DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cá nhân có được phép thay đổi dân tộc không?

Avatar

 

Dân tộc của mỗi cá nhân là một trong những đặc điểm nhân thân cơ bản và có tính bền vững. Vậy khi một cá nhân có nhu cầu được thay đổi dân tộc thì có được chấp nhận không và giấy tờ thủ tục ra sao?

thay-doi-dan-toc

1. Quy định pháp luật về quyền thay đổi dân tộc

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:

- Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;

- Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.

Ngoài ra tại Khoản 4,5 Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 có thêm quy định:

- Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó.

- Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.

2. Thẩm quyền xác định lại dân tộc

- Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của người yêu cầu thay đổi dân tộc nếu thay đổi dân tộc cho công dân Việt Nam ở trong nước.

- Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi:

+ Đã đăng ký trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

+ Người Việt Nam hiện đã định cư nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây;

+ Đã đăng ký trước đây hoặc nơi cư trú của công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước.

3. Thủ tục xác định lại dân tộc

a. Các hồ sơ cần chuẩn bị

- Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP Hướng dẫn luật Hộ tịch.

- Bản chính giấy khai sinh của người cần thay đổi dân tộc.

- Bản sao có công chứng, chứng thực sổ hộ khẩu.

- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (nếu có).

- Các giấy tờ, tài liệu liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi dân tộc: ví dụ như văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc thay đổi dân tộc cho con hoặc văn bản xác định cha, mẹ, con,…

b. Thủ tục xác định lại dân tộc

Bước 1: Người yêu cầu nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Khi người có yêu cầu gửi hồ sơ xin thay đổi dân tộc, người tiếp nhận hồ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ của người có yêu cầu.

Nếu xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ, còn thiếu giấy tờ thì người tiếp nhận phải hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện theo quy định pháp luật.

Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật thì mới được tiến hành thủ tục thay đổi dân tộc theo yêu cầu. Người tiếp nhận phải ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của mình.

Bước 3: Tiến hành thay đổi dân tộc

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy việc thay đổi dân tộc là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu thay đổi dân tộc ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

  •  609
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…