Hướng dẫn tố giác tin giả trên mạng xã hội
Tin giả (fake news) là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm duyệt và thường xuất hiện trên mạng xã hội hay các phương tiện truyền thông. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn tố giác tin giả trên mạng xã hội. Hướng dẫn tố giác tin giả trên mạng xã hội Khi nhận thấy tin giả trên mạng xã hội và muốn tố giác thì người dùng cần thực hiện các bước như sau: Bước 1: Lưu lại bằng chứng (lưu lại đường link, chụp ảnh màn hình tin, bài viết nghi là giả, tải video nghi là giả về máy tính, điện thoại của mình.). Lưu ý: Không chia sẻ và cảnh báo cho người thân, bạn bè không chia sẻ những thông tin nghi ngờ là giả này. Cảnh báo cho người đang đăng tải, chia sẻ những thông tin này về khả năng họ đang lan truyền tin giả và hậu quả của việc này. Bước 2: Tố giác tin giả (kèm theo thông tin, bằng chứng) đến cơ quan chức năng có thẩm quyền theo các cách sau: - Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) thông qua website, email hoặc số hotline - Đến cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương (Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố (có thể lấy thông tin liên hệ qua website của các cơ quan này). Tải về mẫu đơn tố giác tin giả: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/23/mau-don-to-giac.docx Người tung tin giả lên mạng xã hội bị xử phạt hành chính thế nào? Theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: + Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; + Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; + Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; + Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; + Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; + Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; + Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; + Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, người tung tin giả trên mạng xã hội có thể bị phạt hành chính từ 10 - 20 triệu đồng và bị buộc gỡ bỏ tin giả. Người tung tin giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tuỳ tính chất, mục đích của việc tung tin giả mà người tung tin giả còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với những tội danh sau: - Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là 7 năm tù. - Tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là 7 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là 5 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, - Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác theo Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là 3 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người tung tin giả trên mạng xã hội nếu vượt quá mức vi phạm hành chính thì sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội danh quy định trên.
Mẫu đơn tố cáo, tố giác thông dụng mới nhất 2024? Sự khác nhau cơ bản giữa 2 mẫu đơn?
Tố cáo và tố giác khác hay giống nhau? Khi nào làm đơn tố cáo, khi nào làm đơn tố giác? Sự khác nhau giữa 2 mẫu đơn này là gì? Hiện nay nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vậy người dân cần làm đơn gì? Tố cáo là gì? Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định, tố cáo là việc cá nhân thực hiện theo thủ tục theo quy định để báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 2 Luật Tố cáo 2018, người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo; người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo và người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Mục đích của việc tố cáo là nhằm phát hiện, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Điểm khác nhau cơ bản giữa tố cáo và tố giác là gì? Tại Bộ luật Hình sự 2015 giải thích rõ: “Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền” Như vậy, khái niệm tố cáo bao hàm khái niệm tố giác. Tố cáo là việc công dân phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức và báo cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền biết về hành vi này. Còn công dân chỉ tố giác khi phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015. Đối tượng của tố cáo là mọi hành vi phạm pháp luật từ dân sự, hành chính,… Còn đối tượng của tố giác là các hành vi có dấu hiệu của tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015. Do đó khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu hình sự thì người dân nên làm đơn tố giác thay vì tố cáo.Tố cáo là quyền của công dân, nhưng không phải nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện, công dân có thể thực hiện hoặc không. Tố giác vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân. Mọi cá nhân đều phải có nghĩa vụ giám sát và báo cho các cơ quan chức năng về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức khác trong xã hội. Mẫu đơn tố cáo, tố giác thông dụng mới nhất (1) Mẫu đơn tố cáo Xem và tải: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/10/mau-don-to-cao%20(1).doc Xem thêm bài viết: Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng (2) Mẫu đơn tố giác tội phạm Xem và tải: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/10/don-to-giac.docx Nộp hồ sơ tố giác ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu? Nộp hồ sơ: Công dân gửi hồ sơ đến Cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú). Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm: - Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. - Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Tố giác tội phạm qua ứng dụng điện tử VNeID Xem bài viết: Bộ Công an hướng dẫn cách tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID Thời hạn xử lý: Căn cứ tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn giải quyết tố giác như sau: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được việc tố giác, cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác. Nếu sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh nhiều nơi, thời hạn giải quyết tố giác kéo dài không quá 2 tháng, hoặc Viện Kiểm sát có thể gia hạn một lần (nhưng cũng không quá 2 tháng). Như vậy thời gian tối đa giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tối đa không quá 4 tháng. Nộp hồ sơ tố cáo ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu? Nộp hồ sơ: i) Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý trực tiếp. - Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan mình, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý trực tiếp. - Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. - Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. - Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. - Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. ii) Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Tòa án nhân dân - Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp. - Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, công chức khác do mình quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Tòa án nhân dân cấp huyện. - Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp. - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức khác do mình quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp, của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh. iii) Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Viện kiểm sát nhân dân - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp. - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, công chức khác do mình quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp. - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm nhân dân cấp cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức khác do mình quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp, của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. iv) Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Kiểm toán nhà nước Tổng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức, đơn vị trong Kiểm toán nhà nước. v) Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan khác của Nhà nước - Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Quốc hội khác khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. - Thường trực Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Hội đồng nhân dân khác khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, trừ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp mình. Cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn việc bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. - Người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp và của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước do người có thẩm quyền bổ nhiệm người đó giải quyết. vi) Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập - Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc, công chức, viên chức do mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị do mình quản lý trực tiếp. - Người đứng đầu cơ quan nhà nước quản lý đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đơn vị sự nghiệp công lập do mình quản lý trực tiếp. vii) Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Người đứng đầu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực thuộc hoặc người khác do mình bổ nhiệm; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị trực thuộc do mình quản lý trực tiếp. - Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, kiểm soát viên do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. viii) Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội căn cứ vào nguyên tắc xác định thẩm quyền quy định tại Điều 12 Luật Tố cáo 2018 hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong tổ chức mình; hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của tổ chức, đơn vị do mình quản lý. ix) Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đó trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. (Căn cứ pháp lý: Điều 12 đến Điều 21 Luật Tố cáo 2018, khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020) Thời hạn xử lý: Căn cứ Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn giải quyết tố cáo như sau: Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. Như vậy thời gian tối đa giải quyết tố cáo không quá 90 ngày. Trên đây là một số thông tin về mẫu đơn, nơi nộp hồ sơ, thời hạn xử lý tố cáo, tố giác mà mọi người dân đều cần biết.
Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện trách nhiệm gì?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện trách nhiệm gì ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác? Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện trách nhiệm gì ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác? Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình trong việc xử lý tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình. Theo đó, thực hiện phân loại tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác như sau: - Báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm; - Phân công Công an xã, phường, thị trấn xử lý trong trường hợp người bị bạo lực là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc hoặc hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực; - Xử lý theo thẩm quyền ngay khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình hoặc nhận được báo cáo về hành vi bạo lực gia đình của tổ chức, cá nhân quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Trong quá trình xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, theo thẩm quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ thực tiễn mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến người bị bạo lực gia đình tham gia để bảo vệ, hỗ trợ, tư vấn tâm lý và cung cấp các kỹ năng ứng phó với bạo lực gia đình. Như vậy, theo quy định nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm phân loại tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác. Hình thức và đơn đề nghị cấm tiếp xúc được quy định như thế nào? Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có quy định về hình thức và đơn đề nghị cấm tiếp xúc. Theo quy định này, việc đề nghị cấm tiếp xúc được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử. Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình áp dụng đơn đề nghị theo Mẫu số 06 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Đơn đề nghị không áp dụng đối với trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự mình ban hành quyết định cấm tiếp xúc. Quyết định cấm tiếp xúc đối với bạo lực gia đình được áp dụng tối đa là bao lâu đối với quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã? Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định về cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc mỗi lần không quá 03 ngày trong các trường hợp sau đây: - Có đề nghị của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. - Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình; - Hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. Như vậy, theo quy định nêu trên, tùy vào vụ án và thẩm quyền ban hành quyết định thì quyết định cấm tiếp xúc đối với bạo lực gia đình được áp dụng cũng có sự khác biệt. Theo đó, quyết định cấm tiếp xúc đối với bạo lực gia đình được áp dụng tối đa là không quá 03 ngày cho mỗi lần ra quyết định cấm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình đối với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Tóm lại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm phân loại tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác.
Hướng dẫn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất 2024
Có rất nhiều trường hợp kẻ gian lợi dụng nhiều thủ đoạn để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được cách trình báo để đảm bảo quyền lợi của mình. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất 2024 Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì trình báo ở đâu Theo khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: - Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau: + Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm: + Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; + Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. - Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố: + Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình; + Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình; + Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục. Theo, Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định về trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm như sau: - Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm: + Cơ quan điều tra; + Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; + Viện kiểm sát các cấp; + Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác. - Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm: Các cơ quan quy định tại trên, trừ Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Đội An ninh Công an cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình. Đồng thời, khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra như sau: Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt. Như vậy, khi nhận thấy dấu hiệu bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân có thể làm đơn tố giác/trình báo đến các cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) cấp quận, huyện, thị xã, viện kiểm sát các cấp; Tòa án hoặc các cơ quan khác tại nơi phát hiện tội phạm, xảy ra tội phạm hoặc nơi cư trú của người có hành vi phạm tội. Hướng dẫn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất 2024 Bước 1: Làm đơn trình báo, chuẩn bị chứng cứ Người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản viết đơn trình báo về việc mình bị lừa đảo. Đồng thời, chuẩn bị các chứng cứ kèm theo để việc trình báo được thuận tiện hơn. Hiện nay, pháp luật không quy định mẫu đơn cụ thể, tuy nhiên có thể tham khảo mẫu đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất 2024 tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/03/M%E1%BA%ABu%20%C4%91%C6%A1n%20tr%C3%ACnh%20b%C3%A1o%20c%C3%B4ng%20an.docx Theo Điều 87, Điều 89, Điều 99, Điều 100, Điều 101 và Điều 104 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về chứng cứ như sau: - Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn: + Vật chứng: là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. + Lời khai, lời trình bày; + Dữ liệu điện tử: là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử; Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác. + Kết luận giám định: là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định. + Kết luận định giá tài sản: là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu. + Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; + Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; + Các tài liệu, đồ vật khác: những tình tiết liên quan đến vụ án ghi trong tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ. Trường hợp tài liệu, đồ vật này có đặc điểm quy định tại Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì được coi là vật chứng. - Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự. Bước 2: Nộp đơn trình báo Sau khi đã chuẩn bị xong đơn trình báo và các chứng cứ kèm theo, người bị lừa đảo nộp lên một trong các cơ quan có thẩm quyền như đã phân tích ở phần trên bao gồm: - Các cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) cấp quận, huyện, thị xã, viện kiểm sát các cấp; - Tòa án hoặc các cơ quan khác tại nơi phát hiện tội phạm, xảy ra tội phạm hoặc nơi cư trú của người có hành vi phạm tội. Bước 3: Thực hiện các thủ tục tiếp theo Sau khi nộp đơn và được tiếp nhận, người dân thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan tiếp nhận đơn trình báo để phục vụ công tác điều tra. Như vậy, bài viết trên đây đã hướng dẫn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất 2024. Người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tuỳ tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi mà sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự theo quy định. Tuy nhiên, việc trình báo, tố giác tội phạm cũng cần phải chính xác. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà cũng sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Tiếp nhân, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình
Thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người bị bạo lực gia đình được bảo vệ, giữ bí mật theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và pháp luật có liên quan. 1. Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình Căn cứ Điều 7 Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: - Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi là Tổng đài) sử dụng số điện thoại ngắn có ba (03) chữ số để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình. - Tổng đài hoạt động 24 giờ tất cả các ngày để tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động. - Tổng đài thực hiện ghi âm tự động và chi trả phí viễn thông đối với tất cả các cuộc gọi đến, gọi đi. - Tổng đài được quảng bá số điện thoại theo quy định của pháp luật. 2. Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài Căn cứ Điều 9 Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: - Người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì gọi đến số điện thoại của Tổng đài để báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình. - Người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình. - Ngay sau khi kết thúc việc tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình, người tiếp nhận quy định tại khoản 2 Điều này phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình để giải quyết theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận thông báo tại khoản 3 Điều này xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì việc xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em. 3. Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ khác Căn cứ Điều 10 Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: - Tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022: + Khi tiếp nhận tin báo, tố giác trực tiếp hoặc qua điện thoại thì người tiếp nhận thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 04 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình; + Khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua tin nhắn, đơn, thư thì người tiếp nhận thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 05 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. - Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022: + Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình phải kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền; đồng thời thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em; + Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình và theo khả năng của mình tham gia ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, hỗ trợ, bảo vệ người bị bạo lực gia đình. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình để xác minh tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu. - Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo kết quả việc xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình. Như vậy, quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 76/2023/NĐ-CP. Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 76/2023/NĐ-CP.
Giấy ghi đề là gì? Tố giác ghi lô đề như thế nào?
Trước thềm Tết Nguyên đán 2024, tình trạng đánh lô đề ngày càng tăng mạnh và khó kiểm soát. Theo đó, hành vi ghi lô đề sẽ bị xử lý như thế nào? Tố giác ra sao? (1) Giấy ghi đề là gì? Giấy ghi đề hay còn gọi là giấy ghi lô đề, giấy ghi số đề dùng để ghi lại việc mua số, trục lợi, ăn thua bằng tiền. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm của hành vi ghi lô số đề. Tuy nhiên, tổ chức đánh bạc theo Điều 322 của Bộ luật hình sự năm 2015 được hiểu là hành vi chủ mưu rủ rê, tụ tập, lôi kéo người khác tham gia đánh bạc. Như vậy, hành vi ghi lô đề cũng là việc mà một người tổ chức cho những người tham gia đánh đề, được coi như hành vi giúp sức của tội đánh bạc có thêm dấu hiệu trục lợi. Dựa vào bản chất có thể thấy, việc ghi lô đề là một hình thức của hành vi tổ chức đánh bạc. (2) Mức xử phạt cho hành vi ghi lô đề là gì? Xử phạt vi phạm hành chính Theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP , người thực hiện một trong các hành vi tổ chức đánh đề sau đây bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng: - Làm chủ lô, đề; - Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; - Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề. Người thực hiện hành vi nêu trên còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo đó, người thực hiện hành vi ghi lô đề còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc. Theo đó tại Điều 322 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: + Tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên. + Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên. + Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên. + Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc, phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc. + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định về tội tổ chức đánh bạc hoặc hành vi quy định về tội đánh bạc theo Điều 321 của Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Ngoài ra, khi ghi lô đề mà phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: + Hành vi có tính chất chuyên nghiệp. + Đã thực hiện thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. + Có sử dụng mạng internet, mạng viễn thông, mạng máy tính hoặc phương tiện điện tử để phạm tội. + Tái phạm nguy hiểm. Người phạm tội khi bị truy tố về tội này còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. (3) Tố giác vi phạm ghi lô đề như thế nào? Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cụ thể như sau: - Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. - Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng. - Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm. - Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản. - Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Như vậy, cá nhân thực hiện quyền tố giác, tin báo về tội phạm có hành vi ghi lô đề có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản rõ ràng. Có thể trực tiếp đến cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan cảnh sát điều tra cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc viện kiểm sát quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để tố giác. Có thể gửi đơn tố giác dưới hình thức nặc danh, không tiết lộ tên người viết. Tuy nhiên việc tố giác, báo tin về tội phạm phải trung thực, nếu sai sự thật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. (4) Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác vi phạm Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: - Quyết định khởi tố vụ án hình sự; - Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; - Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng. Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động: - Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; - Khám nghiệm hiện trường; - Khám nghiệm tử thi; - Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản. Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình
Ngày 01/11/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó, nêu rõ quy định tiếp nhân, xử lý tin báo tố giác hành vi bạo lực gia đình. Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài (1) Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (Tổng đài) sử dụng số điện thoại ngắn có 3 chữ số để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình. Tổng đài hoạt động 24 giờ tất cả các ngày để tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động. Tổng đài thực hiện ghi âm tự động và chi trả phí viễn thông đối với tất cả các cuộc gọi đến, gọi đi. (2) Quy trình tiếp nhận, xử lý tin bào, tố giác Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 76/2023/NĐ-CP về quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài như sau: Người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì gọi đến số điện thoại của Tổng đài để báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình. Người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận, đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình. Ngay sau khi kết thúc việc tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình, người tiếp nhận phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình để giải quyết theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận thông báo, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình theo quy định. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì việc xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em. Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua các địa chỉ khác Nghị định nêu rõ việc quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như sau: (1) Tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: Khi tiếp nhận tin báo, tố giác trực tiếp hoặc qua điện thoại thì người tiếp nhận thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 04 của Nghị định 76/2023/NĐ-CP đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình. Xem và tải Mẫu 04 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/07/mau-4.docx Khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua tin nhắn, đơn, thư thì người tiếp nhận thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 05 của Nghị định 76/2023/NĐ-CP. Xem và tải Mẫu số 05 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/07/mau-5.docx (2) Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: Theo Nghị định, Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình phải kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền; đồng thời thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em. Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình và theo khả năng của mình tham gia ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, hỗ trợ, bảo vệ người bị bạo lực gia đình. (3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình để xác minh tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu. (4) Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm thông báo kết quả việc xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình. 03 trường hợp đề nghị cấm tiếp xúc để bảo vệ người bị bạo lực gia đình (1) Nguyên tắc khi cấm tiếp xúc - Bảo đảm lợi ích của người bị bạo lực gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc, người đang điều trị bệnh. -Thông báo đầy đủ quyền và nghĩa vụ cho người bị bạo lực gia đình trước khi quyết định cấm tiếp xúc. (2) Các trường hợp đề nghị cấm tiếp xúc - Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. Việc đề nghị phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự mình ban hành quyết định cấm tiếp xúc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. (3) Hình thức và đơn đề nghị cấm tiếp xúc - Việc đề nghị cấm tiếp xúc được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử. - Đối với khoản 2 Điều 15 Nghị định 76/2023/NĐ-CP áp dụng đơn đề nghị theo Mẫu số 06 Nghị định 76/2023/NĐ-CP. Đơn đề nghị không áp dụng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 76/2023/NĐ-CP. Xem và tải Mẫu 06 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/07/mau-6.docx Xem chi tiết tại Nghị định 76/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 25/12/2023 và thay thế Nghị định 08/2009/NĐ-CP.
Bị lừa đảo qua việc nhắn tin trên mạng xã hội có thể tố cáo ở đâu?
Theo Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau: 1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. 2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm: a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. 3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố: a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình; b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình; c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục. 4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Theo đó, khi người dân bị lừa đảo qua mạng có thể gửi đơn tố giác tội phạm đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức khác theo quy định nói trên.
Hướng dẫn 06/HD-VKSTC: Hướng dẫn kiểm sát xét xử sơ thẩm án trật tự xã hội năm 2023
Ngày 05/01/2023, Viện KSNDTC có Hướng dẫn 06/HD-VKSTC năm 2023 về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án trật tự xã hội năm 2023. Theo đó, để công tác đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất khi giải quyết các vụ án hình sự về trật tự xã hội, Viện KSNN các cấp quan tâm tập trung thực hiện các nội dung cụ thể sau: (1) Đối với hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 05/CT-VKSTC năm 2020 về Tăng cường trách nhiệm công tố trong giải quyết các vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó, thực hiện phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật TTHS 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Đồng thời áp dụng đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác này bằng việc thực hiện tốt các nội dung sau: - Tăng cường kiểm sát chặt chẽ các hoạt động của Cơ quan điều tra ngay từ khi tiếp nhận, phân loại, thụ lý, xác minh nguồn tin về tội phạm. - Nắm chắc các tố giác, tin báo tội phạm về trật tự xã hội. - Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ trực nghiệp vụ, tiếp công dân 24/24 giờ. - Thường xuyên theo dõi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội. Lưu ý các tố giác, tin báo về giết người, xâm hại trẻ em, mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc; tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm có tính chất “xã hội đen”; các vụ việc về trật tự xã hội mà dư luận xã hội quan tâm. Đảm bảo mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ và thụ lý giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật. - Kiểm sát viên được phân công thụ lý giải quyết phải chủ động, kịp thời đề ra các yêu cầu kiểm tra, xác minh đảm bảo chất lượng, sát thực; 100% vụ việc phải có yêu cầu xác minh. - Trước khi kết thúc việc xác minh ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự thì cần phối hợp Cơ quan điều tra rà soát để đảm bảo việc ban hành quyết định có căn cứ, đúng pháp luật, chống oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. - Kiểm sát chặt chẽ các căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thường xuyên phối hợp với Cơ quan điều tra rà soát, giải quyết dứt điểm các tố giác, tin báo hoặc kiến nghị khởi tố tạm đình chỉ còn tồn đọng, nếu thấy lý do tạm đình chỉ không còn, thì yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi giải quyết ngay theo quy định của pháp luật. - Tăng cường hoạt động trực tiếp kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của các Cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra cùng cấp. Lưu ý, tập trung triển khai nghiêm túc, có hiệu quả công tác kiểm sát với lực lượng Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an. - Thường xuyên tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn công tác để báo cáo Viện kiểm sát cấp trên hướng dẫn, chỉ đạo. (2) Đối với hoạt động kiểm sát điều tra, truy tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Thực hiện nghiêm túc về chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm và các quy chế, hướng dẫn nghiệp vụ của ngành. Quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, truy tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án trật tự xã hội, Viện kiểm sát các cấp quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau: - Trong giai đoạn điều tra vụ án: Kiểm sát viên phải xây dựng kế hoạch kiểm sát, nhật ký kiểm sát điều tra, thu thập chứng cứ phải đúng trình tự, thủ tục. Trong việc xét phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra, phải thận trọng, kiên quyết không phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định trái pháp luật. - Đối với vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các vụ án có tính chất phức tạp, việc thu thập chứng cứ có nhiều khó khăn, bị can không nhận tội, cần trực tiếp hỏi cung bị can, lấy lời khai những người tham gia tố tụng và trực tiếp xem xét đánh giá các chứng cứ, vật chứng thu thập được trước khi đề xuất phê chuẩn các quyết định tố tụng. - Trước khi kết thúc điều tra vụ án, phối hợp với Cơ quan điều tra đánh giá toàn bộ hệ thống chứng cứ buộc tội, gỡ tội, thống nhất đường lối xử lý vụ án bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội. Triển khai thực hiện nghiêm quy định về hỏi cung bị can có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Triển khai hiệu quả số hoá hồ sơ vụ án, xây dựng hồ sơ vụ án, hồ sơ kiểm sát có chứa phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử. - Trong giai đoạn truy tố: Trước khi quyết định việc truy tố, phải phúc tra, kiểm tra thận trọng các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án, nghiên cứu, đánh giá chính xác, khách quan, toàn diện các chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, Trong trường hợp nếu thấy cần thiết thì Kiểm sát viên trực tiếp hỏi cung bị can, ghi lời khai người làm chứng, người bị hại, trực tiếp xem xét các dấu vết, vật chứng. - Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm: Kiểm sát viên phải nghiên cứu, kiểm tra lại các chứng cứ tài liệu đã thu thập có trong hồ sơ vụ án, thống kê và nắm chắc các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, nội dung vụ án. Xây dựng kế hoạch tranh luận, đối đáp tại phiên tòa và dự thảo bản luận tội ngay từ giai đoạn chuẩn bị xét xử, chuẩn bị thực hiện có hiệu quả việc tranh tụng tại phiên toà bảo vệ quan điểm truy tố của Viện kiểm sát. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện “Số hóa hồ sơ vụ án” và công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa để phục vụ tích cực, hiệu quả cho việc giải quyết vụ án. - Quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, phải kịp thời phát hiện các trường hợp bức cung, nhục hình để xử lý nghiêm theo pháp luật. - Tăng cường phối hợp với Cơ quan điều tra, Toà án cùng cấp đảm bảo việc giải quyết án kịp thời, đúng pháp luật. - Chú trọng nâng cao chất lượng giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền, không để tồn đọng kéo dài, quá thời hạn, đặc biệt là các khiếu nại, tố cáo. - Thực hiện nghiêm quy định về đóng dấu bút lục tài liệu điều tra theo khoản 5 Điều 88 Bộ luật TTHS 2015 quy định về lập hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát theo Quyết định 590/QĐ-VKSTC và 190/QĐ-VKSTC . - Quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh Hướng dẫn 33/HD-VKSTC về công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá, báo cáo án đình chỉ do không phạm tội và đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 Bộ luật hình sự 2015. Xem thêm Hướng dẫn 06/HD-VKSTC ban hành ngày 05/01/2023.
Quy trình tiếp nhận, xử lý tố giác hành vi bạo lực gia đình
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 đã được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2022. Theo đó, quy trình tiếp nhận và xử lý đơn tố giác hành vi bạo lực gia đình là một nội dung nổi bật tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022. 1. Báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình (1) Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác bao gồm: - UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. - Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. - Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học. - Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. - Người đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. - Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình. Hiện hành chỉ quy định cơ quan tố giác bao gồm cơ quan công an nơi gần nhất hoặc UBND cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư. (2) Hình thức báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình: - Gọi điện, nhắn tin. - Gửi đơn, thư. - Trực tiếp báo tin. (3) Chính phủ quy định về tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình. 2. Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình Đầu tiên: Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình khi nhận tin báo, tố giác thì trong phạm vi quyền hạn của mình phải kịp thời, ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền. Đồng thời, thông báo cho Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. Tổ chức, cá nhân khi nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình phải thông báo ngay cho Chủ tịch UBND cấp xã. Theo đó, chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm xử lý hoặc phân công xử lý ngay khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình hoặc nhận được báo cáo về hành vi bạo lực gia đình. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực lả trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc. Hoặc hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực thì Chủ tịch UBND cấp xã phân công Công an xã, phường, thị trấn xử lý. Lưu ý: Trường hợp tin báo, tố giác về tội phạm thì việc tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. 3. Sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình Người có âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình có quyển cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc bạo lực gia đình. Việc sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình trong quá trình giải quyết vụ việc bạo lực gia đình và đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, internet. Phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chi tiết Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực từ ngày 14/11/2022 thay thế Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.
Gửi đơn tố cáo, tố giác tội phạm bao lâu thì được giải quyết
Hiện nay rất nhiều trường hợp người dân thực hiện tố cáo, tố giác tội phạm nhưng đợi mòn mỏi vẫn không thấy được giải quyết. Vậy thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo pháp luật về tố tụng hình sự được quy định như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 147 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 và hướng dẫn tại Điều 9 và Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được quy định như sau: - Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không quá 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được tố giác, tin báo về tội phạm. - Đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng (trong trường hợp được Thủ trưởng ủy quyền hoặc phân công), cấp trưởng, cấp phó (trong trường hợp được cấp trưởng ủy quyền hoặc phân công) cơ quan đang thụ lý, giải quyết có thể kéo dài thời hạn giải quyết nhưng không quá 02 tháng kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết. - Trường hợp sắp hết thời gian sau khi gia hạn lần thứ nhất nhưng chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh thì chậm nhất 05 ngày trước khi hết thời hạn Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng (trong trường hợp được Thủ trưởng ủy quyền hoặc phân công), cấp trưởng, cấp phó (trong trường hợp được cấp trưởng ủy quyền hoặc phân công) cơ quan đang thụ lý, giải quyết phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh. - Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị nêu trên, Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phải xem xét, quyết định. Trường hợp đề nghị của cơ quan đang thụ lý, giải quyết là có căn cứ thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát (trong trường hợp được Viện trưởng ủy quyền hoặc phân công) ra Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh; thời hạn gia hạn kiểm tra, xác minh là không quá 02 tháng kể từ ngày hết thời hạn lần thứ nhất. =>> Như vậy thời gian tối đa giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tối đa không quá 4 tháng. Ngoài ra thời gian thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được quy định tại Điều 17 Thông tư 28/2020/TT-BCA như sau: "Điều 17. Thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố 1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân phải thông báo bằng văn bản về kết quả tiếp nhận cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố (trừ trường hợp người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân) biết. 2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (trừ trường hợp ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm), Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố (trừ trường hợp người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân) biết kết quả giải quyết. 3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân có trách nhiệm gửi Quyết định tạm đình chỉ đó cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố (trừ trường hợp người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân)."
Có được miễn trách nhiệm hình sự khi không khai báo bạn trai là người phạm tội không?
Căn cứ Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về việc không tố giác tội phạm như sau: - Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này. - Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa. Như vậy, theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp bạn gái không khai báo bạn trai là người phạm tôi thì bạn gái không thuộc trường hợp được miễn chịu trách nhiệm hình sự theo quy định phía trên về việc không tố giác tội phạm. Do đó, bạn gái vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với việc không tố giác tội phạm. Theo Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 138 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội không tố giác tội phạm như sau: - Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. Theo đó, tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cướp tài sản như sau: - Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. ... Theo đó, trong trường hợp này bạn gái biết sự việc này bạn trai phạm tôi nhưng lại không khai báo có thể sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Muốn khởi kiện, tố cáo cha mẹ: Con cái phải làm thế nào?
Khởi kiện, tố cáo cha mẹ Gia đình là nơi ươm mầm cho con trẻ, tuy nhiên không ít trường hợp con cái bị chính cha mẹ mình xâm phạm quyền lợi, trường hợp này các em có thể khởi kiện, tố cáo chính cha mẹ mình hay không? Việc khởi kiện, tố cáo là quyền của công dân, tuy nhiên đối với những đối tượng ở độ tuổi khác nhau, sẽ có khác biệt trong thủ tục thực hiện quyền này. Trong việc khởi kiện dân sự Điều 17 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.” Điêu này có nghĩa, để có thể xác lập, thực hiện các quyền của mình, con cái phải có năng lực hành vi dân sự. Khi công dân đủ 18 tuổi trở lên, họ sẽ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự (nếu chưa đủ 18 tuổi chỉ chỉ có năng lực hành vi dân sự một phần) theo Khoản 2 Điều 22 BLDS 2015. Kế đó Khoản 2 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về các trường hợp làm đơn khởi kiện như sau: - Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. - Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi con cái muốn kiện nhưng người đại diện hợp pháp của họ lại chính là người xâm phạm quyền lợi của họ thì phải giải quyết như thế nào? Liên quan đến vấn đề này, Điều 187 BLTTDS có quy định về các trường hợp được khởi kiện cho người khác, trong đó bao gồm: - Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. - Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Với 2 căn cứ trên, khi những người chưa có đủ năng lực hành vi dân sự muốn khởi kiện chính người đại diện của mình, họ có thể tìm đến những cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nhờ thực hiện quyền khởi kiện cho mình. >>> Trình tự giải quyết vụ án dân sự Trong việc tố cáo, tố giác tội phạm Nếu trẻ là người trực tiếp tố cáo cha mẹ mình, pháp luật không giới hạn độ tuổi thực hiện việc tố cáo. Cụ thể, tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định: Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố 1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. 2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng. >>> Trình tự giải quyết vụ án hình sự Như vậy, bất kỳ ai, kể cả trẻ em cũng có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Trong trường hợp bị xâm phạm nghiêm trọng về thân thể, quyền lợi, trẻ hoàn toàn có thể tự mình trình báo với cơ quan điều tra để được bảo vệ một cách toàn diện.
Xử lý hành vi không tố giác tội phạm
Tội không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 19 và Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau: “Điều 19. Không tố giác tội phạm 1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này. 2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa. Điều 390. Tội không tố giác tội phạm 1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm 2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt."
Quy định pháp luật về Không tố giác tội phạm
Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc không tố giác tội phạm: 1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. 2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. 3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. Lưu ý: Từ việc xử lý mối tương quan giữa nghĩa vụ công dân với truyền thống văn hoá và đạo đức của dân tộc cũng như yêu cầu nghề nghiệp của người bào chữa mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với một số trường hợp không tố giác tội phạm ở khoản 2 Điều 19 BLHS, khoản 3 Điều 19BLHS Ngoài hai hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành tội độc lập được quy định trong Phần chung bộ luật trên, Phần các tội phạm còn quy định tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ở Điều 323 BLHS 2015. Về bản chất thì đây là một hành vi che giấu tội phạm nhưng được quy định thành một tội độc lập.
PHÂN BIỆT NGƯỜI TỐ GIÁC, NGƯỜI BÁO TIN, NGƯỜI KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2015
Bên cạnh những điểm giống nhau thì ba chủ thể này cũng có nhiều điểm khác biệt. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn tác giả lập ra bảng so sánh những đặc điểm khác nhau cơ bản của ba loại chủ thể này heo quy định tại Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015. Mong mọi người cùng tham khảo và góp ý. · Điểm giống nhau - Đều là người tham gia Tố tụng Hình sự - Có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 56 BLTTHS 2015: Điều 56. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố - Các quy định về thời hạn, thủ tục giải quyết hay tạm đìh chỉ, phục hồi giải quyết và giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết được quy định lần lượt từ Điều 146 đến Điều 150 BLTTHS 2015 · Điểm khác nhau Tiêu chí Người tố giác Người báo tin Người kiến nghị khởi tố Khái niệm Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm Hình thức Bằng lời nói hoặc văn bản Bằng lời nói hoặc văn bản Chỉ có thể bằng văn bản Loại chủ thể Chỉ là cá nhân Chỉ là cá nhân Cá nhân có thẩm quyền Cơ quan có thẩm quyền Nội dung Thường hướng đến hành vi/ người phạm tội cụ thể Có thể hướng đến hành vi/ người phạm tội cụ thể hoặc không Thường hướng đến hành vi/ người phạm tội cụ thể Lợi ích bị tội phạm xâm hại Có lợi ích bị tội phạm xâm hại Thường không có -Tổ chức: Có thể có -Cá nhân: Thường không có Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận Cơ quan điều tra Viện kiểm sát Cơ quan, tổ chức khác Cơ quan điều tra Viện kiểm sát Cơ quan, tổ chức khác Cơ quan điều tra Viện kiểm sát Thẩm quyền giải quyết Cơ quan điều tra Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra Viện kiểm sát trong trường hợp tại Điểm c, Khoản 3, Điều 145 BLTTHS 2015 Cơ quan điều tra Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra Viện kiểm sát trong trường hợp tại Điểm c, Khoản 3, Điều 145 BLTTHS 2015 Cơ quan điều tra Viện kiểm sát trong trường hợp tại Điểm c, Khoản 3, Điều 145 BLTTHS 2015 Hậu quả pháp lý Tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật Tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật
NẾU BIẾT KẾ HỌACH PHẠM TỘI CỦA BẠN THÌ???
Từ việc bắt nghi can số 3 tại vụ thảm sát Bình Phước, bản thân mình đặt ra câu hỏi lớn “Nếu bạn mình nói kế họach phạm tội cho mình thì mình phải xử sự ra sao?” Nên tố giác hay im lặng? Về phần quan điểm của cá nhân mình, mình xét vấn đề trên theo 2 mặt: Về lý: Theo quy định tại Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 Điều 22. Không tố giác tội phạm 1. Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này. Điều 314. Tội không tố giác tội phạm 1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. … 3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. Mặc dù pháp luật hình sự quy định như trên về việc phải tố giác hành vi phạm tội nhưng không quy định rõ ràng phải tố giác như thế nào, có cần bằng chứng để chứng minh việc mình nghe được từ bạn mình là thật chứ không phải chỉ là chuyện đùa giữa những đứa bạn với nhau? Nếu kế họach đó không xảy ra trên thực tế thì người tố giác có bị ảnh hưởng gì hay không? Người bị tố giác sẽ phải xử lý ra sao, pháp luật không quy định rõ ràng sẽ dễ xảy ra những bất trắc của cơ quan Công an với người dân và sẽ lại tạo nên những làn sóng mới về cách hành xử của Công an với người dân? Nếu như sự việc đó thực sự xảy ra, liệu Việt Nam có chương trình bảo vệ nhân chứng như ở các nước khác để đảm bảo an tòan cho người tố giác và gia đình họ? Nếu không bảo vệ tốt cho họ thì xét về tương lai sẽ không có bất kỳ ai dám tố giác vì để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình. Về tình: Là bạn bè và phải thân thiết thì họ mới kể chuyện cho mình nghe, nếu như việc đó mình nói ra sẽ ảnh hưởng tới tình bạn của mình với họ cũng như với những người khác, ảnh hưởng đến uy tín của chính cá nhân mình. Ngòai ra, đôi lúc có những người “khẩu xà tâm phật” họ nói như vậy nhưng họ không bao giờ làm những việc ác, nếu tố giác họ thì sẽ ra sao, miệng lưỡi người đời dành gì cho mình? Còn nếu họ thật sự làm thì mình làm sao đối diện với những người thân của họ khi mình chính là người đưa họ ra vành móng ngựa? Thật là tiến thóai lưỡng nan nha, lý bắt phải tố giác nhưng không đảm bảo lợi ích cho người tố giác, tình bảo rằng không được phản bội bạn bè… Các bạn nghĩ sao nếu như có bạn của mình kể mình nghe về kế họach phạm tội của nó với người khác?
Tố giác tội phạm là nghĩa vụ công dân
Rất tốt. Bạn có thể tới phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Công an cấp tỉnh nơi bạn đang cư trú để tố giác. Nhưng lưu ý, thông tin của bạn phải chính xác và nếu bạn có bằng chứng kèm theo thì càng tốt. Hãy mau mau hoàn thành nghĩa vụ công dân của mình. Xin cám ơn bạn!
Thủ tục Khiếu nại, khiếu kiện, kiến nghị, tố cáo, tố giác
Ông Phó Chủ tịch quận KT Chủ tịch quận cấp phép xây dựng cho hộ liền kề nhà ông A, dt hợp pháp chỉ có 33,37 m2 mà cấp phép xây dựng 52,80 m2, đã lấn sang một phần nhà ông A. Hành vi vi phạm pháp luật này là do ông Phó Chủ tịch trực tiếp gây ra, nhưng người chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định vẫn là ông Chủ tịch. Thế mà ông A tố cáo ông chủ tịch, thanh tra TP cho rằng ông Chủ tịch không có liên quan ! Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào ? Có đủ cơ sở để khiếu nại, tố cáo ông Chủ tịch không ? Tại sao ?
Hướng dẫn tố giác tin giả trên mạng xã hội
Tin giả (fake news) là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm duyệt và thường xuất hiện trên mạng xã hội hay các phương tiện truyền thông. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn tố giác tin giả trên mạng xã hội. Hướng dẫn tố giác tin giả trên mạng xã hội Khi nhận thấy tin giả trên mạng xã hội và muốn tố giác thì người dùng cần thực hiện các bước như sau: Bước 1: Lưu lại bằng chứng (lưu lại đường link, chụp ảnh màn hình tin, bài viết nghi là giả, tải video nghi là giả về máy tính, điện thoại của mình.). Lưu ý: Không chia sẻ và cảnh báo cho người thân, bạn bè không chia sẻ những thông tin nghi ngờ là giả này. Cảnh báo cho người đang đăng tải, chia sẻ những thông tin này về khả năng họ đang lan truyền tin giả và hậu quả của việc này. Bước 2: Tố giác tin giả (kèm theo thông tin, bằng chứng) đến cơ quan chức năng có thẩm quyền theo các cách sau: - Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) thông qua website, email hoặc số hotline - Đến cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương (Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố (có thể lấy thông tin liên hệ qua website của các cơ quan này). Tải về mẫu đơn tố giác tin giả: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/23/mau-don-to-giac.docx Người tung tin giả lên mạng xã hội bị xử phạt hành chính thế nào? Theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: + Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; + Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; + Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; + Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; + Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; + Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; + Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; + Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, người tung tin giả trên mạng xã hội có thể bị phạt hành chính từ 10 - 20 triệu đồng và bị buộc gỡ bỏ tin giả. Người tung tin giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tuỳ tính chất, mục đích của việc tung tin giả mà người tung tin giả còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với những tội danh sau: - Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là 7 năm tù. - Tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là 7 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là 5 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, - Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác theo Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là 3 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người tung tin giả trên mạng xã hội nếu vượt quá mức vi phạm hành chính thì sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội danh quy định trên.
Mẫu đơn tố cáo, tố giác thông dụng mới nhất 2024? Sự khác nhau cơ bản giữa 2 mẫu đơn?
Tố cáo và tố giác khác hay giống nhau? Khi nào làm đơn tố cáo, khi nào làm đơn tố giác? Sự khác nhau giữa 2 mẫu đơn này là gì? Hiện nay nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vậy người dân cần làm đơn gì? Tố cáo là gì? Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định, tố cáo là việc cá nhân thực hiện theo thủ tục theo quy định để báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 2 Luật Tố cáo 2018, người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo; người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo và người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Mục đích của việc tố cáo là nhằm phát hiện, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Điểm khác nhau cơ bản giữa tố cáo và tố giác là gì? Tại Bộ luật Hình sự 2015 giải thích rõ: “Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền” Như vậy, khái niệm tố cáo bao hàm khái niệm tố giác. Tố cáo là việc công dân phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức và báo cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền biết về hành vi này. Còn công dân chỉ tố giác khi phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015. Đối tượng của tố cáo là mọi hành vi phạm pháp luật từ dân sự, hành chính,… Còn đối tượng của tố giác là các hành vi có dấu hiệu của tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015. Do đó khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu hình sự thì người dân nên làm đơn tố giác thay vì tố cáo.Tố cáo là quyền của công dân, nhưng không phải nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện, công dân có thể thực hiện hoặc không. Tố giác vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân. Mọi cá nhân đều phải có nghĩa vụ giám sát và báo cho các cơ quan chức năng về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức khác trong xã hội. Mẫu đơn tố cáo, tố giác thông dụng mới nhất (1) Mẫu đơn tố cáo Xem và tải: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/10/mau-don-to-cao%20(1).doc Xem thêm bài viết: Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng (2) Mẫu đơn tố giác tội phạm Xem và tải: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/10/don-to-giac.docx Nộp hồ sơ tố giác ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu? Nộp hồ sơ: Công dân gửi hồ sơ đến Cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú). Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm: - Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. - Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Tố giác tội phạm qua ứng dụng điện tử VNeID Xem bài viết: Bộ Công an hướng dẫn cách tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID Thời hạn xử lý: Căn cứ tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn giải quyết tố giác như sau: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được việc tố giác, cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác. Nếu sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh nhiều nơi, thời hạn giải quyết tố giác kéo dài không quá 2 tháng, hoặc Viện Kiểm sát có thể gia hạn một lần (nhưng cũng không quá 2 tháng). Như vậy thời gian tối đa giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tối đa không quá 4 tháng. Nộp hồ sơ tố cáo ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu? Nộp hồ sơ: i) Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý trực tiếp. - Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan mình, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý trực tiếp. - Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. - Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. - Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. - Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. ii) Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Tòa án nhân dân - Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp. - Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, công chức khác do mình quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Tòa án nhân dân cấp huyện. - Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp. - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức khác do mình quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp, của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh. iii) Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Viện kiểm sát nhân dân - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp. - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, công chức khác do mình quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp. - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm nhân dân cấp cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức khác do mình quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp, của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. iv) Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Kiểm toán nhà nước Tổng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức, đơn vị trong Kiểm toán nhà nước. v) Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan khác của Nhà nước - Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Quốc hội khác khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. - Thường trực Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Hội đồng nhân dân khác khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, trừ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp mình. Cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn việc bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. - Người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp và của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước do người có thẩm quyền bổ nhiệm người đó giải quyết. vi) Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập - Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc, công chức, viên chức do mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị do mình quản lý trực tiếp. - Người đứng đầu cơ quan nhà nước quản lý đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đơn vị sự nghiệp công lập do mình quản lý trực tiếp. vii) Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Người đứng đầu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực thuộc hoặc người khác do mình bổ nhiệm; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị trực thuộc do mình quản lý trực tiếp. - Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, kiểm soát viên do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. viii) Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội căn cứ vào nguyên tắc xác định thẩm quyền quy định tại Điều 12 Luật Tố cáo 2018 hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong tổ chức mình; hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của tổ chức, đơn vị do mình quản lý. ix) Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đó trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. (Căn cứ pháp lý: Điều 12 đến Điều 21 Luật Tố cáo 2018, khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020) Thời hạn xử lý: Căn cứ Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn giải quyết tố cáo như sau: Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. Như vậy thời gian tối đa giải quyết tố cáo không quá 90 ngày. Trên đây là một số thông tin về mẫu đơn, nơi nộp hồ sơ, thời hạn xử lý tố cáo, tố giác mà mọi người dân đều cần biết.
Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện trách nhiệm gì?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện trách nhiệm gì ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác? Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện trách nhiệm gì ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác? Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình trong việc xử lý tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình. Theo đó, thực hiện phân loại tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác như sau: - Báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm; - Phân công Công an xã, phường, thị trấn xử lý trong trường hợp người bị bạo lực là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc hoặc hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực; - Xử lý theo thẩm quyền ngay khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình hoặc nhận được báo cáo về hành vi bạo lực gia đình của tổ chức, cá nhân quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Trong quá trình xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, theo thẩm quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ thực tiễn mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến người bị bạo lực gia đình tham gia để bảo vệ, hỗ trợ, tư vấn tâm lý và cung cấp các kỹ năng ứng phó với bạo lực gia đình. Như vậy, theo quy định nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm phân loại tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác. Hình thức và đơn đề nghị cấm tiếp xúc được quy định như thế nào? Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có quy định về hình thức và đơn đề nghị cấm tiếp xúc. Theo quy định này, việc đề nghị cấm tiếp xúc được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử. Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình áp dụng đơn đề nghị theo Mẫu số 06 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Đơn đề nghị không áp dụng đối với trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự mình ban hành quyết định cấm tiếp xúc. Quyết định cấm tiếp xúc đối với bạo lực gia đình được áp dụng tối đa là bao lâu đối với quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã? Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định về cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc mỗi lần không quá 03 ngày trong các trường hợp sau đây: - Có đề nghị của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. - Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình; - Hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. Như vậy, theo quy định nêu trên, tùy vào vụ án và thẩm quyền ban hành quyết định thì quyết định cấm tiếp xúc đối với bạo lực gia đình được áp dụng cũng có sự khác biệt. Theo đó, quyết định cấm tiếp xúc đối với bạo lực gia đình được áp dụng tối đa là không quá 03 ngày cho mỗi lần ra quyết định cấm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình đối với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Tóm lại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm phân loại tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác.
Hướng dẫn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất 2024
Có rất nhiều trường hợp kẻ gian lợi dụng nhiều thủ đoạn để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được cách trình báo để đảm bảo quyền lợi của mình. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất 2024 Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì trình báo ở đâu Theo khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: - Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau: + Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm: + Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; + Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. - Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố: + Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình; + Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình; + Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục. Theo, Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định về trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm như sau: - Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm: + Cơ quan điều tra; + Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; + Viện kiểm sát các cấp; + Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác. - Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm: Các cơ quan quy định tại trên, trừ Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Đội An ninh Công an cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình. Đồng thời, khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra như sau: Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt. Như vậy, khi nhận thấy dấu hiệu bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân có thể làm đơn tố giác/trình báo đến các cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) cấp quận, huyện, thị xã, viện kiểm sát các cấp; Tòa án hoặc các cơ quan khác tại nơi phát hiện tội phạm, xảy ra tội phạm hoặc nơi cư trú của người có hành vi phạm tội. Hướng dẫn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất 2024 Bước 1: Làm đơn trình báo, chuẩn bị chứng cứ Người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản viết đơn trình báo về việc mình bị lừa đảo. Đồng thời, chuẩn bị các chứng cứ kèm theo để việc trình báo được thuận tiện hơn. Hiện nay, pháp luật không quy định mẫu đơn cụ thể, tuy nhiên có thể tham khảo mẫu đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất 2024 tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/03/M%E1%BA%ABu%20%C4%91%C6%A1n%20tr%C3%ACnh%20b%C3%A1o%20c%C3%B4ng%20an.docx Theo Điều 87, Điều 89, Điều 99, Điều 100, Điều 101 và Điều 104 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về chứng cứ như sau: - Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn: + Vật chứng: là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. + Lời khai, lời trình bày; + Dữ liệu điện tử: là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử; Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác. + Kết luận giám định: là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định. + Kết luận định giá tài sản: là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu. + Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; + Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; + Các tài liệu, đồ vật khác: những tình tiết liên quan đến vụ án ghi trong tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ. Trường hợp tài liệu, đồ vật này có đặc điểm quy định tại Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì được coi là vật chứng. - Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự. Bước 2: Nộp đơn trình báo Sau khi đã chuẩn bị xong đơn trình báo và các chứng cứ kèm theo, người bị lừa đảo nộp lên một trong các cơ quan có thẩm quyền như đã phân tích ở phần trên bao gồm: - Các cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) cấp quận, huyện, thị xã, viện kiểm sát các cấp; - Tòa án hoặc các cơ quan khác tại nơi phát hiện tội phạm, xảy ra tội phạm hoặc nơi cư trú của người có hành vi phạm tội. Bước 3: Thực hiện các thủ tục tiếp theo Sau khi nộp đơn và được tiếp nhận, người dân thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan tiếp nhận đơn trình báo để phục vụ công tác điều tra. Như vậy, bài viết trên đây đã hướng dẫn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất 2024. Người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tuỳ tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi mà sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự theo quy định. Tuy nhiên, việc trình báo, tố giác tội phạm cũng cần phải chính xác. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà cũng sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Tiếp nhân, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình
Thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người bị bạo lực gia đình được bảo vệ, giữ bí mật theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và pháp luật có liên quan. 1. Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình Căn cứ Điều 7 Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: - Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi là Tổng đài) sử dụng số điện thoại ngắn có ba (03) chữ số để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình. - Tổng đài hoạt động 24 giờ tất cả các ngày để tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động. - Tổng đài thực hiện ghi âm tự động và chi trả phí viễn thông đối với tất cả các cuộc gọi đến, gọi đi. - Tổng đài được quảng bá số điện thoại theo quy định của pháp luật. 2. Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài Căn cứ Điều 9 Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: - Người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì gọi đến số điện thoại của Tổng đài để báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình. - Người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình. - Ngay sau khi kết thúc việc tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình, người tiếp nhận quy định tại khoản 2 Điều này phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình để giải quyết theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận thông báo tại khoản 3 Điều này xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì việc xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em. 3. Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ khác Căn cứ Điều 10 Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: - Tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022: + Khi tiếp nhận tin báo, tố giác trực tiếp hoặc qua điện thoại thì người tiếp nhận thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 04 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình; + Khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua tin nhắn, đơn, thư thì người tiếp nhận thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 05 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. - Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022: + Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình phải kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền; đồng thời thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em; + Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình và theo khả năng của mình tham gia ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, hỗ trợ, bảo vệ người bị bạo lực gia đình. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình để xác minh tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu. - Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo kết quả việc xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình. Như vậy, quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 76/2023/NĐ-CP. Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 76/2023/NĐ-CP.
Giấy ghi đề là gì? Tố giác ghi lô đề như thế nào?
Trước thềm Tết Nguyên đán 2024, tình trạng đánh lô đề ngày càng tăng mạnh và khó kiểm soát. Theo đó, hành vi ghi lô đề sẽ bị xử lý như thế nào? Tố giác ra sao? (1) Giấy ghi đề là gì? Giấy ghi đề hay còn gọi là giấy ghi lô đề, giấy ghi số đề dùng để ghi lại việc mua số, trục lợi, ăn thua bằng tiền. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm của hành vi ghi lô số đề. Tuy nhiên, tổ chức đánh bạc theo Điều 322 của Bộ luật hình sự năm 2015 được hiểu là hành vi chủ mưu rủ rê, tụ tập, lôi kéo người khác tham gia đánh bạc. Như vậy, hành vi ghi lô đề cũng là việc mà một người tổ chức cho những người tham gia đánh đề, được coi như hành vi giúp sức của tội đánh bạc có thêm dấu hiệu trục lợi. Dựa vào bản chất có thể thấy, việc ghi lô đề là một hình thức của hành vi tổ chức đánh bạc. (2) Mức xử phạt cho hành vi ghi lô đề là gì? Xử phạt vi phạm hành chính Theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP , người thực hiện một trong các hành vi tổ chức đánh đề sau đây bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng: - Làm chủ lô, đề; - Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; - Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề. Người thực hiện hành vi nêu trên còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo đó, người thực hiện hành vi ghi lô đề còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc. Theo đó tại Điều 322 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: + Tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên. + Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên. + Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên. + Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc, phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc. + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định về tội tổ chức đánh bạc hoặc hành vi quy định về tội đánh bạc theo Điều 321 của Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Ngoài ra, khi ghi lô đề mà phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: + Hành vi có tính chất chuyên nghiệp. + Đã thực hiện thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. + Có sử dụng mạng internet, mạng viễn thông, mạng máy tính hoặc phương tiện điện tử để phạm tội. + Tái phạm nguy hiểm. Người phạm tội khi bị truy tố về tội này còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. (3) Tố giác vi phạm ghi lô đề như thế nào? Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cụ thể như sau: - Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. - Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng. - Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm. - Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản. - Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Như vậy, cá nhân thực hiện quyền tố giác, tin báo về tội phạm có hành vi ghi lô đề có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản rõ ràng. Có thể trực tiếp đến cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan cảnh sát điều tra cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc viện kiểm sát quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để tố giác. Có thể gửi đơn tố giác dưới hình thức nặc danh, không tiết lộ tên người viết. Tuy nhiên việc tố giác, báo tin về tội phạm phải trung thực, nếu sai sự thật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. (4) Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác vi phạm Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: - Quyết định khởi tố vụ án hình sự; - Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; - Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng. Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động: - Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; - Khám nghiệm hiện trường; - Khám nghiệm tử thi; - Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản. Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình
Ngày 01/11/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó, nêu rõ quy định tiếp nhân, xử lý tin báo tố giác hành vi bạo lực gia đình. Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài (1) Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (Tổng đài) sử dụng số điện thoại ngắn có 3 chữ số để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình. Tổng đài hoạt động 24 giờ tất cả các ngày để tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động. Tổng đài thực hiện ghi âm tự động và chi trả phí viễn thông đối với tất cả các cuộc gọi đến, gọi đi. (2) Quy trình tiếp nhận, xử lý tin bào, tố giác Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 76/2023/NĐ-CP về quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài như sau: Người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì gọi đến số điện thoại của Tổng đài để báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình. Người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận, đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình. Ngay sau khi kết thúc việc tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình, người tiếp nhận phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình để giải quyết theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận thông báo, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình theo quy định. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì việc xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em. Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua các địa chỉ khác Nghị định nêu rõ việc quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như sau: (1) Tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: Khi tiếp nhận tin báo, tố giác trực tiếp hoặc qua điện thoại thì người tiếp nhận thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 04 của Nghị định 76/2023/NĐ-CP đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình. Xem và tải Mẫu 04 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/07/mau-4.docx Khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua tin nhắn, đơn, thư thì người tiếp nhận thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 05 của Nghị định 76/2023/NĐ-CP. Xem và tải Mẫu số 05 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/07/mau-5.docx (2) Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: Theo Nghị định, Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình phải kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền; đồng thời thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em. Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình và theo khả năng của mình tham gia ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, hỗ trợ, bảo vệ người bị bạo lực gia đình. (3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình để xác minh tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu. (4) Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm thông báo kết quả việc xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình. 03 trường hợp đề nghị cấm tiếp xúc để bảo vệ người bị bạo lực gia đình (1) Nguyên tắc khi cấm tiếp xúc - Bảo đảm lợi ích của người bị bạo lực gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc, người đang điều trị bệnh. -Thông báo đầy đủ quyền và nghĩa vụ cho người bị bạo lực gia đình trước khi quyết định cấm tiếp xúc. (2) Các trường hợp đề nghị cấm tiếp xúc - Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. Việc đề nghị phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự mình ban hành quyết định cấm tiếp xúc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. (3) Hình thức và đơn đề nghị cấm tiếp xúc - Việc đề nghị cấm tiếp xúc được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử. - Đối với khoản 2 Điều 15 Nghị định 76/2023/NĐ-CP áp dụng đơn đề nghị theo Mẫu số 06 Nghị định 76/2023/NĐ-CP. Đơn đề nghị không áp dụng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 76/2023/NĐ-CP. Xem và tải Mẫu 06 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/07/mau-6.docx Xem chi tiết tại Nghị định 76/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 25/12/2023 và thay thế Nghị định 08/2009/NĐ-CP.
Bị lừa đảo qua việc nhắn tin trên mạng xã hội có thể tố cáo ở đâu?
Theo Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau: 1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. 2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm: a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. 3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố: a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình; b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình; c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục. 4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Theo đó, khi người dân bị lừa đảo qua mạng có thể gửi đơn tố giác tội phạm đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức khác theo quy định nói trên.
Hướng dẫn 06/HD-VKSTC: Hướng dẫn kiểm sát xét xử sơ thẩm án trật tự xã hội năm 2023
Ngày 05/01/2023, Viện KSNDTC có Hướng dẫn 06/HD-VKSTC năm 2023 về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án trật tự xã hội năm 2023. Theo đó, để công tác đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất khi giải quyết các vụ án hình sự về trật tự xã hội, Viện KSNN các cấp quan tâm tập trung thực hiện các nội dung cụ thể sau: (1) Đối với hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 05/CT-VKSTC năm 2020 về Tăng cường trách nhiệm công tố trong giải quyết các vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó, thực hiện phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật TTHS 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Đồng thời áp dụng đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác này bằng việc thực hiện tốt các nội dung sau: - Tăng cường kiểm sát chặt chẽ các hoạt động của Cơ quan điều tra ngay từ khi tiếp nhận, phân loại, thụ lý, xác minh nguồn tin về tội phạm. - Nắm chắc các tố giác, tin báo tội phạm về trật tự xã hội. - Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ trực nghiệp vụ, tiếp công dân 24/24 giờ. - Thường xuyên theo dõi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội. Lưu ý các tố giác, tin báo về giết người, xâm hại trẻ em, mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc; tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm có tính chất “xã hội đen”; các vụ việc về trật tự xã hội mà dư luận xã hội quan tâm. Đảm bảo mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ và thụ lý giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật. - Kiểm sát viên được phân công thụ lý giải quyết phải chủ động, kịp thời đề ra các yêu cầu kiểm tra, xác minh đảm bảo chất lượng, sát thực; 100% vụ việc phải có yêu cầu xác minh. - Trước khi kết thúc việc xác minh ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự thì cần phối hợp Cơ quan điều tra rà soát để đảm bảo việc ban hành quyết định có căn cứ, đúng pháp luật, chống oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. - Kiểm sát chặt chẽ các căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thường xuyên phối hợp với Cơ quan điều tra rà soát, giải quyết dứt điểm các tố giác, tin báo hoặc kiến nghị khởi tố tạm đình chỉ còn tồn đọng, nếu thấy lý do tạm đình chỉ không còn, thì yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi giải quyết ngay theo quy định của pháp luật. - Tăng cường hoạt động trực tiếp kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của các Cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra cùng cấp. Lưu ý, tập trung triển khai nghiêm túc, có hiệu quả công tác kiểm sát với lực lượng Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an. - Thường xuyên tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn công tác để báo cáo Viện kiểm sát cấp trên hướng dẫn, chỉ đạo. (2) Đối với hoạt động kiểm sát điều tra, truy tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Thực hiện nghiêm túc về chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm và các quy chế, hướng dẫn nghiệp vụ của ngành. Quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, truy tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án trật tự xã hội, Viện kiểm sát các cấp quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau: - Trong giai đoạn điều tra vụ án: Kiểm sát viên phải xây dựng kế hoạch kiểm sát, nhật ký kiểm sát điều tra, thu thập chứng cứ phải đúng trình tự, thủ tục. Trong việc xét phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra, phải thận trọng, kiên quyết không phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định trái pháp luật. - Đối với vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các vụ án có tính chất phức tạp, việc thu thập chứng cứ có nhiều khó khăn, bị can không nhận tội, cần trực tiếp hỏi cung bị can, lấy lời khai những người tham gia tố tụng và trực tiếp xem xét đánh giá các chứng cứ, vật chứng thu thập được trước khi đề xuất phê chuẩn các quyết định tố tụng. - Trước khi kết thúc điều tra vụ án, phối hợp với Cơ quan điều tra đánh giá toàn bộ hệ thống chứng cứ buộc tội, gỡ tội, thống nhất đường lối xử lý vụ án bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội. Triển khai thực hiện nghiêm quy định về hỏi cung bị can có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Triển khai hiệu quả số hoá hồ sơ vụ án, xây dựng hồ sơ vụ án, hồ sơ kiểm sát có chứa phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử. - Trong giai đoạn truy tố: Trước khi quyết định việc truy tố, phải phúc tra, kiểm tra thận trọng các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án, nghiên cứu, đánh giá chính xác, khách quan, toàn diện các chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, Trong trường hợp nếu thấy cần thiết thì Kiểm sát viên trực tiếp hỏi cung bị can, ghi lời khai người làm chứng, người bị hại, trực tiếp xem xét các dấu vết, vật chứng. - Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm: Kiểm sát viên phải nghiên cứu, kiểm tra lại các chứng cứ tài liệu đã thu thập có trong hồ sơ vụ án, thống kê và nắm chắc các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, nội dung vụ án. Xây dựng kế hoạch tranh luận, đối đáp tại phiên tòa và dự thảo bản luận tội ngay từ giai đoạn chuẩn bị xét xử, chuẩn bị thực hiện có hiệu quả việc tranh tụng tại phiên toà bảo vệ quan điểm truy tố của Viện kiểm sát. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện “Số hóa hồ sơ vụ án” và công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa để phục vụ tích cực, hiệu quả cho việc giải quyết vụ án. - Quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, phải kịp thời phát hiện các trường hợp bức cung, nhục hình để xử lý nghiêm theo pháp luật. - Tăng cường phối hợp với Cơ quan điều tra, Toà án cùng cấp đảm bảo việc giải quyết án kịp thời, đúng pháp luật. - Chú trọng nâng cao chất lượng giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền, không để tồn đọng kéo dài, quá thời hạn, đặc biệt là các khiếu nại, tố cáo. - Thực hiện nghiêm quy định về đóng dấu bút lục tài liệu điều tra theo khoản 5 Điều 88 Bộ luật TTHS 2015 quy định về lập hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát theo Quyết định 590/QĐ-VKSTC và 190/QĐ-VKSTC . - Quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh Hướng dẫn 33/HD-VKSTC về công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá, báo cáo án đình chỉ do không phạm tội và đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 Bộ luật hình sự 2015. Xem thêm Hướng dẫn 06/HD-VKSTC ban hành ngày 05/01/2023.
Quy trình tiếp nhận, xử lý tố giác hành vi bạo lực gia đình
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 đã được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2022. Theo đó, quy trình tiếp nhận và xử lý đơn tố giác hành vi bạo lực gia đình là một nội dung nổi bật tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022. 1. Báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình (1) Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác bao gồm: - UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. - Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. - Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học. - Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. - Người đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. - Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình. Hiện hành chỉ quy định cơ quan tố giác bao gồm cơ quan công an nơi gần nhất hoặc UBND cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư. (2) Hình thức báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình: - Gọi điện, nhắn tin. - Gửi đơn, thư. - Trực tiếp báo tin. (3) Chính phủ quy định về tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình. 2. Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình Đầu tiên: Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình khi nhận tin báo, tố giác thì trong phạm vi quyền hạn của mình phải kịp thời, ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền. Đồng thời, thông báo cho Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. Tổ chức, cá nhân khi nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình phải thông báo ngay cho Chủ tịch UBND cấp xã. Theo đó, chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm xử lý hoặc phân công xử lý ngay khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình hoặc nhận được báo cáo về hành vi bạo lực gia đình. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực lả trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc. Hoặc hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực thì Chủ tịch UBND cấp xã phân công Công an xã, phường, thị trấn xử lý. Lưu ý: Trường hợp tin báo, tố giác về tội phạm thì việc tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. 3. Sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình Người có âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình có quyển cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc bạo lực gia đình. Việc sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình trong quá trình giải quyết vụ việc bạo lực gia đình và đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, internet. Phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chi tiết Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực từ ngày 14/11/2022 thay thế Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.
Gửi đơn tố cáo, tố giác tội phạm bao lâu thì được giải quyết
Hiện nay rất nhiều trường hợp người dân thực hiện tố cáo, tố giác tội phạm nhưng đợi mòn mỏi vẫn không thấy được giải quyết. Vậy thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo pháp luật về tố tụng hình sự được quy định như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 147 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 và hướng dẫn tại Điều 9 và Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được quy định như sau: - Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không quá 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được tố giác, tin báo về tội phạm. - Đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng (trong trường hợp được Thủ trưởng ủy quyền hoặc phân công), cấp trưởng, cấp phó (trong trường hợp được cấp trưởng ủy quyền hoặc phân công) cơ quan đang thụ lý, giải quyết có thể kéo dài thời hạn giải quyết nhưng không quá 02 tháng kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết. - Trường hợp sắp hết thời gian sau khi gia hạn lần thứ nhất nhưng chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh thì chậm nhất 05 ngày trước khi hết thời hạn Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng (trong trường hợp được Thủ trưởng ủy quyền hoặc phân công), cấp trưởng, cấp phó (trong trường hợp được cấp trưởng ủy quyền hoặc phân công) cơ quan đang thụ lý, giải quyết phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh. - Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị nêu trên, Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phải xem xét, quyết định. Trường hợp đề nghị của cơ quan đang thụ lý, giải quyết là có căn cứ thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát (trong trường hợp được Viện trưởng ủy quyền hoặc phân công) ra Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh; thời hạn gia hạn kiểm tra, xác minh là không quá 02 tháng kể từ ngày hết thời hạn lần thứ nhất. =>> Như vậy thời gian tối đa giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tối đa không quá 4 tháng. Ngoài ra thời gian thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được quy định tại Điều 17 Thông tư 28/2020/TT-BCA như sau: "Điều 17. Thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố 1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân phải thông báo bằng văn bản về kết quả tiếp nhận cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố (trừ trường hợp người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân) biết. 2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (trừ trường hợp ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm), Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố (trừ trường hợp người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân) biết kết quả giải quyết. 3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân có trách nhiệm gửi Quyết định tạm đình chỉ đó cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố (trừ trường hợp người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân)."
Có được miễn trách nhiệm hình sự khi không khai báo bạn trai là người phạm tội không?
Căn cứ Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về việc không tố giác tội phạm như sau: - Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này. - Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa. Như vậy, theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp bạn gái không khai báo bạn trai là người phạm tôi thì bạn gái không thuộc trường hợp được miễn chịu trách nhiệm hình sự theo quy định phía trên về việc không tố giác tội phạm. Do đó, bạn gái vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với việc không tố giác tội phạm. Theo Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 138 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội không tố giác tội phạm như sau: - Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. Theo đó, tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cướp tài sản như sau: - Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. ... Theo đó, trong trường hợp này bạn gái biết sự việc này bạn trai phạm tôi nhưng lại không khai báo có thể sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Muốn khởi kiện, tố cáo cha mẹ: Con cái phải làm thế nào?
Khởi kiện, tố cáo cha mẹ Gia đình là nơi ươm mầm cho con trẻ, tuy nhiên không ít trường hợp con cái bị chính cha mẹ mình xâm phạm quyền lợi, trường hợp này các em có thể khởi kiện, tố cáo chính cha mẹ mình hay không? Việc khởi kiện, tố cáo là quyền của công dân, tuy nhiên đối với những đối tượng ở độ tuổi khác nhau, sẽ có khác biệt trong thủ tục thực hiện quyền này. Trong việc khởi kiện dân sự Điều 17 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.” Điêu này có nghĩa, để có thể xác lập, thực hiện các quyền của mình, con cái phải có năng lực hành vi dân sự. Khi công dân đủ 18 tuổi trở lên, họ sẽ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự (nếu chưa đủ 18 tuổi chỉ chỉ có năng lực hành vi dân sự một phần) theo Khoản 2 Điều 22 BLDS 2015. Kế đó Khoản 2 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về các trường hợp làm đơn khởi kiện như sau: - Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. - Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi con cái muốn kiện nhưng người đại diện hợp pháp của họ lại chính là người xâm phạm quyền lợi của họ thì phải giải quyết như thế nào? Liên quan đến vấn đề này, Điều 187 BLTTDS có quy định về các trường hợp được khởi kiện cho người khác, trong đó bao gồm: - Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. - Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Với 2 căn cứ trên, khi những người chưa có đủ năng lực hành vi dân sự muốn khởi kiện chính người đại diện của mình, họ có thể tìm đến những cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nhờ thực hiện quyền khởi kiện cho mình. >>> Trình tự giải quyết vụ án dân sự Trong việc tố cáo, tố giác tội phạm Nếu trẻ là người trực tiếp tố cáo cha mẹ mình, pháp luật không giới hạn độ tuổi thực hiện việc tố cáo. Cụ thể, tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định: Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố 1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. 2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng. >>> Trình tự giải quyết vụ án hình sự Như vậy, bất kỳ ai, kể cả trẻ em cũng có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Trong trường hợp bị xâm phạm nghiêm trọng về thân thể, quyền lợi, trẻ hoàn toàn có thể tự mình trình báo với cơ quan điều tra để được bảo vệ một cách toàn diện.
Xử lý hành vi không tố giác tội phạm
Tội không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 19 và Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau: “Điều 19. Không tố giác tội phạm 1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này. 2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa. Điều 390. Tội không tố giác tội phạm 1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm 2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt."
Quy định pháp luật về Không tố giác tội phạm
Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc không tố giác tội phạm: 1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. 2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. 3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. Lưu ý: Từ việc xử lý mối tương quan giữa nghĩa vụ công dân với truyền thống văn hoá và đạo đức của dân tộc cũng như yêu cầu nghề nghiệp của người bào chữa mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với một số trường hợp không tố giác tội phạm ở khoản 2 Điều 19 BLHS, khoản 3 Điều 19BLHS Ngoài hai hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành tội độc lập được quy định trong Phần chung bộ luật trên, Phần các tội phạm còn quy định tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ở Điều 323 BLHS 2015. Về bản chất thì đây là một hành vi che giấu tội phạm nhưng được quy định thành một tội độc lập.
PHÂN BIỆT NGƯỜI TỐ GIÁC, NGƯỜI BÁO TIN, NGƯỜI KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2015
Bên cạnh những điểm giống nhau thì ba chủ thể này cũng có nhiều điểm khác biệt. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn tác giả lập ra bảng so sánh những đặc điểm khác nhau cơ bản của ba loại chủ thể này heo quy định tại Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015. Mong mọi người cùng tham khảo và góp ý. · Điểm giống nhau - Đều là người tham gia Tố tụng Hình sự - Có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 56 BLTTHS 2015: Điều 56. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố - Các quy định về thời hạn, thủ tục giải quyết hay tạm đìh chỉ, phục hồi giải quyết và giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết được quy định lần lượt từ Điều 146 đến Điều 150 BLTTHS 2015 · Điểm khác nhau Tiêu chí Người tố giác Người báo tin Người kiến nghị khởi tố Khái niệm Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm Hình thức Bằng lời nói hoặc văn bản Bằng lời nói hoặc văn bản Chỉ có thể bằng văn bản Loại chủ thể Chỉ là cá nhân Chỉ là cá nhân Cá nhân có thẩm quyền Cơ quan có thẩm quyền Nội dung Thường hướng đến hành vi/ người phạm tội cụ thể Có thể hướng đến hành vi/ người phạm tội cụ thể hoặc không Thường hướng đến hành vi/ người phạm tội cụ thể Lợi ích bị tội phạm xâm hại Có lợi ích bị tội phạm xâm hại Thường không có -Tổ chức: Có thể có -Cá nhân: Thường không có Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận Cơ quan điều tra Viện kiểm sát Cơ quan, tổ chức khác Cơ quan điều tra Viện kiểm sát Cơ quan, tổ chức khác Cơ quan điều tra Viện kiểm sát Thẩm quyền giải quyết Cơ quan điều tra Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra Viện kiểm sát trong trường hợp tại Điểm c, Khoản 3, Điều 145 BLTTHS 2015 Cơ quan điều tra Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra Viện kiểm sát trong trường hợp tại Điểm c, Khoản 3, Điều 145 BLTTHS 2015 Cơ quan điều tra Viện kiểm sát trong trường hợp tại Điểm c, Khoản 3, Điều 145 BLTTHS 2015 Hậu quả pháp lý Tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật Tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật
NẾU BIẾT KẾ HỌACH PHẠM TỘI CỦA BẠN THÌ???
Từ việc bắt nghi can số 3 tại vụ thảm sát Bình Phước, bản thân mình đặt ra câu hỏi lớn “Nếu bạn mình nói kế họach phạm tội cho mình thì mình phải xử sự ra sao?” Nên tố giác hay im lặng? Về phần quan điểm của cá nhân mình, mình xét vấn đề trên theo 2 mặt: Về lý: Theo quy định tại Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 Điều 22. Không tố giác tội phạm 1. Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này. Điều 314. Tội không tố giác tội phạm 1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. … 3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. Mặc dù pháp luật hình sự quy định như trên về việc phải tố giác hành vi phạm tội nhưng không quy định rõ ràng phải tố giác như thế nào, có cần bằng chứng để chứng minh việc mình nghe được từ bạn mình là thật chứ không phải chỉ là chuyện đùa giữa những đứa bạn với nhau? Nếu kế họach đó không xảy ra trên thực tế thì người tố giác có bị ảnh hưởng gì hay không? Người bị tố giác sẽ phải xử lý ra sao, pháp luật không quy định rõ ràng sẽ dễ xảy ra những bất trắc của cơ quan Công an với người dân và sẽ lại tạo nên những làn sóng mới về cách hành xử của Công an với người dân? Nếu như sự việc đó thực sự xảy ra, liệu Việt Nam có chương trình bảo vệ nhân chứng như ở các nước khác để đảm bảo an tòan cho người tố giác và gia đình họ? Nếu không bảo vệ tốt cho họ thì xét về tương lai sẽ không có bất kỳ ai dám tố giác vì để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình. Về tình: Là bạn bè và phải thân thiết thì họ mới kể chuyện cho mình nghe, nếu như việc đó mình nói ra sẽ ảnh hưởng tới tình bạn của mình với họ cũng như với những người khác, ảnh hưởng đến uy tín của chính cá nhân mình. Ngòai ra, đôi lúc có những người “khẩu xà tâm phật” họ nói như vậy nhưng họ không bao giờ làm những việc ác, nếu tố giác họ thì sẽ ra sao, miệng lưỡi người đời dành gì cho mình? Còn nếu họ thật sự làm thì mình làm sao đối diện với những người thân của họ khi mình chính là người đưa họ ra vành móng ngựa? Thật là tiến thóai lưỡng nan nha, lý bắt phải tố giác nhưng không đảm bảo lợi ích cho người tố giác, tình bảo rằng không được phản bội bạn bè… Các bạn nghĩ sao nếu như có bạn của mình kể mình nghe về kế họach phạm tội của nó với người khác?
Tố giác tội phạm là nghĩa vụ công dân
Rất tốt. Bạn có thể tới phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Công an cấp tỉnh nơi bạn đang cư trú để tố giác. Nhưng lưu ý, thông tin của bạn phải chính xác và nếu bạn có bằng chứng kèm theo thì càng tốt. Hãy mau mau hoàn thành nghĩa vụ công dân của mình. Xin cám ơn bạn!
Thủ tục Khiếu nại, khiếu kiện, kiến nghị, tố cáo, tố giác
Ông Phó Chủ tịch quận KT Chủ tịch quận cấp phép xây dựng cho hộ liền kề nhà ông A, dt hợp pháp chỉ có 33,37 m2 mà cấp phép xây dựng 52,80 m2, đã lấn sang một phần nhà ông A. Hành vi vi phạm pháp luật này là do ông Phó Chủ tịch trực tiếp gây ra, nhưng người chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định vẫn là ông Chủ tịch. Thế mà ông A tố cáo ông chủ tịch, thanh tra TP cho rằng ông Chủ tịch không có liên quan ! Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào ? Có đủ cơ sở để khiếu nại, tố cáo ông Chủ tịch không ? Tại sao ?