Xác định lại dân tộc cho con thì có cần con đồng ý không?
Tôi là người Kinh, vợ tôi là người Mường, là dân tộc thiểu số. Trước đây, khi sinh con, chúng tôi có thỏa thuận cho con theo dân tộc của tôi là dân tộc Kinh. Được biết người thuộc dân tộc thiểu số có nhiều ưu đãi hơn từ nhà nước cho nên đến năm 15 tuổi chúng tôi quyết định thay đổi dân tộc cho con sang dân tộc của mẹ. Vậy cho hỏi, chúng tôi có cần sự đồng ý của con tôi không? 1. Xác định lại dân tộc cho con thì có cần con đồng ý không? Căn cứ theo khoản 11 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 có quy định “Xác định lại dân tộc là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký xác định lại dân tộc của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự”. Cũng theo Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền xác định lại dân tộc như sau: “1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình. … 3. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây: a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau; b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình 4. Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó." Theo đó, cha mẹ có quyền quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc cho con trong trường hợp cha, mẹ thuộc hai dân tộc khác nhau. Và việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó. Như vậy, nếu như con của anh đã đủ 15 tuổi thì khi anh chị muốn làm thủ tục xác định lại dân tộc cho con theo dân tộc của chị thì phải được người con đồng ý. 2. Ủy ban cấp xã có giải quyết việc xác định lại dân tộc cho người đã đủ 15 tuổi hay không? Căn cứ Điều 46 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc như sau: "1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc. 3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc." Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc xác định lại dân tộc. Như vậy, thẩm quyền giải quyết việc xác định lại dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền này. 3. Làm thủ tục xác định lại dân tộc cho con có tốn phí không? Hiện nay, mức lệ phí xác định lại dân tộc cụ thể do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Ví dụ như ở TP.HCM, theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND thì mức thu khi làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc là 25.000 đồng/trường hợp. Lưu ý: Trừ các trường hợp được miễn lệ phí theo quy định của Luật Hộ tịch và Luật phí và lệ phí.
Có được xác định lại dân tộc cho con hay không?
Dân tộc là một yếu tố quan trọng của một người từ khi sinh ra và gắn liền với người đó đến suốt một đời và cũng là thông tin thể hiện người đó có dân tộc trong các loại giấy tờ. Vậy trường hợp cha và mẹ có hai dân tộc khác nhau mà muốn xác định lại dân tộc cho con theo cha hoặc mẹ thì có được không? 1. Cá nhân có quyền xác định dân tộc, xác định lại dân tộc không? Cụ thể tại Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền xác định, xác định lại dân tộc của công dân Việt Nam như sau: - Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình. - Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn. - Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây: + Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau; + Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình. - Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó. - Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam. 2. Thủ tục xác định lại dân tộc Công dân có thể thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc theo Điều 47 Luật Hộ tịch 2014 quy định trường hợp yêu cầu xác định lại dân tộc thì phải có giấy tờ làm căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật; trình tự được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Luật Hộ tịch 2014 như sau: - Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Hộ tịch 2014, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc. - Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì UBND cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến UBND nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch. Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch. 3. Đến cơ quan nào để xác định lại dân tộc? Theo Điều 46 Luật Hộ tịch 2014 thì người dân có thể đến các cơ quan sau đây để đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc: - UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. - UBND cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc. - UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc. Như vậy, công dân hoàn toàn có thể thay đổi được dân tộc của mình trong trường hợp người này có yêu cầu xác định lại dân tộc của mình theo cha hoặc mẹ và căn cứ thủ tục nêu để thay đổi lại dân tộc.
Cá nhân có được phép thay đổi dân tộc không?
Dân tộc của mỗi cá nhân là một trong những đặc điểm nhân thân cơ bản và có tính bền vững. Vậy khi một cá nhân có nhu cầu được thay đổi dân tộc thì có được chấp nhận không và giấy tờ thủ tục ra sao? 1. Quy định pháp luật về quyền thay đổi dân tộc Theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây: - Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau; - Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình. Ngoài ra tại Khoản 4,5 Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 có thêm quy định: - Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó. - Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam. 2. Thẩm quyền xác định lại dân tộc - Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của người yêu cầu thay đổi dân tộc nếu thay đổi dân tộc cho công dân Việt Nam ở trong nước. - Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi: + Đã đăng ký trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; + Người Việt Nam hiện đã định cư nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây; + Đã đăng ký trước đây hoặc nơi cư trú của công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước. 3. Thủ tục xác định lại dân tộc a. Các hồ sơ cần chuẩn bị - Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP Hướng dẫn luật Hộ tịch. - Bản chính giấy khai sinh của người cần thay đổi dân tộc. - Bản sao có công chứng, chứng thực sổ hộ khẩu. - Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (nếu có). - Các giấy tờ, tài liệu liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi dân tộc: ví dụ như văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc thay đổi dân tộc cho con hoặc văn bản xác định cha, mẹ, con,… b. Thủ tục xác định lại dân tộc Bước 1: Người yêu cầu nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Khi người có yêu cầu gửi hồ sơ xin thay đổi dân tộc, người tiếp nhận hồ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ của người có yêu cầu. Nếu xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ, còn thiếu giấy tờ thì người tiếp nhận phải hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện theo quy định pháp luật. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật thì mới được tiến hành thủ tục thay đổi dân tộc theo yêu cầu. Người tiếp nhận phải ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của mình. Bước 3: Tiến hành thay đổi dân tộc Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy việc thay đổi dân tộc là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu thay đổi dân tộc ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Quyền xác định dân tộc trong BLDS 2005, 2015
Điều 18 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định quyền xác định dân tộc. Tuy nhiên, BLDS 2015 đã mở rộng quy định này thành quyền xác định, xác định lại dân tộc. Mặc dù Điều 28 BLDS 2005 có quy định về việc xác định lại dân tộc của cá nhân, nhưng với tiêu đề Quyền xác định dân tộc khiến cho phần nội hàm và ngoại diên của điều luật này không hoàn toàn phù hợp. Việc bổ sung quyền xác định lại dân tộc đã mở ra cơ hội cho các cá nhân muốn xác định lại dân tộc mình được thực hiện quyền tìm về nguồn cội của mình. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện của Việt Nam khi có đến 54 dân tộc khác nhau cùng sinh sống trên cùng lãnh thổ. Điều này đồng thời giúp cho các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ cá nhân xác định lại dân tộc của mình. Có thể nói rằng quyền xác định, xác định lại dân tộc là một quyền cơ bản và quan trọng đối với mỗi cá nhân. Do đó, ở khoản 1 Điều 29 BLDS 2015 quyền này đã được khẳng định. So với BLDS 2005 thì sự khẳng định này của điều luật chính là cơ sở pháp lý đầu tiên và quan trọng để cá nhân trên cơ sở đó thực hiện quyền của mình. Ở đây, cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ, tức quy định việc xác định dân tộc dựa trên yếu tố huyết thống (theo cha đẻ hoặc mẹ đẻ). Tuy nhiên, BLDS mới đã có sự bổ sung theo hướng rõ hơn cách xác đinh dân tộc của con trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ mang hai dân tộc khác nhau. Trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn. BLDS 2005 không quy định trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ (đương nhiên không xác định được dân tộc cho trẻ trong trường hợp này). Điều này khiến cho việc xác định dân tộc của trẻ không được chính xác. Để khắc phục vấn đề này, BLDS 2015 đã có quy định Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dan tộc theo dân tộc của của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó. Đây là một quy định của BLDS, giúp tránh những lỗ hổng trên thực tế trong việc xác định dân tộc cho trẻ. Ngoài ra, BLDS 2005 cũng không dự liệu được trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi. Trong những trường hợp này, rõ ràng không thể xác định được dân tộc cho trẻ theo những cách thông thường. Các cơ quan nhà nước khi gặp phải yêu cầu này cũng khó thực hiện bởi không có cơ sở pháp lý. Để giải quyết những khó khăn này BLDS 2015 đã quy định Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Sự bổ sung quy định này của BLDS 2015 giúp cho việc xác định dân tộc của trẻ được thực hiện một cách triệt để.
Quyền xác định, xác định lại dân tộc
Câu hỏi: Chào anh/chị, tôi tên là Minh Hiếu. Tôi đang muốn tìm hiểu về quy định quyền xác định, xác định lại dân tộc ? Trả lời: Về quyền xác định, xác định lại dân tộc được quy định tại Điều 29 Bộ luật dân sự 2015 như sau: Điều 29. Quyền xác định, xác định lại dân tộc 1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình. 2. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em. 3. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây: a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau; b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình. 4. Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó. 5. Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.
Xác định lại dân tộc cho con thì có cần con đồng ý không?
Tôi là người Kinh, vợ tôi là người Mường, là dân tộc thiểu số. Trước đây, khi sinh con, chúng tôi có thỏa thuận cho con theo dân tộc của tôi là dân tộc Kinh. Được biết người thuộc dân tộc thiểu số có nhiều ưu đãi hơn từ nhà nước cho nên đến năm 15 tuổi chúng tôi quyết định thay đổi dân tộc cho con sang dân tộc của mẹ. Vậy cho hỏi, chúng tôi có cần sự đồng ý của con tôi không? 1. Xác định lại dân tộc cho con thì có cần con đồng ý không? Căn cứ theo khoản 11 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 có quy định “Xác định lại dân tộc là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký xác định lại dân tộc của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự”. Cũng theo Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền xác định lại dân tộc như sau: “1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình. … 3. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây: a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau; b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình 4. Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó." Theo đó, cha mẹ có quyền quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc cho con trong trường hợp cha, mẹ thuộc hai dân tộc khác nhau. Và việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó. Như vậy, nếu như con của anh đã đủ 15 tuổi thì khi anh chị muốn làm thủ tục xác định lại dân tộc cho con theo dân tộc của chị thì phải được người con đồng ý. 2. Ủy ban cấp xã có giải quyết việc xác định lại dân tộc cho người đã đủ 15 tuổi hay không? Căn cứ Điều 46 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc như sau: "1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc. 3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc." Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc xác định lại dân tộc. Như vậy, thẩm quyền giải quyết việc xác định lại dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền này. 3. Làm thủ tục xác định lại dân tộc cho con có tốn phí không? Hiện nay, mức lệ phí xác định lại dân tộc cụ thể do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Ví dụ như ở TP.HCM, theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND thì mức thu khi làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc là 25.000 đồng/trường hợp. Lưu ý: Trừ các trường hợp được miễn lệ phí theo quy định của Luật Hộ tịch và Luật phí và lệ phí.
Có được xác định lại dân tộc cho con hay không?
Dân tộc là một yếu tố quan trọng của một người từ khi sinh ra và gắn liền với người đó đến suốt một đời và cũng là thông tin thể hiện người đó có dân tộc trong các loại giấy tờ. Vậy trường hợp cha và mẹ có hai dân tộc khác nhau mà muốn xác định lại dân tộc cho con theo cha hoặc mẹ thì có được không? 1. Cá nhân có quyền xác định dân tộc, xác định lại dân tộc không? Cụ thể tại Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền xác định, xác định lại dân tộc của công dân Việt Nam như sau: - Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình. - Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn. - Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây: + Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau; + Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình. - Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó. - Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam. 2. Thủ tục xác định lại dân tộc Công dân có thể thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc theo Điều 47 Luật Hộ tịch 2014 quy định trường hợp yêu cầu xác định lại dân tộc thì phải có giấy tờ làm căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật; trình tự được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Luật Hộ tịch 2014 như sau: - Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Hộ tịch 2014, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc. - Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì UBND cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến UBND nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch. Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch. 3. Đến cơ quan nào để xác định lại dân tộc? Theo Điều 46 Luật Hộ tịch 2014 thì người dân có thể đến các cơ quan sau đây để đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc: - UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. - UBND cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc. - UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc. Như vậy, công dân hoàn toàn có thể thay đổi được dân tộc của mình trong trường hợp người này có yêu cầu xác định lại dân tộc của mình theo cha hoặc mẹ và căn cứ thủ tục nêu để thay đổi lại dân tộc.
Cá nhân có được phép thay đổi dân tộc không?
Dân tộc của mỗi cá nhân là một trong những đặc điểm nhân thân cơ bản và có tính bền vững. Vậy khi một cá nhân có nhu cầu được thay đổi dân tộc thì có được chấp nhận không và giấy tờ thủ tục ra sao? 1. Quy định pháp luật về quyền thay đổi dân tộc Theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây: - Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau; - Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình. Ngoài ra tại Khoản 4,5 Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 có thêm quy định: - Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó. - Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam. 2. Thẩm quyền xác định lại dân tộc - Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của người yêu cầu thay đổi dân tộc nếu thay đổi dân tộc cho công dân Việt Nam ở trong nước. - Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi: + Đã đăng ký trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; + Người Việt Nam hiện đã định cư nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây; + Đã đăng ký trước đây hoặc nơi cư trú của công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước. 3. Thủ tục xác định lại dân tộc a. Các hồ sơ cần chuẩn bị - Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP Hướng dẫn luật Hộ tịch. - Bản chính giấy khai sinh của người cần thay đổi dân tộc. - Bản sao có công chứng, chứng thực sổ hộ khẩu. - Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (nếu có). - Các giấy tờ, tài liệu liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi dân tộc: ví dụ như văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc thay đổi dân tộc cho con hoặc văn bản xác định cha, mẹ, con,… b. Thủ tục xác định lại dân tộc Bước 1: Người yêu cầu nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Khi người có yêu cầu gửi hồ sơ xin thay đổi dân tộc, người tiếp nhận hồ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ của người có yêu cầu. Nếu xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ, còn thiếu giấy tờ thì người tiếp nhận phải hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện theo quy định pháp luật. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật thì mới được tiến hành thủ tục thay đổi dân tộc theo yêu cầu. Người tiếp nhận phải ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của mình. Bước 3: Tiến hành thay đổi dân tộc Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy việc thay đổi dân tộc là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu thay đổi dân tộc ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Quyền xác định dân tộc trong BLDS 2005, 2015
Điều 18 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định quyền xác định dân tộc. Tuy nhiên, BLDS 2015 đã mở rộng quy định này thành quyền xác định, xác định lại dân tộc. Mặc dù Điều 28 BLDS 2005 có quy định về việc xác định lại dân tộc của cá nhân, nhưng với tiêu đề Quyền xác định dân tộc khiến cho phần nội hàm và ngoại diên của điều luật này không hoàn toàn phù hợp. Việc bổ sung quyền xác định lại dân tộc đã mở ra cơ hội cho các cá nhân muốn xác định lại dân tộc mình được thực hiện quyền tìm về nguồn cội của mình. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện của Việt Nam khi có đến 54 dân tộc khác nhau cùng sinh sống trên cùng lãnh thổ. Điều này đồng thời giúp cho các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ cá nhân xác định lại dân tộc của mình. Có thể nói rằng quyền xác định, xác định lại dân tộc là một quyền cơ bản và quan trọng đối với mỗi cá nhân. Do đó, ở khoản 1 Điều 29 BLDS 2015 quyền này đã được khẳng định. So với BLDS 2005 thì sự khẳng định này của điều luật chính là cơ sở pháp lý đầu tiên và quan trọng để cá nhân trên cơ sở đó thực hiện quyền của mình. Ở đây, cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ, tức quy định việc xác định dân tộc dựa trên yếu tố huyết thống (theo cha đẻ hoặc mẹ đẻ). Tuy nhiên, BLDS mới đã có sự bổ sung theo hướng rõ hơn cách xác đinh dân tộc của con trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ mang hai dân tộc khác nhau. Trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn. BLDS 2005 không quy định trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ (đương nhiên không xác định được dân tộc cho trẻ trong trường hợp này). Điều này khiến cho việc xác định dân tộc của trẻ không được chính xác. Để khắc phục vấn đề này, BLDS 2015 đã có quy định Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dan tộc theo dân tộc của của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó. Đây là một quy định của BLDS, giúp tránh những lỗ hổng trên thực tế trong việc xác định dân tộc cho trẻ. Ngoài ra, BLDS 2005 cũng không dự liệu được trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi. Trong những trường hợp này, rõ ràng không thể xác định được dân tộc cho trẻ theo những cách thông thường. Các cơ quan nhà nước khi gặp phải yêu cầu này cũng khó thực hiện bởi không có cơ sở pháp lý. Để giải quyết những khó khăn này BLDS 2015 đã quy định Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Sự bổ sung quy định này của BLDS 2015 giúp cho việc xác định dân tộc của trẻ được thực hiện một cách triệt để.
Quyền xác định, xác định lại dân tộc
Câu hỏi: Chào anh/chị, tôi tên là Minh Hiếu. Tôi đang muốn tìm hiểu về quy định quyền xác định, xác định lại dân tộc ? Trả lời: Về quyền xác định, xác định lại dân tộc được quy định tại Điều 29 Bộ luật dân sự 2015 như sau: Điều 29. Quyền xác định, xác định lại dân tộc 1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình. 2. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em. 3. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây: a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau; b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình. 4. Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó. 5. Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.