thực hiện chế độ, chính sách và xếp lương của công chức cấp xã áp dụng theo quy định của pháp luật cho phù hợp. Theo đó, trường hợp công chức được điều động, biệt phái thì chế độ, chính sách thực hiện theo Điều 28 Nghị định 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ; trường hợp công chức được tiếp nhận thì việc xếp lương thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, cụ thể: Cán bộ, công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP được thực hiện xếp lương như công chức hành chính có cùng trình độ đào tạo quy định tại bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Như vậy, cán bộ, công chức đang công tác ở huyện được luân chuyển về xã thì thực hiện xếp lương như công chức xã có cùng trình độ theo phân tích trên. Xem bài viết liên quan: Xếp lương của cán bộ đang công tác huyện được luân chuyển về xã Tiếp tục điều chỉnh tiền lương cán bộ, công chức tăng bình quân 7%/năm từ năm 2025 trở đi Dự kiến mức lương của cán bộ, công chức viên chức kể từ 01/7/2024 (3) Tiêu chuẩn trình độ đào tạo của cán bộ, công chức cấp xã Bởi xếp lương cán bộ công chức xã khi thay đổi trình độ đào tạo theo trình độ mới nên Nghị định 33/2023/NĐ-CP đã đưa ra yêu cầu về trình độ đào tạo của cán bộ, công chức cấp xã như sau: STT Chức danh, chức vụ Yêu cầu trình độ đào tạo 1 Cán bộ xã 1.1 - Bí thư Đảng uỷ - Phó Bí thư Đảng uỷ - Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông. - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên hoặc theo quy định khác của Điều lệ Đảng. - Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên hoặc theo quy định khác của Điều lệ Đảng. 1.2 - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã - Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông. - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên hoặc theo quy định khác tại luật, điều lệ tổ chức. - Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên hoặc theo quy định khác của luật, điều lệ tổ chức. 1.3 - Chủ tịch Hội đồng nhân dân - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông. - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên hoặc theo quy định khác của luật. - Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. 1.4 Cán bộ cấp xã làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Tiêu chuẩn trình độ, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể. 2 Công chức cấp xã 2.1 - Văn phòng - thống kê - Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); - Tài chính - kế toán; - Tư pháp - hộ tịch; - Văn hóa - xã hội - Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông. - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã hoặc theo quy định khác của luật. 2.2 Công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã Theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự. (4) Phụ cấp chức vụ lãnh đạo ở cấp xã Đơn vị: đồng/tháng STT Chức vụ Hệ số Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo 1 Bí thư Đảng uỷ 0,3 540.000 2 - Phó Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch Hội đồng nhân dân - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân 0,25 450.000 3 - Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân 0,2 360.000 4 - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ - Chủ tịch Hội Nông dân - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh 0,15 270.000 (5) Quy định nâng bậc lương đối với công chức cấp xã Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định nâng bậc lương đối với công chức cấp xã như sau: Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, kéo dài thời gian nâng bậc lương theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. (6) Quy định phụ cấp thâm niên vượt khung công chức cấp xã Phụ cấp thâm niên vượt khung công chức cấp xã được quy định theo Điều Điều 18 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau: Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 33/2023/NĐ-CP được thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Xem thêm chi tiết tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Xem bài viết liên quan: Xếp lương của cán bộ đang công tác huyện được luân chuyển về xã Tiếp tục điều chỉnh tiền lương cán bộ, công chức tăng bình quân 7%/năm từ năm 2025 trở đi Dự kiến mức lương của cán bộ, công chức viên chức kể từ 01/7/2024
Tuyển dụng người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ thì xếp lương công chức thế nào?
Thông thường khi tuyển dụng công chức lần đầu sẽ được xếp lương khởi điểm với mức ngạch thấp nhất. Tuy nhiên, nếu công chức có trình độ sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) thì sẽ trả lương thế nào? 1. Công chức tập sự có bằng thạc sĩ, tiến sĩ sẽ hưởng lương bao nhiêu? Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với người tập sự mà có trình độ đào tạo là thạc sĩ, tiến sĩ như sau: - Trong thời gian tập sự, người tập sự có bằng đại học hoặc tương đương được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng. - Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng. - Trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng. Theo đó, người tập sự có bằng đại học khi tuyển dụng công chức được hưởng 85% lương bậc 1, có bằng thạc sĩ hưởng 85% lương bậc 2 còn đối với tiến sĩ được hưởng 85% lương bậc 3. Đồng thời, còn được hưởng các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp nào công chức tập sự được hưởng 100% mức lương? Cũng tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 138/2020/NĐ-CP người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau: - Đến làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; - Hoặc làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm; - Công chức tập sự đã hoàn thành NVQS, nghĩa vụ tham gia CAND, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ. Lưu ý: Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương. 3. Điều kiện hoàn thành tập sự đối với công chức có bằng thạc sĩ, tiến sĩ Căn cứ Điều 23 Nghị định 138/2020/NĐ-CP bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với người hoàn thành chế độ tập sự là thạc sĩ, tiến sĩ nếu đáp ứng các điều kiện sau: - Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản theo các nội dung tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP bao gồm: + Nắm vững quy định của pháp luật về công chức; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan công tác; nội quy, quy chế làm việc của cơ quan và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng; + Trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng; + Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng. Theo đó, người hướng dẫn tập sự phải nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự bằng văn bản. Các văn bản này được gửi người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức. - Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của người tập sự và nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn tập sự, người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu, người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức có văn bản đề nghị người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương cho công chức được tuyển dụng. Như vậy, nếu người tập sự công chức trong điều kiện thông thường mà đã có bằng thạc sĩ thì khi tập sự sẽ hưởng 85% mức lương bậc 2, còn có trình độ tiến sĩ sẽ hưởng 85% mức lương bậc 3. Sau khi hoàn thành tập sự sẽ hưởng trọn 100% mức lương theo bậc lương đang nhận.
Mức lương và phụ cấp công chức cấp xã 2019
Nghị định 34/2019/NĐ-CP ban hành ngày 24/4/2019 sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có hiệu lực 25/6/2019. Xem: Những thay đổi từ ngày 25/6/2019 cán bộ, công chức cấp xã nên biết Nghị định cũng thay đổi một số nội dung liên quan đến xếp lương và phụ cấp của Công chức cấp xã. Trong đó công chức cấp xã có các chức danh sau đây: a) Trưởng Công an; b) Chỉ huy trưởng Quân sự; c) Văn phòng – thống kê; d) Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); đ) Tài chính – kế toán; e) Tư pháp – hộ tịch; g) Văn hóa – xã hội. * Về xếp lương 1. Công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện đảm nhiệm thì thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước), bảng lương số 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau: a) Tốt nghiệp trình độ đại học trở lên được xếp lương theo ngạch chuyên viên (mã số 01.003); b) Tốt nghiệp trình độ cao đẳng được xếp lương theo ngạch chuyên viên cao đẳng (mã số 01a.003); c) Tốt nghiệp trình độ trung cấp được xếp lương theo ngạch cán sự (mã số 01.004); d) Tốt nghiệp trình độ sơ cấp xếp lương theo ngạch nhân viên văn thư (mã số 01.008). (xem file Bảng lương đính kèm cuối bài) 2. Công chức cấp xã chưa tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ sơ cấp trở lên thì được hưởng lương bằng hệ số 1,18 mức lương tối thiểu chung. Công chức cấp xã đã được xếp lương theo chức vụ hoặc xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính quy định tại điểm a, b khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định này, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo phù hợp với chức danh đảm nhiệm do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về quản lý hoặc sử dụng cán bộ, công chức đồng ý cho đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo. Đối với cán bộ, công chức cấp xã đã đi học mà không được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi học, có bằng cấp đào tạo phù hợp với chức danh đảm nhiệm thì được xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.” * Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh - Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/2019/NĐ-CP, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm gồm: 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức danh kiêm nhiệm. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm. - Cán bộ, công chức cấp xã được kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. -. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.” Xem: Chi tiết 12 loại phụ cấp dành cho cán bộ, công chức, viên chức 2019 Mức lương cơ sở ở thời điểm 01/01/2019 - 30/06/2019 được áp dụng theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP là 1,39 triệu đồng/tháng; từ 01/07/2019, mức lương này sẽ được điều chỉnh lên 1,49 triệu đồng/tháng. Theo đó, Bảng lương cán bộ, công chức năm 2019 cũng được điều chỉnh tương ứng. Xem bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước tại file dưới đây:
Hướng dẫn chuyển xếp lương đối với CB,CC,VC khi thay đổi công việc hoặc chuyển công tác
Bộ nội vụ vừa qua ban hành dự thảo thông tư về sửa đổi khoản 8 mục III thông tư 79/2005/TT-BNV hướng dẫn chuyển xếp lương đối vơi cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp nhà nước. Theo đó, các chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty, công ty được bầu cử, tuyển dụng theo quy định của pháp luật vào làm cán bộ,công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch công chức, chức danh, nghề nghiệp viên chức như sau: 1. Bổ nhiệm, xếp lương vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên cao câo a. Những trường hợp đã có thời gian xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương hoặc có đủ 03 điều kiện sau thì được xem xét, bổ nhiệm, xếp lương và ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương: - Đang giữ chức danh Chủ tịch HĐTV, CT HĐQT, TGĐ của Tập đoàn hoặc của Tổng công ty được bầu cử, tuyển dụng vào vị trí việc làm được bố trí ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương. - Có thời gian đóng BHXHBB từ đủ 16 năm trở lên (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa được hưởng chế độ BHXH thì được cộng dồn), trong đó có thời gian giữ chức danh quản lý tập đoàn, Tổng công ty, công ty tối thiếu 10 năm. - Đã xếp hệ số lương đóng BHXH của chức danh quản lý Tập đoàn,tổng công ty theo quy định của chính phủ trừ hệ số lương phụ cấp chức vụ của chức danh dự kiến bầu cử, bổ nhiệm lớn hơn hệ số lương bậc 1 của ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương. b.Việc xếp lương vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương thi được thực hiện như sau: - Trường hợp đã có thời gian xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương, thì căn cứ vào thời gian hưởng bậc lương ở ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương dương đó và thời gian giữ chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty để xếp lên bậc lương cao hơn theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên của ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương - trường hợp chưa xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương, thì tính từ ngày đủ 16 năm đóng BHXHBB được xếp vào bậc 1 của ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; thời gian đóng BHXHBB trên 16 năm được tính để xếp lên bậc lương cao hơn hoặc tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung(nếu có) theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên của ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương c. Việc bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương được thực hiện như sau: - Nếu có đủ tiêu chuẩn và trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch chuyên vien cao cấp hoặc tương đương thì được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương đó kể từ ngày quyết định của cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định tuyển dụng. - Nếu chưa có đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương thid cơ quan quản lý cán bộ,công chức, viên chức có thẩm quyền phải có kế hoạch cử cán bộ, công chức, viên chức đi học và chỉ bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đuông khi có đủ các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch, chức danh đó 2. Bổ nhiệm, xếp lương và ngạch chuyên viên chính hoặc ngạch công chức , chức danh nghề nghiệp tương đương ngạch chuyên viên chính a. Những trường hợp đã có thời gian xếp lương ở ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương hoặc có đủ 3 điều kiện sau thì được xem xét bổ nhiệm, xếp lương vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương: - đang giữ chức danh quản lý tập đoàn, tổng công ty ,công ty được bầu cử, tuyển dụng vào vị trí làm việc làm dược bố trí ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương. - có thời gian đóng BHXXBB từ đủ 10 năm trở lên (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ BHXX thì được công dồn) trong đó có thời gian giữ chức danh quản lý tập đoàn, tổng công ty, công ty tối thiểu 5 năm. - Đã xấp hệ số lương đóng BHXH của chức danh quản lý tập đoàn,Tổng công ty , công tư theo quy định của chính phủ trừ hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh dự kiến bầu cử, bổ nhiệm lớn hơn hệ số lương bậc một của ngành chuyên viên chính hoặc tương đương b. Việc bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương được thực hiện như sau: - Trường hợp đã có thời gian xếp lương ở ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương thì căn cứ vào thời gian hưởng bậc lương ở ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đó và thời gian giữ chức danh quản lý Tập đoàn, tổng công ty, công ty để xếp lên bậc lương cao hơn theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên của ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương. - trường hợp chưa xếp lương ở ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương thì tính từ ngày đủ 10 năm đóng BHXHBB được xếp vào bậc 1 của ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; thời gian đóng BHXHBB trên 10 năm được tính để xếp lương bậc cao hơn hoặc tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) theo chế độ năng bậc lương thường xuyên của ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương. c. Việc bổ nhiệm vào ngạch chuyen viên chính hoặc tương đương được thực hiện như sau: - Nếu có đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạp, bồi dưỡng của ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương thì được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đó kể từ ngày có quyết định của cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định tuyển dụng - Nếu chưa có đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương thì cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền phải có kế hoạch cử cán bộ, công chức, viên chức đi học và chỉ bổ nhiệm vào ngạch chuyên vien chính hoặc tương đương khi có đủ các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo , bồi dưỡng của ngạch chức danh đó. 3. Các trường hợp còn lại được bổ nhiệm, xếp lương vào ngạch chuyên viên hoặc ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên a. Việc bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương được thực hiện như sau: - Trường hợp đã có thời gian xếp lương ơ ngạch chuyên viên hoặc tương đương thì có căn cứ vào thời gian hưởng bậc lương ở ngạch chuyên viên hoặc tương đương đó và thời gian giữ chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty , công ty để xếp lên bậc lương cao hơn theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên của ngạch chuyên viên hoặc tương đương. - Trường hợp chưa xếp lương ở ngạch chuyên viên hoặc tương đương, thì tính từ ngày đủ 01 năm đóng BHXHBB được xếp vào bậc 1 ngạch chuyên viên hoặc tương đương; thời gian đóng BHXHBB trên 1 năm được tính để xếp lên bậc lương cao hơn hoặc hưởng phụ cấp thâm nhiên vượt khung (nếu có) theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên của ngạch chuyên viên hoặc tương đương. b. Việc bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương được thực hiện như sau: - Nếu có đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạp, bồi dưỡng của ngạch chuyên viên hoặc tương đương thì được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương đó kể từ ngày có quyết định của cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết dịnh tuyển dụng - Nếu chưa có đủ tiêu chuản về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch chuyên viên hoặc tương đương thì cơ quan quản lý cán bộ , công chức, viên chức có thẩm quyền phải có kế hoạch cử cán bộ, công chức, viên chức đi học và chỉ bổ nhiệm ào ngạch chuyên viên hoặc tương đương khi có đủ các tiêu chuản về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch, chức danh đó. Mời bạn xem dự thảo tại file đính kèm :
Cách bổ nhiệm ngạch và xếp lương công chức hành chính mới nhất
>>> Danh mục các ngạch công chức, viên chức mới nhất Ngạch công chức, hệ số lương và cách xếp lương là 03 yếu tố quan trọng để tính lương cho các công chức hành chính, nhưng thực hiện như thế nào, có cơ chế quy định để thực hiện không? Câu trả lời là sắp có và vấn đề này được hướng dẫn như sau: Thông tư 05/2017/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 11/2014/TT-BNV và thông tư 13/2010/TT-BNV về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và việc tổ chức thi nâng ngạch công chức Một số lưu ý: Công chức hành chính được nhắc đến tại bài viết này là những công chức hành chính quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV và các công chức hành chính làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xạ hội ở trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện và đơn vị sự nghiệp công lập. I. Cách bổ nhiệm ngạch Thông tư 05 cũng quy định rõ cách chuyển ngạch và xếp lương đối với công chức đang giữ các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (cũ) theo quy định tại Quyết định 414/TCCP-VC về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức hành chính sang các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (mới) quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV như sau: + Đối với ngạch chuyên viên cao cấp (Mã ngạch 01.001), ngạch chuyên viên chính (mã ngạch 01.002) và ngạch chuyên viên, công chức đã được bổ nhiệm ở ngạch nào thì tiếp tục xếp lương theo ngạch đó. + Đối với ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) - Công chức tốt nghiệp trình độ cao đẳng phù hợp với vị trí công việc đang làm thì được bổ nhiệm vào ngạch cán sự (mới), nếu đang xếp lương theo công chức loại A0 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì tiếp tục xếp lương theo công chức loại A0 đó; - Nếu đang xếp lương theo công chức loại B ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì được xếp lại lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển loại công chức, viên chức… - Đối với công chức đang giữ ngạch Chuyên viên trình độ cao đẳng và đang xếp lương theo công chức loại A0 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì được bổ nhiệm vào ngạch Cán sự (mới) và tiếp tục xếp lương theo công chức loại A0. - Đối với công chức chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng phù hợp với vị trí công việc đang làm nhưng đã được bổ nhiệm vào ngạch cán sự (cũ) và đang xếp lương theo công chức loại B ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì tiếp tục xếp lương theo công chức loại B đó trong thời hạn 06 năm (kể từ ngày 01/10/2017 đến 01/10/2023). + Đối với ngạch Nhân viên: (Mã ngạch 01.005) - Đối với các đối tượng đảm nhiệm vị trí công việc thừa hành, phục vụ đã được tuyển dụng vào làm công chức, viên chức và được bổ nhiệm vào ngạch Kỹ thuật viên đánh máy (mã số 01.005), Nhân viên đánh máy (mã số 01.006), Nhân viên kỹ thuật (mã số 01.007), Nhân viên văn thư (mã số 01.008), Nhân viên phục vụ (mã số 01.009), Nhân viên bảo vệ (mã số 01.011) có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên và đang xếp lương theo công chức loại B ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì được bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (mới) và tiếp tục được xếp lương theo công chức loại B đó. - Đối với công chức đang ở ngạch Lái xe cơ quan có bằng lái xe được cơ quan có thẩm quyền cấp được bổ nhiệm vào ngạch Nhân viên và tiếp tục xếp lương nhân viên lái xe của Bảng 4 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. - Trường hợp công chức chưa có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với vị trí công việc đang làm thì tiếp tục được xếp lương theo ngạch nhân viên hiện hưởng của Bảng 4 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP trong thời hạn 06 năm + Đối với nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thì tiếp tục xếp lương theo Bảng 4 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. II. Cách xếp lương Công chức được bổ nhiệm vào các ngạch công chức chuyên ngành hành chính quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV được áp dụng bảng lương tương ứng kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang như sau: Áp dụng Bảng 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước) đối với các ngạch công chức Ngạch chuyên viên cao cấp áp dụng công chức loại A3 (nhóm 1) từ hệ số lương 6.20 đến hệ số lương 8.00. Ngạch chuyên viên chính áp dụng công chức loại A2 (nhóm 1); từ hệ số lương 4.40 đến hệ số lương 6.78. Ngạch chuyên viên áp dụng công chức loại A1; từ hệ số lương 2.34 đến hệ số lương 4.98. Ngạch cán sự áp dụng công chức loại A0 từ hệ số lương 2.10 đến hệ số lương 4.89 Ngạch nhân viên áp dụng công chức loại B từ hệ số lương 1.86 đến hệ số lương 4.06. Áp dụng Bảng 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của nhà nước) đối với ngạch nhân viên lái xe cơ quan tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Hướng dẫn mới về cách chuyển ngạch và xếp lương đối với công chức
Cụ thể là đối với công chức chuyên ngành hành chính được quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan hành nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiến lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang như sau: Công chức đang giữ các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (cũ) theo quy định tại Quyết định 414/TCCP-VC ngày 29/5/1993 về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính sang các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (mới) quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV: 1. Đối với ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính và chuyên viên: Công chức đã được bổ nhiệm ở ngạch nào thì tiếp tục xếp lương theo ngạch đó. 2. Đối với ngạch cán sự: Nếu công chức đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng phù hợp với vị trí công việc, đang xếp lương theo loại A0 quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì được bổ nhiệm vào ngạch cán sự (mã số 01.004). Việc xếp lương được thực hiện theo hướng dẫn tại Điểm a Khoản 2 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV Nếu công chức đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng phù hợp với vị trí công việc, đang xếp lương theo loại B quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì được bổ nhiệm vào ngạch cán sự (mã số 01.004). Việc xếp lương được thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV. Nếu công chức chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng phù hợp với vị trí công việc, đang xếp lương theo loại B quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì tiếp tục hưởng theo hệ số lương hiện hưởng trong hạn 05 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Cơ quan sử dụng công chức phải bố trí cho công chức học tập, nâng cao trình độ tiêu chuẩn, điều kiện ở ngạch cán sự (mới). Công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện ở ngạch cán sự (mới) thì cơ quan sử dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý để xem xét, quyết định bổ nhiệm vào ngạch cán sự. Trường hợp công chức được cử đi học tập nâng cao trình độ mà không tham gia học tập hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu thì cơ quan sử dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức xem xét bố trí lại công tác phù hợp với trình độ đào tạo hoặc thực hiện tinh giản biên chế. 3. Đối với ngạch nhân viên: Đối với các đối tượng đảm nhiệm vị trí công việc thừa hành, phục vụ đã được tuyển dụng vào làm công chức theo quy định, có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, riêng trường hợp lái xe thì phải có bằng lái được cơ quan có thẩm quyền cấp thì được bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (mã số 01.005). Việc xếp lương được thực hiện theo Khoản 2 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV. Đối với trường hợp chưa có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với vị trí công việc thì tiếp tục xếp lương theo ngạch hiện hưởng của Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 4) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP trong hạn 05 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Cơ quan sử dụng công chức phải bố trí cho công chức học tập nâng cao trình độ để đủ tiêu chuẩn của ngạch nhân viên mới. Nếu công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ngạch nhân viên mới, thì cơ quan sử dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức để xem xét, quyết định bổ nhiệm vào ngạch nhân viên. Nếu công chức được cử đi học tập hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu thì cơ quan sử dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức xem xét thực hiện tinh giản biên chế. Mời các bạn xem chi tiết tại Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và việc tổ chức thi nâng ngạch công chức tại file đính kèm.
Cách bổ nhiệm ngạch và xếp lương công chức hành chính
Ngạch công chức, hệ số lương và cách xếp lương là 03 yếu tố quan trọng để tính lương cho các công chức hành chính, nhưng thực hiện như thế nào, có cơ chế quy định để thực hiện không? Câu trả lời là sắp có và vấn đề này được hướng dẫn như sau: Một số lưu ý: Công chức hành chính được nhắc đến tại bài viết này là những công chức hành chính quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV và các công chức hành chính làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xạ hội ở trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện và đơn vị sự nghiệp công lập. I. Cách bổ nhiệm vào ngạch công chức hành chính 1. Công chức đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003), ngạch chuyên viên chính (mã ngạch 01.002), ngạch chuyên viên cao cấp (mã ngạch 01.001) được giữ nguyên tên và mã số ngạch đã được bổ nhiệm. 2. Bổ nhiệm vào ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) đối với công chức hiện đang hưởng lương công chức loại A0 quy định tại Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cá bộ, công chức trong cơ quan nhà nước kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. 3. Bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005) đối với công chức hiện đang giữ các ngạch: kỹ thuật viên đánh máy (mã ngạch 01.005), nhân viên đánh máy (mã ngạch 01.006), nhân viên kỹ thuật (mã ngạch 01.007), nhân viên văn thư (mã ngạch 01.008), nhân viên phục vụ (mã ngạch 01.009), lái xe cơ quan (mã ngạch 01.010) và nhân viên bảo vệ (mã ngạch 01.011). II. Cách xếp lương 1. Đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP: + Ngạch chuyên viên cao cấp (mã ngạch 01.001) áp dụng hệ số lương của công chức loại A3, nhóm 1 từ hệ số lương 6.20 đến hệ số lương 8.00. + Ngạch chuyên viên chính (mã ngạch 01.002) áp dụng hệ số lương của công chức loại A2, nhóm 1 từ hệ số lương 4.40 đến hệ số lương 6.78. + Ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003) áp dụng hệ số lương công chức loại A1, nhóm 1 từ hệ số lương 4.4 đến hệ số lương 6.78. + Ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1.86 đến hệ số lương 4.06, trường hợp công chức ở vị trí lái xe được xếp hệ số lương từ 2.05 đến hệ số lương 4.03. 2. Xếp lương khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào ngạch công chức chuyên ngành hành chính. + Trường hợp có trình độ tiến sĩ thì xếp bậc 3, hệ số lương 3.00 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003) + Trường hợp có trình độ thạc sĩ thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2.67 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003) + Trường hợp có trình độ đại học thì được xếp bậc 1, hệ số lương 2.34 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003) + Trường hợp có trình độ cao đẳng thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2.06 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) + Trường hợp có trình độ trung cấp thì được xếp bậc 1, hệ số lương 1.86 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) 3. Đối với ngạch công chức hành chính đã được xếp lương vào các ngạch công chức hành chính theo quy định, việc xếp lương thực hiện như sau: + Trường hợp công chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức hành chính có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét thưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào ngạch công chức chuyên ngành hành chính mới được bổ nhiệm Ví dụ: Ông H đã bổ nhiệm và xếp ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003), bậc 5, hệ số lương 3.66 kể từ 01/01/2013. Nay được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên theo Thông tư 11/2014/TT-BNV thì xếp bậc 5, hệ số lương 3.66 của ngạch chuyên viên kể từ ngày ký quyết định, thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01/01/2013. + Trường hợp công chức có trình độ cao đẳng khi tuyển dụng đã được xếp lương công chức loại A0 thì việc xếp lương trong ngạch cán sự được căn cứ vào thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định (trừ thời gian tập sự): Tính từ bậc 2 của ngạch cán sự, cứ sau thời gian 02 năm (đủ 24 tháng) được xếp lên 01 bậc lương (nếu có thời gian đứt quảng mà chưa hưởng chế độ BHXH thì được cộng dồn). Trường hợp trong thời gian công tác có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật thì bị kéo dài thêm theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên. Sau khi chuyển xếp lương vào ngạch cán sự, nếu hệ số lương được xếp ở ngạch cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn hệ số lương đã hưởng ở ngạch cũ thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được hưởng trong suốt thời gian công chức xếp lương ở ngạch cán sự. Sau đó, nếu công chức được nâng ngạch thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch công chức và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới. Ví dụ: Ông B có trình độ cao đẳng đã được tuyển dụng vào làm công chức tại Bộ X, đóng BHXH bắt buộc từ ngày 01/01/2008 và đã xếp bậc 3, hệ số lương 2.72 của công chức loại A0 kể từ 01/7/2014, trong thời gian công tác luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật. Nay được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV thì việc xếp bậc lương trong ngạch cán sự như sau: Thời gian công tác của ông B từ 01/01/2008 trừ thời gian tập sự 06 tháng, tính từ bậc 2 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) và cứ 02 năm xếp lên 1 bậc thì đến 01/7/2014, ông B được xếp vào bậc 5, hệ số lương 2.66 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004), thời gian hưởng bậc lương mới ở ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) kể từ ngày ký quyết định. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính từ 01/7/2014, đồng thời hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0.06 (2.72-2.66) Đến 01/7/2016 (đủ 02 năm), ông B đủ điều kiện nâng bậc lương thường xuyên lên bậc 6, hệ số lương 2.86 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) và tiếp tục được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0.06 (tổng hệ số lương được hưởng là 2.92) + Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc C3, ngạch thuộc C2 sang ngạch thuộc C1) thì việc xếp lương được thực hiện như sau: Nếu chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương kiền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới, nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 02 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ. Ví dụ: Bà C đã được bổ nhiệm ngạch nhân viên văn thư (mã ngạch 01.008), đang hưởng bậc 8, hệ số lương 2.61 (mã ngạch 01.008) từ 01/6/2014. Nay đủ điều kiện được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005) thì được căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch nhân viên văn thư là 2.61 để xếp vào hệ số lương cao hơn gần nhất là 2.73 bậc 7 của ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005). Thời gian hưởng lương ở ngạch nhân viên được tính từ ngày ký quyết định bổ nhiệm ngạch mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005) được tính từ 01/6/2014. + Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Ví dụ: Ông D đã được bổ nhiệm ngạch nhân viên đánh máy (mã ngạch 01.006) đang hưởng bậc 12, hệ số lương 3.48 và 7% phụ cấp thâm niên vượt khung kể từ 01/4/2015 (tổng hệ số lương 3.48 cộng 7% vượt khing đang hưởng ở ngạch nhân viên đánh máy là 3.72). Nay đủ điều kiện được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005) thì được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005) thì được căn cứ vào tổng hệ số lương cao hơn gần nhất là 3.86 bậc 11 của ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005). Thời gian hưởng lương ở ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005) và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005) được tính từ ngày ký quyết định bổ nhiệm ngạch mới. + Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khing đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vuột khung đang hưởng ở ngạch cũ. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Hệ số chênh lệch bảo lưu này (tính tròn số sau dấu phẩy 02 số) được hưởng trong suốt thời gian công chức xếp lương ở ngạch mới. Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ hưởng lương ở ngạch mới. Ví dụ: Ông E đã được bổ nhiệm ngạch nhân viên bảo vệ (mã ngạch 01.11), bậc lương 12 và hệ số lương 3.48 và 19% phụ cấp thâm niên vượt khing từ 01/6/2015 (tổng hệ số lương 3.48 cộng 19% vượt khung đang hưởng ở ngạch nhân viên bảo vệ là 4.14). Nay đủ điều kiện được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005), do tổng hệ số lương đang hưởng ở ngạch nhân viên bảo vệ lớn hơn hệ số lương 4.06 ở bậc cuối cùng trong ngạch nhân viên, nên được xếp vào hệ số lương 4.06 bậc 12 ngạch nhân viên cộng hệ số chênh lệch bảo lưu 0.08. Thời gian hưởng lương ở ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005) và thời gian xét thưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005) được tính từ ngày ký quyết định bổ nhiệm ngạch mới, đồng thời hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0.08 (3.14 – 4.06) Đến ngày 01/6/2015, đủ 2 năm, ông E đủ điều kiện hưởng 5% phụ cấp thâm niên vượt khung thì ông E vẫn tiếp tục được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0.08 (4.14 – 4.06) + Việc nâng ngạch công chức hành chính thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch công chức hành chính tại Thông tư 11/2014/TT-BNV và khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV. Các nội dung này được đề cập tại dự thảo Thông tư hướng dẫn bổ nhiệm ngạch và xếp lương công chức hành chính.
Cán bộ, công chức cấp xã có được xếp lại lương mới khi thay đổi trình độ đào tạo không?
Công chức cấp xã trong quá trình công tác có thay đổi về trình độ chuyên môn đào tạo do cơ quan có thẩm quyền quyết điịnh cử đi đào tạo thì có được xếp lương và nâng bậc lương được tính như thế nào? (1) Xếp lương cán bộ, công chức xã như thế nào khi thay đổi trình độ đào tạo? Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về xếp lương đối với cán bộ, công chức cấp xã như sau: Trong thời gian công tác, cán bộ, công chức cấp xã có thay đổi về trình độ đào tạo phù hợp với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm thì được đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp. Trong khi đó, theo quy định cũ tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 13/2019/TT-BNV, nếu trong quá trình làm việc mà cán bộ, công chức cấp xã thay đổi trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do tự túc đi học thì được xếp lương như sau: - Nếu chưa được cấp bằng tốt nghiệp: Xếp lương theo trình độ đào tạo kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp chuyên môn, nghiệp vụ. - Nếu đã được cấp bằng tốt nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ: Xếp lương mới theo trình độ đào tạo kể từ ngày 25/6/2019. Như vậy, so với quy định cũ thì kể từ ngày 01/8/2023, cán bộ, công chức cấp xã thay đổi trình độ đào tạo trong quá trình công tác thì được đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xếp lương theo trình độ đào tạo mới từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp. Lưu ý: Trường hợp trong quá trình công tác mà cán bộ, công chức cấp xã có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm, đã được cấp bằng tốt nghiệp và chưa được xếp lương theo trình độ đào tạo mới trước ngày 01/8/2023 thì được xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày 01/8/2023. (2) Cán bộ đang công tác huyện luân chuyển về xã thì xếp lương như thế nào? Căn cứ tại khoản 4 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định cán bộ, công chức cấp xã bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã; Nghị định 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức đã quy định cụ thể các trường hợp điều động, biệt phái, luân chuyển công chức đến vị trí công tác khác (Điều 26, Điều 27, Điều 55). Trên cơ sở đó, căn cứ nhu cầu sử dụng cán bộ, công chức của địa phương và các điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc điều động, biệt phái, tiếp nhận công chức đang làm việc tại huyện (trong đó có huyện ủy) làm công chức cấp xã. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà việc thực hiện chế độ, chính sách và xếp lương của công chức cấp xã áp dụng theo quy định của pháp luật cho phù hợp. Theo đó, trường hợp công chức được điều động, biệt phái thì chế độ, chính sách thực hiện theo Điều 28 Nghị định 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ; trường hợp công chức được tiếp nhận thì việc xếp lương thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, cụ thể: Cán bộ, công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP được thực hiện xếp lương như công chức hành chính có cùng trình độ đào tạo quy định tại bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Như vậy, cán bộ, công chức đang công tác ở huyện được luân chuyển về xã thì thực hiện xếp lương như công chức xã có cùng trình độ theo phân tích trên. Xem bài viết liên quan: Xếp lương của cán bộ đang công tác huyện được luân chuyển về xã Tiếp tục điều chỉnh tiền lương cán bộ, công chức tăng bình quân 7%/năm từ năm 2025 trở đi Dự kiến mức lương của cán bộ, công chức viên chức kể từ 01/7/2024 (3) Tiêu chuẩn trình độ đào tạo của cán bộ, công chức cấp xã Bởi xếp lương cán bộ công chức xã khi thay đổi trình độ đào tạo theo trình độ mới nên Nghị định 33/2023/NĐ-CP đã đưa ra yêu cầu về trình độ đào tạo của cán bộ, công chức cấp xã như sau: STT Chức danh, chức vụ Yêu cầu trình độ đào tạo 1 Cán bộ xã 1.1 - Bí thư Đảng uỷ - Phó Bí thư Đảng uỷ - Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông. - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên hoặc theo quy định khác của Điều lệ Đảng. - Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên hoặc theo quy định khác của Điều lệ Đảng. 1.2 - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã - Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông. - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên hoặc theo quy định khác tại luật, điều lệ tổ chức. - Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên hoặc theo quy định khác của luật, điều lệ tổ chức. 1.3 - Chủ tịch Hội đồng nhân dân - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông. - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên hoặc theo quy định khác của luật. - Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. 1.4 Cán bộ cấp xã làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Tiêu chuẩn trình độ, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể. 2 Công chức cấp xã 2.1 - Văn phòng - thống kê - Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); - Tài chính - kế toán; - Tư pháp - hộ tịch; - Văn hóa - xã hội - Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông. - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã hoặc theo quy định khác của luật. 2.2 Công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã Theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự. (4) Phụ cấp chức vụ lãnh đạo ở cấp xã Đơn vị: đồng/tháng STT Chức vụ Hệ số Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo 1 Bí thư Đảng uỷ 0,3 540.000 2 - Phó Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch Hội đồng nhân dân - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân 0,25 450.000 3 - Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân 0,2 360.000 4 - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ - Chủ tịch Hội Nông dân - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh 0,15 270.000 (5) Quy định nâng bậc lương đối với công chức cấp xã Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định nâng bậc lương đối với công chức cấp xã như sau: Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, kéo dài thời gian nâng bậc lương theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. (6) Quy định phụ cấp thâm niên vượt khung công chức cấp xã Phụ cấp thâm niên vượt khung công chức cấp xã được quy định theo Điều Điều 18 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau: Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 33/2023/NĐ-CP được thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Xem thêm chi tiết tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Xem bài viết liên quan: Xếp lương của cán bộ đang công tác huyện được luân chuyển về xã Tiếp tục điều chỉnh tiền lương cán bộ, công chức tăng bình quân 7%/năm từ năm 2025 trở đi Dự kiến mức lương của cán bộ, công chức viên chức kể từ 01/7/2024
Tuyển dụng người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ thì xếp lương công chức thế nào?
Thông thường khi tuyển dụng công chức lần đầu sẽ được xếp lương khởi điểm với mức ngạch thấp nhất. Tuy nhiên, nếu công chức có trình độ sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) thì sẽ trả lương thế nào? 1. Công chức tập sự có bằng thạc sĩ, tiến sĩ sẽ hưởng lương bao nhiêu? Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với người tập sự mà có trình độ đào tạo là thạc sĩ, tiến sĩ như sau: - Trong thời gian tập sự, người tập sự có bằng đại học hoặc tương đương được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng. - Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng. - Trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng. Theo đó, người tập sự có bằng đại học khi tuyển dụng công chức được hưởng 85% lương bậc 1, có bằng thạc sĩ hưởng 85% lương bậc 2 còn đối với tiến sĩ được hưởng 85% lương bậc 3. Đồng thời, còn được hưởng các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp nào công chức tập sự được hưởng 100% mức lương? Cũng tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 138/2020/NĐ-CP người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau: - Đến làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; - Hoặc làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm; - Công chức tập sự đã hoàn thành NVQS, nghĩa vụ tham gia CAND, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ. Lưu ý: Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương. 3. Điều kiện hoàn thành tập sự đối với công chức có bằng thạc sĩ, tiến sĩ Căn cứ Điều 23 Nghị định 138/2020/NĐ-CP bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với người hoàn thành chế độ tập sự là thạc sĩ, tiến sĩ nếu đáp ứng các điều kiện sau: - Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản theo các nội dung tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP bao gồm: + Nắm vững quy định của pháp luật về công chức; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan công tác; nội quy, quy chế làm việc của cơ quan và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng; + Trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng; + Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng. Theo đó, người hướng dẫn tập sự phải nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự bằng văn bản. Các văn bản này được gửi người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức. - Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của người tập sự và nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn tập sự, người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu, người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức có văn bản đề nghị người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương cho công chức được tuyển dụng. Như vậy, nếu người tập sự công chức trong điều kiện thông thường mà đã có bằng thạc sĩ thì khi tập sự sẽ hưởng 85% mức lương bậc 2, còn có trình độ tiến sĩ sẽ hưởng 85% mức lương bậc 3. Sau khi hoàn thành tập sự sẽ hưởng trọn 100% mức lương theo bậc lương đang nhận.
Mức lương và phụ cấp công chức cấp xã 2019
Nghị định 34/2019/NĐ-CP ban hành ngày 24/4/2019 sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có hiệu lực 25/6/2019. Xem: Những thay đổi từ ngày 25/6/2019 cán bộ, công chức cấp xã nên biết Nghị định cũng thay đổi một số nội dung liên quan đến xếp lương và phụ cấp của Công chức cấp xã. Trong đó công chức cấp xã có các chức danh sau đây: a) Trưởng Công an; b) Chỉ huy trưởng Quân sự; c) Văn phòng – thống kê; d) Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); đ) Tài chính – kế toán; e) Tư pháp – hộ tịch; g) Văn hóa – xã hội. * Về xếp lương 1. Công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện đảm nhiệm thì thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước), bảng lương số 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau: a) Tốt nghiệp trình độ đại học trở lên được xếp lương theo ngạch chuyên viên (mã số 01.003); b) Tốt nghiệp trình độ cao đẳng được xếp lương theo ngạch chuyên viên cao đẳng (mã số 01a.003); c) Tốt nghiệp trình độ trung cấp được xếp lương theo ngạch cán sự (mã số 01.004); d) Tốt nghiệp trình độ sơ cấp xếp lương theo ngạch nhân viên văn thư (mã số 01.008). (xem file Bảng lương đính kèm cuối bài) 2. Công chức cấp xã chưa tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ sơ cấp trở lên thì được hưởng lương bằng hệ số 1,18 mức lương tối thiểu chung. Công chức cấp xã đã được xếp lương theo chức vụ hoặc xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính quy định tại điểm a, b khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định này, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo phù hợp với chức danh đảm nhiệm do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về quản lý hoặc sử dụng cán bộ, công chức đồng ý cho đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo. Đối với cán bộ, công chức cấp xã đã đi học mà không được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi học, có bằng cấp đào tạo phù hợp với chức danh đảm nhiệm thì được xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.” * Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh - Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/2019/NĐ-CP, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm gồm: 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức danh kiêm nhiệm. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm. - Cán bộ, công chức cấp xã được kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. -. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.” Xem: Chi tiết 12 loại phụ cấp dành cho cán bộ, công chức, viên chức 2019 Mức lương cơ sở ở thời điểm 01/01/2019 - 30/06/2019 được áp dụng theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP là 1,39 triệu đồng/tháng; từ 01/07/2019, mức lương này sẽ được điều chỉnh lên 1,49 triệu đồng/tháng. Theo đó, Bảng lương cán bộ, công chức năm 2019 cũng được điều chỉnh tương ứng. Xem bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước tại file dưới đây:
Hướng dẫn chuyển xếp lương đối với CB,CC,VC khi thay đổi công việc hoặc chuyển công tác
Bộ nội vụ vừa qua ban hành dự thảo thông tư về sửa đổi khoản 8 mục III thông tư 79/2005/TT-BNV hướng dẫn chuyển xếp lương đối vơi cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp nhà nước. Theo đó, các chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty, công ty được bầu cử, tuyển dụng theo quy định của pháp luật vào làm cán bộ,công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch công chức, chức danh, nghề nghiệp viên chức như sau: 1. Bổ nhiệm, xếp lương vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên cao câo a. Những trường hợp đã có thời gian xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương hoặc có đủ 03 điều kiện sau thì được xem xét, bổ nhiệm, xếp lương và ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương: - Đang giữ chức danh Chủ tịch HĐTV, CT HĐQT, TGĐ của Tập đoàn hoặc của Tổng công ty được bầu cử, tuyển dụng vào vị trí việc làm được bố trí ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương. - Có thời gian đóng BHXHBB từ đủ 16 năm trở lên (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa được hưởng chế độ BHXH thì được cộng dồn), trong đó có thời gian giữ chức danh quản lý tập đoàn, Tổng công ty, công ty tối thiếu 10 năm. - Đã xếp hệ số lương đóng BHXH của chức danh quản lý Tập đoàn,tổng công ty theo quy định của chính phủ trừ hệ số lương phụ cấp chức vụ của chức danh dự kiến bầu cử, bổ nhiệm lớn hơn hệ số lương bậc 1 của ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương. b.Việc xếp lương vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương thi được thực hiện như sau: - Trường hợp đã có thời gian xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương, thì căn cứ vào thời gian hưởng bậc lương ở ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương dương đó và thời gian giữ chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty để xếp lên bậc lương cao hơn theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên của ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương - trường hợp chưa xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương, thì tính từ ngày đủ 16 năm đóng BHXHBB được xếp vào bậc 1 của ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; thời gian đóng BHXHBB trên 16 năm được tính để xếp lên bậc lương cao hơn hoặc tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung(nếu có) theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên của ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương c. Việc bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương được thực hiện như sau: - Nếu có đủ tiêu chuẩn và trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch chuyên vien cao cấp hoặc tương đương thì được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương đó kể từ ngày quyết định của cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định tuyển dụng. - Nếu chưa có đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương thid cơ quan quản lý cán bộ,công chức, viên chức có thẩm quyền phải có kế hoạch cử cán bộ, công chức, viên chức đi học và chỉ bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đuông khi có đủ các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch, chức danh đó 2. Bổ nhiệm, xếp lương và ngạch chuyên viên chính hoặc ngạch công chức , chức danh nghề nghiệp tương đương ngạch chuyên viên chính a. Những trường hợp đã có thời gian xếp lương ở ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương hoặc có đủ 3 điều kiện sau thì được xem xét bổ nhiệm, xếp lương vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương: - đang giữ chức danh quản lý tập đoàn, tổng công ty ,công ty được bầu cử, tuyển dụng vào vị trí làm việc làm dược bố trí ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương. - có thời gian đóng BHXXBB từ đủ 10 năm trở lên (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ BHXX thì được công dồn) trong đó có thời gian giữ chức danh quản lý tập đoàn, tổng công ty, công ty tối thiểu 5 năm. - Đã xấp hệ số lương đóng BHXH của chức danh quản lý tập đoàn,Tổng công ty , công tư theo quy định của chính phủ trừ hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh dự kiến bầu cử, bổ nhiệm lớn hơn hệ số lương bậc một của ngành chuyên viên chính hoặc tương đương b. Việc bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương được thực hiện như sau: - Trường hợp đã có thời gian xếp lương ở ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương thì căn cứ vào thời gian hưởng bậc lương ở ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đó và thời gian giữ chức danh quản lý Tập đoàn, tổng công ty, công ty để xếp lên bậc lương cao hơn theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên của ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương. - trường hợp chưa xếp lương ở ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương thì tính từ ngày đủ 10 năm đóng BHXHBB được xếp vào bậc 1 của ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; thời gian đóng BHXHBB trên 10 năm được tính để xếp lương bậc cao hơn hoặc tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) theo chế độ năng bậc lương thường xuyên của ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương. c. Việc bổ nhiệm vào ngạch chuyen viên chính hoặc tương đương được thực hiện như sau: - Nếu có đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạp, bồi dưỡng của ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương thì được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đó kể từ ngày có quyết định của cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định tuyển dụng - Nếu chưa có đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương thì cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền phải có kế hoạch cử cán bộ, công chức, viên chức đi học và chỉ bổ nhiệm vào ngạch chuyên vien chính hoặc tương đương khi có đủ các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo , bồi dưỡng của ngạch chức danh đó. 3. Các trường hợp còn lại được bổ nhiệm, xếp lương vào ngạch chuyên viên hoặc ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên a. Việc bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương được thực hiện như sau: - Trường hợp đã có thời gian xếp lương ơ ngạch chuyên viên hoặc tương đương thì có căn cứ vào thời gian hưởng bậc lương ở ngạch chuyên viên hoặc tương đương đó và thời gian giữ chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty , công ty để xếp lên bậc lương cao hơn theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên của ngạch chuyên viên hoặc tương đương. - Trường hợp chưa xếp lương ở ngạch chuyên viên hoặc tương đương, thì tính từ ngày đủ 01 năm đóng BHXHBB được xếp vào bậc 1 ngạch chuyên viên hoặc tương đương; thời gian đóng BHXHBB trên 1 năm được tính để xếp lên bậc lương cao hơn hoặc hưởng phụ cấp thâm nhiên vượt khung (nếu có) theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên của ngạch chuyên viên hoặc tương đương. b. Việc bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương được thực hiện như sau: - Nếu có đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạp, bồi dưỡng của ngạch chuyên viên hoặc tương đương thì được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương đó kể từ ngày có quyết định của cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết dịnh tuyển dụng - Nếu chưa có đủ tiêu chuản về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch chuyên viên hoặc tương đương thì cơ quan quản lý cán bộ , công chức, viên chức có thẩm quyền phải có kế hoạch cử cán bộ, công chức, viên chức đi học và chỉ bổ nhiệm ào ngạch chuyên viên hoặc tương đương khi có đủ các tiêu chuản về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch, chức danh đó. Mời bạn xem dự thảo tại file đính kèm :
Cách bổ nhiệm ngạch và xếp lương công chức hành chính mới nhất
>>> Danh mục các ngạch công chức, viên chức mới nhất Ngạch công chức, hệ số lương và cách xếp lương là 03 yếu tố quan trọng để tính lương cho các công chức hành chính, nhưng thực hiện như thế nào, có cơ chế quy định để thực hiện không? Câu trả lời là sắp có và vấn đề này được hướng dẫn như sau: Thông tư 05/2017/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 11/2014/TT-BNV và thông tư 13/2010/TT-BNV về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và việc tổ chức thi nâng ngạch công chức Một số lưu ý: Công chức hành chính được nhắc đến tại bài viết này là những công chức hành chính quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV và các công chức hành chính làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xạ hội ở trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện và đơn vị sự nghiệp công lập. I. Cách bổ nhiệm ngạch Thông tư 05 cũng quy định rõ cách chuyển ngạch và xếp lương đối với công chức đang giữ các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (cũ) theo quy định tại Quyết định 414/TCCP-VC về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức hành chính sang các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (mới) quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV như sau: + Đối với ngạch chuyên viên cao cấp (Mã ngạch 01.001), ngạch chuyên viên chính (mã ngạch 01.002) và ngạch chuyên viên, công chức đã được bổ nhiệm ở ngạch nào thì tiếp tục xếp lương theo ngạch đó. + Đối với ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) - Công chức tốt nghiệp trình độ cao đẳng phù hợp với vị trí công việc đang làm thì được bổ nhiệm vào ngạch cán sự (mới), nếu đang xếp lương theo công chức loại A0 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì tiếp tục xếp lương theo công chức loại A0 đó; - Nếu đang xếp lương theo công chức loại B ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì được xếp lại lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển loại công chức, viên chức… - Đối với công chức đang giữ ngạch Chuyên viên trình độ cao đẳng và đang xếp lương theo công chức loại A0 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì được bổ nhiệm vào ngạch Cán sự (mới) và tiếp tục xếp lương theo công chức loại A0. - Đối với công chức chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng phù hợp với vị trí công việc đang làm nhưng đã được bổ nhiệm vào ngạch cán sự (cũ) và đang xếp lương theo công chức loại B ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì tiếp tục xếp lương theo công chức loại B đó trong thời hạn 06 năm (kể từ ngày 01/10/2017 đến 01/10/2023). + Đối với ngạch Nhân viên: (Mã ngạch 01.005) - Đối với các đối tượng đảm nhiệm vị trí công việc thừa hành, phục vụ đã được tuyển dụng vào làm công chức, viên chức và được bổ nhiệm vào ngạch Kỹ thuật viên đánh máy (mã số 01.005), Nhân viên đánh máy (mã số 01.006), Nhân viên kỹ thuật (mã số 01.007), Nhân viên văn thư (mã số 01.008), Nhân viên phục vụ (mã số 01.009), Nhân viên bảo vệ (mã số 01.011) có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên và đang xếp lương theo công chức loại B ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì được bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (mới) và tiếp tục được xếp lương theo công chức loại B đó. - Đối với công chức đang ở ngạch Lái xe cơ quan có bằng lái xe được cơ quan có thẩm quyền cấp được bổ nhiệm vào ngạch Nhân viên và tiếp tục xếp lương nhân viên lái xe của Bảng 4 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. - Trường hợp công chức chưa có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với vị trí công việc đang làm thì tiếp tục được xếp lương theo ngạch nhân viên hiện hưởng của Bảng 4 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP trong thời hạn 06 năm + Đối với nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thì tiếp tục xếp lương theo Bảng 4 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. II. Cách xếp lương Công chức được bổ nhiệm vào các ngạch công chức chuyên ngành hành chính quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV được áp dụng bảng lương tương ứng kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang như sau: Áp dụng Bảng 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước) đối với các ngạch công chức Ngạch chuyên viên cao cấp áp dụng công chức loại A3 (nhóm 1) từ hệ số lương 6.20 đến hệ số lương 8.00. Ngạch chuyên viên chính áp dụng công chức loại A2 (nhóm 1); từ hệ số lương 4.40 đến hệ số lương 6.78. Ngạch chuyên viên áp dụng công chức loại A1; từ hệ số lương 2.34 đến hệ số lương 4.98. Ngạch cán sự áp dụng công chức loại A0 từ hệ số lương 2.10 đến hệ số lương 4.89 Ngạch nhân viên áp dụng công chức loại B từ hệ số lương 1.86 đến hệ số lương 4.06. Áp dụng Bảng 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của nhà nước) đối với ngạch nhân viên lái xe cơ quan tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Hướng dẫn mới về cách chuyển ngạch và xếp lương đối với công chức
Cụ thể là đối với công chức chuyên ngành hành chính được quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan hành nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiến lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang như sau: Công chức đang giữ các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (cũ) theo quy định tại Quyết định 414/TCCP-VC ngày 29/5/1993 về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính sang các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (mới) quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV: 1. Đối với ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính và chuyên viên: Công chức đã được bổ nhiệm ở ngạch nào thì tiếp tục xếp lương theo ngạch đó. 2. Đối với ngạch cán sự: Nếu công chức đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng phù hợp với vị trí công việc, đang xếp lương theo loại A0 quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì được bổ nhiệm vào ngạch cán sự (mã số 01.004). Việc xếp lương được thực hiện theo hướng dẫn tại Điểm a Khoản 2 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV Nếu công chức đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng phù hợp với vị trí công việc, đang xếp lương theo loại B quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì được bổ nhiệm vào ngạch cán sự (mã số 01.004). Việc xếp lương được thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV. Nếu công chức chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng phù hợp với vị trí công việc, đang xếp lương theo loại B quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì tiếp tục hưởng theo hệ số lương hiện hưởng trong hạn 05 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Cơ quan sử dụng công chức phải bố trí cho công chức học tập, nâng cao trình độ tiêu chuẩn, điều kiện ở ngạch cán sự (mới). Công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện ở ngạch cán sự (mới) thì cơ quan sử dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý để xem xét, quyết định bổ nhiệm vào ngạch cán sự. Trường hợp công chức được cử đi học tập nâng cao trình độ mà không tham gia học tập hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu thì cơ quan sử dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức xem xét bố trí lại công tác phù hợp với trình độ đào tạo hoặc thực hiện tinh giản biên chế. 3. Đối với ngạch nhân viên: Đối với các đối tượng đảm nhiệm vị trí công việc thừa hành, phục vụ đã được tuyển dụng vào làm công chức theo quy định, có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, riêng trường hợp lái xe thì phải có bằng lái được cơ quan có thẩm quyền cấp thì được bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (mã số 01.005). Việc xếp lương được thực hiện theo Khoản 2 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV. Đối với trường hợp chưa có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với vị trí công việc thì tiếp tục xếp lương theo ngạch hiện hưởng của Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 4) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP trong hạn 05 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Cơ quan sử dụng công chức phải bố trí cho công chức học tập nâng cao trình độ để đủ tiêu chuẩn của ngạch nhân viên mới. Nếu công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ngạch nhân viên mới, thì cơ quan sử dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức để xem xét, quyết định bổ nhiệm vào ngạch nhân viên. Nếu công chức được cử đi học tập hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu thì cơ quan sử dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức xem xét thực hiện tinh giản biên chế. Mời các bạn xem chi tiết tại Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và việc tổ chức thi nâng ngạch công chức tại file đính kèm.
Cách bổ nhiệm ngạch và xếp lương công chức hành chính
Ngạch công chức, hệ số lương và cách xếp lương là 03 yếu tố quan trọng để tính lương cho các công chức hành chính, nhưng thực hiện như thế nào, có cơ chế quy định để thực hiện không? Câu trả lời là sắp có và vấn đề này được hướng dẫn như sau: Một số lưu ý: Công chức hành chính được nhắc đến tại bài viết này là những công chức hành chính quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV và các công chức hành chính làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xạ hội ở trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện và đơn vị sự nghiệp công lập. I. Cách bổ nhiệm vào ngạch công chức hành chính 1. Công chức đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003), ngạch chuyên viên chính (mã ngạch 01.002), ngạch chuyên viên cao cấp (mã ngạch 01.001) được giữ nguyên tên và mã số ngạch đã được bổ nhiệm. 2. Bổ nhiệm vào ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) đối với công chức hiện đang hưởng lương công chức loại A0 quy định tại Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cá bộ, công chức trong cơ quan nhà nước kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. 3. Bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005) đối với công chức hiện đang giữ các ngạch: kỹ thuật viên đánh máy (mã ngạch 01.005), nhân viên đánh máy (mã ngạch 01.006), nhân viên kỹ thuật (mã ngạch 01.007), nhân viên văn thư (mã ngạch 01.008), nhân viên phục vụ (mã ngạch 01.009), lái xe cơ quan (mã ngạch 01.010) và nhân viên bảo vệ (mã ngạch 01.011). II. Cách xếp lương 1. Đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP: + Ngạch chuyên viên cao cấp (mã ngạch 01.001) áp dụng hệ số lương của công chức loại A3, nhóm 1 từ hệ số lương 6.20 đến hệ số lương 8.00. + Ngạch chuyên viên chính (mã ngạch 01.002) áp dụng hệ số lương của công chức loại A2, nhóm 1 từ hệ số lương 4.40 đến hệ số lương 6.78. + Ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003) áp dụng hệ số lương công chức loại A1, nhóm 1 từ hệ số lương 4.4 đến hệ số lương 6.78. + Ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1.86 đến hệ số lương 4.06, trường hợp công chức ở vị trí lái xe được xếp hệ số lương từ 2.05 đến hệ số lương 4.03. 2. Xếp lương khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào ngạch công chức chuyên ngành hành chính. + Trường hợp có trình độ tiến sĩ thì xếp bậc 3, hệ số lương 3.00 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003) + Trường hợp có trình độ thạc sĩ thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2.67 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003) + Trường hợp có trình độ đại học thì được xếp bậc 1, hệ số lương 2.34 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003) + Trường hợp có trình độ cao đẳng thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2.06 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) + Trường hợp có trình độ trung cấp thì được xếp bậc 1, hệ số lương 1.86 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) 3. Đối với ngạch công chức hành chính đã được xếp lương vào các ngạch công chức hành chính theo quy định, việc xếp lương thực hiện như sau: + Trường hợp công chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức hành chính có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét thưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào ngạch công chức chuyên ngành hành chính mới được bổ nhiệm Ví dụ: Ông H đã bổ nhiệm và xếp ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003), bậc 5, hệ số lương 3.66 kể từ 01/01/2013. Nay được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên theo Thông tư 11/2014/TT-BNV thì xếp bậc 5, hệ số lương 3.66 của ngạch chuyên viên kể từ ngày ký quyết định, thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01/01/2013. + Trường hợp công chức có trình độ cao đẳng khi tuyển dụng đã được xếp lương công chức loại A0 thì việc xếp lương trong ngạch cán sự được căn cứ vào thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định (trừ thời gian tập sự): Tính từ bậc 2 của ngạch cán sự, cứ sau thời gian 02 năm (đủ 24 tháng) được xếp lên 01 bậc lương (nếu có thời gian đứt quảng mà chưa hưởng chế độ BHXH thì được cộng dồn). Trường hợp trong thời gian công tác có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật thì bị kéo dài thêm theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên. Sau khi chuyển xếp lương vào ngạch cán sự, nếu hệ số lương được xếp ở ngạch cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn hệ số lương đã hưởng ở ngạch cũ thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được hưởng trong suốt thời gian công chức xếp lương ở ngạch cán sự. Sau đó, nếu công chức được nâng ngạch thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch công chức và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới. Ví dụ: Ông B có trình độ cao đẳng đã được tuyển dụng vào làm công chức tại Bộ X, đóng BHXH bắt buộc từ ngày 01/01/2008 và đã xếp bậc 3, hệ số lương 2.72 của công chức loại A0 kể từ 01/7/2014, trong thời gian công tác luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật. Nay được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV thì việc xếp bậc lương trong ngạch cán sự như sau: Thời gian công tác của ông B từ 01/01/2008 trừ thời gian tập sự 06 tháng, tính từ bậc 2 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) và cứ 02 năm xếp lên 1 bậc thì đến 01/7/2014, ông B được xếp vào bậc 5, hệ số lương 2.66 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004), thời gian hưởng bậc lương mới ở ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) kể từ ngày ký quyết định. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính từ 01/7/2014, đồng thời hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0.06 (2.72-2.66) Đến 01/7/2016 (đủ 02 năm), ông B đủ điều kiện nâng bậc lương thường xuyên lên bậc 6, hệ số lương 2.86 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) và tiếp tục được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0.06 (tổng hệ số lương được hưởng là 2.92) + Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc C3, ngạch thuộc C2 sang ngạch thuộc C1) thì việc xếp lương được thực hiện như sau: Nếu chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương kiền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới, nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 02 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ. Ví dụ: Bà C đã được bổ nhiệm ngạch nhân viên văn thư (mã ngạch 01.008), đang hưởng bậc 8, hệ số lương 2.61 (mã ngạch 01.008) từ 01/6/2014. Nay đủ điều kiện được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005) thì được căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch nhân viên văn thư là 2.61 để xếp vào hệ số lương cao hơn gần nhất là 2.73 bậc 7 của ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005). Thời gian hưởng lương ở ngạch nhân viên được tính từ ngày ký quyết định bổ nhiệm ngạch mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005) được tính từ 01/6/2014. + Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Ví dụ: Ông D đã được bổ nhiệm ngạch nhân viên đánh máy (mã ngạch 01.006) đang hưởng bậc 12, hệ số lương 3.48 và 7% phụ cấp thâm niên vượt khung kể từ 01/4/2015 (tổng hệ số lương 3.48 cộng 7% vượt khing đang hưởng ở ngạch nhân viên đánh máy là 3.72). Nay đủ điều kiện được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005) thì được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005) thì được căn cứ vào tổng hệ số lương cao hơn gần nhất là 3.86 bậc 11 của ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005). Thời gian hưởng lương ở ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005) và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005) được tính từ ngày ký quyết định bổ nhiệm ngạch mới. + Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khing đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vuột khung đang hưởng ở ngạch cũ. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Hệ số chênh lệch bảo lưu này (tính tròn số sau dấu phẩy 02 số) được hưởng trong suốt thời gian công chức xếp lương ở ngạch mới. Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ hưởng lương ở ngạch mới. Ví dụ: Ông E đã được bổ nhiệm ngạch nhân viên bảo vệ (mã ngạch 01.11), bậc lương 12 và hệ số lương 3.48 và 19% phụ cấp thâm niên vượt khing từ 01/6/2015 (tổng hệ số lương 3.48 cộng 19% vượt khung đang hưởng ở ngạch nhân viên bảo vệ là 4.14). Nay đủ điều kiện được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005), do tổng hệ số lương đang hưởng ở ngạch nhân viên bảo vệ lớn hơn hệ số lương 4.06 ở bậc cuối cùng trong ngạch nhân viên, nên được xếp vào hệ số lương 4.06 bậc 12 ngạch nhân viên cộng hệ số chênh lệch bảo lưu 0.08. Thời gian hưởng lương ở ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005) và thời gian xét thưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005) được tính từ ngày ký quyết định bổ nhiệm ngạch mới, đồng thời hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0.08 (3.14 – 4.06) Đến ngày 01/6/2015, đủ 2 năm, ông E đủ điều kiện hưởng 5% phụ cấp thâm niên vượt khung thì ông E vẫn tiếp tục được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0.08 (4.14 – 4.06) + Việc nâng ngạch công chức hành chính thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch công chức hành chính tại Thông tư 11/2014/TT-BNV và khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV. Các nội dung này được đề cập tại dự thảo Thông tư hướng dẫn bổ nhiệm ngạch và xếp lương công chức hành chính.