Thắc mắc về thời gian và cách tính tiền trợ cấp thôi việc
Hiện tại công ty tôi có 1 trường hợp như sau: 1. Vào làm việc, ký hợp đồng từ 11/2006 nhưng đến tháng 03/2007 mới được tham gia bảo hiểm. 2. Xin nghỉ việc từ ngày 01/04/2019. Tiền lương cơ bản là : 4.827.000 Vnd Phụ cấp thâm niên: 600.000 vnd. Đây cũng là 2 khoản được đóng tiền bảo hiểm xã hội hiện nay. Vậy cho tôi hỏi. Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc là từ tháng 11/2006 hay là từ tháng 03/2007 ? Tiền lương tính trợ cấp thôi việc là tiền lương cơ bản hay là tiền lương cơ bản + tiền phụ cấp thâm niên. Rất mong nhận được câu trả lời của luật sư.
Trường hợp hưởng trợ cấp thôi việc
Về vấn đề về trợ cấp thôi việc: Người lao động A làm việc tại công ty ngày 07/12/2011. Tháng 2 năm 2017 họ xin nghỉ việc và được công ty đồng ý. Vậy thì ngoài việc người lao động A được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động A có được hưởng mức trợ cấp thôi việc từ công ty không? Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 quy định về trợ cấp thôi việc như sau: “Điều 48. Trợ cấp thôi việc 1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. 2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.” Như vậy, về nguyên tắc, ngoài hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cũng có quyền được hưởng trợ cấp thôi việc khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36. Tuy nhiên, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, nếu đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp ngay từ khi vào công ty, hoặc trước đó, thì hai khoản thời gian này là bằng nhau, khi đó thời gian tính trợ cấp là bằng 0. Và người lao động A không có trợ cấp thôi việc. Cụ thể quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Chi trả trợ cấp thôi việc khi quá hạn?
Kính gửi các thành viên dân luật! Mình có một câu hỏi mong mọi người cho ý kiến thảo luận. Mình có đọc Điều 43 Bộ luật lao động 2012 và Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP có quy định liên quan đến thời hạn thanh toán trợ cấp thôi việc sau khi chấm dứt hợp đồng lao động là 07 ngày (có thể kéo dài đến 30 ngày với điều kiện nhất định). Vậy câu hỏi đặt ra là sau thời hạn 7 ngày (kéo dài 30 ngày) như trên nêu nếu người lao động vì lý do nào đó mới đến doanh nghiệp để đề nghị thanh toán trợ cấp thôi việc thì doanh nghiệp có quyền không chi trả hay không? (hay vẫn bắt buộc phải chi trả dù đã quá thời hạn quy định) Rất mong nhận được tư vấn, ý kiến sớm. Trân trọng cảm ơn!
Mình làm việc cho một công ty tư nhân, thời gian bắt đầu làm việc từ 06/2012 đến 09/2017 (cty không có hợp đồng lao động cũng như chế độ bảo hiểm) Do vợ sinh nên mình xin nghỉ việc ở nhà phụ, mình có báo trước 1 tháng theo nội quy của công ty. Lương cơ bản của mình hàng tháng 5.5tr, xin Ls cho hỏi trong trường hợp mình thì chế độ phụ cấp thôi việc như thế nào? Mình có hỏi bên cty họ nói để họ xem lại nhưng đến nay đã 3 tháng mình vẫn chưa thấy trả lời. Cảm ơn LS đã tư vấn.
Chào mọi người, Mình có tìm hiểu về trợ cấp thôi việc, sẵn chia sẻ cho anh/chị/bạn nào đang vướng mắc về nội dung này cùng tham khảo nhé! THỨ NHẤT: Căn cứ được hưởng: Theo Điều 48 Bộ luật lao động 2012: Điều 48. Trợ cấp thôi việc 1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. 2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. 3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc. Như vậy, để xác định người lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc hay không phải xem xét 2 điều kiện: - Chấm dứt hợp đồng lao động theo các trường quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật lao động 2012 - Đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên tại công ty. Lưu ý: Phân biệt Thời gian làm việc thực tế để xét điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc và Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. THỨ HAI: Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết như sau: a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội; b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật; c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc. Lưu ý: trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ BHXH, nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày trở lên và thời gian thử việc, công ty không đóng BHTN cho người lao động và cũng không chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động (theo Khoản 3 Điều 186 Bộ luật động) thì thời gian này sẽ tính vào Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc. THỨ BA: Mức hưởng Sau khi tính được Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc sẽ quy ra mức hưởng như sau: - mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương; - trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc; Ví dụ: người lao động A đã làm việc thường xuyên cho công ty 6 năm, trong đó có 2 năm 4 tháng không đóng BHTN. => Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc: 2 năm 4 tháng 2 năm: tương đương 1 tháng tiền lương 4 tháng: 1/4 tháng tiền lương ------------------- Tổng cộng: 1,25 tháng tiền lương Lưu ý: Tiền lương là bao gồm (mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác); Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc. Thông tin chia sẻ cùng mọi người!
Chào mọi người, hiện tại em đang là kế toán, thực hiện việc chi trả tiền cho nhân viên, nhưng em đang gặp một số rắc rối, mong mọi người giúp đỡ em. - Trường hợp nhân viên A: làm việc từ 30/6/2013-30/6/2016. Lương bình quân liền kề 6 tháng là 5triệu, Tổng thời gian làm việc 3 năm, trong đó có 2 tháng thử việc. Theo quy định nếu làm việc trên 12 tháng sẽ được tính nửa tháng lương. Vậy khi công ty giải thể phải chi cho nhân viên (2,5 tr*3 năm ), tính vậy đúng không ạ? - Trường hợp nhân viên B: làm việc từ lảm việc 15 tháng, trong đó có 2 tháng thử việc, lương 5triệu theo quy định ( Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương)=> tiền phải cho cho nhân là : 5tr*2 tháng - Trường hợp nhân viên làm việc dưới 6 tháng, trong đó có 2 tháng thử việc k tham gia BHTN thì DN có phải chi trả tiền trợ cấp mất việc làm không? Mong mọi người giúp đỡ em!
Chế độ trợ cấp thôi việc cho người chờ hưu 7 tháng
Tôi là Hằng, sịnh tháng 12/1962. Tôi đã đóng bảo hiểm từ tháng 12/1980 đến nay, nhưng do tình hình công ty tôi đang giảm biên chế mà tôi còn 7 tháng nữa mới đủ tuổi để nhận sổ hưu. Vậy tôi muốn hỏi thủ tụclàm sổ hưu và chế độ trợ cấp thôi việc của tôi nếu tôi chấm dứt lao động từ ngày 1/6/2017 như thế nào? Mong được trả lời sớm. Tôi xin cảm ơn!
Trợ cấp thôi việc hay trợ cấp mất việc
Kính gửi các LS Tôi thấy trong BLLD 2012, có sự mâu thuẫn giữa khoản 1 điều 48 và điều 44, 45. Nhờ các LS giải thích giúp. Cụ thể: Điều 48. Trợ cấp thôi việc 1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Khoản 10, điều 36 quy định: Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động 10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã. Trong khi đó, điều 44, 45 lại quy định: Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế 1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Điều 45. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã 1. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này. Có phải khoản 1 điều 48 đang có vấn đề không?
Trợ cấp thôi việc khi đủ tuổi nghỉ hưu
Người lao động từ đủ 50 tuổi đến 59 tuổi, đã đóng BHXH 20 năm trở lên, làm đơn xin đơn phương chấm dứt hợp đồng, họ không ra hội đồng giám định y khoa để giám định bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên để nhận lương hưu. Như vậy sau 45 ngày khi doanh nghiệp làm quyết định chấm dứt hợp đồng cho họ có phải trả trợ cấp thôi việc mỗi năm 1/2 tháng lương cho họ không? Khi gởi hồ sơ qua cơ quan BHXH họ sẽ giải quyết các trường hợp này như thế nào? Mong các bạn cho ý kiến.
Thắc mắc về thời gian và cách tính tiền trợ cấp thôi việc
Hiện tại công ty tôi có 1 trường hợp như sau: 1. Vào làm việc, ký hợp đồng từ 11/2006 nhưng đến tháng 03/2007 mới được tham gia bảo hiểm. 2. Xin nghỉ việc từ ngày 01/04/2019. Tiền lương cơ bản là : 4.827.000 Vnd Phụ cấp thâm niên: 600.000 vnd. Đây cũng là 2 khoản được đóng tiền bảo hiểm xã hội hiện nay. Vậy cho tôi hỏi. Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc là từ tháng 11/2006 hay là từ tháng 03/2007 ? Tiền lương tính trợ cấp thôi việc là tiền lương cơ bản hay là tiền lương cơ bản + tiền phụ cấp thâm niên. Rất mong nhận được câu trả lời của luật sư.
Trường hợp hưởng trợ cấp thôi việc
Về vấn đề về trợ cấp thôi việc: Người lao động A làm việc tại công ty ngày 07/12/2011. Tháng 2 năm 2017 họ xin nghỉ việc và được công ty đồng ý. Vậy thì ngoài việc người lao động A được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động A có được hưởng mức trợ cấp thôi việc từ công ty không? Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 quy định về trợ cấp thôi việc như sau: “Điều 48. Trợ cấp thôi việc 1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. 2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.” Như vậy, về nguyên tắc, ngoài hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cũng có quyền được hưởng trợ cấp thôi việc khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36. Tuy nhiên, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, nếu đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp ngay từ khi vào công ty, hoặc trước đó, thì hai khoản thời gian này là bằng nhau, khi đó thời gian tính trợ cấp là bằng 0. Và người lao động A không có trợ cấp thôi việc. Cụ thể quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Chi trả trợ cấp thôi việc khi quá hạn?
Kính gửi các thành viên dân luật! Mình có một câu hỏi mong mọi người cho ý kiến thảo luận. Mình có đọc Điều 43 Bộ luật lao động 2012 và Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP có quy định liên quan đến thời hạn thanh toán trợ cấp thôi việc sau khi chấm dứt hợp đồng lao động là 07 ngày (có thể kéo dài đến 30 ngày với điều kiện nhất định). Vậy câu hỏi đặt ra là sau thời hạn 7 ngày (kéo dài 30 ngày) như trên nêu nếu người lao động vì lý do nào đó mới đến doanh nghiệp để đề nghị thanh toán trợ cấp thôi việc thì doanh nghiệp có quyền không chi trả hay không? (hay vẫn bắt buộc phải chi trả dù đã quá thời hạn quy định) Rất mong nhận được tư vấn, ý kiến sớm. Trân trọng cảm ơn!
Mình làm việc cho một công ty tư nhân, thời gian bắt đầu làm việc từ 06/2012 đến 09/2017 (cty không có hợp đồng lao động cũng như chế độ bảo hiểm) Do vợ sinh nên mình xin nghỉ việc ở nhà phụ, mình có báo trước 1 tháng theo nội quy của công ty. Lương cơ bản của mình hàng tháng 5.5tr, xin Ls cho hỏi trong trường hợp mình thì chế độ phụ cấp thôi việc như thế nào? Mình có hỏi bên cty họ nói để họ xem lại nhưng đến nay đã 3 tháng mình vẫn chưa thấy trả lời. Cảm ơn LS đã tư vấn.
Chào mọi người, Mình có tìm hiểu về trợ cấp thôi việc, sẵn chia sẻ cho anh/chị/bạn nào đang vướng mắc về nội dung này cùng tham khảo nhé! THỨ NHẤT: Căn cứ được hưởng: Theo Điều 48 Bộ luật lao động 2012: Điều 48. Trợ cấp thôi việc 1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. 2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. 3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc. Như vậy, để xác định người lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc hay không phải xem xét 2 điều kiện: - Chấm dứt hợp đồng lao động theo các trường quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật lao động 2012 - Đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên tại công ty. Lưu ý: Phân biệt Thời gian làm việc thực tế để xét điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc và Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. THỨ HAI: Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết như sau: a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội; b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật; c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc. Lưu ý: trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ BHXH, nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày trở lên và thời gian thử việc, công ty không đóng BHTN cho người lao động và cũng không chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động (theo Khoản 3 Điều 186 Bộ luật động) thì thời gian này sẽ tính vào Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc. THỨ BA: Mức hưởng Sau khi tính được Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc sẽ quy ra mức hưởng như sau: - mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương; - trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc; Ví dụ: người lao động A đã làm việc thường xuyên cho công ty 6 năm, trong đó có 2 năm 4 tháng không đóng BHTN. => Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc: 2 năm 4 tháng 2 năm: tương đương 1 tháng tiền lương 4 tháng: 1/4 tháng tiền lương ------------------- Tổng cộng: 1,25 tháng tiền lương Lưu ý: Tiền lương là bao gồm (mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác); Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc. Thông tin chia sẻ cùng mọi người!
Chào mọi người, hiện tại em đang là kế toán, thực hiện việc chi trả tiền cho nhân viên, nhưng em đang gặp một số rắc rối, mong mọi người giúp đỡ em. - Trường hợp nhân viên A: làm việc từ 30/6/2013-30/6/2016. Lương bình quân liền kề 6 tháng là 5triệu, Tổng thời gian làm việc 3 năm, trong đó có 2 tháng thử việc. Theo quy định nếu làm việc trên 12 tháng sẽ được tính nửa tháng lương. Vậy khi công ty giải thể phải chi cho nhân viên (2,5 tr*3 năm ), tính vậy đúng không ạ? - Trường hợp nhân viên B: làm việc từ lảm việc 15 tháng, trong đó có 2 tháng thử việc, lương 5triệu theo quy định ( Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương)=> tiền phải cho cho nhân là : 5tr*2 tháng - Trường hợp nhân viên làm việc dưới 6 tháng, trong đó có 2 tháng thử việc k tham gia BHTN thì DN có phải chi trả tiền trợ cấp mất việc làm không? Mong mọi người giúp đỡ em!
Chế độ trợ cấp thôi việc cho người chờ hưu 7 tháng
Tôi là Hằng, sịnh tháng 12/1962. Tôi đã đóng bảo hiểm từ tháng 12/1980 đến nay, nhưng do tình hình công ty tôi đang giảm biên chế mà tôi còn 7 tháng nữa mới đủ tuổi để nhận sổ hưu. Vậy tôi muốn hỏi thủ tụclàm sổ hưu và chế độ trợ cấp thôi việc của tôi nếu tôi chấm dứt lao động từ ngày 1/6/2017 như thế nào? Mong được trả lời sớm. Tôi xin cảm ơn!
Trợ cấp thôi việc hay trợ cấp mất việc
Kính gửi các LS Tôi thấy trong BLLD 2012, có sự mâu thuẫn giữa khoản 1 điều 48 và điều 44, 45. Nhờ các LS giải thích giúp. Cụ thể: Điều 48. Trợ cấp thôi việc 1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Khoản 10, điều 36 quy định: Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động 10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã. Trong khi đó, điều 44, 45 lại quy định: Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế 1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Điều 45. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã 1. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này. Có phải khoản 1 điều 48 đang có vấn đề không?
Trợ cấp thôi việc khi đủ tuổi nghỉ hưu
Người lao động từ đủ 50 tuổi đến 59 tuổi, đã đóng BHXH 20 năm trở lên, làm đơn xin đơn phương chấm dứt hợp đồng, họ không ra hội đồng giám định y khoa để giám định bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên để nhận lương hưu. Như vậy sau 45 ngày khi doanh nghiệp làm quyết định chấm dứt hợp đồng cho họ có phải trả trợ cấp thôi việc mỗi năm 1/2 tháng lương cho họ không? Khi gởi hồ sơ qua cơ quan BHXH họ sẽ giải quyết các trường hợp này như thế nào? Mong các bạn cho ý kiến.