Các trường hợp phải tạm dừng khai thác đường cao tốc từ ngày 01/01/2025
Luật Đường bộ 2024 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Theo đó có bổ sung một số quy định liên quan đến việc khai thác đường bộ cao tốc. Các nội dung về tạm dừng khai thác đường cao tốc được quy định như sau: Đường cao tốc là gì? Tại Điều 44 Luật Đường bộ 2024 quy định: Đường bộ cao tốc - được gọi là đường cao tốc là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho một số loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định, có hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình. - Đường cao tốc thuộc hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị được xác định trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. - Đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đường cao tốc bao gồm: + Đất của đường bộ gồm phần đất để xây dựng công trình đường bộ và phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ; + Đất để xây dựng bến xe; bãi đỗ xe; điểm dừng xe, đỗ xe; trạm dừng nghỉ; các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động đường bộ + Đất để xây dựng trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc. Các trường hợp tạm dừng khai thác đường cao tốc Tạm dừng khai thác đường cao tốc là trường hợp tạm không cho phương tiện tham gia giao thông đường bộ trên một chiều, hai chiều, một đoạn hoặc cả tuyến đường cao tốc, trừ phương tiện làm nhiệm vụ của lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, phương tiện thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, cứu thương, hộ đê, khắc phục sự cố, bảo đảm an toàn giao thông đường bộ. Theo Khoản 2 Điều 51 Luật Đường bộ 2024, 03 trường hợp đường cao tốc phải tạm dừng khai thác bao gồm: - Công trình bị hư hỏng do xảy ra sự cố công trình, do hậu quả của thiên tai không thể khai thác, sử dụng an toàn; - Khi xảy ra sự cố cháy, nổ, tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng buộc phải tạm dừng khai thác để phục vụ cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an toàn giao thông đường bộ; - Khi có yêu cầu phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc các trường hợp đặc biệt khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo Khoản 3 Điều 51 Luật Đường bộ 2024 khi phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình đường cao tốc ảnh hưởng đến an toàn cho người, phương tiện giao thông, tài sản khác thì người quản lý, sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm sau đây: - Kịp thời dừng sử dụng đường cao tốc, trong thời hạn không quá 60 phút kể từ thời điểm dừng phải thông báo cho người có thẩm quyền về nguyên nhân phải tạm dừng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; - Thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện giao thông, tài sản khác; hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra đối với công trình; - Bảo vệ hiện trường; tham gia cứu nạn, cứu hộ, giải quyết ùn tắc giao thông; - Thông báo cho Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến, cơ quan quản lý đường bộ, trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc, chính quyền địa phương. Theo đó, đường cao tốc phải tạm dừng khai thác khi thuộc 3 trường hợp được nêu trên. Các công việc phải thực hiện khi tạm dừng khai thác đường cao tốc Tại Khoản 4 Điều 51 Luật Đường bộ 2024 quy định khi tạm dừng khai thác đường cao tốc phải thực hiện các công việc sau đây: - Người quản lý, sử dụng đường cao tốc phải khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông để hạn chế ùn tắc giao thông; điều chỉnh, bổ sung các công trình báo hiệu đường bộ và các công trình khác phục vụ bảo đảm giao thông; tham gia hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; phối hợp với Cảnh sát giao thông, chính quyền địa phương trong việc tổ chức giao thông trên đường cao tốc; sửa chữa hư hỏng, khắc phục các tồn tại trên đường cao tốc để bảo đảm đưa đường cao tốc vào khai thác, sử dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế; - Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông; - Chính quyền địa phương phối hợp thực hiện bảo đảm giao thông khi cần điều tiết các phương tiện tham gia giao thông đường cao tốc sang đường do địa phương quản lý; - Công tác cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định của Luật Đường bộ 2024, quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, từ 01/01/2025, khi công trình bị hư hỏng do xảy ra sự cố công trình, do hậu quả của thiên tai; xảy ra sự cố cháy, nổ, tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng hoặc khi có yêu cầu phục vụ quốc phòng, an ninh thì đường cao tốc sẽ phải tạm dừng khai thác. Khi tạm dừng khai thì sẽ phải thực hiện những công việc theo quy định như trên.
Quy định mới ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc
Đây là nội dung mới được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tại Thông tư 23/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 01/2018/TT-BYT quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Theo đó, sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 01/2018/TT-BYT quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc như sau: (1) Tờ hướng dẫn thuốc nhập khẩu dùng cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh có thể gắn trên bao bì ngoài Bổ sung khoản 3 và khoản 4 vào sau khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2018/TT-BYT vị trí nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc như sau: - Vị trí nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. - Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc là một phần không thể tách rời của nhãn thuốc và được chứa trong bao bì ngoài của thuốc. Trường hợp thuốc không có bao bì ngoài, tờ hướng dẫn sử dụng phải được in hoặc gắn trên bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc. - Nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc phóng xạ không bắt buộc phải kèm theo bao bì thương phẩm mà có thể được cung cấp tới cơ sở điều trị kèm theo hồ sơ giao nhận thuốc hoặc được dán, gán trên bao bì được sử dụng với mục đích để lưu giữ, vận chuyển, bảo quản thuốc. (Điểm mới) - Thuốc nhập khẩu đã được cấp giấy đăng ký lưu hành trong trường hợp cấp bách cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc có thể gắn trên bao bì ngoài. (Điểm mới) (2) Thuốc nhập khẩu cho quốc phòng, an ninh, dịch bệnh được được bổ sung hoặc thay thế tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Thông tư 01/2018/TT-BYT quy định các trường hợp sau đây được bổ sung hoặc thay thế tờ hướng dẫn sử dụng thuốc bằng tiếng Việt sau khi thông quan: - Thuốc nhập khẩu đã có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam mà trong bao bì thương phẩm đã có tờ hướng dẫn sử dụng thuốc bằng tiếng Việt nhưng chưa thực hiện cập nhật nội dung tờ hướng dẫn sử dụng thuốc theo yêu cầu của Bộ Y tế, trừ trường hợp thuốc không yêu cầu phải có tờ hướng dẫn sử dụng thuốc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 13 Thông tư 01/2018/TT-BYT. - Thuốc nhập khẩu chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam mà bao bì thương phẩm chưa có tờ hướng dẫn sử dụng thuốc bằng tiếng Việt, trừ trường hợp thuốc không yêu cầu phải có tờ hướng dẫn sử dụng thuốc quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 13 Thông tư này. - Thuốc nhập khẩu đã được Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành trong trường hợp cấp bách cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa mà bao bì thương phẩm chưa có tờ hướng dẫn sử dụng thuốc bằng tiếng Việt. (Điểm mới) (3) Cách ghi ngày sản xuất, hạn dùng (hoặc hạn sử dụng), số lô sản xuất Thay thế cụm từ tại điểm a khoản 3 Điều 29 Thông tư 01/2018/TT-BYT bằng “Trường hợp nhãn gốc ghi ngày sản xuất, hạn dùng, sổ lô sản xuất” như sau:: Trên nhãn ghi ngày sản xuất, hạn dùng, số lô sản xuất bằng tiếng nước ngoài thì trên nhãn phụ phải ghi như sau: ngày sản xuất (NSX), hạn dùng (HD/HSD), số lô sản xuất (LSX/SLSX) xem thông tin ghi ngày sản xuất, hạn dùng, số lô sản xuất bằng tiếng nước ngoài được in trên nhãn gốc sản phẩm. (Trước đó, điểm a khoản 3 Điều 29 Thông tư 01/2018/TT-BYT quy định trường hợp nhãn gốc ghi ngày sản xuất, hạn dùng, số lô sản xuất bằng tiếng nước ngoài) - Trường hợp nhãn bao bì trực tiếp có kích thước nhỏ không đủ diện tích để ghi về số lô sản xuất, hạn dùng hoặc các ký hiệu tương ứng về “Số lô SX” và “HD” theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì được ghi các dãy số biểu thị cho số lô sản xuất, hạn dùng trên nhãn bao bì trực tiếp nhưng trên nhãn bao bì ngoài phải ghi đầy đủ các thông tin này theo quy định; - Cách ghi hạn dùng của thuốc trong tờ hướng dẫn sử dụng: + Ghi rõ khoảng thời gian, kể từ ngày sản xuất. + Hạn dùng sau khi mở nắp bao bì trực tiếp lần đầu đối với các dạng thuốc chưa phân liều như thuốc nhỏ mắt hoặc các dạng thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai, thuốc mỡ, gel dùng nhiều lần và thuốc dạng lỏng đa liều để uống. (Điểm mới) + Hạn dùng sau khi pha chế để sử dụng đối với các dạng thuốc bột, thuốc cốm có yêu cầu phải pha thành dung dịch hoặc hỗn dịch trước khi sử dụng như: thuốc bột, thuốc cốm pha hỗn dịch, dung dịch dùng để tiêm hoặc uống. Xem thêm Thông tư 23/2023/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/01/2024 sửa đổi Thông tư 01/2018/TT-BYT
Giấy tờ xuất cảnh có được cấp vì lý do quốc phòng, an ninh hay không?
Hiện nay, nhiều có rất nhiều trường hợp chưa được cấp giấy tờ xuất cảnh. Vậy trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh thì giấy tờ xuất cảnh có được cấp hay không? Giấy tờ xuất cảnh có được cấp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hay không? Căn cứ khoản 3 Điều 21 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định về những trường hợp chưa được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh như sau: - Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoặc 7 Điều 4 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. - Người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 37 LLuật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. - Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Như vậy, Giấy tờ xuất cảnh có thể sẽ tạm thời chưa được cấp nếu có lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Giấy tờ xuất cảnh chưa được cấp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ có thời hạn trong bao lâu? Căn cứ khoản 3 Điều 22 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định tại trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Như vậy, Giấy tờ xuất cảnh chưa được cấp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ có thời hạn đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Chưa cấp giấy tờ xuất cảnh thì có phải được hiểu là bị tạm hoãn xuất cảnh hay không? Căn cứ Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định về những trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh như sau: - Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. - Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. - Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. - Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh. - Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Theo đó, pháp luật quy định về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Trong đó không đề cập đến việc chưa được cấp giấy tờ xuất cảnh sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. Do đó, trường hợp chưa được cấp giấy tờ xuất cảnh không được xem là bị tạm hoãn xuất cảnh Từ những căn cứ nêu trên, trường hợp lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì giấy tờ xuất cảnh sẽ chưa được cấp và thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Từ 1/4/2021: Chỉ một loại hình công ty có thể trở thành doanh nghiệp Quốc phòng – An ninh
Doanh nghiệp Quốc phòng - An ninh - Minh họa Đây là quy định mới tại Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020 được ban hành vào ngày 1/4/2021 và có hiệu lực thi hành kế từ ngày ký. Nghị định này thay thế cho một số văn bản, trong đó có Nghị định 93/2015/NĐ-CP về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh. Trước đây, quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 93, Doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh phải bảo đảm các điều kiện sau: - Là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. - Có ngành, lĩnh vực hoạt động quy định tại Phụ lục về Danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh ban hành kèm theo Nghị định này. - Được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ổn định, thường xuyên bằng nguồn lực của Nhà nước hoặc nguồn lực của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đầu tư, thành lập doanh nghiệp. Khi quy định này còn hiệu lực, khái niệm “doanh nghiệp nhà nước” trải qua hai giai đoạn: - Trước khi Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có 100% vốn chủ sở hữu thuộc về nhà nước - Khi Luật doanh nghiêp 2020 có hiệu lực (từ 1/1/201), doanh nghiệp nhà nước bao gồm những doanh nghiệp chỉ có từ 50% vốn chủ sỡ hữu thuộc về nhà nước. Theo những khái niệm kể trên, Doanh nghiệp nhà nước có thể là nhiều loại hình khác nhau, tuy nhiên theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 47 vừa được ban hành, Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh cần đảm bảo các điều kiện sau: - Là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. - Có ngành, lĩnh vực và địa bàn hoạt động quy định tại Phụ lục 1 về Danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh kèm theo Nghị định này. - Được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bằng nguồn lực của Nhà nước hoặc nguồn lực của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đầu tư, thành lập doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay chỉ còn 1 loại hình doanh nghiệp có thể trở thành doanh nghiệp Quốc phòng – an ninh theo quy định của pháp luật. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định công nhận doanh nghiệp quốc phòng, an ninh trên cơ sở đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ 05 năm.
Các trường hợp phải tạm dừng khai thác đường cao tốc từ ngày 01/01/2025
Luật Đường bộ 2024 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Theo đó có bổ sung một số quy định liên quan đến việc khai thác đường bộ cao tốc. Các nội dung về tạm dừng khai thác đường cao tốc được quy định như sau: Đường cao tốc là gì? Tại Điều 44 Luật Đường bộ 2024 quy định: Đường bộ cao tốc - được gọi là đường cao tốc là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho một số loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định, có hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình. - Đường cao tốc thuộc hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị được xác định trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. - Đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đường cao tốc bao gồm: + Đất của đường bộ gồm phần đất để xây dựng công trình đường bộ và phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ; + Đất để xây dựng bến xe; bãi đỗ xe; điểm dừng xe, đỗ xe; trạm dừng nghỉ; các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động đường bộ + Đất để xây dựng trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc. Các trường hợp tạm dừng khai thác đường cao tốc Tạm dừng khai thác đường cao tốc là trường hợp tạm không cho phương tiện tham gia giao thông đường bộ trên một chiều, hai chiều, một đoạn hoặc cả tuyến đường cao tốc, trừ phương tiện làm nhiệm vụ của lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, phương tiện thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, cứu thương, hộ đê, khắc phục sự cố, bảo đảm an toàn giao thông đường bộ. Theo Khoản 2 Điều 51 Luật Đường bộ 2024, 03 trường hợp đường cao tốc phải tạm dừng khai thác bao gồm: - Công trình bị hư hỏng do xảy ra sự cố công trình, do hậu quả của thiên tai không thể khai thác, sử dụng an toàn; - Khi xảy ra sự cố cháy, nổ, tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng buộc phải tạm dừng khai thác để phục vụ cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an toàn giao thông đường bộ; - Khi có yêu cầu phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc các trường hợp đặc biệt khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo Khoản 3 Điều 51 Luật Đường bộ 2024 khi phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình đường cao tốc ảnh hưởng đến an toàn cho người, phương tiện giao thông, tài sản khác thì người quản lý, sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm sau đây: - Kịp thời dừng sử dụng đường cao tốc, trong thời hạn không quá 60 phút kể từ thời điểm dừng phải thông báo cho người có thẩm quyền về nguyên nhân phải tạm dừng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; - Thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện giao thông, tài sản khác; hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra đối với công trình; - Bảo vệ hiện trường; tham gia cứu nạn, cứu hộ, giải quyết ùn tắc giao thông; - Thông báo cho Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến, cơ quan quản lý đường bộ, trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc, chính quyền địa phương. Theo đó, đường cao tốc phải tạm dừng khai thác khi thuộc 3 trường hợp được nêu trên. Các công việc phải thực hiện khi tạm dừng khai thác đường cao tốc Tại Khoản 4 Điều 51 Luật Đường bộ 2024 quy định khi tạm dừng khai thác đường cao tốc phải thực hiện các công việc sau đây: - Người quản lý, sử dụng đường cao tốc phải khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông để hạn chế ùn tắc giao thông; điều chỉnh, bổ sung các công trình báo hiệu đường bộ và các công trình khác phục vụ bảo đảm giao thông; tham gia hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; phối hợp với Cảnh sát giao thông, chính quyền địa phương trong việc tổ chức giao thông trên đường cao tốc; sửa chữa hư hỏng, khắc phục các tồn tại trên đường cao tốc để bảo đảm đưa đường cao tốc vào khai thác, sử dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế; - Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông; - Chính quyền địa phương phối hợp thực hiện bảo đảm giao thông khi cần điều tiết các phương tiện tham gia giao thông đường cao tốc sang đường do địa phương quản lý; - Công tác cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định của Luật Đường bộ 2024, quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, từ 01/01/2025, khi công trình bị hư hỏng do xảy ra sự cố công trình, do hậu quả của thiên tai; xảy ra sự cố cháy, nổ, tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng hoặc khi có yêu cầu phục vụ quốc phòng, an ninh thì đường cao tốc sẽ phải tạm dừng khai thác. Khi tạm dừng khai thì sẽ phải thực hiện những công việc theo quy định như trên.
Quy định mới ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc
Đây là nội dung mới được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tại Thông tư 23/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 01/2018/TT-BYT quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Theo đó, sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 01/2018/TT-BYT quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc như sau: (1) Tờ hướng dẫn thuốc nhập khẩu dùng cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh có thể gắn trên bao bì ngoài Bổ sung khoản 3 và khoản 4 vào sau khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2018/TT-BYT vị trí nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc như sau: - Vị trí nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. - Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc là một phần không thể tách rời của nhãn thuốc và được chứa trong bao bì ngoài của thuốc. Trường hợp thuốc không có bao bì ngoài, tờ hướng dẫn sử dụng phải được in hoặc gắn trên bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc. - Nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc phóng xạ không bắt buộc phải kèm theo bao bì thương phẩm mà có thể được cung cấp tới cơ sở điều trị kèm theo hồ sơ giao nhận thuốc hoặc được dán, gán trên bao bì được sử dụng với mục đích để lưu giữ, vận chuyển, bảo quản thuốc. (Điểm mới) - Thuốc nhập khẩu đã được cấp giấy đăng ký lưu hành trong trường hợp cấp bách cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc có thể gắn trên bao bì ngoài. (Điểm mới) (2) Thuốc nhập khẩu cho quốc phòng, an ninh, dịch bệnh được được bổ sung hoặc thay thế tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Thông tư 01/2018/TT-BYT quy định các trường hợp sau đây được bổ sung hoặc thay thế tờ hướng dẫn sử dụng thuốc bằng tiếng Việt sau khi thông quan: - Thuốc nhập khẩu đã có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam mà trong bao bì thương phẩm đã có tờ hướng dẫn sử dụng thuốc bằng tiếng Việt nhưng chưa thực hiện cập nhật nội dung tờ hướng dẫn sử dụng thuốc theo yêu cầu của Bộ Y tế, trừ trường hợp thuốc không yêu cầu phải có tờ hướng dẫn sử dụng thuốc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 13 Thông tư 01/2018/TT-BYT. - Thuốc nhập khẩu chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam mà bao bì thương phẩm chưa có tờ hướng dẫn sử dụng thuốc bằng tiếng Việt, trừ trường hợp thuốc không yêu cầu phải có tờ hướng dẫn sử dụng thuốc quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 13 Thông tư này. - Thuốc nhập khẩu đã được Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành trong trường hợp cấp bách cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa mà bao bì thương phẩm chưa có tờ hướng dẫn sử dụng thuốc bằng tiếng Việt. (Điểm mới) (3) Cách ghi ngày sản xuất, hạn dùng (hoặc hạn sử dụng), số lô sản xuất Thay thế cụm từ tại điểm a khoản 3 Điều 29 Thông tư 01/2018/TT-BYT bằng “Trường hợp nhãn gốc ghi ngày sản xuất, hạn dùng, sổ lô sản xuất” như sau:: Trên nhãn ghi ngày sản xuất, hạn dùng, số lô sản xuất bằng tiếng nước ngoài thì trên nhãn phụ phải ghi như sau: ngày sản xuất (NSX), hạn dùng (HD/HSD), số lô sản xuất (LSX/SLSX) xem thông tin ghi ngày sản xuất, hạn dùng, số lô sản xuất bằng tiếng nước ngoài được in trên nhãn gốc sản phẩm. (Trước đó, điểm a khoản 3 Điều 29 Thông tư 01/2018/TT-BYT quy định trường hợp nhãn gốc ghi ngày sản xuất, hạn dùng, số lô sản xuất bằng tiếng nước ngoài) - Trường hợp nhãn bao bì trực tiếp có kích thước nhỏ không đủ diện tích để ghi về số lô sản xuất, hạn dùng hoặc các ký hiệu tương ứng về “Số lô SX” và “HD” theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì được ghi các dãy số biểu thị cho số lô sản xuất, hạn dùng trên nhãn bao bì trực tiếp nhưng trên nhãn bao bì ngoài phải ghi đầy đủ các thông tin này theo quy định; - Cách ghi hạn dùng của thuốc trong tờ hướng dẫn sử dụng: + Ghi rõ khoảng thời gian, kể từ ngày sản xuất. + Hạn dùng sau khi mở nắp bao bì trực tiếp lần đầu đối với các dạng thuốc chưa phân liều như thuốc nhỏ mắt hoặc các dạng thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai, thuốc mỡ, gel dùng nhiều lần và thuốc dạng lỏng đa liều để uống. (Điểm mới) + Hạn dùng sau khi pha chế để sử dụng đối với các dạng thuốc bột, thuốc cốm có yêu cầu phải pha thành dung dịch hoặc hỗn dịch trước khi sử dụng như: thuốc bột, thuốc cốm pha hỗn dịch, dung dịch dùng để tiêm hoặc uống. Xem thêm Thông tư 23/2023/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/01/2024 sửa đổi Thông tư 01/2018/TT-BYT
Giấy tờ xuất cảnh có được cấp vì lý do quốc phòng, an ninh hay không?
Hiện nay, nhiều có rất nhiều trường hợp chưa được cấp giấy tờ xuất cảnh. Vậy trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh thì giấy tờ xuất cảnh có được cấp hay không? Giấy tờ xuất cảnh có được cấp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hay không? Căn cứ khoản 3 Điều 21 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định về những trường hợp chưa được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh như sau: - Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoặc 7 Điều 4 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. - Người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 37 LLuật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. - Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Như vậy, Giấy tờ xuất cảnh có thể sẽ tạm thời chưa được cấp nếu có lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Giấy tờ xuất cảnh chưa được cấp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ có thời hạn trong bao lâu? Căn cứ khoản 3 Điều 22 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định tại trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Như vậy, Giấy tờ xuất cảnh chưa được cấp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ có thời hạn đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Chưa cấp giấy tờ xuất cảnh thì có phải được hiểu là bị tạm hoãn xuất cảnh hay không? Căn cứ Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định về những trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh như sau: - Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. - Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. - Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. - Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh. - Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Theo đó, pháp luật quy định về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Trong đó không đề cập đến việc chưa được cấp giấy tờ xuất cảnh sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. Do đó, trường hợp chưa được cấp giấy tờ xuất cảnh không được xem là bị tạm hoãn xuất cảnh Từ những căn cứ nêu trên, trường hợp lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì giấy tờ xuất cảnh sẽ chưa được cấp và thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Từ 1/4/2021: Chỉ một loại hình công ty có thể trở thành doanh nghiệp Quốc phòng – An ninh
Doanh nghiệp Quốc phòng - An ninh - Minh họa Đây là quy định mới tại Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020 được ban hành vào ngày 1/4/2021 và có hiệu lực thi hành kế từ ngày ký. Nghị định này thay thế cho một số văn bản, trong đó có Nghị định 93/2015/NĐ-CP về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh. Trước đây, quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 93, Doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh phải bảo đảm các điều kiện sau: - Là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. - Có ngành, lĩnh vực hoạt động quy định tại Phụ lục về Danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh ban hành kèm theo Nghị định này. - Được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ổn định, thường xuyên bằng nguồn lực của Nhà nước hoặc nguồn lực của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đầu tư, thành lập doanh nghiệp. Khi quy định này còn hiệu lực, khái niệm “doanh nghiệp nhà nước” trải qua hai giai đoạn: - Trước khi Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có 100% vốn chủ sở hữu thuộc về nhà nước - Khi Luật doanh nghiêp 2020 có hiệu lực (từ 1/1/201), doanh nghiệp nhà nước bao gồm những doanh nghiệp chỉ có từ 50% vốn chủ sỡ hữu thuộc về nhà nước. Theo những khái niệm kể trên, Doanh nghiệp nhà nước có thể là nhiều loại hình khác nhau, tuy nhiên theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 47 vừa được ban hành, Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh cần đảm bảo các điều kiện sau: - Là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. - Có ngành, lĩnh vực và địa bàn hoạt động quy định tại Phụ lục 1 về Danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh kèm theo Nghị định này. - Được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bằng nguồn lực của Nhà nước hoặc nguồn lực của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đầu tư, thành lập doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay chỉ còn 1 loại hình doanh nghiệp có thể trở thành doanh nghiệp Quốc phòng – an ninh theo quy định của pháp luật. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định công nhận doanh nghiệp quốc phòng, an ninh trên cơ sở đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ 05 năm.