Xử phạt cư dân biên giới đi quá phạm vi được phép qua lại biên giới
Cư dân biên giới Việt Nam được phép qua lại biên giới trong phạm vi nào? Nếu đi quá phạm vi được phép thì bị xử phạt như thế nào? Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt cư dân biên giới hành vi này không? Xử phạt cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới Tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền, trong đó phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: - Cư dân biên giới sử dụng giấy tờ xuất, nhập cảnh biên giới hết giá trị để qua lại biên giới; - Cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới; - Cung cấp thông tin không đúng sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới; - Người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền (trừ khu du lịch, dịch vụ, khu kinh tế), vành đai biên giới không có giấy tờ theo quy định; - Người nước ngoài vào vành đai biên giới không trình báo với đồn Biên phòng sở tại; - Cư dân biên giới chăn thả gia súc, gia cầm qua biên giới. Theo đó, đối với cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trường hợp không phải là cư dân biên giới mà có hành vi đi lại quá phạm vi quy định trong khu vực biên giới đất liền thì bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo Điểm d Khoản 4 Điều 6 Nghị định 96/2020/NĐ-CP. Phạm vi cư dân biên giới được phép qua lại biên giới Theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư 82/2022/TT-BQP có hướng dẫn: Hành vi đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới là hành vi của cư dân biên giới Bên này sử dụng giấy tờ theo quy định để xuất nhập cảnh sang khu vực biên giới, vùng biên giới Bên kia nhưng đi quá phạm vi một xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương tiếp giáp đường biên giới hai nước. Cụ thể như sau: - Tuyến Việt Nam - Trung Quốc sử dụng Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp huyện; - Tuyến Việt Nam - Lào sử dụng giấy tờ được quy định tại điểm b khoản 4 Điều này và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp xã đối với Việt Nam và cấp bản đối với Lào; - Tuyến Việt Nam - Campuchia sử dụng Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp xã. Theo đó, cư dân biên giới chỉ được phép qua lại biên giới theo phạm vi được quy định như trên. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng Căn cứ theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 16 Nghị định 96/2020/NĐ-CP thì: - Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng. - Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ, Trạm trưởng trạm kiểm soát Biên phòng có quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng. Theo quy định về xử phạt thì cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Theo đó, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ không có thẩm quyền xử phạt mà Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ hoặc Trạm trưởng trạm kiểm soát Biên phòng mới có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp cư dân biên giới này. => Như vậy, cư dân biên giới được qua lại các tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc; Việt Nam - Lào; Việt Nam - Campuchia trong phạm vi được cho phép. Khi đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới, cư dân biên giới sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Yêu cầu giấy tờ của phương tiện vận tải khi qua lại biên giới các nước trong khuôn khổ Hiệp định GMS
Hiệp định GMS là viết tắt của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng. Hiện nay các phương tiện vận tải khi qua lại biên giới các nước trong khuôn khổ Hiệp định GMS cần phải tuân thủ quy định theo Điều 19 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/03/2024 như sau: Phương tiện vận tải bao gồm: - Phương tiện vận tải hành khách là xe ô tô khách được đăng ký trong lãnh thổ của một Bên ký kết để chuyên chở hành khách; - Phương tiện vận tải hàng hóa là xe ô tô tải, xe đầu kéo, rơ moóc và sơ mi rơ moóc, được đăng ký trong lãnh thổ của một Bên ký kết để chuyên chở hàng hóa. Ký hiệu phân biệt quốc gia của phương tiện vận tải qua lại biên giới - Vương quốc Campuchia: KH; - Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: CHN; - Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: LAO; - Liên bang Myanmar: MYA; - Vương quốc Thái Lan: T; - Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN. Giấy tờ khi qua lại biên giới của các phương tiện vận tải - Giấy chứng nhận đăng ký xe; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; - Giấy phép liên vận GMS và sổ theo dõi tạm nhập phương tiện vận tải (sau đây gọi là sổ TAD); - Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách tuyến cố định theo mẫu tại Phụ lục IV hoặc Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách hợp đồng và vận tải khách du lịch theo mẫu tại Phụ lục V hoặc Phiếu gửi hàng đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BGTVT; - Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba; - Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập. Ngoài ra lưu ý các giấy tờ nêu trên phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
Giấy phép cần có của phương tiện vận tải khi qua lại biên giới các nước Campuchia - Lào - Việt Nam
Khi qua lại biên giới các nước Campuchia - Lào - Việt Nam thì các phương tiện vận tải cần mang theo những giấy phép gì? Hiện nay các phương tiện vận tải khi qua lại biên giới các nước trong khuôn khổ Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam cần phải có những giấy tờ đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Điều 13 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/03/2024 như sau: Phương tiện vận chuyển hành khách không theo lịch trình qua lại biên giới - Giấy chứng nhận đăng ký xe; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ; - Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia; - Danh sách hành khách (theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BGTVT); - Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba; - Giấy tờ tạm nhập phương tiện cơ giới; - Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập. Phương tiện vận chuyển hành khách tuyến cố định qua lại biên giới - Giấy chứng nhận đăng ký xe; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ; - Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia; - Danh sách hành khách (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BGTVT); - Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba; - Giấy tờ tạm nhập phương tiện cơ giới; - Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập. Phương tiện vận chuyển hàng hóa qua lại biên giới - Giấy chứng nhận đăng ký xe; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ; - Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia; - Phiếu gửi hàng hoặc chứng từ hải quan; - Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba; - Giấy tờ khai báo hải quan quá cảnh và nội địa trong trường hợp quá cảnh; - Giấy tờ tạm nhập phương tiện cơ giới; - Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập. Phương tiện phi thương mại qua lại biên giới - Giấy chứng nhận đăng ký xe; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ; - Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia; - Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba; - Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập. Ngoài ra lưu ý các giấy tờ nêu trên phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
Xử phạt cư dân biên giới đi quá phạm vi được phép qua lại biên giới
Cư dân biên giới Việt Nam được phép qua lại biên giới trong phạm vi nào? Nếu đi quá phạm vi được phép thì bị xử phạt như thế nào? Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt cư dân biên giới hành vi này không? Xử phạt cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới Tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền, trong đó phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: - Cư dân biên giới sử dụng giấy tờ xuất, nhập cảnh biên giới hết giá trị để qua lại biên giới; - Cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới; - Cung cấp thông tin không đúng sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới; - Người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền (trừ khu du lịch, dịch vụ, khu kinh tế), vành đai biên giới không có giấy tờ theo quy định; - Người nước ngoài vào vành đai biên giới không trình báo với đồn Biên phòng sở tại; - Cư dân biên giới chăn thả gia súc, gia cầm qua biên giới. Theo đó, đối với cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trường hợp không phải là cư dân biên giới mà có hành vi đi lại quá phạm vi quy định trong khu vực biên giới đất liền thì bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo Điểm d Khoản 4 Điều 6 Nghị định 96/2020/NĐ-CP. Phạm vi cư dân biên giới được phép qua lại biên giới Theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư 82/2022/TT-BQP có hướng dẫn: Hành vi đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới là hành vi của cư dân biên giới Bên này sử dụng giấy tờ theo quy định để xuất nhập cảnh sang khu vực biên giới, vùng biên giới Bên kia nhưng đi quá phạm vi một xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương tiếp giáp đường biên giới hai nước. Cụ thể như sau: - Tuyến Việt Nam - Trung Quốc sử dụng Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp huyện; - Tuyến Việt Nam - Lào sử dụng giấy tờ được quy định tại điểm b khoản 4 Điều này và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp xã đối với Việt Nam và cấp bản đối với Lào; - Tuyến Việt Nam - Campuchia sử dụng Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp xã. Theo đó, cư dân biên giới chỉ được phép qua lại biên giới theo phạm vi được quy định như trên. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng Căn cứ theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 16 Nghị định 96/2020/NĐ-CP thì: - Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng. - Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ, Trạm trưởng trạm kiểm soát Biên phòng có quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng. Theo quy định về xử phạt thì cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Theo đó, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ không có thẩm quyền xử phạt mà Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ hoặc Trạm trưởng trạm kiểm soát Biên phòng mới có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp cư dân biên giới này. => Như vậy, cư dân biên giới được qua lại các tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc; Việt Nam - Lào; Việt Nam - Campuchia trong phạm vi được cho phép. Khi đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới, cư dân biên giới sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Yêu cầu giấy tờ của phương tiện vận tải khi qua lại biên giới các nước trong khuôn khổ Hiệp định GMS
Hiệp định GMS là viết tắt của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng. Hiện nay các phương tiện vận tải khi qua lại biên giới các nước trong khuôn khổ Hiệp định GMS cần phải tuân thủ quy định theo Điều 19 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/03/2024 như sau: Phương tiện vận tải bao gồm: - Phương tiện vận tải hành khách là xe ô tô khách được đăng ký trong lãnh thổ của một Bên ký kết để chuyên chở hành khách; - Phương tiện vận tải hàng hóa là xe ô tô tải, xe đầu kéo, rơ moóc và sơ mi rơ moóc, được đăng ký trong lãnh thổ của một Bên ký kết để chuyên chở hàng hóa. Ký hiệu phân biệt quốc gia của phương tiện vận tải qua lại biên giới - Vương quốc Campuchia: KH; - Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: CHN; - Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: LAO; - Liên bang Myanmar: MYA; - Vương quốc Thái Lan: T; - Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN. Giấy tờ khi qua lại biên giới của các phương tiện vận tải - Giấy chứng nhận đăng ký xe; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; - Giấy phép liên vận GMS và sổ theo dõi tạm nhập phương tiện vận tải (sau đây gọi là sổ TAD); - Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách tuyến cố định theo mẫu tại Phụ lục IV hoặc Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách hợp đồng và vận tải khách du lịch theo mẫu tại Phụ lục V hoặc Phiếu gửi hàng đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BGTVT; - Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba; - Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập. Ngoài ra lưu ý các giấy tờ nêu trên phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
Giấy phép cần có của phương tiện vận tải khi qua lại biên giới các nước Campuchia - Lào - Việt Nam
Khi qua lại biên giới các nước Campuchia - Lào - Việt Nam thì các phương tiện vận tải cần mang theo những giấy phép gì? Hiện nay các phương tiện vận tải khi qua lại biên giới các nước trong khuôn khổ Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam cần phải có những giấy tờ đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Điều 13 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/03/2024 như sau: Phương tiện vận chuyển hành khách không theo lịch trình qua lại biên giới - Giấy chứng nhận đăng ký xe; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ; - Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia; - Danh sách hành khách (theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BGTVT); - Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba; - Giấy tờ tạm nhập phương tiện cơ giới; - Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập. Phương tiện vận chuyển hành khách tuyến cố định qua lại biên giới - Giấy chứng nhận đăng ký xe; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ; - Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia; - Danh sách hành khách (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BGTVT); - Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba; - Giấy tờ tạm nhập phương tiện cơ giới; - Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập. Phương tiện vận chuyển hàng hóa qua lại biên giới - Giấy chứng nhận đăng ký xe; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ; - Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia; - Phiếu gửi hàng hoặc chứng từ hải quan; - Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba; - Giấy tờ khai báo hải quan quá cảnh và nội địa trong trường hợp quá cảnh; - Giấy tờ tạm nhập phương tiện cơ giới; - Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập. Phương tiện phi thương mại qua lại biên giới - Giấy chứng nhận đăng ký xe; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ; - Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia; - Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba; - Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập. Ngoài ra lưu ý các giấy tờ nêu trên phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.