Việc tăng vốn điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện bằng đồng tiền gì?
Việc tăng vốn điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện bằng đồng tiền gì? Hồ sơ đề nghị chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm? Việc tăng vốn điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện bằng đồng tiền gì? Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp bảo hiểm muốn tăng vốn được cấp phải đáp ứng các điều kiện: - Việc tăng vốn điều lệ, vốn được cấp được thực hiện bằng tiền Đồng Việt Nam; - Cổ đông, thành viên góp vốn của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân khác để bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; - Sau khi tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm vẫn phải bảo đảm đáp ứng điều kiện về cơ cấu cổ đông đối với công ty cổ phần được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 bao gồm: + Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức và mỗi cổ đông đó đáp ứng điều kiện sau đây: + Phải góp từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm; + Điều kiện quy định tại Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 + Một cổ đông cá nhân không được góp vượt quá 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm. - Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bổ sung vốn điều lệ từ nguồn vốn góp của cổ đông, thành viên góp vốn mới thì cổ đông, thành viên góp vốn mới này phải đáp ứng các điều kiện: + Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập: ++ Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp; ++ Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp; trường hợp tham gia góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thì phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ; ++ Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm mới phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Luật này. + Điều kiện về vốn: ++ Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ; ++ Cổ đông, thành viên góp vốn thành lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn. + Điều kiện của thành viên góp vốn thành lập của doanh nghiệp bảo hiểm dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn theo Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Như vậy, một trong các điều kiện khi doanh nghiệp bảo hiểm muốn tăng vốn là việc tăng vốn điều lệ được thực hiện bằng tiền Đồng Việt Nam. Hồ sơ đề nghị chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm những gì? Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm: - Văn bản đề nghị thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn được cấp - Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) về việc tăng vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp), trong đó nêu rõ số vốn tăng thêm, phương thức tăng vốn và thời gian thực hiện; - Phương án huy động và sử dụng vốn điều lệ hoặc vốn được cấp; - Danh sách thành viên dự kiến góp vốn của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn), cổ đông dự kiến sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm (đối với công ty cổ phần) sau khi tăng vốn; tài liệu chứng minh các cổ đông, thành viên góp vốn mới đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 64 và Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Lưu ý: Quy định này không áp dụng đối với trường hợp tăng vốn điều lệ theo phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán chứng khoán của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng. Tóm lại, để được tăng vốn điều lệ thì doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện việc tăng vốn điều lệ bằng tiền Đồng Việt Nam.
Đối tượng và điều kiện để được mua cổ phần khi đơn vị sự nghiệp công lập cổ phần hóa
Đơn vị tôi được chỉ đạo là sẽ tiến hành lộ trình chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Cho tôi hỏi điều kiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần là gì và đối tượng nào được mua cổ phần khi đơn vị tôi cổ phần hóa? Điều kiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 150/2020/NĐ-CP, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng chuyển thành công ty cổ phần khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: - Tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư hoặc tự đảm bảo được chi thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi. - Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị đơn vị sự nghiệp công lập. - Thuộc danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ. Danh mục này không bao gồm các ngành, các lĩnh vực mà pháp luật chuyên ngành quy định không thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. - Có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Đối tượng và điều kiện mua cổ phần khi đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần Tại Điều 6 Nghị định 150/2020/NĐ-CP quy định 3 nhóm đối tượng được mua cổ phần và điều kiện tương ứng như sau: (1) Nhà đầu tư trong nước - Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam, thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; - Nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi với số lượng không hạn chế, trừ trường hợp thuộc đối tượng không được mua quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 150/2020/NĐ-CP. (2) Nhà đầu tư nước ngoài - Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; - Nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần phải mở tài khoản tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối. (3) Nhà đầu tư chiến lược - Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định 150/2020/NĐ-CP quyết định việc bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc danh mục Nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển ĐVSNCL thành công ty cổ phần. - Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có đủ các điều kiện sau: + Có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật; + Có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 02 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế; + Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực cung ứng dịch vụ sự nghiệp công của ĐVSNCL chuyển đổi; + Có cam kết bằng văn bản đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của ĐVSNCL chuyển đổi bao gồm các nội dung sau: Không được chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu hoạt động; Có phương án hỗ trợ doanh nghiệp được chuyển đổi từ ĐVSNCL nâng cao năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp; Các nghĩa vụ bồi thường khi vi phạm cam kết đã ký với mức bồi thường tổn thất theo thiệt hại thực tế và Nhà nước có quyền quyết định đối với toàn bộ số lượng cổ phần nhà đầu tư chiến lược đã mua. - Căn cứ vào quy mô vốn điều lệ, lĩnh vực hoạt động và yêu cầu mở rộng phát triển của đơn vị, cơ quan phê duyệt phương án chuyển đổi ĐVSNCL quyết định tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và tỷ lệ cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược. - Trình tự lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tại ĐVSNCL phải đảm bảo việc đăng ký mua cổ phần của nhà đầu tư chiến lược được thực hiện trước thời điểm công bố thông tin bán cổ phần lần đầu ra công chúng. - Trường hợp nhà đầu tư chiến lược không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi thường mọi tổn thất xảy ra theo đúng hợp đồng cam kết và quy định của pháp luật hiện hành. - Nhà đầu tư chiến lược phải đặt cọc, ký quỹ bằng tiền hoặc có bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Mức đặt cọc, ký quỹ bằng 20% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm. Trường hợp từ bỏ quyền mua, nhà đầu tư chiến lược không được nhận lại tiền đặt cọc hoặc bị phạt số tiền tương đương khoản giá trị đặt cọc trong trường hợp ký quỹ, bảo lãnh. - Việc tổ chức bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược phải hoàn thành trước thời điểm Đại hội đồng cổ đông lần đầu để chuyển ĐVSNCL thành công ty cổ phần. Số cổ phần còn lại (chênh lệch giữa số cổ phần thực tế bán cho nhà đầu tư chiến lược với tổng số cổ phần đăng ký mua của các nhà đầu tư chiến lược theo phương án chuyển đổi được duyệt), Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định 150/2020/NĐ-CP quyết định điều chỉnh vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ trước khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu. Các tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần phát hành lần đầu của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi bao gồm - Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc chuyển đổi ĐVSNCL thành công ty cổ phần (trừ các thành viên là đại diện của ĐVSNCL chuyển đổi); - Các tổ chức tài chính trung gian và các cá nhân thuộc tổ chức này tham gia vào việc thực hiện tư vấn chuyển đổi ĐVSNCL thành công ty cổ phần, đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính và cơ quan kiểm toán xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các tổ chức bảo lãnh phát hành mua số cổ phần chưa phân phối hết theo hợp đồng bảo lãnh); - Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần và các cá nhân thuộc tổ chức này có liên quan đến cuộc đấu giá; - Người có liên quan tổ chức và cá nhân quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này theo quy định tại Khoản 23 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020. => Như vậy, ĐVSNCL được chuyển đổi thành CTCP khi đảm bảo các điều kiện trên và chuyển đổi qua 2 hình thức: Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại đơn vị sự nghiệp công lập, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ hoặc bán một phần vốn nhà nước hiện có tại đơn vị sự nghiệp công lập hoặc vừa kết hợp bán một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Nhà đầu tư trong nước; Nhà đầu tư nước ngoài và Nhà đầu tư chiến lược được liệt kê như trên được mua cổ phần của đơn vị khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Quy định về tăng, giảm vốn điều lệ đối với Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Môi giới bảo hiểm là hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về loại hình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, chương trình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; các hoạt động liên quan đến việc đàm phán, thu xếp giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm. 1. Điều kiện, hồ sơ đề nghị chấp thuận về nguyên tắc tăng vốn điều lệ - Điều kiện tăng vốn điều lệ: Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn tăng vốn điều lệ phải đáp ứng các điều kiện sau: + Việc tăng vốn điều lệ được thực hiện bằng Đồng Việt Nam; + Cổ đông, thành viên góp vốn không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân khác để tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. - Hồ sơ đề chấp thuận về nguyên tắc nghị tăng vốn điều lệ: Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn điều lệ đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau: + Văn bản đề nghị thay đổi vốn điều lệ theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP; + Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số vốn tăng thêm, phương thức tăng vốn và thời gian thực hiện; + Phương án huy động và sử dụng vốn điều lệ; + Danh sách cổ đông hoặc thành viên dự kiến sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sau khi tăng vốn; tài liệu chứng minh các cổ đông hoặc thành viên này đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểm và Điều 63 Nghị định 46/2023/NĐ-CP. Quy định này không áp dụng đối với các cổ đông hoặc thành viên đã sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trước khi tăng vốn và không áp dụng đối với trường hợp tăng vốn điều lệ theo phương thức chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải hoàn thành việc tăng vốn và nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm: - Báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo phương án tăng vốn đã được Bộ Tài chính chấp thuận; - Xác nhận của ngân hàng về việc các cổ đông hoặc thành viên góp vốn đã nộp đủ số vốn tăng thêm cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm vào tài khoản phong tỏa hoặc xác nhận đã đăng ký bổ sung chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong trường hợp tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu; - Các tài liệu theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 67 Nghị định 46/2023/NĐ-CP đối với trường hợp tăng vốn điều lệ theo phương thức chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng. Cũng trong khoảng thời gian này, nếu doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thực hiện được phương án thay đổi mức vốn đã được chấp thuận thì phải báo cáo Bộ Tài chính phương án xử lý. 2. Điều kiện, hồ sơ đề nghị chấp thuận về nguyên tắc giảm vốn điều lệ - Điều kiện giảm vốn điều lệ: Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn giảm vốn điều lệ phải đáp ứng các điều kiện sau: + Vốn điều lệ sau khi giảm phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại Điều 81 Nghị định 46/2023/NĐ-CP; + Vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định pháp luật. - Hồ sơ đề nghị chấp thuận về nguyên tắc giảm vốn điều lệ bao gồm: - Văn bản đề nghị giảm vốn điều lệ theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP; - Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc giảm vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số vốn giảm, phương thức giảm vốn và thời gian thực hiện; - Phương án giảm vốn điều lệ, trong đó chứng minh được doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Nghị định 46/2023/NĐ-CP; - Tài liệu chứng minh doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Nghị định 46/2023/NĐ-CP. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc về việc giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoàn thành việc giảm vốn và nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm: - Báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện việc giảm vốn điều lệ theo phương án đã được Bộ Tài chính chấp thuận trong đó nêu rõ kết quả các chỉ tiêu tài chính sau khi hoàn thành việc giảm vốn điều lệ; - Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã hoàn tất việc chi trả, thanh toán cho các cổ đông hoặc thành viên góp vốn đủ số vốn giảm. Nếu doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thực hiện được phương án giảm vốn đã được chấp thuận thì phải báo cáo Bộ Tài chính phương án xử lý. Việc giảm vốn điều lệ không áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần bằng tài sản
Tình huống đặt ra là công ty cổ phần muốn tăng vốn điều lệ, nhưng không muốn nhận tiền mặt mà sẽ thông qua tài sản hiện hữu nhằm có thể sử dụng ngay. Vậy việc này được thực hiện như thế nào? Quan điểm của mình thì trường hợp là công ty cổ phần đang hoạt động thì việc tăng vốn điều lệ được quy định tại Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020 với các hình thức như sau: - Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu; - Chào bán cổ phần riêng lẻ; - Chào bán cổ phần ra công chúng. Theo đó, nếu công ty đang hoạt động thì việc tăng vốn điều lệ được thực hiện thông qua việc chào bán cổ phần theo các hình thức nêu trên. Thủ tục Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu và Chào bán cổ phần riêng lẻ được hướng dẫn tại Điều 124 và Điều 125 của văn bản trên. Thủ tục tăng vốn với cơ quan đăng ký kinh doanh thì có thể thực hiện theo hướng dẫn tại đây. Đối với vấn đề góp vốn trong quá trình hoạt động bằng tài sản không phải là tiền, tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 có hướng dẫn việc định giá như sau: 3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận. Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. Theo đó, hội đồng quản trị và người góp vốn sẽ thỏa thuận với nhau về giá trị hoặc thông qua một tổ chức định giá. Căn cứ vào giá trị định giá để xác định giá trị tài sản có nhu cầu góp vốn nhằm tính giá trị cổ phần bán ra do công ty chào bán. Sau khi đã xác định được giá trị cụ thể thì hai bên tiến hành lập hợp đồng, ghi nhận giá trị chuyển nhượng, ký tên, đóng dấu. Bên mua sẽ trở thành cổ đông của công ty sau khi được ghi tên vào sổ đăng ký cổ đông. Còn công ty sẽ làm thủ tục sang tên (nếu thuộc diện tài sản đăng ký) để ghi nhận quyền sở hữu/sử dụng của mình.
Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và tăng vốn điều lệ
Chào các Quý luật sư, HIện tại loại hình doanh nghiệp của công ty là Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên. Vốn điều lệ là 2 tỷ đồng, có 2 thành viên góp vốn, mỗi người 50%. Công ty có ý định chuyển thành Công ty Cổ phần, đồng thời tăng vốn điều lệ lên 3 tỷ. Một cổ đông sẽ góp vào thêm 1 tỷ đồng. Quý luật sư tư vấn giúp là tôi có thể đăng kí thay đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời tăng vốn hay là phải làm thủ tục thay đổi loại hình trước rồi mới đăng kí tăng vốn. Xin cám ơn
Hỏi về cách tính cổ phần khi tăng vốn điều lệ?
Công ty mình đang có 3 cổ đông vốn điều lệ là 500tr và cổ phần lần lượt là 36%, 14%, 50%. Hiện tại thì hai cổ đông 14% và 50% muốn góp vốn thêm 250tr nữa để giảm tỉ lệ cổ phần của cổ đông còn lại xuống. Mọi người cho mình hỏi cách tính % cổ phần sau khi tăng vốn điều lệ 250tr là như nào? Cảm ơn.
Tăng vốn điều lệ công ty CP khi chưa có sự đồng ý của cổ đông
Kính thưa Luật sư! Cty tôi đang dự định mua cổ phần của một CTCP khác nhưng có vướng mắc về vấn đề nội bộ của cty có cổ phần (cp) cần chuyển nhượng như sau: - Cty có cp cần bán hiện tại gồm 3 cổ đông: 1 cổ đông N chiếm 33% vốn điều lệ, 2 cổ đông còn lại chiếm 67% vốn điều lệ. - Vốn điều lệ trước là 100 tỷ. Tất cả cổ đông đã góp vốn đầy đủ theo quy định (thông tin theo lời 2 cổ đông còn lại nói, chưa xác minh được từ cổ đông N và chưa nhận được giấy tờ chứng minh điều đó) Hiện tại, 2 cổ đông chiếm 67% muốn bán 50% cp họ đang nắm cho cty tôi. cty tôi đã thanh toán đc 50% số tiền mua cp nhưng vẫn chưa được đăng ký thay đổi doanh nghiệp bởi các lý do sau: - Trong khi chuẩn bị chuyển nhượng cp cho cty tôi thì Cty có cp cần bán đã làm hồ sơ tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ và thông tin nhận được từ họ là việc tăng vốn này chưa có sự đồng ý của cổ đông N. Theo lý do họ nói là không liên lạc được với cổ đông N dù đã làm các thủ tục đúng quy định để mời (cũng chỉ là từ lời nói của 2 cổ đông còn lại, ko thấy được giấy tờ chứng minh). Việc tăng vốn này họ đã làm bằng cách nào đó không rõ nhưng đã đẩy tỷ lệ phần trăm cp của cổ đông N đang nắm giữ xuống thấp hơn mức 33% ban đầu. Ngoài ra, cty chúng tôi yêu cầu họ chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục thay đổi DN nhưng họ cứ trì hoãn kéo dài. Vì vậy, cty tôi đang phân vân có nên tiếp tục mua cp và thanh toán số tiền còn lại cho 2 cổ đông kia. Có các vấn đề kính mong Luật sư tư vấn và hướng dẫn giúp trường hợp của cty tôi như sau: 1/ Việc tăng vốn của cty lên 120 tỷ mà không có sự đồng ý của cổ đông N và đẩy tỷ lệ chiếm giữ vốn của cổ đông N xuống thấp hơn mức 33% ban đầu là có đúng pháp luật? 2/ Cty tôi đã lỡ thanh toán 50% số tiền mua 50% vốn điều lệ của 2 cổ đông còn lại thì có nên tiếp tục mua tiếp không? 3/ Trường hợp vẫn tiếp tục mua thì cần phải lưu ý những vấn đề gì? những giấy tờ nào cần yêu cầu bên kia cung cấp? 4/ Nếu cty tôi đã mua cp của 2 cổ đông kia thì có phải chịu trách nhiệm pháp lý gì trong trường hợp cổ đông N phát hiện và khởi kiện đòi quyền lợi? Cách giải quyết nếu cổ đông N khởi kiện? Vì mức độ phức tạp của trường hợp này, rất mong Luật sư tư vấn và hướng dẫn sớm khi nhận được thông tin của cty chúng tôi. Rất trân trọng và chân thành cảm ơn Luật sư!
Tăng vốn điều lệ cuối năm vượt bậc có phải đóng bổ sung thuế môn bài?
Kính thưa Luật sư! Em có 2 thắc mắc về khai thuế và nộp thuế môn bài 2020, kính mong Luật sư trả lời giúp em 1. Cty em có tăng vốn điều lệ từ 4 tỷ lên 20 tỷ ngày 1/7/2020. Thì có phải khai lại thuế môn bài 2020 và đóng thêm 1 triệu tiền tiến môn bài không? 2. Cty em có mở 1 văn phòng đại diện MST-001, có giấy phép riêng. Không có kinh doanh thì có phải nộp tờ khai thuế môn bài chi nhánh và đóng thuế nửa năm của chi nhánh là 500.000 đồng không? Em cám ơn!
Trường hợp công ty em có phải tăng vốn điều lệ không ạ?
Em xin chào Luật sư ạ! Em xin dược hỏi LS trường hợp sau: Cty e là Cty Cp có vốn điều lệ 20 tỷ (đã góp đủ), trong năm cty có góp vốn liên doanh với cty khác 15 tỷ, quá trình hoạt động kd có thiếu vốn nên vay thêm 38 tỷ bên ngoài vậy có cần phải tăng thêm vốn điều lệ không ạ và nếu không tăng thì có đúng luật k. Mong luật sư sớm trả lời giúp em, e rất cảm ơn ạ
Hồ sơ thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ
Thành phần hồ sơ tăng vốn điều lệ gồm: 1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT); 2. Quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi vốn điều lệ 3. Bản sao hợp lệ Biên bản họp của đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi vốn điều lệ; 4. Trường hợp công ty đang hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài hoặc nếu nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty sẽ dẫn đến việc họ nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của công ty; thì, phải có Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài; 5. Văn bản cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn điều lệ; 6. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. 7. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có): - Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. - Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực. Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. CĂN CỨ PHÁP LÝ: Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2014 Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp Khoản 1, Điều 28 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp Khoản 2, Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp Khoản 14, Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Tăng vốn điều lệ có phải nộp thuế môn bài bổ sung không?
Chào các anh chị, tháng 6 năm 2019 công ty mình có tăng vốn điều lệ dẫn đến việc mức nộp thuế môn bài bị điều chỉnh, vậy mình có phải nộp thuế môn bài bổ sung không nhỉ?
Lợi tức không chia để tăng vốn điều lệ có phải đóng thuế TNCN không?
Bạn vui lòng cho chúng tôi như sau: Công ty chúng tôi (TNHH) sau khi hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Và khi chúng tôi rút lãi từ lợi nhuận (chia lợi nhuận) kinh doanh của công ty (đã đóng 20%) thì kế toán lại yêu cầu đóng thêm thuế thu nhập lần nữa có đúng không? Nếu đúng thì phải đóng bao nhiêu phần trăm? Nếu chúng tôi không chia lợi nhuận 2018 mà lấy toàn bộ phần lợi nhuận 2018 cộng thêm phần lợi nhuận 2 quý năm 2019 (tạm tính) này để tăng vốn điều lệ của công ty thì có cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân 2018 & 2019 không?
Tăng vốn điều lệ có được ưu đãi thuế?
Công ty em trước đây đăng ký vốn điều lệ là 14 tỷ 990 triệu, do chủ đầu tư bắt phải tăng vốn lên 20 tỷ thì mới ra giấy tờ nhà đất được nên công ty đã tăng vốn theo yêu cầu của họ. Luật sư giúp em, khi bên em tăng vốn lên 20 tỷ thì bên em có được hưởng ưu đãi gì về thuế TNDN không, nếu có thì sẽ như thế nào em xin cảm ơn.
Tăng vốn điều lệ công ty TNHH MTV: tăng vốn trước hay đăng ký thay đổi trước?
Chào Luật sư, Cho em hỏi về thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty TNHH MVT ạ. 1. Theo Luật DN năm 2014 Điều 68 "Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh" => Cán bộ Sở KHĐT yêu cẩu phải chứng minh "đã chuyển khoản tăng vốn góp" mới đăng ký thay đổi đăng ký Kinh doanh. 2. Theo quy định của Ngân hàng: Chỉ báo có tiền vốn góp tăng thêm sau khi công ty xuất trình hồ sơ chứng mình "đã thay đổi đăng ký kinh doanh" Xin hỏi luật sư là trong trường hợp này, công ty phải thực hiện thủ tục nào trước ạ? Xin cảm ơn Luật sư.
Thủ tục phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ
Nếu công ty đang có phương án phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Cho mình hỏi, mình được biết theo luật việc thông qua phương án phát hành này phải xin ý kiến Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐC. Vậy việc xin ý kiến của ĐHĐCĐ công ty mình có thể thực hiện dưới hình thức xin ý kiến bằng văn bản gửi tới các cổ đông được không? hay bắt buộc phải tổ chức ĐHĐCĐ bất thường?
Thủ tục thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp?
Câu hỏi 1 : - Công ty em muốn tăng vốn điều lệ từ 3 tỷ lên 10 tỷ đồng . Vậy công ty em cần làm những thủ tục gì ? Công ty có cần chứng minh số tiền 10 tỷ trong tài khoản ngân hàng hay không? Câu hỏi 2: Công ty em muốn làm giấy ủy quyền cho phó giám đốc ký thay giám đốc các hợp đồng và hóa đơn giá trị giá tăng . Vậy có được hay không ? Nếu được thì cần những thủ tục gì và thời hạn ủy quyền là bao lâu ? Câu hỏi 3 : Công ty em có vốn điều lệ 3 tỷ , công ty em muốn tham gia đấu thầu công trình có giá trị 5 tỷ hoặc hơn nữa . Vậy có được hay không ?
Tăng vốn điều lệ cho dự án đầu tư
Chào luật sư, hiện tại mình đang gặp một vấn đề khó khăn về pháp luật trong việc tăng vốn điều lệ của dự án đầu tư. Cụ thể mình có dự án với vốn 300 tỷ, bây giờ công ty mình muốn tăng vốn điều lệ để thuận lợi hơn với 380 tỷ, dự án của mình dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của cấp tỉnh, vì vậy mình phải làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư theo Điều 34 Nghị Định 118/2015/NĐ-CP như sau: "Điều 34. Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 1. Trường hợp điều chỉnh mục tiêu, địa điểm đầu tư, công nghệ chính; tăng hoặc giảm vốn đầu tư trên 10% tổng vốn đầu tư làm thay đổi mục tiêu, quy mô và công suất của dự án đầu tư; điều chỉnh thời hạn thực hiện của dự án đầu tư hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có), nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau: a) Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định này cho Cơ quan đăng ký đầu tư; b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh; c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan quy định tại Điểm b Khoản này có ý kiến về nội dung điều chỉnh thuộc phạm vi quản lý của mình; d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cơ quan quy định tại Điểm c Khoản này, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Cơ quan đăng ký đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư và gửi cho Cơ quan đăng ký đầu tư; e) Căn cứ văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh." Tuy nhiên, mình còn thắc là sau khi mình làm điều chỉnh giấy đầu tư thì mình có còn phải làm thủ tục báo cáo gì với cơ quan nhà nước về tình hình thực hiện dự án đầu tư hay không, và mẫu báo cáo đó là gì, mình cảm ơn các luật sư đã hõ trợ, trân trọng.
Tăng vốn điều lệ dựa trên khoản vay với công ty mẹ - công ty có vốn nước ngoài
Mọi người cho mình hỏi là công ty mình là công ty THH MTV có vốn đầu tư nước ngoài. Đợt rồi công ty mình có vay tiền của công ty mẹ (là chủ sở hữu) theo Hợp đồng vay ngắn hạn, bây giờ thay vì trả nợ thì bên công ty mình muốn dùng khoản tiền đó để tăng vốn điều lệ, bên công ty mẹ cũng đã đồng ý. Vậy để tăng vốn điều lệ với công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì mình bắt buộc phải góp rồi trên thực tế mới được làm thủ tục điều chỉnh, hay là làm thủ tục tăng vốn rồi trong vòng bao nhiêu ngày đó (mình nhớ là có quy định 90 ngày nhưng không chắc là dành cho công ty mới thành lập hay công ty đã thành lập rồi) mình sẽ phải góp đủ ạ ? Giả sử rơi vào trường hợp có thể làm thông báo tăng vốn trước và góp sau, thì lúc lên Sở kế hoạch đầu tư làm thủ tục, trong phần Nghị quyết của Hội đồng thành viên hoặc giấy tờ khác, có cần phải ghi chính xác kế hoạch, lộ trình, ngày tháng năm dự định sẽ góp vốn vào không ạ ? Xin cảm ơn
Việc tăng vốn điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện bằng đồng tiền gì?
Việc tăng vốn điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện bằng đồng tiền gì? Hồ sơ đề nghị chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm? Việc tăng vốn điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện bằng đồng tiền gì? Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp bảo hiểm muốn tăng vốn được cấp phải đáp ứng các điều kiện: - Việc tăng vốn điều lệ, vốn được cấp được thực hiện bằng tiền Đồng Việt Nam; - Cổ đông, thành viên góp vốn của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân khác để bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; - Sau khi tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm vẫn phải bảo đảm đáp ứng điều kiện về cơ cấu cổ đông đối với công ty cổ phần được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 bao gồm: + Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức và mỗi cổ đông đó đáp ứng điều kiện sau đây: + Phải góp từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm; + Điều kiện quy định tại Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 + Một cổ đông cá nhân không được góp vượt quá 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm. - Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bổ sung vốn điều lệ từ nguồn vốn góp của cổ đông, thành viên góp vốn mới thì cổ đông, thành viên góp vốn mới này phải đáp ứng các điều kiện: + Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập: ++ Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp; ++ Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp; trường hợp tham gia góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thì phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ; ++ Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm mới phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Luật này. + Điều kiện về vốn: ++ Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ; ++ Cổ đông, thành viên góp vốn thành lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn. + Điều kiện của thành viên góp vốn thành lập của doanh nghiệp bảo hiểm dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn theo Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Như vậy, một trong các điều kiện khi doanh nghiệp bảo hiểm muốn tăng vốn là việc tăng vốn điều lệ được thực hiện bằng tiền Đồng Việt Nam. Hồ sơ đề nghị chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm những gì? Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm: - Văn bản đề nghị thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn được cấp - Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) về việc tăng vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp), trong đó nêu rõ số vốn tăng thêm, phương thức tăng vốn và thời gian thực hiện; - Phương án huy động và sử dụng vốn điều lệ hoặc vốn được cấp; - Danh sách thành viên dự kiến góp vốn của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn), cổ đông dự kiến sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm (đối với công ty cổ phần) sau khi tăng vốn; tài liệu chứng minh các cổ đông, thành viên góp vốn mới đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 64 và Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Lưu ý: Quy định này không áp dụng đối với trường hợp tăng vốn điều lệ theo phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán chứng khoán của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng. Tóm lại, để được tăng vốn điều lệ thì doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện việc tăng vốn điều lệ bằng tiền Đồng Việt Nam.
Đối tượng và điều kiện để được mua cổ phần khi đơn vị sự nghiệp công lập cổ phần hóa
Đơn vị tôi được chỉ đạo là sẽ tiến hành lộ trình chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Cho tôi hỏi điều kiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần là gì và đối tượng nào được mua cổ phần khi đơn vị tôi cổ phần hóa? Điều kiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 150/2020/NĐ-CP, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng chuyển thành công ty cổ phần khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: - Tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư hoặc tự đảm bảo được chi thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi. - Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị đơn vị sự nghiệp công lập. - Thuộc danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ. Danh mục này không bao gồm các ngành, các lĩnh vực mà pháp luật chuyên ngành quy định không thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. - Có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Đối tượng và điều kiện mua cổ phần khi đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần Tại Điều 6 Nghị định 150/2020/NĐ-CP quy định 3 nhóm đối tượng được mua cổ phần và điều kiện tương ứng như sau: (1) Nhà đầu tư trong nước - Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam, thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; - Nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi với số lượng không hạn chế, trừ trường hợp thuộc đối tượng không được mua quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 150/2020/NĐ-CP. (2) Nhà đầu tư nước ngoài - Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; - Nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần phải mở tài khoản tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối. (3) Nhà đầu tư chiến lược - Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định 150/2020/NĐ-CP quyết định việc bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc danh mục Nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển ĐVSNCL thành công ty cổ phần. - Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có đủ các điều kiện sau: + Có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật; + Có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 02 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế; + Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực cung ứng dịch vụ sự nghiệp công của ĐVSNCL chuyển đổi; + Có cam kết bằng văn bản đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của ĐVSNCL chuyển đổi bao gồm các nội dung sau: Không được chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu hoạt động; Có phương án hỗ trợ doanh nghiệp được chuyển đổi từ ĐVSNCL nâng cao năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp; Các nghĩa vụ bồi thường khi vi phạm cam kết đã ký với mức bồi thường tổn thất theo thiệt hại thực tế và Nhà nước có quyền quyết định đối với toàn bộ số lượng cổ phần nhà đầu tư chiến lược đã mua. - Căn cứ vào quy mô vốn điều lệ, lĩnh vực hoạt động và yêu cầu mở rộng phát triển của đơn vị, cơ quan phê duyệt phương án chuyển đổi ĐVSNCL quyết định tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và tỷ lệ cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược. - Trình tự lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tại ĐVSNCL phải đảm bảo việc đăng ký mua cổ phần của nhà đầu tư chiến lược được thực hiện trước thời điểm công bố thông tin bán cổ phần lần đầu ra công chúng. - Trường hợp nhà đầu tư chiến lược không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi thường mọi tổn thất xảy ra theo đúng hợp đồng cam kết và quy định của pháp luật hiện hành. - Nhà đầu tư chiến lược phải đặt cọc, ký quỹ bằng tiền hoặc có bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Mức đặt cọc, ký quỹ bằng 20% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm. Trường hợp từ bỏ quyền mua, nhà đầu tư chiến lược không được nhận lại tiền đặt cọc hoặc bị phạt số tiền tương đương khoản giá trị đặt cọc trong trường hợp ký quỹ, bảo lãnh. - Việc tổ chức bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược phải hoàn thành trước thời điểm Đại hội đồng cổ đông lần đầu để chuyển ĐVSNCL thành công ty cổ phần. Số cổ phần còn lại (chênh lệch giữa số cổ phần thực tế bán cho nhà đầu tư chiến lược với tổng số cổ phần đăng ký mua của các nhà đầu tư chiến lược theo phương án chuyển đổi được duyệt), Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định 150/2020/NĐ-CP quyết định điều chỉnh vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ trước khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu. Các tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần phát hành lần đầu của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi bao gồm - Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc chuyển đổi ĐVSNCL thành công ty cổ phần (trừ các thành viên là đại diện của ĐVSNCL chuyển đổi); - Các tổ chức tài chính trung gian và các cá nhân thuộc tổ chức này tham gia vào việc thực hiện tư vấn chuyển đổi ĐVSNCL thành công ty cổ phần, đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính và cơ quan kiểm toán xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các tổ chức bảo lãnh phát hành mua số cổ phần chưa phân phối hết theo hợp đồng bảo lãnh); - Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần và các cá nhân thuộc tổ chức này có liên quan đến cuộc đấu giá; - Người có liên quan tổ chức và cá nhân quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này theo quy định tại Khoản 23 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020. => Như vậy, ĐVSNCL được chuyển đổi thành CTCP khi đảm bảo các điều kiện trên và chuyển đổi qua 2 hình thức: Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại đơn vị sự nghiệp công lập, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ hoặc bán một phần vốn nhà nước hiện có tại đơn vị sự nghiệp công lập hoặc vừa kết hợp bán một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Nhà đầu tư trong nước; Nhà đầu tư nước ngoài và Nhà đầu tư chiến lược được liệt kê như trên được mua cổ phần của đơn vị khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Quy định về tăng, giảm vốn điều lệ đối với Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Môi giới bảo hiểm là hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về loại hình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, chương trình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; các hoạt động liên quan đến việc đàm phán, thu xếp giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm. 1. Điều kiện, hồ sơ đề nghị chấp thuận về nguyên tắc tăng vốn điều lệ - Điều kiện tăng vốn điều lệ: Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn tăng vốn điều lệ phải đáp ứng các điều kiện sau: + Việc tăng vốn điều lệ được thực hiện bằng Đồng Việt Nam; + Cổ đông, thành viên góp vốn không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân khác để tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. - Hồ sơ đề chấp thuận về nguyên tắc nghị tăng vốn điều lệ: Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn điều lệ đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau: + Văn bản đề nghị thay đổi vốn điều lệ theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP; + Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số vốn tăng thêm, phương thức tăng vốn và thời gian thực hiện; + Phương án huy động và sử dụng vốn điều lệ; + Danh sách cổ đông hoặc thành viên dự kiến sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sau khi tăng vốn; tài liệu chứng minh các cổ đông hoặc thành viên này đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểm và Điều 63 Nghị định 46/2023/NĐ-CP. Quy định này không áp dụng đối với các cổ đông hoặc thành viên đã sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trước khi tăng vốn và không áp dụng đối với trường hợp tăng vốn điều lệ theo phương thức chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải hoàn thành việc tăng vốn và nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm: - Báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo phương án tăng vốn đã được Bộ Tài chính chấp thuận; - Xác nhận của ngân hàng về việc các cổ đông hoặc thành viên góp vốn đã nộp đủ số vốn tăng thêm cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm vào tài khoản phong tỏa hoặc xác nhận đã đăng ký bổ sung chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong trường hợp tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu; - Các tài liệu theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 67 Nghị định 46/2023/NĐ-CP đối với trường hợp tăng vốn điều lệ theo phương thức chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng. Cũng trong khoảng thời gian này, nếu doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thực hiện được phương án thay đổi mức vốn đã được chấp thuận thì phải báo cáo Bộ Tài chính phương án xử lý. 2. Điều kiện, hồ sơ đề nghị chấp thuận về nguyên tắc giảm vốn điều lệ - Điều kiện giảm vốn điều lệ: Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn giảm vốn điều lệ phải đáp ứng các điều kiện sau: + Vốn điều lệ sau khi giảm phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại Điều 81 Nghị định 46/2023/NĐ-CP; + Vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định pháp luật. - Hồ sơ đề nghị chấp thuận về nguyên tắc giảm vốn điều lệ bao gồm: - Văn bản đề nghị giảm vốn điều lệ theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP; - Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc giảm vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số vốn giảm, phương thức giảm vốn và thời gian thực hiện; - Phương án giảm vốn điều lệ, trong đó chứng minh được doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Nghị định 46/2023/NĐ-CP; - Tài liệu chứng minh doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Nghị định 46/2023/NĐ-CP. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc về việc giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoàn thành việc giảm vốn và nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm: - Báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện việc giảm vốn điều lệ theo phương án đã được Bộ Tài chính chấp thuận trong đó nêu rõ kết quả các chỉ tiêu tài chính sau khi hoàn thành việc giảm vốn điều lệ; - Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã hoàn tất việc chi trả, thanh toán cho các cổ đông hoặc thành viên góp vốn đủ số vốn giảm. Nếu doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thực hiện được phương án giảm vốn đã được chấp thuận thì phải báo cáo Bộ Tài chính phương án xử lý. Việc giảm vốn điều lệ không áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần bằng tài sản
Tình huống đặt ra là công ty cổ phần muốn tăng vốn điều lệ, nhưng không muốn nhận tiền mặt mà sẽ thông qua tài sản hiện hữu nhằm có thể sử dụng ngay. Vậy việc này được thực hiện như thế nào? Quan điểm của mình thì trường hợp là công ty cổ phần đang hoạt động thì việc tăng vốn điều lệ được quy định tại Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020 với các hình thức như sau: - Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu; - Chào bán cổ phần riêng lẻ; - Chào bán cổ phần ra công chúng. Theo đó, nếu công ty đang hoạt động thì việc tăng vốn điều lệ được thực hiện thông qua việc chào bán cổ phần theo các hình thức nêu trên. Thủ tục Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu và Chào bán cổ phần riêng lẻ được hướng dẫn tại Điều 124 và Điều 125 của văn bản trên. Thủ tục tăng vốn với cơ quan đăng ký kinh doanh thì có thể thực hiện theo hướng dẫn tại đây. Đối với vấn đề góp vốn trong quá trình hoạt động bằng tài sản không phải là tiền, tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 có hướng dẫn việc định giá như sau: 3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận. Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. Theo đó, hội đồng quản trị và người góp vốn sẽ thỏa thuận với nhau về giá trị hoặc thông qua một tổ chức định giá. Căn cứ vào giá trị định giá để xác định giá trị tài sản có nhu cầu góp vốn nhằm tính giá trị cổ phần bán ra do công ty chào bán. Sau khi đã xác định được giá trị cụ thể thì hai bên tiến hành lập hợp đồng, ghi nhận giá trị chuyển nhượng, ký tên, đóng dấu. Bên mua sẽ trở thành cổ đông của công ty sau khi được ghi tên vào sổ đăng ký cổ đông. Còn công ty sẽ làm thủ tục sang tên (nếu thuộc diện tài sản đăng ký) để ghi nhận quyền sở hữu/sử dụng của mình.
Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và tăng vốn điều lệ
Chào các Quý luật sư, HIện tại loại hình doanh nghiệp của công ty là Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên. Vốn điều lệ là 2 tỷ đồng, có 2 thành viên góp vốn, mỗi người 50%. Công ty có ý định chuyển thành Công ty Cổ phần, đồng thời tăng vốn điều lệ lên 3 tỷ. Một cổ đông sẽ góp vào thêm 1 tỷ đồng. Quý luật sư tư vấn giúp là tôi có thể đăng kí thay đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời tăng vốn hay là phải làm thủ tục thay đổi loại hình trước rồi mới đăng kí tăng vốn. Xin cám ơn
Hỏi về cách tính cổ phần khi tăng vốn điều lệ?
Công ty mình đang có 3 cổ đông vốn điều lệ là 500tr và cổ phần lần lượt là 36%, 14%, 50%. Hiện tại thì hai cổ đông 14% và 50% muốn góp vốn thêm 250tr nữa để giảm tỉ lệ cổ phần của cổ đông còn lại xuống. Mọi người cho mình hỏi cách tính % cổ phần sau khi tăng vốn điều lệ 250tr là như nào? Cảm ơn.
Tăng vốn điều lệ công ty CP khi chưa có sự đồng ý của cổ đông
Kính thưa Luật sư! Cty tôi đang dự định mua cổ phần của một CTCP khác nhưng có vướng mắc về vấn đề nội bộ của cty có cổ phần (cp) cần chuyển nhượng như sau: - Cty có cp cần bán hiện tại gồm 3 cổ đông: 1 cổ đông N chiếm 33% vốn điều lệ, 2 cổ đông còn lại chiếm 67% vốn điều lệ. - Vốn điều lệ trước là 100 tỷ. Tất cả cổ đông đã góp vốn đầy đủ theo quy định (thông tin theo lời 2 cổ đông còn lại nói, chưa xác minh được từ cổ đông N và chưa nhận được giấy tờ chứng minh điều đó) Hiện tại, 2 cổ đông chiếm 67% muốn bán 50% cp họ đang nắm cho cty tôi. cty tôi đã thanh toán đc 50% số tiền mua cp nhưng vẫn chưa được đăng ký thay đổi doanh nghiệp bởi các lý do sau: - Trong khi chuẩn bị chuyển nhượng cp cho cty tôi thì Cty có cp cần bán đã làm hồ sơ tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ và thông tin nhận được từ họ là việc tăng vốn này chưa có sự đồng ý của cổ đông N. Theo lý do họ nói là không liên lạc được với cổ đông N dù đã làm các thủ tục đúng quy định để mời (cũng chỉ là từ lời nói của 2 cổ đông còn lại, ko thấy được giấy tờ chứng minh). Việc tăng vốn này họ đã làm bằng cách nào đó không rõ nhưng đã đẩy tỷ lệ phần trăm cp của cổ đông N đang nắm giữ xuống thấp hơn mức 33% ban đầu. Ngoài ra, cty chúng tôi yêu cầu họ chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục thay đổi DN nhưng họ cứ trì hoãn kéo dài. Vì vậy, cty tôi đang phân vân có nên tiếp tục mua cp và thanh toán số tiền còn lại cho 2 cổ đông kia. Có các vấn đề kính mong Luật sư tư vấn và hướng dẫn giúp trường hợp của cty tôi như sau: 1/ Việc tăng vốn của cty lên 120 tỷ mà không có sự đồng ý của cổ đông N và đẩy tỷ lệ chiếm giữ vốn của cổ đông N xuống thấp hơn mức 33% ban đầu là có đúng pháp luật? 2/ Cty tôi đã lỡ thanh toán 50% số tiền mua 50% vốn điều lệ của 2 cổ đông còn lại thì có nên tiếp tục mua tiếp không? 3/ Trường hợp vẫn tiếp tục mua thì cần phải lưu ý những vấn đề gì? những giấy tờ nào cần yêu cầu bên kia cung cấp? 4/ Nếu cty tôi đã mua cp của 2 cổ đông kia thì có phải chịu trách nhiệm pháp lý gì trong trường hợp cổ đông N phát hiện và khởi kiện đòi quyền lợi? Cách giải quyết nếu cổ đông N khởi kiện? Vì mức độ phức tạp của trường hợp này, rất mong Luật sư tư vấn và hướng dẫn sớm khi nhận được thông tin của cty chúng tôi. Rất trân trọng và chân thành cảm ơn Luật sư!
Tăng vốn điều lệ cuối năm vượt bậc có phải đóng bổ sung thuế môn bài?
Kính thưa Luật sư! Em có 2 thắc mắc về khai thuế và nộp thuế môn bài 2020, kính mong Luật sư trả lời giúp em 1. Cty em có tăng vốn điều lệ từ 4 tỷ lên 20 tỷ ngày 1/7/2020. Thì có phải khai lại thuế môn bài 2020 và đóng thêm 1 triệu tiền tiến môn bài không? 2. Cty em có mở 1 văn phòng đại diện MST-001, có giấy phép riêng. Không có kinh doanh thì có phải nộp tờ khai thuế môn bài chi nhánh và đóng thuế nửa năm của chi nhánh là 500.000 đồng không? Em cám ơn!
Trường hợp công ty em có phải tăng vốn điều lệ không ạ?
Em xin chào Luật sư ạ! Em xin dược hỏi LS trường hợp sau: Cty e là Cty Cp có vốn điều lệ 20 tỷ (đã góp đủ), trong năm cty có góp vốn liên doanh với cty khác 15 tỷ, quá trình hoạt động kd có thiếu vốn nên vay thêm 38 tỷ bên ngoài vậy có cần phải tăng thêm vốn điều lệ không ạ và nếu không tăng thì có đúng luật k. Mong luật sư sớm trả lời giúp em, e rất cảm ơn ạ
Hồ sơ thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ
Thành phần hồ sơ tăng vốn điều lệ gồm: 1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT); 2. Quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi vốn điều lệ 3. Bản sao hợp lệ Biên bản họp của đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi vốn điều lệ; 4. Trường hợp công ty đang hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài hoặc nếu nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty sẽ dẫn đến việc họ nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của công ty; thì, phải có Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài; 5. Văn bản cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn điều lệ; 6. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. 7. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có): - Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. - Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực. Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. CĂN CỨ PHÁP LÝ: Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2014 Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp Khoản 1, Điều 28 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp Khoản 2, Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp Khoản 14, Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Tăng vốn điều lệ có phải nộp thuế môn bài bổ sung không?
Chào các anh chị, tháng 6 năm 2019 công ty mình có tăng vốn điều lệ dẫn đến việc mức nộp thuế môn bài bị điều chỉnh, vậy mình có phải nộp thuế môn bài bổ sung không nhỉ?
Lợi tức không chia để tăng vốn điều lệ có phải đóng thuế TNCN không?
Bạn vui lòng cho chúng tôi như sau: Công ty chúng tôi (TNHH) sau khi hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Và khi chúng tôi rút lãi từ lợi nhuận (chia lợi nhuận) kinh doanh của công ty (đã đóng 20%) thì kế toán lại yêu cầu đóng thêm thuế thu nhập lần nữa có đúng không? Nếu đúng thì phải đóng bao nhiêu phần trăm? Nếu chúng tôi không chia lợi nhuận 2018 mà lấy toàn bộ phần lợi nhuận 2018 cộng thêm phần lợi nhuận 2 quý năm 2019 (tạm tính) này để tăng vốn điều lệ của công ty thì có cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân 2018 & 2019 không?
Tăng vốn điều lệ có được ưu đãi thuế?
Công ty em trước đây đăng ký vốn điều lệ là 14 tỷ 990 triệu, do chủ đầu tư bắt phải tăng vốn lên 20 tỷ thì mới ra giấy tờ nhà đất được nên công ty đã tăng vốn theo yêu cầu của họ. Luật sư giúp em, khi bên em tăng vốn lên 20 tỷ thì bên em có được hưởng ưu đãi gì về thuế TNDN không, nếu có thì sẽ như thế nào em xin cảm ơn.
Tăng vốn điều lệ công ty TNHH MTV: tăng vốn trước hay đăng ký thay đổi trước?
Chào Luật sư, Cho em hỏi về thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty TNHH MVT ạ. 1. Theo Luật DN năm 2014 Điều 68 "Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh" => Cán bộ Sở KHĐT yêu cẩu phải chứng minh "đã chuyển khoản tăng vốn góp" mới đăng ký thay đổi đăng ký Kinh doanh. 2. Theo quy định của Ngân hàng: Chỉ báo có tiền vốn góp tăng thêm sau khi công ty xuất trình hồ sơ chứng mình "đã thay đổi đăng ký kinh doanh" Xin hỏi luật sư là trong trường hợp này, công ty phải thực hiện thủ tục nào trước ạ? Xin cảm ơn Luật sư.
Thủ tục phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ
Nếu công ty đang có phương án phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Cho mình hỏi, mình được biết theo luật việc thông qua phương án phát hành này phải xin ý kiến Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐC. Vậy việc xin ý kiến của ĐHĐCĐ công ty mình có thể thực hiện dưới hình thức xin ý kiến bằng văn bản gửi tới các cổ đông được không? hay bắt buộc phải tổ chức ĐHĐCĐ bất thường?
Thủ tục thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp?
Câu hỏi 1 : - Công ty em muốn tăng vốn điều lệ từ 3 tỷ lên 10 tỷ đồng . Vậy công ty em cần làm những thủ tục gì ? Công ty có cần chứng minh số tiền 10 tỷ trong tài khoản ngân hàng hay không? Câu hỏi 2: Công ty em muốn làm giấy ủy quyền cho phó giám đốc ký thay giám đốc các hợp đồng và hóa đơn giá trị giá tăng . Vậy có được hay không ? Nếu được thì cần những thủ tục gì và thời hạn ủy quyền là bao lâu ? Câu hỏi 3 : Công ty em có vốn điều lệ 3 tỷ , công ty em muốn tham gia đấu thầu công trình có giá trị 5 tỷ hoặc hơn nữa . Vậy có được hay không ?
Tăng vốn điều lệ cho dự án đầu tư
Chào luật sư, hiện tại mình đang gặp một vấn đề khó khăn về pháp luật trong việc tăng vốn điều lệ của dự án đầu tư. Cụ thể mình có dự án với vốn 300 tỷ, bây giờ công ty mình muốn tăng vốn điều lệ để thuận lợi hơn với 380 tỷ, dự án của mình dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của cấp tỉnh, vì vậy mình phải làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư theo Điều 34 Nghị Định 118/2015/NĐ-CP như sau: "Điều 34. Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 1. Trường hợp điều chỉnh mục tiêu, địa điểm đầu tư, công nghệ chính; tăng hoặc giảm vốn đầu tư trên 10% tổng vốn đầu tư làm thay đổi mục tiêu, quy mô và công suất của dự án đầu tư; điều chỉnh thời hạn thực hiện của dự án đầu tư hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có), nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau: a) Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định này cho Cơ quan đăng ký đầu tư; b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh; c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan quy định tại Điểm b Khoản này có ý kiến về nội dung điều chỉnh thuộc phạm vi quản lý của mình; d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cơ quan quy định tại Điểm c Khoản này, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Cơ quan đăng ký đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư và gửi cho Cơ quan đăng ký đầu tư; e) Căn cứ văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh." Tuy nhiên, mình còn thắc là sau khi mình làm điều chỉnh giấy đầu tư thì mình có còn phải làm thủ tục báo cáo gì với cơ quan nhà nước về tình hình thực hiện dự án đầu tư hay không, và mẫu báo cáo đó là gì, mình cảm ơn các luật sư đã hõ trợ, trân trọng.
Tăng vốn điều lệ dựa trên khoản vay với công ty mẹ - công ty có vốn nước ngoài
Mọi người cho mình hỏi là công ty mình là công ty THH MTV có vốn đầu tư nước ngoài. Đợt rồi công ty mình có vay tiền của công ty mẹ (là chủ sở hữu) theo Hợp đồng vay ngắn hạn, bây giờ thay vì trả nợ thì bên công ty mình muốn dùng khoản tiền đó để tăng vốn điều lệ, bên công ty mẹ cũng đã đồng ý. Vậy để tăng vốn điều lệ với công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì mình bắt buộc phải góp rồi trên thực tế mới được làm thủ tục điều chỉnh, hay là làm thủ tục tăng vốn rồi trong vòng bao nhiêu ngày đó (mình nhớ là có quy định 90 ngày nhưng không chắc là dành cho công ty mới thành lập hay công ty đã thành lập rồi) mình sẽ phải góp đủ ạ ? Giả sử rơi vào trường hợp có thể làm thông báo tăng vốn trước và góp sau, thì lúc lên Sở kế hoạch đầu tư làm thủ tục, trong phần Nghị quyết của Hội đồng thành viên hoặc giấy tờ khác, có cần phải ghi chính xác kế hoạch, lộ trình, ngày tháng năm dự định sẽ góp vốn vào không ạ ? Xin cảm ơn