Nghỉ phép trước ngày nhận lương có được ứng lương không?
Bạn đang lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ dài ngày và muốn được ứng lương trước để chi tiêu. Tuy nhiên, bạn không chắc chắn liệu mình có được hưởng quyền lợi này hay không. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây. (1) Nghỉ phép trước ngày nhận lương có được ứng lương không? Theo quy định tại khoản 5 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương có quyền được tạm ứng tiền lương. Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 cũng chỉ rõ rằng, khi nghỉ hằng năm, người lao động có quyền tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Căn cứ theo các quy định nêu trên, khi người lao động nghỉ phép trước ngày nhận lương, họ có quyền tạm ứng tiền lương ít nhất bằng tiền lương của những ngày mà mình nghỉ phép. Quy định này không chỉ đảm bảo quyền lợi tài chính cho người lao động, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong việc quản lý tài chính cá nhân trong thời gian nghỉ ngơi. Có thể thấy, Bộ luật Lao động 2019 đã đưa ra những quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động khi nghỉ hằng năm. Việc cho phép tạm ứng tiền lương trước kỳ trả lương không chỉ giúp người lao động yên tâm nghỉ ngơi mà còn đảm bảo họ có nguồn thu nhập ổn định trong thời gian nghỉ phép. (2) Người lao động có thể nghỉ gộp ngày phép tối đa bao nhiêu ngày? Liên quan đến vấn đề này, khoản 1 và khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Như vậy, số ngày phép tối đa được gộp lại để nghỉ một lần là số ngày nghỉ phép trong 03 năm. Theo đó, số ngày nghỉ phép tối đa được gộp lại là: - 36 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường - 42 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - 48 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi nghỉ phép gộp với thời gian dài như vậy, người lao động phải thông báo và thỏa thuận với người sử dụng lao động. Việc này không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà còn giúp người sử dụng lao động có kế hoạch sắp xếp công việc hợp lý.
Mức tạm ứng tiền lương tối đa của người lao động là bao nhiêu?
Có rất nhiều trường hợp người lao động vì lý do khó khăn muốn xin tạm ứng tiền lương để trang trải. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người sử dụng lao động cũng phê duyệt cho người lao động được tạm ứng tiền lương. Vậy người lao động được tạm ứng tiền lương trong trường hợp nào? Nếu được tạm ứng thì mức tạm ứng tiền lương tối đa là bao nhiêu? Quy định về kỳ hạn trả lương cho người lao động Căn cứ theo Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kỳ hạn trả lương cho người lao động như sau: - Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần. - Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ. - Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng. - Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương. Như vậy, chế định kỳ hạn trả lương cho người lao động được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động 2019, thời điểm trả lương sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải theo chu kỳ, ấn định một thời gian cụ thể. Người sử dụng lao động có thể trả lương cho người lao động theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng nhưng phải thể hiện rõ trong hợp đồng lao động. Các trường hợp người lao động được tạm ứng tiền lương Căn cứ theo Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 người lao động được tạm ứng tiền lương trong các trường hợp sau: - Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi. - Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng. Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương. -Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Như vậy, việc tạm ứng tiền lương sẽ do hai bên thỏa thuận, khi người lao động có nhu cầu xin tạm ứng tiền lương thì có thể trao đổi, thỏa thuận trực tiếp với người sử dụng lao động. Nếu người sử dụng lao động xét thấy lý do xin tạm ứng tiền lương hợp lý thì sẽ cho người lao động được tạm ứng tiền lương và không bị tính lãi trên số tiền đã tạm ứng. Mức tạm ứng tiền lương của người lao động tối đa là bao nhiêu? Căn cứ theo Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 thì trong trường hợp người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên thì mức tạm ứng tiền lương sẽ tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng. Còn đối với những trường hợp khác thì không có quy định tối đa mức tạm ứng tiền lương, mức tạm ứng tiền lương sẽ do các bên tự thoả thuận và không bị tính lãi.
Người sử dụng lao động có được từ chối cho người lao động tạm ứng lương không?
Tại Khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định kỳ hạn trả lương như sau: 3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng. Theo Khoản 2 và 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định tạm ứng tiền lương như sau: 2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng. Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương. 3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Căn cứ Khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 quy định tạm đình chỉ công việc như sau: 2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Tại Khoản 1 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định tạm ứng tiền lương như sau: 1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi. Như vậy, hiện nay pháp luật chỉ quy định có 04 trường hợp bắt buộc phải tạm ứng lương cho người lao động khi người lao động có nhu cầu, người sử dụng lao động mà từ chối thì vi phạm pháp luật. Còn những trường hợp tạm ứng lương còn lại dựa trên sự thỏa thuận nên là người sử dụng lao động có từ chối cho người lao động tạm ứng lương thì cũng không bị vi phạm.
Người sử dụng lao động có được quyền từ chối tạm ứng tiền lương cho nhân viên?
Tạm ứng tiền lương là gì? Trong quá trình làm việc, sẽ có một số trường hợp cấp bách, cần thiết mà người lao động cần một số tiền để xoáy sở. Họ sẽ muốn tạm ứng tiền lương để đáp ứng nhu cầu đó. Nhưng pháp luật có quy định về việc tạm ứng tiền lương hay không? Những trường hợp nào được tạm ứng và nếu người sử dụng lao động từ chối cho tạm ứng thì có hợp pháp hay không? Tạm ứng tiền lương là gì Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động 2019, cụ thể: “Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) trả cho người lao động (NLĐ) theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.” Trong thực tế, người lao động thường tạm ứng tiền lương trước kỳ hạn trả lương để phụ vụ cho đời sống của họ hay những chuyện cấp bách. Nghĩa là chưa đến hạn được trả lương theo thỏa thuận, người lao động đề nghị người sử dụng lao động trả tiền lương tạm ứng trước cho mình. Tạm ứng tiền lương được quy định nhằm mục đích chủ yếu là giúp NLĐ kịp thời khắc phục những khó khăn gặp phải trong cuộc sống, trong thời gian nghỉ việc hoặc phải nghỉ việc không có tiền lương. Việc tạm ứng tiền lương cho NLĐ được thực hiện trên cơ sở kết quả thỏa thuận của NSDLĐ và NLĐ hoặc phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Các trường hợp NLĐ được tạm ứng tiền lương Vấn đề tạm ứng tiền lương được đề cập đến tại Điều 97, Điều 101, Điều 128 BLLĐ 2019. Theo đó thì NSDLĐ bắt buộc phải tạm ứng tiền lương cho NLĐ trong các trường hợp sau: – NLĐ hưởng lương theo sản phẩm, khoán mà công việc phải làm trong nhiều tháng (khoản 3 Điều 97 BLLĐ 2019). Hàng tháng, NLĐ được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng. – Theo khoản 2 Điều 101 BLLĐ 2019, NLĐ được tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ một tuần trở lên nhưng tối đa không quá một tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng. Ở trường hợp này, chúng ta có thể hiểu rằng doanh nghiệp chỉ phải tạm ứng tiền lương cho nhân viên trong trường hợp nhân viên nghỉ tạm thời và chắc chắn sẽ quay lại công ty trong tháng đó. Còn trường hợp nhân viên nghỉ dài hạn như đi nghĩa vụ quân sự thì doanh nghiệp không có nghĩa vụ cho tạm ứng vì khi đó, nhân viên được nhà nước đảm bảo chế độ sinh hoạt, ăn uống từ ngân sách có sẵn. – NLĐ được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ hàng năm theo quy định tại Điều 113 BLLĐ 2019. Theo đó, căn cứ tại Điều 113 BLLĐ 2019, NLĐ làm việc đủ 12 tháng cho doanh nghiệp hoàn toàn đủ tư cách để nghỉ hàng năm. Như vậy, pháp luật chỉ quy định mức lương tạm ứng tối thiểu mà không quy định mức tối đa cho trường hợp này. Do đó, NLĐ và chủ doanh nghiệp có thể thỏa thuận với nhau để đưa ra mức tạm ứng lớn hơn tiền lương những ngày nghỉ. – Trong thời gian NLĐ bị tạm đình chỉ công việc (khoản 2 Điều 128 BLLĐ 2019), thì được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. NSDLĐ có quyền từ chối cho NLĐ tạm ứng tiền lương không? Như vậy, căn cứ vào quy định trên, pháp luật chỉ quy định NSDLĐ phải tạm ứng tiền lương cho nhân viên trong một số trường hợp nhất định. Nếu không thuộc các trường hợp này, việc tạm ứng tiền lương được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận của NLĐ và NSDLĐ (khoản 1 Điều 101 BLLĐ) và nếu người sử dụng lao động từ chối thì cũng không trái quy định pháp luật. Xử phạt NSDLĐ từ chối tạm ứng lương cho NLĐ trong những trường hợp bắt buộc tạm ứng Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương như sau: "...không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật;..." Theo đó, mức phạt cao nhất cho hành vi này là phạt tiền 50.000.000 đồng. Ngoài ra quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau: Trừ một số trường hợp được quy định tại Khoản này thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
Nghỉ Tết, NLĐ có được tạm ứng tiền lương?
Mỗi dịp Tết đến, người ta lại thường có nhu cầu cần đến khoản tiền lớn hơn các khoảng thời gian khác trong năm để chi tiêu, sắm sửa. Xong, sẽ làm sao khi kì hạn nhận lương chưa đến? Hướng xử lý nhiều người lao động vẫn chọn lựa đó là tạm ứng tiền lương. Vậy, pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc tạm ứng tiền lương? Người lao động được tạm ứng tiền lương trong những trường hợp nào? Tạm ứng lương tối đa bao nhiêu% tiền lương? Hiện nay, theo quy định của Bộ luật lao động 2012, có 04 trường hợp người lao động được tạm ứng tiền lương, đó là: 1. Tạm ứng tiền lương theo thỏa thuận của các bên Theo quy định tại khoản 1 Điều 100 Bộ luật lao động 2012, trường hợp giữa người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận và thống nhất được về việc tạm ứng tiền lương cho người lao động thì người lao động có thể nhận tạm ứng tiền lương từ người sử dụng lao động theo những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận. - Mức tạm ứng: Trong trường hợp này, mức tiền tạm ứng cũng được thực hiện theo thương lượng của hai bên. Thực tế, mức tiền tạm ứng này sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh, công việc của từng người lao động. Trên cơ sở đó, người sử dụng lao động sẽ xem xét và giải quyết dựa trên đề xuất của người lao động. 2. Tạm ứng tiền lương khi người lao động thực hiện nghĩa vụ công dân Nghĩa vụ công dân ở đây có thể được hiểu là là những công việc mà công dân bắt buộc phải tham gia thực hiện theo quy định của pháp luật như: nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ bầu cử, nghĩa vụ lao động,… - Mức tạm ứng: Người lao động trong quá trình thực hiện nghĩa vụ công dân được người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 2 Điều 100 Bộ luật lao động 2012. Theo đó, tiền lương được tạm ứng sẽ tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tiền lương làm căn cứ để tạm ứng cho người lao động trong thời gian tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi người lao động tạm thời nghỉ việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương. 3. Tạm ứng tiền lương khi nghỉ hằng năm Trong quá trình làm việc, người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động quy định tại Điều 111 Bộ luật lao động 2012. Và khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. - Mức tạm ứng: Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-Cp được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP, theo đó mức tạm ứng lđược tính dựa trên tiền lương theo hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm. 4. Tạm ứng tiền lương khi bị tạm đình chỉ công việc Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng tiền lương từ người sử dụng lao động. - Mức tạm ứng: Trong trường hợp này, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Như vậy, khi người lao động có nhu cầu tạm ứng tiền lương vào dịp Tết, họ có thể thể tiến hành thỏa thuận với công ty để được tạm ứng và thương lượng về mức tạm ứng cụ thể.
Quy định mới về việc người lao động tạm ứng tiền lương trong Bộ luật Lao động 2019
Theo đó, người lao động có thể tạm ứng tiền lương theo điều kiện được hai bên thỏa thuận và sẽ không bị tính lãi theo quy định tại Khoản 1 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019. Tiếp đó, tại Khoàn 2 Điều 101 Bộ luật Lao Động 2019 quy định người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng. Riêng đối với trường hợp người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương, quy định này được cập nhật cụ thể cũng tại khoản 2 Điều 101. Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 có quy định: “khi nghỉ hàng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ”. Đây được xem là quy định mới so với Bộ luật Lao động 2012 về quy định được tạm ứng tiền lương. Như vậy, sắp tới đây Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021 thay thế cho Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động và người sử dụng lao động có thể áp dụng quy định mới nêu trên tại Điều 101 để áp dụng trong vấn đề tạm ứng tiền lương.
Nghỉ phép trước ngày nhận lương có được ứng lương không?
Bạn đang lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ dài ngày và muốn được ứng lương trước để chi tiêu. Tuy nhiên, bạn không chắc chắn liệu mình có được hưởng quyền lợi này hay không. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây. (1) Nghỉ phép trước ngày nhận lương có được ứng lương không? Theo quy định tại khoản 5 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương có quyền được tạm ứng tiền lương. Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 cũng chỉ rõ rằng, khi nghỉ hằng năm, người lao động có quyền tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Căn cứ theo các quy định nêu trên, khi người lao động nghỉ phép trước ngày nhận lương, họ có quyền tạm ứng tiền lương ít nhất bằng tiền lương của những ngày mà mình nghỉ phép. Quy định này không chỉ đảm bảo quyền lợi tài chính cho người lao động, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong việc quản lý tài chính cá nhân trong thời gian nghỉ ngơi. Có thể thấy, Bộ luật Lao động 2019 đã đưa ra những quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động khi nghỉ hằng năm. Việc cho phép tạm ứng tiền lương trước kỳ trả lương không chỉ giúp người lao động yên tâm nghỉ ngơi mà còn đảm bảo họ có nguồn thu nhập ổn định trong thời gian nghỉ phép. (2) Người lao động có thể nghỉ gộp ngày phép tối đa bao nhiêu ngày? Liên quan đến vấn đề này, khoản 1 và khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Như vậy, số ngày phép tối đa được gộp lại để nghỉ một lần là số ngày nghỉ phép trong 03 năm. Theo đó, số ngày nghỉ phép tối đa được gộp lại là: - 36 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường - 42 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - 48 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi nghỉ phép gộp với thời gian dài như vậy, người lao động phải thông báo và thỏa thuận với người sử dụng lao động. Việc này không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà còn giúp người sử dụng lao động có kế hoạch sắp xếp công việc hợp lý.
Mức tạm ứng tiền lương tối đa của người lao động là bao nhiêu?
Có rất nhiều trường hợp người lao động vì lý do khó khăn muốn xin tạm ứng tiền lương để trang trải. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người sử dụng lao động cũng phê duyệt cho người lao động được tạm ứng tiền lương. Vậy người lao động được tạm ứng tiền lương trong trường hợp nào? Nếu được tạm ứng thì mức tạm ứng tiền lương tối đa là bao nhiêu? Quy định về kỳ hạn trả lương cho người lao động Căn cứ theo Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kỳ hạn trả lương cho người lao động như sau: - Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần. - Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ. - Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng. - Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương. Như vậy, chế định kỳ hạn trả lương cho người lao động được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động 2019, thời điểm trả lương sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải theo chu kỳ, ấn định một thời gian cụ thể. Người sử dụng lao động có thể trả lương cho người lao động theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng nhưng phải thể hiện rõ trong hợp đồng lao động. Các trường hợp người lao động được tạm ứng tiền lương Căn cứ theo Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 người lao động được tạm ứng tiền lương trong các trường hợp sau: - Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi. - Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng. Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương. -Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Như vậy, việc tạm ứng tiền lương sẽ do hai bên thỏa thuận, khi người lao động có nhu cầu xin tạm ứng tiền lương thì có thể trao đổi, thỏa thuận trực tiếp với người sử dụng lao động. Nếu người sử dụng lao động xét thấy lý do xin tạm ứng tiền lương hợp lý thì sẽ cho người lao động được tạm ứng tiền lương và không bị tính lãi trên số tiền đã tạm ứng. Mức tạm ứng tiền lương của người lao động tối đa là bao nhiêu? Căn cứ theo Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 thì trong trường hợp người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên thì mức tạm ứng tiền lương sẽ tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng. Còn đối với những trường hợp khác thì không có quy định tối đa mức tạm ứng tiền lương, mức tạm ứng tiền lương sẽ do các bên tự thoả thuận và không bị tính lãi.
Người sử dụng lao động có được từ chối cho người lao động tạm ứng lương không?
Tại Khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định kỳ hạn trả lương như sau: 3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng. Theo Khoản 2 và 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định tạm ứng tiền lương như sau: 2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng. Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương. 3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Căn cứ Khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 quy định tạm đình chỉ công việc như sau: 2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Tại Khoản 1 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định tạm ứng tiền lương như sau: 1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi. Như vậy, hiện nay pháp luật chỉ quy định có 04 trường hợp bắt buộc phải tạm ứng lương cho người lao động khi người lao động có nhu cầu, người sử dụng lao động mà từ chối thì vi phạm pháp luật. Còn những trường hợp tạm ứng lương còn lại dựa trên sự thỏa thuận nên là người sử dụng lao động có từ chối cho người lao động tạm ứng lương thì cũng không bị vi phạm.
Người sử dụng lao động có được quyền từ chối tạm ứng tiền lương cho nhân viên?
Tạm ứng tiền lương là gì? Trong quá trình làm việc, sẽ có một số trường hợp cấp bách, cần thiết mà người lao động cần một số tiền để xoáy sở. Họ sẽ muốn tạm ứng tiền lương để đáp ứng nhu cầu đó. Nhưng pháp luật có quy định về việc tạm ứng tiền lương hay không? Những trường hợp nào được tạm ứng và nếu người sử dụng lao động từ chối cho tạm ứng thì có hợp pháp hay không? Tạm ứng tiền lương là gì Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động 2019, cụ thể: “Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) trả cho người lao động (NLĐ) theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.” Trong thực tế, người lao động thường tạm ứng tiền lương trước kỳ hạn trả lương để phụ vụ cho đời sống của họ hay những chuyện cấp bách. Nghĩa là chưa đến hạn được trả lương theo thỏa thuận, người lao động đề nghị người sử dụng lao động trả tiền lương tạm ứng trước cho mình. Tạm ứng tiền lương được quy định nhằm mục đích chủ yếu là giúp NLĐ kịp thời khắc phục những khó khăn gặp phải trong cuộc sống, trong thời gian nghỉ việc hoặc phải nghỉ việc không có tiền lương. Việc tạm ứng tiền lương cho NLĐ được thực hiện trên cơ sở kết quả thỏa thuận của NSDLĐ và NLĐ hoặc phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Các trường hợp NLĐ được tạm ứng tiền lương Vấn đề tạm ứng tiền lương được đề cập đến tại Điều 97, Điều 101, Điều 128 BLLĐ 2019. Theo đó thì NSDLĐ bắt buộc phải tạm ứng tiền lương cho NLĐ trong các trường hợp sau: – NLĐ hưởng lương theo sản phẩm, khoán mà công việc phải làm trong nhiều tháng (khoản 3 Điều 97 BLLĐ 2019). Hàng tháng, NLĐ được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng. – Theo khoản 2 Điều 101 BLLĐ 2019, NLĐ được tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ một tuần trở lên nhưng tối đa không quá một tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng. Ở trường hợp này, chúng ta có thể hiểu rằng doanh nghiệp chỉ phải tạm ứng tiền lương cho nhân viên trong trường hợp nhân viên nghỉ tạm thời và chắc chắn sẽ quay lại công ty trong tháng đó. Còn trường hợp nhân viên nghỉ dài hạn như đi nghĩa vụ quân sự thì doanh nghiệp không có nghĩa vụ cho tạm ứng vì khi đó, nhân viên được nhà nước đảm bảo chế độ sinh hoạt, ăn uống từ ngân sách có sẵn. – NLĐ được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ hàng năm theo quy định tại Điều 113 BLLĐ 2019. Theo đó, căn cứ tại Điều 113 BLLĐ 2019, NLĐ làm việc đủ 12 tháng cho doanh nghiệp hoàn toàn đủ tư cách để nghỉ hàng năm. Như vậy, pháp luật chỉ quy định mức lương tạm ứng tối thiểu mà không quy định mức tối đa cho trường hợp này. Do đó, NLĐ và chủ doanh nghiệp có thể thỏa thuận với nhau để đưa ra mức tạm ứng lớn hơn tiền lương những ngày nghỉ. – Trong thời gian NLĐ bị tạm đình chỉ công việc (khoản 2 Điều 128 BLLĐ 2019), thì được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. NSDLĐ có quyền từ chối cho NLĐ tạm ứng tiền lương không? Như vậy, căn cứ vào quy định trên, pháp luật chỉ quy định NSDLĐ phải tạm ứng tiền lương cho nhân viên trong một số trường hợp nhất định. Nếu không thuộc các trường hợp này, việc tạm ứng tiền lương được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận của NLĐ và NSDLĐ (khoản 1 Điều 101 BLLĐ) và nếu người sử dụng lao động từ chối thì cũng không trái quy định pháp luật. Xử phạt NSDLĐ từ chối tạm ứng lương cho NLĐ trong những trường hợp bắt buộc tạm ứng Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương như sau: "...không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật;..." Theo đó, mức phạt cao nhất cho hành vi này là phạt tiền 50.000.000 đồng. Ngoài ra quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau: Trừ một số trường hợp được quy định tại Khoản này thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
Nghỉ Tết, NLĐ có được tạm ứng tiền lương?
Mỗi dịp Tết đến, người ta lại thường có nhu cầu cần đến khoản tiền lớn hơn các khoảng thời gian khác trong năm để chi tiêu, sắm sửa. Xong, sẽ làm sao khi kì hạn nhận lương chưa đến? Hướng xử lý nhiều người lao động vẫn chọn lựa đó là tạm ứng tiền lương. Vậy, pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc tạm ứng tiền lương? Người lao động được tạm ứng tiền lương trong những trường hợp nào? Tạm ứng lương tối đa bao nhiêu% tiền lương? Hiện nay, theo quy định của Bộ luật lao động 2012, có 04 trường hợp người lao động được tạm ứng tiền lương, đó là: 1. Tạm ứng tiền lương theo thỏa thuận của các bên Theo quy định tại khoản 1 Điều 100 Bộ luật lao động 2012, trường hợp giữa người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận và thống nhất được về việc tạm ứng tiền lương cho người lao động thì người lao động có thể nhận tạm ứng tiền lương từ người sử dụng lao động theo những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận. - Mức tạm ứng: Trong trường hợp này, mức tiền tạm ứng cũng được thực hiện theo thương lượng của hai bên. Thực tế, mức tiền tạm ứng này sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh, công việc của từng người lao động. Trên cơ sở đó, người sử dụng lao động sẽ xem xét và giải quyết dựa trên đề xuất của người lao động. 2. Tạm ứng tiền lương khi người lao động thực hiện nghĩa vụ công dân Nghĩa vụ công dân ở đây có thể được hiểu là là những công việc mà công dân bắt buộc phải tham gia thực hiện theo quy định của pháp luật như: nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ bầu cử, nghĩa vụ lao động,… - Mức tạm ứng: Người lao động trong quá trình thực hiện nghĩa vụ công dân được người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 2 Điều 100 Bộ luật lao động 2012. Theo đó, tiền lương được tạm ứng sẽ tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tiền lương làm căn cứ để tạm ứng cho người lao động trong thời gian tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi người lao động tạm thời nghỉ việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương. 3. Tạm ứng tiền lương khi nghỉ hằng năm Trong quá trình làm việc, người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động quy định tại Điều 111 Bộ luật lao động 2012. Và khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. - Mức tạm ứng: Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-Cp được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP, theo đó mức tạm ứng lđược tính dựa trên tiền lương theo hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm. 4. Tạm ứng tiền lương khi bị tạm đình chỉ công việc Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng tiền lương từ người sử dụng lao động. - Mức tạm ứng: Trong trường hợp này, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Như vậy, khi người lao động có nhu cầu tạm ứng tiền lương vào dịp Tết, họ có thể thể tiến hành thỏa thuận với công ty để được tạm ứng và thương lượng về mức tạm ứng cụ thể.
Quy định mới về việc người lao động tạm ứng tiền lương trong Bộ luật Lao động 2019
Theo đó, người lao động có thể tạm ứng tiền lương theo điều kiện được hai bên thỏa thuận và sẽ không bị tính lãi theo quy định tại Khoản 1 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019. Tiếp đó, tại Khoàn 2 Điều 101 Bộ luật Lao Động 2019 quy định người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng. Riêng đối với trường hợp người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương, quy định này được cập nhật cụ thể cũng tại khoản 2 Điều 101. Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 có quy định: “khi nghỉ hàng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ”. Đây được xem là quy định mới so với Bộ luật Lao động 2012 về quy định được tạm ứng tiền lương. Như vậy, sắp tới đây Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021 thay thế cho Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động và người sử dụng lao động có thể áp dụng quy định mới nêu trên tại Điều 101 để áp dụng trong vấn đề tạm ứng tiền lương.