Thư ký thi hành án dân sự thực hiện những công việc gì
Thư ký thi hành án là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, có trách nhiệm giúp Chấp hành viên thực hiện các trình tự, thủ tục trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính hoặc giúp Thẩm tra viên thi hành án thực hiện nhiệm vụ thẩm tra theo quy định của pháp luật. Thư ký thi hành án dân sự thực hiện những công việc gì Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định về nhiệm vụ của thư ký thi hành án dân sự như sau: - Ghi chép biên bản xác minh thi hành án; biên bản giải quyết thi hành án; biên bản giao quyết định, văn bản; biên bản xử lý vật chứng, tài sản đã kê biên, tạm giữ; biên bản kê biên tài sản; biên bản họp, biên bản định giá tài sản; biên bản kiểm tra hiện trạng tài sản; biên bản tiêu hủy tang vật; biên bản cưỡng chế; biên bản giao nhà đất; biên bản trả tài sản và các biên bản nghiệp vụ khác; - Thực hiện một số nội dung xác minh, xây dựng hồ sơ thi hành án dân sự theo sự phân công của Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án; - Tham mưu, giúp Chấp hành viên chuẩn bị hồ sơ, thủ tục, tổ chức thi hành thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện; giúp Chấp hành viên thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật hoặc giúp Thẩm tra viên thi hành án thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; - Giúp Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án thông báo các giấy tờ thi hành án theo quy định; - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để giúp Chấp hành viên thực hiện công tác tổ chức thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính; giúp Thẩm tra viên thi hành án thực hiện thẩm tra thi hành án theo quy định của pháp luật; Ngoài thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình tố tụng nêu trên thì thư ký hành án dân sự còn phải thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thi hành án giao. Tiêu chuẩn đối với ngạch thư ký thi hành án Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của thư ký thi hành án dân sự được quy định tại Điều 11 Thông tư 02/2024/TT-BTP như sau: - Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực công tác thi hành án dân sự; - Nắm vững các kiến thức cơ bản về pháp lý và nghiệp vụ thi hành án dân sự; - Có khả năng tổng hợp, đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề về liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của thư ký thi hành án; - Có kỹ năng soạn thảo văn bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao; - Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản. Bên cạnh tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thì ngạch thư ký thi hành án dân sự còn yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau: - Có trình độ cử nhân luật trở lên; - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương; - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm đối với Thư ký thi hành án dân sự theo nội dung chương trình của Bộ Tư pháp. Lưu ý đối với công chức dự thi nâng ngạch Thư ký thi hành án phải có thời gian giữ ngạch Thư ký trung cấp thi hành án từ 03 năm (36 tháng) trở lên. Thông tư 02/2024/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 18/05/2024.
Nâng ngạch thẩm tra viên chính Tòa quân sự giảm còn 09 năm công tác
Ngày 30/01/2023 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 10/2023/TT-BQP sửa đổi Thông tư 19/2018/TT-BQP quy định về chức danh cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội. Theo đó, thông tư mới thay đổi tiêu chuẩn nâng ngạch đối với thẩm tra viên, thẩm tra viên chính và thẩm tra viên cao cấp thi hành án quân sự được quy định như sau: (1) Thẩm tra viên - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BQP. - Có trình độ cử nhân luật trở lên. - Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên. - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp. (So với hiện hành đã không còn quy định tiêu chuẩn bắt buộc đối với chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ tin học theo quy định) (2) Thẩm tra viên chính - Sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BQP. - Có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày đề nghị bổ nhiệm; - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự chính theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp. (Đặc biệt quy định mới đã giảm thời gian nâng ngạch lên Thẩm tra viên chính phải từ đủ 10 năm trở lên, xuống thành 09 năm công tác). (3) Thẩm tra viên cao cấp - Sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BQP. - Có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên (đủ 72 tháng), trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày đề nghị bổ nhiệm. - Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị theo quy định. - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự cao cấp theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp. (Tăng thời hạn nâng ngạch từ Thẩm tra viên chính lên Thẩm tra viên cao cấp từ 03 năm công tác thành 06 năm công tác, ngoài ra có thể thay thế bằng cao cấp chính trị bằng cử nhân chính trị hoặc tương đương). Ngoài ra, trường hợp cán bộ từ Viện kiểm sát, Tòa án, Điều tra, Pháp chế, Thanh tra, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Bảo vệ an ninh Quân đội, Phòng Thi hành án cấp quân khu chuyển công tác về Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng để bổ nhiệm làm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Cục Thi hành án thì được xem xét đề nghị bổ nhiệm giữ ngạch Thẩm tra viên tương đương ngạch đang giữ theo quy định của pháp luật. Thay đổi tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký thi hành án quân sự Cụ thể sửa đổi khoản 1 Điều 16 Thông tư 19/2018/TT-BQP về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm đối với Thư ký thi hành án quân sự : - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BQP. - Có trình độ cử nhân luật trở lên. - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp. (So với Thông tư 19/2018/TT-BQP cũng đã loại bỏ quy định bắt buộc Thư ký thi hành án quân sự phải có chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ tin học). Thư ký thi hành án trong Quân đội bị miễn nhiệm thuộc một trong các trường hợp sau: - Vi phạm pháp luật Nhà nước hoặc kỷ luật Quân đội được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 19/2018/TT-BQP quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng. - Có căn cứ xác định không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đảm nhiệm Thư ký thi hành án trong Quân đội. Xem thêm Thông tư 10/2023/TT-BQP có hiệu lực ngày 16/03/2023 sửa đổi Thông tư 19/2018/TT-BQP.
Thư ký thi hành án dân sự thực hiện những công việc gì
Thư ký thi hành án là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, có trách nhiệm giúp Chấp hành viên thực hiện các trình tự, thủ tục trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính hoặc giúp Thẩm tra viên thi hành án thực hiện nhiệm vụ thẩm tra theo quy định của pháp luật. Thư ký thi hành án dân sự thực hiện những công việc gì Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định về nhiệm vụ của thư ký thi hành án dân sự như sau: - Ghi chép biên bản xác minh thi hành án; biên bản giải quyết thi hành án; biên bản giao quyết định, văn bản; biên bản xử lý vật chứng, tài sản đã kê biên, tạm giữ; biên bản kê biên tài sản; biên bản họp, biên bản định giá tài sản; biên bản kiểm tra hiện trạng tài sản; biên bản tiêu hủy tang vật; biên bản cưỡng chế; biên bản giao nhà đất; biên bản trả tài sản và các biên bản nghiệp vụ khác; - Thực hiện một số nội dung xác minh, xây dựng hồ sơ thi hành án dân sự theo sự phân công của Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án; - Tham mưu, giúp Chấp hành viên chuẩn bị hồ sơ, thủ tục, tổ chức thi hành thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện; giúp Chấp hành viên thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật hoặc giúp Thẩm tra viên thi hành án thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; - Giúp Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án thông báo các giấy tờ thi hành án theo quy định; - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để giúp Chấp hành viên thực hiện công tác tổ chức thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính; giúp Thẩm tra viên thi hành án thực hiện thẩm tra thi hành án theo quy định của pháp luật; Ngoài thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình tố tụng nêu trên thì thư ký hành án dân sự còn phải thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thi hành án giao. Tiêu chuẩn đối với ngạch thư ký thi hành án Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của thư ký thi hành án dân sự được quy định tại Điều 11 Thông tư 02/2024/TT-BTP như sau: - Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực công tác thi hành án dân sự; - Nắm vững các kiến thức cơ bản về pháp lý và nghiệp vụ thi hành án dân sự; - Có khả năng tổng hợp, đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề về liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của thư ký thi hành án; - Có kỹ năng soạn thảo văn bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao; - Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản. Bên cạnh tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thì ngạch thư ký thi hành án dân sự còn yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau: - Có trình độ cử nhân luật trở lên; - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương; - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm đối với Thư ký thi hành án dân sự theo nội dung chương trình của Bộ Tư pháp. Lưu ý đối với công chức dự thi nâng ngạch Thư ký thi hành án phải có thời gian giữ ngạch Thư ký trung cấp thi hành án từ 03 năm (36 tháng) trở lên. Thông tư 02/2024/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 18/05/2024.
Nâng ngạch thẩm tra viên chính Tòa quân sự giảm còn 09 năm công tác
Ngày 30/01/2023 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 10/2023/TT-BQP sửa đổi Thông tư 19/2018/TT-BQP quy định về chức danh cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội. Theo đó, thông tư mới thay đổi tiêu chuẩn nâng ngạch đối với thẩm tra viên, thẩm tra viên chính và thẩm tra viên cao cấp thi hành án quân sự được quy định như sau: (1) Thẩm tra viên - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BQP. - Có trình độ cử nhân luật trở lên. - Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên. - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp. (So với hiện hành đã không còn quy định tiêu chuẩn bắt buộc đối với chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ tin học theo quy định) (2) Thẩm tra viên chính - Sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BQP. - Có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày đề nghị bổ nhiệm; - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự chính theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp. (Đặc biệt quy định mới đã giảm thời gian nâng ngạch lên Thẩm tra viên chính phải từ đủ 10 năm trở lên, xuống thành 09 năm công tác). (3) Thẩm tra viên cao cấp - Sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BQP. - Có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên (đủ 72 tháng), trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày đề nghị bổ nhiệm. - Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị theo quy định. - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự cao cấp theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp. (Tăng thời hạn nâng ngạch từ Thẩm tra viên chính lên Thẩm tra viên cao cấp từ 03 năm công tác thành 06 năm công tác, ngoài ra có thể thay thế bằng cao cấp chính trị bằng cử nhân chính trị hoặc tương đương). Ngoài ra, trường hợp cán bộ từ Viện kiểm sát, Tòa án, Điều tra, Pháp chế, Thanh tra, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Bảo vệ an ninh Quân đội, Phòng Thi hành án cấp quân khu chuyển công tác về Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng để bổ nhiệm làm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Cục Thi hành án thì được xem xét đề nghị bổ nhiệm giữ ngạch Thẩm tra viên tương đương ngạch đang giữ theo quy định của pháp luật. Thay đổi tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký thi hành án quân sự Cụ thể sửa đổi khoản 1 Điều 16 Thông tư 19/2018/TT-BQP về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm đối với Thư ký thi hành án quân sự : - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BQP. - Có trình độ cử nhân luật trở lên. - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp. (So với Thông tư 19/2018/TT-BQP cũng đã loại bỏ quy định bắt buộc Thư ký thi hành án quân sự phải có chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ tin học). Thư ký thi hành án trong Quân đội bị miễn nhiệm thuộc một trong các trường hợp sau: - Vi phạm pháp luật Nhà nước hoặc kỷ luật Quân đội được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 19/2018/TT-BQP quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng. - Có căn cứ xác định không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đảm nhiệm Thư ký thi hành án trong Quân đội. Xem thêm Thông tư 10/2023/TT-BQP có hiệu lực ngày 16/03/2023 sửa đổi Thông tư 19/2018/TT-BQP.