Giải thích rõ về tình trạng hiệu lực “Không còn phù hợp” của văn bản quy phạm pháp luật
Thời gian gần đây, nhiều bạn thắc mắc trên website THƯ VIỆN PHÁP LUẬT có để tình trạng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là “Không còn phù hợp” (ví dụ như Luật Cải cách ruộng đất 1959; Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003…), vậy tình trạng “Không còn phù hợp” là gì? Được quy định tại văn bản pháp luật nào? >> Các loại tình trạng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật Nhằm giúp quý thành viên hiểu rõ về vấn đề này, tôi xin chia sẻ một số nội dung về vấn đề này như sau: (i) Pháp luật hiện hành không quy định về tình trạng hiệu lực “Không còn phù hợp”. (ii) Tình trạng hiệu lực “Không còn phù hợp” là tiện ích nâng cao do THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tạo lập nhằm giúp người dân thuận tiện trong việc xác định văn bản quy phạm pháp luật đó còn được sử dụng trên thực tế hay không. Tình trạng “Không còn phù hợp” là để chỉ cho những văn bản quy phạm pháp luật về mặt lý thuyết là còn hiệu lực (vì chưa có văn bản nào bãi bỏ/thay thế); tuy nhiên, thực tế thì không còn áp dụng. Điều 154. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực – Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: 1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản. 2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó. 3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Thông tư liên tịch ban hành trước ngày 01/7/2016 vì sao còn hiệu lực?
Tại Điều 25 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định về thẩm quyền ban hành thông tư liên tịch như sau: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng. => Như vậy, theo quy định này thì hiện nay, các Bộ và cơ quan ngang bộ không được cùng nhau ban hành thông tư liên tịch nữa. Tại khoản 2 Điều 172 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì đối với những thông tư liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ được ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 thì sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc bị thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác. Căn cứ quy định trên nên hiện nay vẫn còn một số Thông tư liên tịch được ban hành từ nhiều năm trước và nội dung hướng dẫn của những văn bản này đã không còn phù hợp để áp dụng nhưng xét về tình trạng thì vẫn còn hiệu lực do không có văn bản khác bãi bỏ văn bản này.
Những thú vị của văn bản pháp luật
>Không chính chủ - tám giờ - ngực lép Khi nghe “Văn bản pháp luật”, nhiều người nghĩ đến sự khô khan và mang tính bắt buộc nên khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn tìm hiểu rõ về nó thì không những loại được rủi ro pháp lý mà còn mang lại sự thú vị đặc biệt cho mình. Không phải ai cũng biết những điều thú vị sau đây của văn bản pháp luật. 1. Văn bản “chết từ trong bụng mẹ” Đó là trường hợp văn bản chưa có hiệu lực thì đã hết hiệu lực. Trường hợp này xảy ra đối với các văn bản pháp luật ban hành không phù hợp đối với quy định của pháp luật hoặc thực tiễn bị cơ quan có thẩm quyền “tuýt còi”. Ví dụ: Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT có ngày hiệu lực là 03/9/2012 nhưng hết hiệu lực ngày 30/8/2012. 2. Văn bản “sống trước khi được sinh ra” Đó là trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước (ngày có hiệu lực trước ngày ban hành văn bản). Trường hợp quy định hiệu lực trở về trước để phục vụ tốt nhất quyền lợi của người dân, chưa kịp ban hành văn bản hướng dẫn… Ví dụ: Quyết định 1378/QĐ-BTC ban hành ngày 13/6/2014 nhưng có hiệu lực từ ngày 01/10/2013. 3. Văn bản “sinh non” Đó là trường hợp văn bản được áp dụng khi chưa có hiệu lực. Ví dụ: Luật Hình sự sửa đổi 2009 tuy có hiệu lực từ 01/01/2010 tuy nhiên quy định bỏ hình phạt tử hình tại các điều 111, 139, 153, 180, 197, 221, 289 và 334 đã được áp dụng từ 19/6/2009. 4. Văn bản “sống thực vật” Đó là trường hợp văn bản vẫn còn hiệu lực theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật tuy nhiên thực tế không còn áp dụng. Về loại này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT gọi là tình trạng “KHÔNG CÒN PHÙ HỢP”. P/s: Rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung từ thành viên. Trân trọng cảm ơn!
Giải thích rõ về tình trạng hiệu lực “Không còn phù hợp” của văn bản quy phạm pháp luật
Thời gian gần đây, nhiều bạn thắc mắc trên website THƯ VIỆN PHÁP LUẬT có để tình trạng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là “Không còn phù hợp” (ví dụ như Luật Cải cách ruộng đất 1959; Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003…), vậy tình trạng “Không còn phù hợp” là gì? Được quy định tại văn bản pháp luật nào? >> Các loại tình trạng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật Nhằm giúp quý thành viên hiểu rõ về vấn đề này, tôi xin chia sẻ một số nội dung về vấn đề này như sau: (i) Pháp luật hiện hành không quy định về tình trạng hiệu lực “Không còn phù hợp”. (ii) Tình trạng hiệu lực “Không còn phù hợp” là tiện ích nâng cao do THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tạo lập nhằm giúp người dân thuận tiện trong việc xác định văn bản quy phạm pháp luật đó còn được sử dụng trên thực tế hay không. Tình trạng “Không còn phù hợp” là để chỉ cho những văn bản quy phạm pháp luật về mặt lý thuyết là còn hiệu lực (vì chưa có văn bản nào bãi bỏ/thay thế); tuy nhiên, thực tế thì không còn áp dụng. Điều 154. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực – Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: 1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản. 2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó. 3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Thông tư liên tịch ban hành trước ngày 01/7/2016 vì sao còn hiệu lực?
Tại Điều 25 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định về thẩm quyền ban hành thông tư liên tịch như sau: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng. => Như vậy, theo quy định này thì hiện nay, các Bộ và cơ quan ngang bộ không được cùng nhau ban hành thông tư liên tịch nữa. Tại khoản 2 Điều 172 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì đối với những thông tư liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ được ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 thì sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc bị thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác. Căn cứ quy định trên nên hiện nay vẫn còn một số Thông tư liên tịch được ban hành từ nhiều năm trước và nội dung hướng dẫn của những văn bản này đã không còn phù hợp để áp dụng nhưng xét về tình trạng thì vẫn còn hiệu lực do không có văn bản khác bãi bỏ văn bản này.
Những thú vị của văn bản pháp luật
>Không chính chủ - tám giờ - ngực lép Khi nghe “Văn bản pháp luật”, nhiều người nghĩ đến sự khô khan và mang tính bắt buộc nên khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn tìm hiểu rõ về nó thì không những loại được rủi ro pháp lý mà còn mang lại sự thú vị đặc biệt cho mình. Không phải ai cũng biết những điều thú vị sau đây của văn bản pháp luật. 1. Văn bản “chết từ trong bụng mẹ” Đó là trường hợp văn bản chưa có hiệu lực thì đã hết hiệu lực. Trường hợp này xảy ra đối với các văn bản pháp luật ban hành không phù hợp đối với quy định của pháp luật hoặc thực tiễn bị cơ quan có thẩm quyền “tuýt còi”. Ví dụ: Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT có ngày hiệu lực là 03/9/2012 nhưng hết hiệu lực ngày 30/8/2012. 2. Văn bản “sống trước khi được sinh ra” Đó là trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước (ngày có hiệu lực trước ngày ban hành văn bản). Trường hợp quy định hiệu lực trở về trước để phục vụ tốt nhất quyền lợi của người dân, chưa kịp ban hành văn bản hướng dẫn… Ví dụ: Quyết định 1378/QĐ-BTC ban hành ngày 13/6/2014 nhưng có hiệu lực từ ngày 01/10/2013. 3. Văn bản “sinh non” Đó là trường hợp văn bản được áp dụng khi chưa có hiệu lực. Ví dụ: Luật Hình sự sửa đổi 2009 tuy có hiệu lực từ 01/01/2010 tuy nhiên quy định bỏ hình phạt tử hình tại các điều 111, 139, 153, 180, 197, 221, 289 và 334 đã được áp dụng từ 19/6/2009. 4. Văn bản “sống thực vật” Đó là trường hợp văn bản vẫn còn hiệu lực theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật tuy nhiên thực tế không còn áp dụng. Về loại này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT gọi là tình trạng “KHÔNG CÒN PHÙ HỢP”. P/s: Rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung từ thành viên. Trân trọng cảm ơn!