Ngoại tình, có con ngoài giá thú nhưng người cha không nhận con để trốn cấp dưỡng thì xử lý thế nào?
Ngoại tình, sinh con ngoài giá thú rồi từ chối nhận con, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ gây ra những tổn thương sâu sắc cho trẻ. Vậy, pháp luật sẽ xử lý như thế nào đối với những hành vi này? (1) Người ngoại tình có được nhận con ngoài giá thú không? Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định mọi trẻ em đều có quyền có cha và mẹ, không phụ thuộc vào việc cha mẹ có kết hôn hay không. Theo Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết. Khi con đã thành niên nhận cha thì không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ thì không cần phải có sự đồng ý của cha. Như vậy, con ngoài giá thú mặc dù không được sinh ra trong thời gian hôn nhân của cha và mẹ thì vẫn có quyền làm giấy khai sinh và xác nhận cha - con để được hưởng những quyền lợi cơ bản của công dân. Do đó, người ngoại tình vẫn được nhận con ngoài giá thú, tuy nhiên phải làm thủ tục yêu cầu xác nhận cha - con. (2) Người cha không nhận con ngoài giá thú để trốn cấp dưỡng thì xử lý thế nào? Bởi vì con sinh ra ngoài giá thú không được coi là con chung của vợ chồng, do đó, theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, đứa trẻ khi sinh ra mặc định không xác định được cha và phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh sẽ để trống. Vì vậy, để xác định nghĩa vụ cấp dưỡng, trước tiên phải xác định quan hệ cha, mẹ, con. Để xác định cha cho con, phải làm thủ tục xác định cha, mẹ, con. Theo Điều 101 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc xác định cha, mẹ, con được quy định như sau: - Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp. - Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Như vậy, đối với trường hợp người cha không muốn nhận con ngoài giá thú (có xảy ra tranh chấp) thì Tòa án sẽ giải quyết việc xác định quan hệ cha - con này. Tòa án sẽ xác định mối quan hệ cha, mẹ, con thông qua việc yêu cầu trưng cầu giám định ADN hoặc căn cứ vào các chứng cứ chứng minh quan hệ cha con mà các bên cung cấp khi Tòa án giải quyết vụ việc. Nếu Tòa án ra quyết định xác định cha - con thì người mẹ có thể yêu cầu người cha thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mình trong trường hợp người cha không không trực tiếp nuôi con. Đồng thời, quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con sẽ được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch (ghi tên cha vào Giấy khai sinh) và các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con có liên quan. (3) Sau khi xác định cha - con mà người cha vẫn không cấp dưỡng thì xử lý thế nào? Liên quan đến vấn đề này, tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Bên cạnh đó, Điều 107 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng có quy định như sau: - Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. - Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. - Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này. Như vậy, sau khi Tòa án đã có quyết định xác định cha - con, nếu người cha không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Trường hợp người cha trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì người mẹ hoặc người thân thích hoặc các cơ quan quản lý về gia đình và trẻ em và Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án buộc người cha phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Khi đó, cơ quan thi hành án dân sự sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế như khấu trừ tiền trong tài khoản, trừ vào thu nhập của người không cấp dưỡng (Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008). Tùy theo tính chất và mức độ của việc không cấp dưỡng cho con mà người vi phạm có thể bị xử lý như sau: Xử phạt hành chính Theo Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu hành vi không cấp dưỡng cho con mà chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng và buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo đúng quy định. Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), nếu hành vi không cấp dưỡng cho con mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị truy cứu về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng với mức phạt tù cao nhất lên đến 02 năm. Như vậy, tổng kết lại, người ngoại tình vẫn có thể được nhận con ngoài giá thú, tuy nhiên phải thông qua thủ tục xác định cha, mẹ, con. Sau khi xác định cha, mẹ, con, người không trực tiếp nuôi dưỡng con có nghĩa vụ phải cấp dưỡng, trường hợp trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị xử lý theo pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Lập biên bản vi phạm hành chính khi người vi phạm cố tính trốn tránh
Thứ nhất, việc lập biên bản vi phạm hành chính, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012: "Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính ... 2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến." Theo đó, nếu người vi phạm trốn tránh thì có thể lập biên bản có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến. Thứ hai, việc ra quyết định thì dựa trên biên bản vi phạm hành chính đã lập, dù người vi phạm có trốn tránh thì vẫn ra quyết định như bình thường. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người vi phạm để thi hành theo hướng dẫn tại Điều 70 Luật này: "Điều 70. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành ... Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao."
Xử lý vi phạm hành chính khi người vi phạm cố tình trốn tránh
Thứ nhất, việc lập biên bản vi phạm hành chính, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012: "Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính ... 2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến." Theo đó, nếu người vi phạm trốn tránh thì có thể lập biên bản có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến. Thứ hai, việc ra quyết định thì dựa trên biên bản vi phạm hành chính đã lập, dù người vi phạm có trốn tránh thì vẫn ra quyết định như bình thường. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người vi phạm để thi hành theo hướng dẫn tại Điều 70 Luật này: "Điều 70. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành ... Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao."
Ly hôn nhưng vợ cố tình dấu địa chỉ và trốn tránh
Tôi và vợ tôi đã sống ly thân được 4 năm. Nay tôi biết đc vợ tôi đã sống chung với người đàn ông khác và đã có một con chung. Nên tôi đã đến tòa án nhân dân huyện nơi vợ tôi đang sinh sống với người đàn ông đó để làm thủ tục ly hôn với vợ tôi. Khi biết đc tôi làm đơn ly hôn thì vợ tôi lại không ở đó nữa mà lại đi chuyển đi chỗ khác làm việc nên toà án không đủ căn cứ để thụ lý vụ án của tôi. Toà án quyết định chuyển hồ sơ vụ án của tôi về toà án nơi chúng tôi đăng ký hộ khẩu thường trú. Tại đây toà án đã liên hệ trao đổi qua điện thoại với vợ tôi mấy lần mà chưa thỏa thuận được các vấn đề trong hôn nhân với tôi. Và tòa án có trao đổi với tôi rằng vụ án của tôi có thể bị đình chỉ vì lý do vợ tôi không về toà án để giải quyết cũng như không cung cấp địa chỉ tạm trú cho phía tòa án. Nên tòa án không có đủ căn cứ để tống đạt quyết định giải quyết vụ án của tôi. Vậy xin Luật sư tư vấn giúp tôi là, trường hợp của tôi phải giải quyết như thế nào?. Có căn cứ pháp lý nào áp dụng cho trường hợp của vợ tôi không. Vợ tôi cố tình dấu địa chỉ không cho tôi cũng như phía toà án biết, cũng như cố tình không tới tòa án để giải quyết vụ việc ly hôn với tôi, làm cho vụ án ly hôn của tôi đang bị bế tắc và có nguy cơ bị đình chỉ. Làm thế nào để tôi ly hôn đc với vợ tôi. (Toà án liên hệ trao đổi với vợ tôi thông qua số điện thoại di động.) Mong luật sư giúp tôi, xin cảm ơn
Ngoại tình, có con ngoài giá thú nhưng người cha không nhận con để trốn cấp dưỡng thì xử lý thế nào?
Ngoại tình, sinh con ngoài giá thú rồi từ chối nhận con, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ gây ra những tổn thương sâu sắc cho trẻ. Vậy, pháp luật sẽ xử lý như thế nào đối với những hành vi này? (1) Người ngoại tình có được nhận con ngoài giá thú không? Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định mọi trẻ em đều có quyền có cha và mẹ, không phụ thuộc vào việc cha mẹ có kết hôn hay không. Theo Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết. Khi con đã thành niên nhận cha thì không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ thì không cần phải có sự đồng ý của cha. Như vậy, con ngoài giá thú mặc dù không được sinh ra trong thời gian hôn nhân của cha và mẹ thì vẫn có quyền làm giấy khai sinh và xác nhận cha - con để được hưởng những quyền lợi cơ bản của công dân. Do đó, người ngoại tình vẫn được nhận con ngoài giá thú, tuy nhiên phải làm thủ tục yêu cầu xác nhận cha - con. (2) Người cha không nhận con ngoài giá thú để trốn cấp dưỡng thì xử lý thế nào? Bởi vì con sinh ra ngoài giá thú không được coi là con chung của vợ chồng, do đó, theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, đứa trẻ khi sinh ra mặc định không xác định được cha và phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh sẽ để trống. Vì vậy, để xác định nghĩa vụ cấp dưỡng, trước tiên phải xác định quan hệ cha, mẹ, con. Để xác định cha cho con, phải làm thủ tục xác định cha, mẹ, con. Theo Điều 101 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc xác định cha, mẹ, con được quy định như sau: - Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp. - Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Như vậy, đối với trường hợp người cha không muốn nhận con ngoài giá thú (có xảy ra tranh chấp) thì Tòa án sẽ giải quyết việc xác định quan hệ cha - con này. Tòa án sẽ xác định mối quan hệ cha, mẹ, con thông qua việc yêu cầu trưng cầu giám định ADN hoặc căn cứ vào các chứng cứ chứng minh quan hệ cha con mà các bên cung cấp khi Tòa án giải quyết vụ việc. Nếu Tòa án ra quyết định xác định cha - con thì người mẹ có thể yêu cầu người cha thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mình trong trường hợp người cha không không trực tiếp nuôi con. Đồng thời, quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con sẽ được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch (ghi tên cha vào Giấy khai sinh) và các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con có liên quan. (3) Sau khi xác định cha - con mà người cha vẫn không cấp dưỡng thì xử lý thế nào? Liên quan đến vấn đề này, tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Bên cạnh đó, Điều 107 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng có quy định như sau: - Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. - Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. - Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này. Như vậy, sau khi Tòa án đã có quyết định xác định cha - con, nếu người cha không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Trường hợp người cha trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì người mẹ hoặc người thân thích hoặc các cơ quan quản lý về gia đình và trẻ em và Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án buộc người cha phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Khi đó, cơ quan thi hành án dân sự sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế như khấu trừ tiền trong tài khoản, trừ vào thu nhập của người không cấp dưỡng (Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008). Tùy theo tính chất và mức độ của việc không cấp dưỡng cho con mà người vi phạm có thể bị xử lý như sau: Xử phạt hành chính Theo Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu hành vi không cấp dưỡng cho con mà chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng và buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo đúng quy định. Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), nếu hành vi không cấp dưỡng cho con mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị truy cứu về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng với mức phạt tù cao nhất lên đến 02 năm. Như vậy, tổng kết lại, người ngoại tình vẫn có thể được nhận con ngoài giá thú, tuy nhiên phải thông qua thủ tục xác định cha, mẹ, con. Sau khi xác định cha, mẹ, con, người không trực tiếp nuôi dưỡng con có nghĩa vụ phải cấp dưỡng, trường hợp trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị xử lý theo pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Lập biên bản vi phạm hành chính khi người vi phạm cố tính trốn tránh
Thứ nhất, việc lập biên bản vi phạm hành chính, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012: "Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính ... 2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến." Theo đó, nếu người vi phạm trốn tránh thì có thể lập biên bản có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến. Thứ hai, việc ra quyết định thì dựa trên biên bản vi phạm hành chính đã lập, dù người vi phạm có trốn tránh thì vẫn ra quyết định như bình thường. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người vi phạm để thi hành theo hướng dẫn tại Điều 70 Luật này: "Điều 70. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành ... Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao."
Xử lý vi phạm hành chính khi người vi phạm cố tình trốn tránh
Thứ nhất, việc lập biên bản vi phạm hành chính, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012: "Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính ... 2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến." Theo đó, nếu người vi phạm trốn tránh thì có thể lập biên bản có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến. Thứ hai, việc ra quyết định thì dựa trên biên bản vi phạm hành chính đã lập, dù người vi phạm có trốn tránh thì vẫn ra quyết định như bình thường. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người vi phạm để thi hành theo hướng dẫn tại Điều 70 Luật này: "Điều 70. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành ... Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao."
Ly hôn nhưng vợ cố tình dấu địa chỉ và trốn tránh
Tôi và vợ tôi đã sống ly thân được 4 năm. Nay tôi biết đc vợ tôi đã sống chung với người đàn ông khác và đã có một con chung. Nên tôi đã đến tòa án nhân dân huyện nơi vợ tôi đang sinh sống với người đàn ông đó để làm thủ tục ly hôn với vợ tôi. Khi biết đc tôi làm đơn ly hôn thì vợ tôi lại không ở đó nữa mà lại đi chuyển đi chỗ khác làm việc nên toà án không đủ căn cứ để thụ lý vụ án của tôi. Toà án quyết định chuyển hồ sơ vụ án của tôi về toà án nơi chúng tôi đăng ký hộ khẩu thường trú. Tại đây toà án đã liên hệ trao đổi qua điện thoại với vợ tôi mấy lần mà chưa thỏa thuận được các vấn đề trong hôn nhân với tôi. Và tòa án có trao đổi với tôi rằng vụ án của tôi có thể bị đình chỉ vì lý do vợ tôi không về toà án để giải quyết cũng như không cung cấp địa chỉ tạm trú cho phía tòa án. Nên tòa án không có đủ căn cứ để tống đạt quyết định giải quyết vụ án của tôi. Vậy xin Luật sư tư vấn giúp tôi là, trường hợp của tôi phải giải quyết như thế nào?. Có căn cứ pháp lý nào áp dụng cho trường hợp của vợ tôi không. Vợ tôi cố tình dấu địa chỉ không cho tôi cũng như phía toà án biết, cũng như cố tình không tới tòa án để giải quyết vụ việc ly hôn với tôi, làm cho vụ án ly hôn của tôi đang bị bế tắc và có nguy cơ bị đình chỉ. Làm thế nào để tôi ly hôn đc với vợ tôi. (Toà án liên hệ trao đổi với vợ tôi thông qua số điện thoại di động.) Mong luật sư giúp tôi, xin cảm ơn