Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Lễ 2/9?
Trong không khí vui mừng chào đón Lễ Quốc khánh 2/9, để hưởng một kỳ nghỉ lễ vui vẻ, an toàn, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin về hoạt động vui chơi, giải trí và lưu ý về việc đốt pháo trong dịp lễ này. Những loại pháo nào mà người dân được dùng trong dịp Lễ, Tết Theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Theo đó, từ 11/01/2021, người dân được đốt loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ trong các dịp lễ, Tết, cưới hỏi… Cụ thể, Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo hoa như sau: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Như vậy, theo quy định trên người dân được sử dụng pháo hoa trong những dịp đặc biệt như: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị,… Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều người vẫn lầm tưởng loại pháo hoa người dân được phép sử dụng vào dịp tết là loại pháo hoa có tiếng nổ. Nếu không hiểu đúng các quy định của Nghị định 137/2020/NĐ-CP sẽ rất dễ vi phạm pháp luật khi sử dụng pháo. Nghiêm cấm người dân sử dụng pháo nổ và pháo hoa nổ Để tránh vi phạm pháp luật về sử dụng pháo hoa, mọi người cần phân biệt giữa pháo hoa và pháo nổ. Theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo đã quy định rõ loại pháo không được phép sử dụng (nghiêm cấm) gồm: pháo nổ và pháo hoa nổ. Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau: Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa. - Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian; Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ; Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m. - Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Theo quy định trên, pháo hoa và pháo nổ đều là sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, màu sắc trong không gian. Điểm khác nhau cơ bản là pháo nổ sẽ gây ra tiếng nổ, tiếng rít còn pháo hoa thì không gây ra tiếng nổ mà chỉ tạo ra các hiệu ứng âm thanh. Tất cả các loại pháo gây ra tiếng nổ đều không phải pháo hoa mà là pháo nổ hoặc pháo hoa nổ. Theo đó, pháo hoa được hiểu là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng “đốt" chỉ phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là không gây ra tiếng nổ. Một số sản phẩm pháo hoa không có thuốc pháo nổ như: Que, nến khi châm lửa đốt phụt ra các tia sáng đủ màu sắc,… Còn đối với các loại pháo nổ hay pháo hoa nổ kể trên thì người dân không được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, hoặc chiếm đoạt (trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng theo quy định). Như vậy, người dân chỉ được phép sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. Đến nay, chỉ có sản phẩm pháo hoa do Nhà máy Z121 Bộ Quốc phòng sản xuất là đáp ứng yêu cầu này. Các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh (02/91945-02/9/2024) Tại Thủ đô Hà Nội, 6 đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao sẽ tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật phục vụ người dân tại một số quận, huyện, trong đó đáng chú ý là Đợt phim Kỷ niệm với những bộ phim như phim truyện “915”, phim tài liệu “Luật sư Vũ Trọng Khánh”, “Một lần sống”… tái hiện lịch sử nước nhà trên phạm vi cả nước. Về công tác xã hội, TP Hà Nội dành tặng 2.891 suất quà, với tổng kinh phí là 6,12 tỷ đồng tới các đối tượng chính sách là người có công, cơ sở cách mạng trên địa bàn Thủ đô. Tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 16/8 đến 6/9, thành phố tổ chức triển lãm tại Công viên Lam Sơn (đường Đồng Khởi, Quận 1). Ngày 30/8, tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP Hồ Chí Minh (đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4); Bảo tàng Tôn Đức Thắng (đường Tôn Đức Thắng, Quận 1); Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Nguyễn Huệ (Quận 1). Bên cạnh đó là các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao như: Giải đua thuyền truyền thống TP Hồ Chí Minh; Chương trình nghệ thuật kỷ niệm được tổ chức lúc 19 giờ ngày 2/9 tại Khu vực đi bộ Nguyễn Huệ. Thành phố mang tên Bác còn tổ chức hoạt động bắn pháo hoa nghệ thuật vào lúc 21 giờ 15 phút mừng ngày lễ lớn của dân tộc. Chiếu miễn phí 4 phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9: Theo đó, Quyết định 2104/QĐ-BVHTTDL năm 2024 nêu rõ các phim được chọn để chiếu trong đợt phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh như sau: Xem Quyết định 2104/QĐ-BVHTTDL https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/16/Quyet-dinh-2104.pdf Giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Công ty Cổ phần Thương mại An Thái Phương, Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Công ty Cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng, Trung tâm Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật, Trung tâm Văn hóa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là các Đơn vị Điện ảnh) tổ chức Đợt phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024) trong phạm vi cả nước. - Thời gian: Từ ngày 19/8 - 05/9 năm 2024. - Các phim được chọn chiếu trong Đợt phim: + Phim truyện “915” do Công ty Cổ phần Thương mại An Thái Phương sản xuất. + Phim tài liệu “Luật sư Vũ Trọng Khánh”, “Một lần sống” do Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất. + Phim hoạt hình “Anh hùng núi Tản” do Công ty cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất. Xem thêm: Công bố các phim được chiếu Kỷ niệm 79 năm CMT8 và Quốc khánh 2/9 năm 2024 Xem thêm Đà Nẵng: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm Lễ Quốc khánh 2/9
Liệt kê những loại pháo người dân được phép sử dụng
Bộ Công an trả lời câu hỏi người dân về việc người dân có thể sử dụng những loại pháo gì vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Để đảm bảo an ninh, trật tự, bình yên khi Tết đến Xuân về, Bộ Công an thông tin và hướng dẫn đến người dân cần nâng cao nhận thức, đảm bảo an toàn trong quản lý và sử dụng pháo theo đúng quy định của pháp luật, như sau: Nghị định 137/2020/lNĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng pháo đã quy định rõ loại pháo không được phép sử dụng (nghiêm cấm) gồm: pháo nổ và pháo hoa nổ. - Pháo nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, khi sử dụng gây ra tiếng nổ (pháo bánh, pháo quả...). Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. - Pháo hoa nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, thuốc pháo, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Các loại pháo trên người dân không được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, hoặc chiếm đoạt (trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng theo quy định). Vì vậy, loại pháo người dân được phép sử dụng là Pháo hoa. Theo đó, Pháo hoa là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng (đốt) phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và không gây ra tiếng nổ. Đối với loại pháo này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có thể mua loại pháo này tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa (thuộc Bộ Quốc phòng) để sử dụng trong các trường hợp: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật... Theo những quy định nêu trên, pháo hoa và pháo nổ đều là sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, màu sắc trong không gian. Điểm khác nhau cơ bản là pháo nổ sẽ gây ra tiếng nổ, tiếng rít còn pháo hoa thì không gây ra tiếng nổ mà chỉ tạo ra các hiệu ứng âm thanh. Tất cả các loại pháo gây ra tiếng nổ đều không phải pháo hoa mà là pháo nổ hoặc pháo hoa nổ. Để đón một năm mới an toàn, người dân cần phân biệt giữa pháo hoa và pháo nổ. Nâng cao nhận thức, đồng thời quản lý giáo dục con em trong gia đình chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, trong đó có các quy định về quản lý, sử dụng pháo. Đối với các sản phẩm pháo hoa được phép sử dụng phải đáp ứng các điều kiện về năng lực hành vi dân sự; sử dụng trong các trường hợp được phép, bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng và lựa chọn mua tại các cửa hàng được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Theo Cổng TTDT Bộ Công an
Tàng trữ pháo trái phép ngày Tết có thể bị phạt tù đến 10 năm
Bộ Công an vừa trả lời cử tri về việc một số người tàng trữ nhiều pháo để buôn bán hoặc dành đốt trong dịp Tết. Vậy hành vi tàng trữ pháo trái phép này sẽ bị xử lý như thế nào? (1) Pháp luật nghiêm cấm hành vi tàng trữ pháo trái phép Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định nghiêm cấm hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ. Trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP. (2) Xử phạt hành chính về hành vi tàng trữ pháo trái phép Hành vi tàng trữ pháo trái phép chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng theo điểm e khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với hành vi vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo. Tuy nhiên, mức phạt này áp dụng với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì phạt gấp đôi (quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). (3) Tàng trữ pháo trái phép có thể bị phạt tù đến 10 năm Nếu hành vi tàng trữ pháo trái phép đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, như sau: * Khung 1: Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít; - Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao; - Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam; - Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; - Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; - Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017; Hoặc tại một trong các Điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. * Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít; - Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao; - Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam; - Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; - Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300 triệu đồng đến dưới 700 triệu đồng; + Vận chuyển qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu; + Tái phạm nguy hiểm. * Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: - Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên; - Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên; - Pháo nổ 120 kilôgam trở lên; - Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên; - Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700 triệu đồng trở lên. * Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. * Xử phạt với pháp nhân thương mại phạm tội: Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt như sau: - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khung 1 thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỷ đồng; - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) thì bị phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng; - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khung 3 thì bị phạt tiền từ 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn: + Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại; Hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. + Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động. - Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Theo Cổng TTDT Bộ Công an
Cá nhân có được kinh doanh pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất?
Trước thềm Tết Nguyên đán nhu cầu sử dụng pháo hoa của người dân ngày càng cao, theo đó nhiều cá nhân đã lợi dụng điểm này để kinh doanh pháo hoa kiếm lợi. Vậy việc cá nhân kinh doanh pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất có vi phạm pháp luật? Pháp luật cho phép cá nhân kinh doanh pháo hoa không? Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa. Theo đó, việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường; - Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy; - Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn; - Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Như vậy, theo những nội dung quy định nêu trên, cá nhân không được phép kinh doanh pháo hoa của Bộ Quốc phòng trong dịp Tết mà chỉ có tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên. Người dân có được sử dụng pháo hoa, pháo nổ dịp Tết không? Pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Còn loại pháo hoa nổ là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt. Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa. Trong đó, quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Như vậy, loại pháo hoa nổ chỉ do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng và phải xin phép Thủ tướng chính phủ, còn người dân chỉ được sử dụng trong dịp Lễ, Tết, cưới hỏi sinh nhật các loại pháo hoa thông thường đã nói ở trên. Thế nên, người dân không phải lo lắng về vấn đề mà đầu bài đề cập việc đốt pháo gây ra tiếng ồn và bị phạt tiền, bởi người dân chỉ được sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. Tuy không bị xử phạt về việc gây ra tiếng ồn, thế nhưng người dân sử dụng pháo hoa không đúng theo luật định có thể bị phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Xem bài viết liên quan: Không được dùng pháo nổ, người dân được dùng pháo hoa dịp Tết!
Mua bán, chế tạo pháo nổ trái phép bị xử lý thế nào?
Trước thêm Tết Nguyên đán 2024, tình trạng sản xuất, buôn bán pháo nổ có những diễn biến rất phức tạp. Hành vi mua bán, chế tạo pháo hoa, pháo nổ trái phép bị xử lý thế nào? Theo truyền thông đưa tin, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cháy nổ, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Nhiều vụ việc thương tâm đã xảy ra trên cả nước. Thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm dịp Tết Nhâm Thìn 2024, Lực lượng công an cả nước đã tập trung đấu tranh kiên quyết với các hành vi vi phạm liên quan đến sản xuất, buôn bán pháo nổ. Tuy nhiên tình trạng mua bán, chế tạo pháo nổ vẫn diễn ra ở nhiều địa phương Từ ngày 15/12 đến nay, công an thành phố Hà Nội đã phát hiện, bắt giữ gần 20 vụ buôn bán, vận chuyển, tang trữ, sản xuất pháo trái phép, thu giữ hơn 1 tấn pháo nổ các loại. Đây là hoạt động đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn TP. Người dân có được sử dụng pháo hoa, pháo nổ dịp Tết không? Pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Còn loại pháo hoa nổ là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt. Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa. Trong đó, quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Như vậy, loại pháo hoa nổ chỉ do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng và phải xin phép Thủ tướng chính phủ, còn người dân chỉ được sử dụng trong dịp Lễ, Tết, cưới hỏi sinh nhật các loại pháo hoa thông thường đã nói ở trên. Thế nên, người dân không phải lo lắng về vấn đề mà đầu bài đề cập việc đốt pháo gây ra tiếng ồn và bị phạt tiền, bởi người dân chỉ được sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. Tuy không bị xử phạt về việc gây ra tiếng ồn, thế nhưng người dân sử dụng pháo hoa không đúng theo luật định có thể bị phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Xem bài viết liên quan: Không được dùng pháo nổ, người dân được dùng pháo hoa dịp Tết! Xử phạt hành vi sử dụng trái phép pháo nổ, pháo hoa nổ - Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo. - Theo Khoản 3 và Điểm a Khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau: Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam; - Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm; - Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị; - Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép; - Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép; - Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều 11; Truy cứu trách nhiệm hình sự Trong trường hợp sử dụng pháo hoa nổ với số lượng lớn và đủ căn cứ cấu thành tội phạm thì có thể chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 107 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể như sau: Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung phạt cao nhất có thể phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân Bên cạnh đó, nếu pháo nổ to, ồn ào và ảnh hưởng đến trật tự công cộng thì có thể sẽ bị xử lý theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau: Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung phạt cao nhất có thể bị phạt tù đến 07 năm. Như vậy, theo các quy định nêu trên, hành vi sử dụng pháo hoa nổ trái phép hoàn toàn có thể sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền lên đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, hành vi đó có thể phạm vào tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ và có thể bị phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân. Mặt khác, hành vi đốt pháo hoa nổ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm theo pháp luật hình sự.
Bộ Công an hướng dẫn người dân về quản lý và sử dụng pháo Tết Nguyên đán 2024
Trước thềm Tết Nguyên đán 2024, Bộ Công an thông tin đến người dân một số quy định về quản lý và sử dụng pháo đúng quy định pháp luật. Theo đó, thời điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sắp đến, nhiều người hám lợi nắm bắt được nhu cầu mua, sử dụng pháo hoa của người dân, đã lợi dụng các hình thức để kinh doanh pháo trá hình. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường tới tính mạng, sức khỏe và tình hình an ninh, trật tự. Để đảm bảo an ninh, trật tự, bình yên khi Tết đến, Xuân về, Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an thông tin và hướng dẫn đến người dân một số quy định về quản lý và sử dụng pháo, như sau: (1) Khi sử dụng pháo hoa, chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa - Quy định về pháo được phép sử dụng (pháo hoa), cụ thể: Là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ (khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo). Trong khi đó, pháo nổ không được sử dụng. Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp. Khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. Pháo hoa nổ tầm thấp: có đường kính không lớn hơn 90mm, tầm bắn không vượt quá 120m; Pháo hoa nổ tầm cao có đường kính trên 90mmm, tầm bắn trên 120m. Quy định về các trường hợp được sử dụng pháo hoa: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật (khoản 1 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP). - Quy định về điều kiện được sử dụng pháo hoa: (1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (2) khi sử dụng pháo hoa, chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa (Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP). (2) Các tổ chức, doanh nghiệp không thuộc Bộ Quốc phòng và các cá nhân kinh doanh pháo hoa là vi phạm quy định của pháp luật; người dân tuyệt đối không được mua pháo của các cơ quan, tổ chức không được phép kinh doanh, các cá nhân hoặc trên các trang mạng xã hội, pháo lậu, pháo không hóa đơn, không nguồn gốc, xuất xứ… Quy định về sản xuất, kinh doanh pháo hoa đã được nêu rõ tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP, trong đó quy định các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường (khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP). Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy, chữa cháy. Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn; chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. (3) Cá nhân, tổ chức không được phép sử dụng pháo nổ, nếu sử dụng pháo nổ là vi phạm; người dân cần có sự phân biệt rõ giữa pháo hoa với pháo hoa nổ, tránh những vi phạm đáng tiếc Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo nổ, theo đó, pháo nổ bao gồm pháo nổ và pháo hoa nổ. Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Còn Pháo hoa nổ là pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian (theo quy định tại Điều 11 và Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP); các cơ quan, tổ chức sử dụng pháo hoa nổ để biểu diễn, thi đấu phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ sản xuất, cung cấp (Điều 9 Nghị định 137/2020/NĐ-CP). Theo Cổng TTĐT Bộ Công an
Top 03 thói quen vào dịp Tết 2024 cần biết nếu không muốn bị phạt
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, bên cạnh vui xuân lành mạnh nhiều cá nhân, gia đình tổ chức vui chơi bằng nhiều hình thức khác nhau như đánh bài, bắn pháo,... Mà không biết rằng các hành động này vi phạm pháp luật. Do đó, bài viết này sẽ liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật ngày Tết để người dân cần tránh. 1. Uống rượu bia dịp Tết * Mức phạt xử dụng rượu bia khi tham gia giao thông Theo thống kê nhiều vấn đề vi phạm phát sinh đa phần đều đến từ việc sử dụng rượu, bia như gây tai nạn giao thông, gây mất trật tự công cộng,... Nhất là dịp tết nguyên đán, tỷ lệ sử dụng rượu bia sẽ tăng rất cao. Mức nồng độ cồn Mức phạt Phạt tiền Phạt bổ sung Đối với ô tô ≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở 06 - 08 triệu đồng (Điểm c khoản 6 Điều 5) Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng (Điểm e khoản 11 Điều 5) > 50 - 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở 16 - 18 triệu đồng (Điểm c khoản 8 Điều 5) Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng (Điểm g khoản 11 Điều 5) > 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở 30 - 40 triệu đồng (Điểm a khoản 10 Điều 5) Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (Điểm h khoản 11 Điều 5) Đối với xe máy ≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở 02 - 03 triệu đồng (Điểm c khoản 6 Điều 6) Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng (Điểm đ khoản 10 Điều 6) > 50 - 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở 04 - 05 triệu đồng (Điểm c khoản 7 Điều 6) Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng (Điểm e khoản 10 Điều 6) > 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở 06 - 08 triệu đồng (Điểm e khoản 8 Điều 6) Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (Điểm g khoản 10 Điều 6) (Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) * Mức phạt sử dụng rượu, bia gây mất trật tự công cộng Trường hợp này không ít người chủ quan từ tác hại sau khi say có thể dẫn đến đánh nhau do đó có thể bị phạt từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng. (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) 2. Chơi đánh bài, chơi bầu cua, đá gà trong dịp Tết Dịp Tết là thời điểm nhiều gia đình tụ họp lại gặp mặt, do đó chơi bài là điều không thể thiếu ở nhiều gia đình, tuy nhiên pháp luật không nghiêm cấm việc chơi bài và các hình thức khác nhưng không được phép cá cược dù dưới bất kỳ hình thức nào. Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; - Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; - Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác. Từ các quy định trên thì việc chơi đánh bài, chơi bầu cua, đá gà,.. có thể bị phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng. Đồng thời, bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Đối với trường hợp lợi dụng việc vui chơi ngày Tết mà cố tình chơi đánh bài, cá cược dưới các hình thức khác nhau với số tiền lớn hay tái phạm nhiều lần thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về Tội đánh bạc tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 với mức truy cứu lên đến 07 năm tù. 3. Bắn pháo hoa, pháo nổ trái phép trọng dịp Tết Một thói quen khác mà nhiều người, nhiều nhà dù biết bị phạt nhưng vẫn cố tình thực hiện, đó chính là bắn pháo hoa, pháo nổ tại nhà. Đây là hình thức nguy hiểm do đó pháp luật quy định cấm vì có thể dẫn đến cháy nổ. Cụ thể, tại điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP nếu cố tình sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép, người dân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 05 triệu đồng đến 10 đồng và bị tịch thu tang vật. Tuy nhiên, theo truyền thống từ xưa nay thì Tết phải có pháo hoa mới gọi là Tết do đó pháp luật cũng cho phép người dân sử dụng pháo hoa nhưng phải được mua loại pháo được cấp phép của Bộ Quốc phòng Người dân có thể đặt mua pháo hoa theo địa chỉ TẠI ĐÂY
Không còn yêu cầu chủ kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có hộ khẩu thường trú 05 năm
Ngày 24/7/2023 Chính phủ đã có Nghị định 56/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu, Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng pháo. (1) Nới rộng yêu cầu kinh doanh dịch vụ cầm đồ Sửa đổi Điều 9 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ như sau: Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đáp ứng điều kiện sau đây: Trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản. (So với hiện hành Nghị định 96/2016/NĐ-CP yêu cầu người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại địa điểm hoạt động kinh doanh). (2) Công an cấp huyện được cấp Giấy chứng nhận an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú Sửa đổi 3 Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh (trừ các cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP), gồm: - Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô từ 10 đến 20 phòng (trước đó không cấp phép cho cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú). - Cơ sở kinh doanh cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn. - Kinh doanh dịch vụ karaoke. - Kinh doanh dịch vụ xoa bóp. - Kinh doanh dịch vụ cầm đồ. - Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên. - Kinh doanh khí. - Cơ sở kinh doanh không phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ in. - Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của cơ quan, tổ chức cấp huyện. (3) Thay đổi thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, phụ kiện bán pháo hoa Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ, gồm: - Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; mã số doanh nghiệp; số, ngày cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; họ tên, chức vụ, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; chủng loại, số lượng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ; phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo. - Văn bản quy định tại điểm a khoản này nộp trên cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp nộp văn bản đề nghị tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số CCCD, CMND hoặc Hộ chiếu của người đến liên hệ. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn 60 ngày. Tải các mẫu Phụ lục và mẫu văn bản tại đây tải Xem thêm Nghị định 56/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 sửa đổi Nghị định 96/2016/NĐ-CP, Nghị định 99/2016/NĐ-CP, Nghị định 137/2020/NĐ-CP.
Cơ quan nào có quyền xử lý tang vật đã có quyết định của Tòa?
Vật chứng vụ án là pháo nổ, thuốc pháo nổ, dây cháy chậm (ngòi pháo) đã có quyết định của tòa án. Vậy cơ quan nào chủ trì xử lý tiêu hủy?
BCT: Yêu cầu website, sàn thương mại điện tử gỡ bỏ sản phẩm pháo hoa Z121
Tết Nguyên đán 2023 đang cận kề, nhiều người dân phản ánh về tình trạng “khan hiếm” và “thổi giá bán” các sản phẩm pháo hoa không nổ tại một số website, sàn thương mại điện tử. Cảnh báo về việc mua pháo hoa trực tuyến, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) khẳng định pháo hoa là sản phẩm kinh doanh có điều kiện và yêu cầu các website, sàn thương mại điện tử gỡ bỏ sản phẩm pháp hoa Z121 của Công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 (Nhà máy Z121). Người dân được sử dụng pháo gì trong ngày Tết? Những ngày vừa qua, việc được hay không sử dụng pháo hoa ngày Tết, cũng được phổ biến rộng rãi đến người dân. Cụ thể, pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Còn loại pháo hoa nổ là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt. Xem thêm tại đây. Ngoài ra, pháo hoa là sản phẩm kinh doanh có điều kiện. Việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh pháo hoa tại Việt Nam phải tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật. Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường (theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27 /11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo). Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, hiện nay chỉ có 2 doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được cấp phép kinh doanh sản phẩm pháo hoa, gồm: Nhà máy Z121 và Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng (Tổng công ty GAET). Người tiêu dùng có thể tham khảo bảng giá niêm yết sản phẩm pháo hoa của Nhà máy Z121 áp dụng thống nhất tại các cửa hàng trên toàn quốc. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đề nghị người dân khi phát hiện các hoạt động kinh doanh, mua bán pháo hoa tại các địa điểm ngoài phạm vi các cửa hàng được công bố của Nhà máy Z121 và Tổng công ty GAET; kinh doanh pháo hoa trên môi trường mạng cần kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Xử phạt hành vi vi phạm về mua bán pháo hoa trái luật Xử phạt hành chính Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Vi phạm quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm: Phạt tiền từ 02-05 triệu đồng đối với hành vi Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo; Theo đó, trong trường hợp mua bán pháo hoa trái phép nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 02-05 triệu đối với cá nhân vi phạm. Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm Lưu ý, mức xử phạt nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt gấp đôi. Truy cứu trách nhiệm hình sự Xét thêm căn cứ tại khoản 1 Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 và khoản 2 Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 (một số khoản được sửa đổi bởi khoản 107 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định mua bán pháo hoa trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm cho đến bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm tùy vào từng trường hợp. Người dân sử dụng nguồn pháo hoa trái phép bị xử lý như thế nào? Căn cứ tại điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm: - Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép; Theo đó, người dân sử dụng pháo hoa trái phép sẽ bị phạt tiền từ 05-10 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Không được dùng pháo nổ, người dân được dùng pháo hoa dịp Tết!
Tết là dịp để người dân vui chơi, tụ hội vì thế những hoạt động trong Tết luôn được người dân quan tâm, lưu ý. Nhiều người lo lắng về việc có hay không được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán và nếu được thì bắn vào buổi tối gây ra tiếng ồn có bị phạt hay không? Để vừa vui chơi vừa tuân thủ quy định pháp luật, người dân cần tham khảo qua bài viết sau về vấn đề sử dụng pháo hoa trong dịp Tết để không bị mất tiền oan. Theo Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo quy định: pháo bao gồm pháo nổ, pháo hoa. Theo đó, pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi cho tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m. Người dân có được sử dụng pháo hoa không? Pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Còn loại pháo hoa nổ là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt. Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa. Trong đó, quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Như vậy, loại pháo hoa nổ chỉ do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng và phải xin phép Thủ tướng chính phủ, còn người dân chỉ được sử dụng trong dịp Lễ, Tết, cưới hỏi sinh nhật các loại pháo hoa thông thường đã nói ở trên. Thế nên, người dân không phải lo lắng về vấn đề mà đầu bài đề cập việc đốt pháo gây ra tiếng ồn và bị phạt tiền, bởi người dân chỉ được sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. Tuy không bị xử phạt về việc gây ra tiếng ồn, thế nhưng người dân sử dụng pháo hoa không đúng theo luật định có thể bị phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Xử phạt hành vi sử dụng trái phép pháo nổ, pháo hoa nổ - Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo. - Theo Khoản 3 và Điểm a Khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau: Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam; - Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm; - Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị; - Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép; - Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép; - Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều 11; Truy cứu trách nhiệm hình sự Trong trường hợp sử dụng pháo hoa nổ với số lượng lớn và đủ căn cứ cấu thành tội phạm thì có thể chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 107 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể như sau: Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung phạt cao nhất có thể phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân Bên cạnh đó, nếu pháo nổ to, ồn ào và ảnh hưởng đến trật tự công cộng thì có thể sẽ bị xử lý theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau: Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung phạt cao nhất có thể bị phạt tù đến 07 năm. Như vậy, theo các quy định nêu trên, hành vi sử dụng pháo hoa nổ trái phép hoàn toàn có thể sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền lên đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, hành vi đó có thể phạm vào tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ và có thể bị phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân. Mặt khác, hành vi đốt pháo hoa nổ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm theo pháp luật hình sự.. Mua pháo hoa ở đâu đúng luật? Nghiêm cấm việc tổ chức, cá nhân tự ý sản xuất, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép pháo nổ và pháo hoa nổ. Việc người dân mua các loại không nổ để sử dụng cũng phải mua ở các địa điểm, cơ sở do nhà nước quy định. Theo đó, khoản 2 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Hiện nay, Nhà máy Z121, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21) là công ty duy nhất được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Do đó, người dân có thể tìm mua pháo hoa của nhà máy Z121 tại các địa chỉ của nhà máy ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác. Tết Nguyên đán 2023, những địa phương nào được bắn pháo hoa tầm cao? Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa nổ vào dịp tết âm lịch như sau: - Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; Cụ thể, bao gồm: + Thành phố Hà Nội; + Thành phố Hải Phòng; + Thành phố Đà Nẵng; + Thành phố Hồ Chí Minh; + Thành phố Cần Thơ; + Tỉnh Thừa Thiên Huế. Các địa phương này sẽ được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
Công văn 689/BGTVT-VT: Tăng cường phòng, chống buôn bán, vận chuyển pháo lậu qua biên giới
Công văn 968/BGTVT-VT Ngày 02/02/2021, Bộ Giao thông vận tải ban hành Công văn 968/BGTVT-VT về việc tăng cường phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo nổ qua biên giới, cửa khẩu, vùng biển. Theo đó, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ sau đây. - Tổ chức quán triệt, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện ngiêm quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo (Nghị định 137/2020/NĐ-CP) - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các đầu mối giao thông, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển và hàng không; đặc biệt là tại các địa bàn trọng điểm để kịp thời phát hiện các hành vi vận chuyển trái phép báo nổ; Xây dựng và triển khai kế hoạch, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ tăng cường kiểm tra, kiểm soát phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm trong hoạt động vận chuyển trái phép pháo nổ. - Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tại các mối giao thông (bến xe, nhà ga, càng) từ khu vực biên giới, cửa khẩu, vùng biển vào các địa bàn nội địa; kiên quyết từ chối vận chuyển trái phép pháo nổ. Thủ trường bến xe, nhà ga, cảng và doanh nghiệp vận tải phải chịu trách nhiệm về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong bốc, xếp và vận chuyển đặc biệt là các loại pháo nổ tại đơn vị mình. - Phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 Quốc gia và các cơ quan chức năng có liên quan khi có yêu cầu. Xem chi tiết tại:
Đừng nhầm lẫn giữa pháo hoa và pháo hoa nổ
Nghị định 137/2020/NĐ-CP (có hiệu lực kể từ 11/01/2021) về quản lý, sử dụng pháo. Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa. a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian; Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ; Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m; b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Như vậy, pháo hoa gồm 2 loại pháo hoa thông thường và pháo hoa nổ (đây là pháo nổ sẽ bị cấm sử dụng). Nghị định này cho phép Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.
Tự ý đốt pháo đêm giao thừa, coi chừng bị xử lý hình sự
Để thể hiện không khí tưng bừng chào đón một năm mới vào dịp Tết nguyên đán thì hằng năm có nhiều địa phương đã tổ chức chương trình bắn pháo hoa. Xong, không thể phủ nhận vẫn xuất hiện một số hành vi vận chuyển, mua bán pháo nổ, pháo hoa lậu để đốt nào ngày Tết. Vậy, theo quy định pháp luật hành vi tàng trữ, sử dụng pháp nổ bị phạt như thế nào? Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 36/2009/NĐ-CP: “Pháo hoa là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi có các tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện sẽ gây phản ứng hóa học tạo hiệu ứng ánh sáng có màu sắc, gây tiếng nổ hoặc không gây tiếng nổ”. Và Điều 4 Nghị định 36/2009/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ. 2. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa. 3. Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo. 4. Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo. Như vậy, việc sử dụng trái phép các loại pháo nổ, pháo hoa là hành vi bị nghiêm cấm. Vì vậy, hành vi đốt pháo hoa, pháo nổ chơi trong dịp tết nếu bị phát hiện thì sẽ đối mặt với việc bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, tùy thuộc vào số lượng pháo, hậu quả, mức độ của hành vi… mà xác định trách nhiệm pháp lý như sau: >>> Xử phạt hành chính Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau: Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm: 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm; Theo đó, mức phạt cho hành vi đốt pháo dịp Tết bao gồm cả pháo hoa, pháo nổ có thể bị xử phạt đến 2 triệu đồng. Với hành vi mua bán pháo trái phép xử phạt tối đa 10 triệu đồng. >>> Xử lý hình sự khi đốt pháo Hành vi đốt pháo trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng 1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; d) Xúi giục người khác gây rối; đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng e) Tái phạm nguy hiểm. Ngoài ra, hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán pháp trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt cao nhất là tù chung thân theo quy định tại Điều 305 (sửa đổi, bổ sung 2017). Điều 305. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ 1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam; c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn; d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; đ) Làm chết người; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 % đến 121%; h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam; b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn; c) Làm chết 02 người; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên; b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn; c) Làm chết 03 người trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. Nói thêm: Bán pháo bông qua dịp tết có vi phạm pháp luật không? Khoản 4 điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP, các loại pháo được sử dụng gồm: “…Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ”. Như vậy, theo quy định trên thì pháo bông que thuộc loại pháo phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh, được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ và không gây ra tiếng nổ. Vì vậy, việc mua bán, sử dụng pháo bông que không vi phạm pháp luật.
Đốt pháo nổ ngày Tết, nên hay không!
Trong những ngày Tết cổ truyền năm xưa, tiếng pháo là âm thanh đặc biệt không thể thiếu trong mỗi gia đình. Đêm 30 Tết, khi thời khắc giao thừa chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đã điểm, nhà nhà nổ pháo đón xuân. Sau nhiều năm phong tục đốt pháo bị lãng quên thì đến những năm gần đây. "Vấn nạn" đốt pháo hiện nay lại quay trở lại mà nó đã biến hóa thành mối nguy hiểm cho người khác. Mặc dù đã có quy định cấm đốt pháo ngày Tết từ lâu nhưng vào đợt Tết nhiều thanh niên vẫn chơi pháo, thậm chí có nhiều thanh niên không có ý thức, ném pháo khi có người khác đi qua để trêu đùa. Mặc dù, đến gần tết là pháo vang khắp trời, đốt lén không được sự cho phép. Đa số các loại pháo này đều được mua bán lậu từ các cửa biên giới, các tỉnh ven. Không qua kiểm soát nghiêm ngặt. Việc sử dụng trái phép các loại pháo là hành vi bị nghiêm cấm. Việc “đốt pháo dùng để vui chơi, giải trí” trong dịp tết nếu bị phát hiện thì sẽ bị xử lý hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. cụ thể như sau: Về xử phạt vi phạm hành chính, căn cứ theo quy định tại Điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình Đồng thời, hành vi đốt pháo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 Cụ thể: Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng 1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; d) Xúi giục người khác gây rối; đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; e) Tái phạm nguy hiểm. Như vậy, việc đốt pháo cần phải lên án và có biện pháp xử lý kịp thời để tránh gây hậu quả cho người khác và cho chính mình, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự.
Pháo nổ và câu chuyện tết đến xuân về!
Chúng ta đang tấp lập, hối hả trong những ngày cuối năm, thu xếp công việc sau 1 năm đầy biến động, chuẩn bị đón tết nguyên đán bên gia đình và người thân. Theo phong tục tập quán của cha ông ta, cứ mỗi dịp tết đến xuân về gia đình sum họp bên mâm cơm tất niên chiều 30 tết và những thứ không thể thiếu để tạo không khí tết đó là “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ , Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” Xong để đảm bảo về đảm bảo về an ninh trật tự, đảm bảo mọi người đón tết tiết kiệm, vui vẻ, an toàn bên người thân và gia đình thì ngày 08/08/1994 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 406/TTg nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/1995. Đến năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009, về quản lý, sử dụng pháo. Mà theo đó, tại Điều 4, Nghị định này có quy định các hành vi sau đây bị nghiêm cấm: “1. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ. 2. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa. 3. Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo. 4. Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.” Tuy nhiên, hàng năm nhất là vào gần dịp Tết nguyên đán thì tình hình tội phạm về pháo nổ lại có chiều hướng gia tăng; các cơ quan chức năng thường xuyên bắt giữ, xử lý không ít những vụ vận chuyển, buôn bán, tàng trữ pháo nổ nhưng nhiều người dân vẫn cố tình mua, sản xuất pháo nổ về sử dụng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về sức khỏe, thậm chí dẫn đến mất mạng, gây mất an ninh, trật tự tại địa phương. Tùy theo tính chất, mức độ và số lượng mà người sản xuất, sử dụng, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc pháo, pháo mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định Số: 167/2013/NĐ-CP thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo và đồ chơi nguy hiểm. Đối với hành vi mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Theo Điều 305 BLHS 2015 ( Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ) quy định: “ 1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam; c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn; d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; đ) Làm chết người; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 % đến 121%; h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam; b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn; c) Làm chết 02 người; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên; b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn; c) Làm chết 03 người trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.” Tại Điểm c Khoản 1, Điểm g Khoản 2, Điểm c Khoản 3 Điều 190 BLHS 2015 ( Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm) cụ thể quy định “ 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: … c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam; …” “ 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: … g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam; …” “ 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: … c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên; …” Đối với các hành vi tàng trữ , vận chuyển pháo nổ được quy định tại Điểm c Khoản 1, Điểm g Khoản 2, Điểm c Khoản 3 Điều 191 BLHS 2015 ( Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm) cụ thể: “ 1.Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: … c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam; …” “ 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: … g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam; …” “3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: … c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên; …” Như vậy pháp luật đã quy định rất rõ ràng các chế tài mà người sản xuất, sử dụng, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ phải chịu. Qua đó, mỗi công dân cần nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước, pháp luật, đảm bảo đón tết vui tươi, an toàn, tiết kiệm bên gia đình và người thân ./.
Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Lễ 2/9?
Trong không khí vui mừng chào đón Lễ Quốc khánh 2/9, để hưởng một kỳ nghỉ lễ vui vẻ, an toàn, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin về hoạt động vui chơi, giải trí và lưu ý về việc đốt pháo trong dịp lễ này. Những loại pháo nào mà người dân được dùng trong dịp Lễ, Tết Theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Theo đó, từ 11/01/2021, người dân được đốt loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ trong các dịp lễ, Tết, cưới hỏi… Cụ thể, Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo hoa như sau: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Như vậy, theo quy định trên người dân được sử dụng pháo hoa trong những dịp đặc biệt như: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị,… Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều người vẫn lầm tưởng loại pháo hoa người dân được phép sử dụng vào dịp tết là loại pháo hoa có tiếng nổ. Nếu không hiểu đúng các quy định của Nghị định 137/2020/NĐ-CP sẽ rất dễ vi phạm pháp luật khi sử dụng pháo. Nghiêm cấm người dân sử dụng pháo nổ và pháo hoa nổ Để tránh vi phạm pháp luật về sử dụng pháo hoa, mọi người cần phân biệt giữa pháo hoa và pháo nổ. Theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo đã quy định rõ loại pháo không được phép sử dụng (nghiêm cấm) gồm: pháo nổ và pháo hoa nổ. Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau: Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa. - Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian; Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ; Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m. - Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Theo quy định trên, pháo hoa và pháo nổ đều là sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, màu sắc trong không gian. Điểm khác nhau cơ bản là pháo nổ sẽ gây ra tiếng nổ, tiếng rít còn pháo hoa thì không gây ra tiếng nổ mà chỉ tạo ra các hiệu ứng âm thanh. Tất cả các loại pháo gây ra tiếng nổ đều không phải pháo hoa mà là pháo nổ hoặc pháo hoa nổ. Theo đó, pháo hoa được hiểu là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng “đốt" chỉ phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là không gây ra tiếng nổ. Một số sản phẩm pháo hoa không có thuốc pháo nổ như: Que, nến khi châm lửa đốt phụt ra các tia sáng đủ màu sắc,… Còn đối với các loại pháo nổ hay pháo hoa nổ kể trên thì người dân không được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, hoặc chiếm đoạt (trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng theo quy định). Như vậy, người dân chỉ được phép sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. Đến nay, chỉ có sản phẩm pháo hoa do Nhà máy Z121 Bộ Quốc phòng sản xuất là đáp ứng yêu cầu này. Các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh (02/91945-02/9/2024) Tại Thủ đô Hà Nội, 6 đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao sẽ tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật phục vụ người dân tại một số quận, huyện, trong đó đáng chú ý là Đợt phim Kỷ niệm với những bộ phim như phim truyện “915”, phim tài liệu “Luật sư Vũ Trọng Khánh”, “Một lần sống”… tái hiện lịch sử nước nhà trên phạm vi cả nước. Về công tác xã hội, TP Hà Nội dành tặng 2.891 suất quà, với tổng kinh phí là 6,12 tỷ đồng tới các đối tượng chính sách là người có công, cơ sở cách mạng trên địa bàn Thủ đô. Tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 16/8 đến 6/9, thành phố tổ chức triển lãm tại Công viên Lam Sơn (đường Đồng Khởi, Quận 1). Ngày 30/8, tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP Hồ Chí Minh (đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4); Bảo tàng Tôn Đức Thắng (đường Tôn Đức Thắng, Quận 1); Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Nguyễn Huệ (Quận 1). Bên cạnh đó là các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao như: Giải đua thuyền truyền thống TP Hồ Chí Minh; Chương trình nghệ thuật kỷ niệm được tổ chức lúc 19 giờ ngày 2/9 tại Khu vực đi bộ Nguyễn Huệ. Thành phố mang tên Bác còn tổ chức hoạt động bắn pháo hoa nghệ thuật vào lúc 21 giờ 15 phút mừng ngày lễ lớn của dân tộc. Chiếu miễn phí 4 phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9: Theo đó, Quyết định 2104/QĐ-BVHTTDL năm 2024 nêu rõ các phim được chọn để chiếu trong đợt phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh như sau: Xem Quyết định 2104/QĐ-BVHTTDL https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/16/Quyet-dinh-2104.pdf Giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Công ty Cổ phần Thương mại An Thái Phương, Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Công ty Cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng, Trung tâm Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật, Trung tâm Văn hóa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là các Đơn vị Điện ảnh) tổ chức Đợt phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024) trong phạm vi cả nước. - Thời gian: Từ ngày 19/8 - 05/9 năm 2024. - Các phim được chọn chiếu trong Đợt phim: + Phim truyện “915” do Công ty Cổ phần Thương mại An Thái Phương sản xuất. + Phim tài liệu “Luật sư Vũ Trọng Khánh”, “Một lần sống” do Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất. + Phim hoạt hình “Anh hùng núi Tản” do Công ty cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất. Xem thêm: Công bố các phim được chiếu Kỷ niệm 79 năm CMT8 và Quốc khánh 2/9 năm 2024 Xem thêm Đà Nẵng: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm Lễ Quốc khánh 2/9
Liệt kê những loại pháo người dân được phép sử dụng
Bộ Công an trả lời câu hỏi người dân về việc người dân có thể sử dụng những loại pháo gì vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Để đảm bảo an ninh, trật tự, bình yên khi Tết đến Xuân về, Bộ Công an thông tin và hướng dẫn đến người dân cần nâng cao nhận thức, đảm bảo an toàn trong quản lý và sử dụng pháo theo đúng quy định của pháp luật, như sau: Nghị định 137/2020/lNĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng pháo đã quy định rõ loại pháo không được phép sử dụng (nghiêm cấm) gồm: pháo nổ và pháo hoa nổ. - Pháo nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, khi sử dụng gây ra tiếng nổ (pháo bánh, pháo quả...). Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. - Pháo hoa nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, thuốc pháo, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Các loại pháo trên người dân không được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, hoặc chiếm đoạt (trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng theo quy định). Vì vậy, loại pháo người dân được phép sử dụng là Pháo hoa. Theo đó, Pháo hoa là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng (đốt) phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và không gây ra tiếng nổ. Đối với loại pháo này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có thể mua loại pháo này tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa (thuộc Bộ Quốc phòng) để sử dụng trong các trường hợp: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật... Theo những quy định nêu trên, pháo hoa và pháo nổ đều là sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, màu sắc trong không gian. Điểm khác nhau cơ bản là pháo nổ sẽ gây ra tiếng nổ, tiếng rít còn pháo hoa thì không gây ra tiếng nổ mà chỉ tạo ra các hiệu ứng âm thanh. Tất cả các loại pháo gây ra tiếng nổ đều không phải pháo hoa mà là pháo nổ hoặc pháo hoa nổ. Để đón một năm mới an toàn, người dân cần phân biệt giữa pháo hoa và pháo nổ. Nâng cao nhận thức, đồng thời quản lý giáo dục con em trong gia đình chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, trong đó có các quy định về quản lý, sử dụng pháo. Đối với các sản phẩm pháo hoa được phép sử dụng phải đáp ứng các điều kiện về năng lực hành vi dân sự; sử dụng trong các trường hợp được phép, bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng và lựa chọn mua tại các cửa hàng được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Theo Cổng TTDT Bộ Công an
Tàng trữ pháo trái phép ngày Tết có thể bị phạt tù đến 10 năm
Bộ Công an vừa trả lời cử tri về việc một số người tàng trữ nhiều pháo để buôn bán hoặc dành đốt trong dịp Tết. Vậy hành vi tàng trữ pháo trái phép này sẽ bị xử lý như thế nào? (1) Pháp luật nghiêm cấm hành vi tàng trữ pháo trái phép Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định nghiêm cấm hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ. Trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP. (2) Xử phạt hành chính về hành vi tàng trữ pháo trái phép Hành vi tàng trữ pháo trái phép chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng theo điểm e khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với hành vi vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo. Tuy nhiên, mức phạt này áp dụng với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì phạt gấp đôi (quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). (3) Tàng trữ pháo trái phép có thể bị phạt tù đến 10 năm Nếu hành vi tàng trữ pháo trái phép đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, như sau: * Khung 1: Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít; - Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao; - Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam; - Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; - Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; - Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017; Hoặc tại một trong các Điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. * Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít; - Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao; - Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam; - Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; - Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300 triệu đồng đến dưới 700 triệu đồng; + Vận chuyển qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu; + Tái phạm nguy hiểm. * Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: - Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên; - Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên; - Pháo nổ 120 kilôgam trở lên; - Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên; - Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700 triệu đồng trở lên. * Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. * Xử phạt với pháp nhân thương mại phạm tội: Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt như sau: - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khung 1 thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỷ đồng; - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) thì bị phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng; - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khung 3 thì bị phạt tiền từ 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn: + Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại; Hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. + Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động. - Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Theo Cổng TTDT Bộ Công an
Cá nhân có được kinh doanh pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất?
Trước thềm Tết Nguyên đán nhu cầu sử dụng pháo hoa của người dân ngày càng cao, theo đó nhiều cá nhân đã lợi dụng điểm này để kinh doanh pháo hoa kiếm lợi. Vậy việc cá nhân kinh doanh pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất có vi phạm pháp luật? Pháp luật cho phép cá nhân kinh doanh pháo hoa không? Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa. Theo đó, việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường; - Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy; - Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn; - Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Như vậy, theo những nội dung quy định nêu trên, cá nhân không được phép kinh doanh pháo hoa của Bộ Quốc phòng trong dịp Tết mà chỉ có tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên. Người dân có được sử dụng pháo hoa, pháo nổ dịp Tết không? Pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Còn loại pháo hoa nổ là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt. Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa. Trong đó, quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Như vậy, loại pháo hoa nổ chỉ do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng và phải xin phép Thủ tướng chính phủ, còn người dân chỉ được sử dụng trong dịp Lễ, Tết, cưới hỏi sinh nhật các loại pháo hoa thông thường đã nói ở trên. Thế nên, người dân không phải lo lắng về vấn đề mà đầu bài đề cập việc đốt pháo gây ra tiếng ồn và bị phạt tiền, bởi người dân chỉ được sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. Tuy không bị xử phạt về việc gây ra tiếng ồn, thế nhưng người dân sử dụng pháo hoa không đúng theo luật định có thể bị phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Xem bài viết liên quan: Không được dùng pháo nổ, người dân được dùng pháo hoa dịp Tết!
Mua bán, chế tạo pháo nổ trái phép bị xử lý thế nào?
Trước thêm Tết Nguyên đán 2024, tình trạng sản xuất, buôn bán pháo nổ có những diễn biến rất phức tạp. Hành vi mua bán, chế tạo pháo hoa, pháo nổ trái phép bị xử lý thế nào? Theo truyền thông đưa tin, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cháy nổ, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Nhiều vụ việc thương tâm đã xảy ra trên cả nước. Thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm dịp Tết Nhâm Thìn 2024, Lực lượng công an cả nước đã tập trung đấu tranh kiên quyết với các hành vi vi phạm liên quan đến sản xuất, buôn bán pháo nổ. Tuy nhiên tình trạng mua bán, chế tạo pháo nổ vẫn diễn ra ở nhiều địa phương Từ ngày 15/12 đến nay, công an thành phố Hà Nội đã phát hiện, bắt giữ gần 20 vụ buôn bán, vận chuyển, tang trữ, sản xuất pháo trái phép, thu giữ hơn 1 tấn pháo nổ các loại. Đây là hoạt động đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn TP. Người dân có được sử dụng pháo hoa, pháo nổ dịp Tết không? Pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Còn loại pháo hoa nổ là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt. Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa. Trong đó, quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Như vậy, loại pháo hoa nổ chỉ do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng và phải xin phép Thủ tướng chính phủ, còn người dân chỉ được sử dụng trong dịp Lễ, Tết, cưới hỏi sinh nhật các loại pháo hoa thông thường đã nói ở trên. Thế nên, người dân không phải lo lắng về vấn đề mà đầu bài đề cập việc đốt pháo gây ra tiếng ồn và bị phạt tiền, bởi người dân chỉ được sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. Tuy không bị xử phạt về việc gây ra tiếng ồn, thế nhưng người dân sử dụng pháo hoa không đúng theo luật định có thể bị phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Xem bài viết liên quan: Không được dùng pháo nổ, người dân được dùng pháo hoa dịp Tết! Xử phạt hành vi sử dụng trái phép pháo nổ, pháo hoa nổ - Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo. - Theo Khoản 3 và Điểm a Khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau: Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam; - Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm; - Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị; - Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép; - Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép; - Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều 11; Truy cứu trách nhiệm hình sự Trong trường hợp sử dụng pháo hoa nổ với số lượng lớn và đủ căn cứ cấu thành tội phạm thì có thể chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 107 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể như sau: Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung phạt cao nhất có thể phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân Bên cạnh đó, nếu pháo nổ to, ồn ào và ảnh hưởng đến trật tự công cộng thì có thể sẽ bị xử lý theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau: Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung phạt cao nhất có thể bị phạt tù đến 07 năm. Như vậy, theo các quy định nêu trên, hành vi sử dụng pháo hoa nổ trái phép hoàn toàn có thể sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền lên đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, hành vi đó có thể phạm vào tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ và có thể bị phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân. Mặt khác, hành vi đốt pháo hoa nổ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm theo pháp luật hình sự.
Bộ Công an hướng dẫn người dân về quản lý và sử dụng pháo Tết Nguyên đán 2024
Trước thềm Tết Nguyên đán 2024, Bộ Công an thông tin đến người dân một số quy định về quản lý và sử dụng pháo đúng quy định pháp luật. Theo đó, thời điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sắp đến, nhiều người hám lợi nắm bắt được nhu cầu mua, sử dụng pháo hoa của người dân, đã lợi dụng các hình thức để kinh doanh pháo trá hình. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường tới tính mạng, sức khỏe và tình hình an ninh, trật tự. Để đảm bảo an ninh, trật tự, bình yên khi Tết đến, Xuân về, Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an thông tin và hướng dẫn đến người dân một số quy định về quản lý và sử dụng pháo, như sau: (1) Khi sử dụng pháo hoa, chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa - Quy định về pháo được phép sử dụng (pháo hoa), cụ thể: Là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ (khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo). Trong khi đó, pháo nổ không được sử dụng. Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp. Khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. Pháo hoa nổ tầm thấp: có đường kính không lớn hơn 90mm, tầm bắn không vượt quá 120m; Pháo hoa nổ tầm cao có đường kính trên 90mmm, tầm bắn trên 120m. Quy định về các trường hợp được sử dụng pháo hoa: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật (khoản 1 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP). - Quy định về điều kiện được sử dụng pháo hoa: (1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (2) khi sử dụng pháo hoa, chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa (Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP). (2) Các tổ chức, doanh nghiệp không thuộc Bộ Quốc phòng và các cá nhân kinh doanh pháo hoa là vi phạm quy định của pháp luật; người dân tuyệt đối không được mua pháo của các cơ quan, tổ chức không được phép kinh doanh, các cá nhân hoặc trên các trang mạng xã hội, pháo lậu, pháo không hóa đơn, không nguồn gốc, xuất xứ… Quy định về sản xuất, kinh doanh pháo hoa đã được nêu rõ tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP, trong đó quy định các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường (khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP). Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy, chữa cháy. Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn; chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. (3) Cá nhân, tổ chức không được phép sử dụng pháo nổ, nếu sử dụng pháo nổ là vi phạm; người dân cần có sự phân biệt rõ giữa pháo hoa với pháo hoa nổ, tránh những vi phạm đáng tiếc Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo nổ, theo đó, pháo nổ bao gồm pháo nổ và pháo hoa nổ. Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Còn Pháo hoa nổ là pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian (theo quy định tại Điều 11 và Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP); các cơ quan, tổ chức sử dụng pháo hoa nổ để biểu diễn, thi đấu phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ sản xuất, cung cấp (Điều 9 Nghị định 137/2020/NĐ-CP). Theo Cổng TTĐT Bộ Công an
Top 03 thói quen vào dịp Tết 2024 cần biết nếu không muốn bị phạt
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, bên cạnh vui xuân lành mạnh nhiều cá nhân, gia đình tổ chức vui chơi bằng nhiều hình thức khác nhau như đánh bài, bắn pháo,... Mà không biết rằng các hành động này vi phạm pháp luật. Do đó, bài viết này sẽ liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật ngày Tết để người dân cần tránh. 1. Uống rượu bia dịp Tết * Mức phạt xử dụng rượu bia khi tham gia giao thông Theo thống kê nhiều vấn đề vi phạm phát sinh đa phần đều đến từ việc sử dụng rượu, bia như gây tai nạn giao thông, gây mất trật tự công cộng,... Nhất là dịp tết nguyên đán, tỷ lệ sử dụng rượu bia sẽ tăng rất cao. Mức nồng độ cồn Mức phạt Phạt tiền Phạt bổ sung Đối với ô tô ≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở 06 - 08 triệu đồng (Điểm c khoản 6 Điều 5) Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng (Điểm e khoản 11 Điều 5) > 50 - 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở 16 - 18 triệu đồng (Điểm c khoản 8 Điều 5) Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng (Điểm g khoản 11 Điều 5) > 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở 30 - 40 triệu đồng (Điểm a khoản 10 Điều 5) Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (Điểm h khoản 11 Điều 5) Đối với xe máy ≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở 02 - 03 triệu đồng (Điểm c khoản 6 Điều 6) Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng (Điểm đ khoản 10 Điều 6) > 50 - 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở 04 - 05 triệu đồng (Điểm c khoản 7 Điều 6) Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng (Điểm e khoản 10 Điều 6) > 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở 06 - 08 triệu đồng (Điểm e khoản 8 Điều 6) Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (Điểm g khoản 10 Điều 6) (Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) * Mức phạt sử dụng rượu, bia gây mất trật tự công cộng Trường hợp này không ít người chủ quan từ tác hại sau khi say có thể dẫn đến đánh nhau do đó có thể bị phạt từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng. (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) 2. Chơi đánh bài, chơi bầu cua, đá gà trong dịp Tết Dịp Tết là thời điểm nhiều gia đình tụ họp lại gặp mặt, do đó chơi bài là điều không thể thiếu ở nhiều gia đình, tuy nhiên pháp luật không nghiêm cấm việc chơi bài và các hình thức khác nhưng không được phép cá cược dù dưới bất kỳ hình thức nào. Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; - Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; - Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác. Từ các quy định trên thì việc chơi đánh bài, chơi bầu cua, đá gà,.. có thể bị phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng. Đồng thời, bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Đối với trường hợp lợi dụng việc vui chơi ngày Tết mà cố tình chơi đánh bài, cá cược dưới các hình thức khác nhau với số tiền lớn hay tái phạm nhiều lần thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về Tội đánh bạc tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 với mức truy cứu lên đến 07 năm tù. 3. Bắn pháo hoa, pháo nổ trái phép trọng dịp Tết Một thói quen khác mà nhiều người, nhiều nhà dù biết bị phạt nhưng vẫn cố tình thực hiện, đó chính là bắn pháo hoa, pháo nổ tại nhà. Đây là hình thức nguy hiểm do đó pháp luật quy định cấm vì có thể dẫn đến cháy nổ. Cụ thể, tại điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP nếu cố tình sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép, người dân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 05 triệu đồng đến 10 đồng và bị tịch thu tang vật. Tuy nhiên, theo truyền thống từ xưa nay thì Tết phải có pháo hoa mới gọi là Tết do đó pháp luật cũng cho phép người dân sử dụng pháo hoa nhưng phải được mua loại pháo được cấp phép của Bộ Quốc phòng Người dân có thể đặt mua pháo hoa theo địa chỉ TẠI ĐÂY
Không còn yêu cầu chủ kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có hộ khẩu thường trú 05 năm
Ngày 24/7/2023 Chính phủ đã có Nghị định 56/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu, Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng pháo. (1) Nới rộng yêu cầu kinh doanh dịch vụ cầm đồ Sửa đổi Điều 9 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ như sau: Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đáp ứng điều kiện sau đây: Trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản. (So với hiện hành Nghị định 96/2016/NĐ-CP yêu cầu người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại địa điểm hoạt động kinh doanh). (2) Công an cấp huyện được cấp Giấy chứng nhận an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú Sửa đổi 3 Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh (trừ các cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP), gồm: - Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô từ 10 đến 20 phòng (trước đó không cấp phép cho cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú). - Cơ sở kinh doanh cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn. - Kinh doanh dịch vụ karaoke. - Kinh doanh dịch vụ xoa bóp. - Kinh doanh dịch vụ cầm đồ. - Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên. - Kinh doanh khí. - Cơ sở kinh doanh không phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ in. - Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của cơ quan, tổ chức cấp huyện. (3) Thay đổi thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, phụ kiện bán pháo hoa Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ, gồm: - Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; mã số doanh nghiệp; số, ngày cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; họ tên, chức vụ, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; chủng loại, số lượng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ; phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo. - Văn bản quy định tại điểm a khoản này nộp trên cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp nộp văn bản đề nghị tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số CCCD, CMND hoặc Hộ chiếu của người đến liên hệ. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn 60 ngày. Tải các mẫu Phụ lục và mẫu văn bản tại đây tải Xem thêm Nghị định 56/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 sửa đổi Nghị định 96/2016/NĐ-CP, Nghị định 99/2016/NĐ-CP, Nghị định 137/2020/NĐ-CP.
Cơ quan nào có quyền xử lý tang vật đã có quyết định của Tòa?
Vật chứng vụ án là pháo nổ, thuốc pháo nổ, dây cháy chậm (ngòi pháo) đã có quyết định của tòa án. Vậy cơ quan nào chủ trì xử lý tiêu hủy?
BCT: Yêu cầu website, sàn thương mại điện tử gỡ bỏ sản phẩm pháo hoa Z121
Tết Nguyên đán 2023 đang cận kề, nhiều người dân phản ánh về tình trạng “khan hiếm” và “thổi giá bán” các sản phẩm pháo hoa không nổ tại một số website, sàn thương mại điện tử. Cảnh báo về việc mua pháo hoa trực tuyến, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) khẳng định pháo hoa là sản phẩm kinh doanh có điều kiện và yêu cầu các website, sàn thương mại điện tử gỡ bỏ sản phẩm pháp hoa Z121 của Công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 (Nhà máy Z121). Người dân được sử dụng pháo gì trong ngày Tết? Những ngày vừa qua, việc được hay không sử dụng pháo hoa ngày Tết, cũng được phổ biến rộng rãi đến người dân. Cụ thể, pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Còn loại pháo hoa nổ là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt. Xem thêm tại đây. Ngoài ra, pháo hoa là sản phẩm kinh doanh có điều kiện. Việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh pháo hoa tại Việt Nam phải tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật. Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường (theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27 /11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo). Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, hiện nay chỉ có 2 doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được cấp phép kinh doanh sản phẩm pháo hoa, gồm: Nhà máy Z121 và Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng (Tổng công ty GAET). Người tiêu dùng có thể tham khảo bảng giá niêm yết sản phẩm pháo hoa của Nhà máy Z121 áp dụng thống nhất tại các cửa hàng trên toàn quốc. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đề nghị người dân khi phát hiện các hoạt động kinh doanh, mua bán pháo hoa tại các địa điểm ngoài phạm vi các cửa hàng được công bố của Nhà máy Z121 và Tổng công ty GAET; kinh doanh pháo hoa trên môi trường mạng cần kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Xử phạt hành vi vi phạm về mua bán pháo hoa trái luật Xử phạt hành chính Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Vi phạm quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm: Phạt tiền từ 02-05 triệu đồng đối với hành vi Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo; Theo đó, trong trường hợp mua bán pháo hoa trái phép nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 02-05 triệu đối với cá nhân vi phạm. Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm Lưu ý, mức xử phạt nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt gấp đôi. Truy cứu trách nhiệm hình sự Xét thêm căn cứ tại khoản 1 Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 và khoản 2 Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 (một số khoản được sửa đổi bởi khoản 107 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định mua bán pháo hoa trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm cho đến bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm tùy vào từng trường hợp. Người dân sử dụng nguồn pháo hoa trái phép bị xử lý như thế nào? Căn cứ tại điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm: - Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép; Theo đó, người dân sử dụng pháo hoa trái phép sẽ bị phạt tiền từ 05-10 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Không được dùng pháo nổ, người dân được dùng pháo hoa dịp Tết!
Tết là dịp để người dân vui chơi, tụ hội vì thế những hoạt động trong Tết luôn được người dân quan tâm, lưu ý. Nhiều người lo lắng về việc có hay không được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán và nếu được thì bắn vào buổi tối gây ra tiếng ồn có bị phạt hay không? Để vừa vui chơi vừa tuân thủ quy định pháp luật, người dân cần tham khảo qua bài viết sau về vấn đề sử dụng pháo hoa trong dịp Tết để không bị mất tiền oan. Theo Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo quy định: pháo bao gồm pháo nổ, pháo hoa. Theo đó, pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi cho tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m. Người dân có được sử dụng pháo hoa không? Pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Còn loại pháo hoa nổ là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt. Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa. Trong đó, quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Như vậy, loại pháo hoa nổ chỉ do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng và phải xin phép Thủ tướng chính phủ, còn người dân chỉ được sử dụng trong dịp Lễ, Tết, cưới hỏi sinh nhật các loại pháo hoa thông thường đã nói ở trên. Thế nên, người dân không phải lo lắng về vấn đề mà đầu bài đề cập việc đốt pháo gây ra tiếng ồn và bị phạt tiền, bởi người dân chỉ được sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. Tuy không bị xử phạt về việc gây ra tiếng ồn, thế nhưng người dân sử dụng pháo hoa không đúng theo luật định có thể bị phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Xử phạt hành vi sử dụng trái phép pháo nổ, pháo hoa nổ - Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo. - Theo Khoản 3 và Điểm a Khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau: Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam; - Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm; - Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị; - Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép; - Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép; - Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều 11; Truy cứu trách nhiệm hình sự Trong trường hợp sử dụng pháo hoa nổ với số lượng lớn và đủ căn cứ cấu thành tội phạm thì có thể chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 107 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể như sau: Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung phạt cao nhất có thể phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân Bên cạnh đó, nếu pháo nổ to, ồn ào và ảnh hưởng đến trật tự công cộng thì có thể sẽ bị xử lý theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau: Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung phạt cao nhất có thể bị phạt tù đến 07 năm. Như vậy, theo các quy định nêu trên, hành vi sử dụng pháo hoa nổ trái phép hoàn toàn có thể sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền lên đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, hành vi đó có thể phạm vào tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ và có thể bị phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân. Mặt khác, hành vi đốt pháo hoa nổ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm theo pháp luật hình sự.. Mua pháo hoa ở đâu đúng luật? Nghiêm cấm việc tổ chức, cá nhân tự ý sản xuất, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép pháo nổ và pháo hoa nổ. Việc người dân mua các loại không nổ để sử dụng cũng phải mua ở các địa điểm, cơ sở do nhà nước quy định. Theo đó, khoản 2 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Hiện nay, Nhà máy Z121, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21) là công ty duy nhất được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Do đó, người dân có thể tìm mua pháo hoa của nhà máy Z121 tại các địa chỉ của nhà máy ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác. Tết Nguyên đán 2023, những địa phương nào được bắn pháo hoa tầm cao? Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa nổ vào dịp tết âm lịch như sau: - Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; Cụ thể, bao gồm: + Thành phố Hà Nội; + Thành phố Hải Phòng; + Thành phố Đà Nẵng; + Thành phố Hồ Chí Minh; + Thành phố Cần Thơ; + Tỉnh Thừa Thiên Huế. Các địa phương này sẽ được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
Công văn 689/BGTVT-VT: Tăng cường phòng, chống buôn bán, vận chuyển pháo lậu qua biên giới
Công văn 968/BGTVT-VT Ngày 02/02/2021, Bộ Giao thông vận tải ban hành Công văn 968/BGTVT-VT về việc tăng cường phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo nổ qua biên giới, cửa khẩu, vùng biển. Theo đó, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ sau đây. - Tổ chức quán triệt, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện ngiêm quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo (Nghị định 137/2020/NĐ-CP) - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các đầu mối giao thông, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển và hàng không; đặc biệt là tại các địa bàn trọng điểm để kịp thời phát hiện các hành vi vận chuyển trái phép báo nổ; Xây dựng và triển khai kế hoạch, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ tăng cường kiểm tra, kiểm soát phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm trong hoạt động vận chuyển trái phép pháo nổ. - Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tại các mối giao thông (bến xe, nhà ga, càng) từ khu vực biên giới, cửa khẩu, vùng biển vào các địa bàn nội địa; kiên quyết từ chối vận chuyển trái phép pháo nổ. Thủ trường bến xe, nhà ga, cảng và doanh nghiệp vận tải phải chịu trách nhiệm về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong bốc, xếp và vận chuyển đặc biệt là các loại pháo nổ tại đơn vị mình. - Phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 Quốc gia và các cơ quan chức năng có liên quan khi có yêu cầu. Xem chi tiết tại:
Đừng nhầm lẫn giữa pháo hoa và pháo hoa nổ
Nghị định 137/2020/NĐ-CP (có hiệu lực kể từ 11/01/2021) về quản lý, sử dụng pháo. Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa. a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian; Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ; Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m; b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Như vậy, pháo hoa gồm 2 loại pháo hoa thông thường và pháo hoa nổ (đây là pháo nổ sẽ bị cấm sử dụng). Nghị định này cho phép Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.
Tự ý đốt pháo đêm giao thừa, coi chừng bị xử lý hình sự
Để thể hiện không khí tưng bừng chào đón một năm mới vào dịp Tết nguyên đán thì hằng năm có nhiều địa phương đã tổ chức chương trình bắn pháo hoa. Xong, không thể phủ nhận vẫn xuất hiện một số hành vi vận chuyển, mua bán pháo nổ, pháo hoa lậu để đốt nào ngày Tết. Vậy, theo quy định pháp luật hành vi tàng trữ, sử dụng pháp nổ bị phạt như thế nào? Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 36/2009/NĐ-CP: “Pháo hoa là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi có các tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện sẽ gây phản ứng hóa học tạo hiệu ứng ánh sáng có màu sắc, gây tiếng nổ hoặc không gây tiếng nổ”. Và Điều 4 Nghị định 36/2009/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ. 2. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa. 3. Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo. 4. Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo. Như vậy, việc sử dụng trái phép các loại pháo nổ, pháo hoa là hành vi bị nghiêm cấm. Vì vậy, hành vi đốt pháo hoa, pháo nổ chơi trong dịp tết nếu bị phát hiện thì sẽ đối mặt với việc bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, tùy thuộc vào số lượng pháo, hậu quả, mức độ của hành vi… mà xác định trách nhiệm pháp lý như sau: >>> Xử phạt hành chính Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau: Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm: 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm; Theo đó, mức phạt cho hành vi đốt pháo dịp Tết bao gồm cả pháo hoa, pháo nổ có thể bị xử phạt đến 2 triệu đồng. Với hành vi mua bán pháo trái phép xử phạt tối đa 10 triệu đồng. >>> Xử lý hình sự khi đốt pháo Hành vi đốt pháo trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng 1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; d) Xúi giục người khác gây rối; đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng e) Tái phạm nguy hiểm. Ngoài ra, hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán pháp trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt cao nhất là tù chung thân theo quy định tại Điều 305 (sửa đổi, bổ sung 2017). Điều 305. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ 1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam; c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn; d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; đ) Làm chết người; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 % đến 121%; h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam; b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn; c) Làm chết 02 người; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên; b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn; c) Làm chết 03 người trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. Nói thêm: Bán pháo bông qua dịp tết có vi phạm pháp luật không? Khoản 4 điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP, các loại pháo được sử dụng gồm: “…Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ”. Như vậy, theo quy định trên thì pháo bông que thuộc loại pháo phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh, được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ và không gây ra tiếng nổ. Vì vậy, việc mua bán, sử dụng pháo bông que không vi phạm pháp luật.
Đốt pháo nổ ngày Tết, nên hay không!
Trong những ngày Tết cổ truyền năm xưa, tiếng pháo là âm thanh đặc biệt không thể thiếu trong mỗi gia đình. Đêm 30 Tết, khi thời khắc giao thừa chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đã điểm, nhà nhà nổ pháo đón xuân. Sau nhiều năm phong tục đốt pháo bị lãng quên thì đến những năm gần đây. "Vấn nạn" đốt pháo hiện nay lại quay trở lại mà nó đã biến hóa thành mối nguy hiểm cho người khác. Mặc dù đã có quy định cấm đốt pháo ngày Tết từ lâu nhưng vào đợt Tết nhiều thanh niên vẫn chơi pháo, thậm chí có nhiều thanh niên không có ý thức, ném pháo khi có người khác đi qua để trêu đùa. Mặc dù, đến gần tết là pháo vang khắp trời, đốt lén không được sự cho phép. Đa số các loại pháo này đều được mua bán lậu từ các cửa biên giới, các tỉnh ven. Không qua kiểm soát nghiêm ngặt. Việc sử dụng trái phép các loại pháo là hành vi bị nghiêm cấm. Việc “đốt pháo dùng để vui chơi, giải trí” trong dịp tết nếu bị phát hiện thì sẽ bị xử lý hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. cụ thể như sau: Về xử phạt vi phạm hành chính, căn cứ theo quy định tại Điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình Đồng thời, hành vi đốt pháo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 Cụ thể: Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng 1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; d) Xúi giục người khác gây rối; đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; e) Tái phạm nguy hiểm. Như vậy, việc đốt pháo cần phải lên án và có biện pháp xử lý kịp thời để tránh gây hậu quả cho người khác và cho chính mình, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự.
Pháo nổ và câu chuyện tết đến xuân về!
Chúng ta đang tấp lập, hối hả trong những ngày cuối năm, thu xếp công việc sau 1 năm đầy biến động, chuẩn bị đón tết nguyên đán bên gia đình và người thân. Theo phong tục tập quán của cha ông ta, cứ mỗi dịp tết đến xuân về gia đình sum họp bên mâm cơm tất niên chiều 30 tết và những thứ không thể thiếu để tạo không khí tết đó là “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ , Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” Xong để đảm bảo về đảm bảo về an ninh trật tự, đảm bảo mọi người đón tết tiết kiệm, vui vẻ, an toàn bên người thân và gia đình thì ngày 08/08/1994 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 406/TTg nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/1995. Đến năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009, về quản lý, sử dụng pháo. Mà theo đó, tại Điều 4, Nghị định này có quy định các hành vi sau đây bị nghiêm cấm: “1. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ. 2. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa. 3. Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo. 4. Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.” Tuy nhiên, hàng năm nhất là vào gần dịp Tết nguyên đán thì tình hình tội phạm về pháo nổ lại có chiều hướng gia tăng; các cơ quan chức năng thường xuyên bắt giữ, xử lý không ít những vụ vận chuyển, buôn bán, tàng trữ pháo nổ nhưng nhiều người dân vẫn cố tình mua, sản xuất pháo nổ về sử dụng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về sức khỏe, thậm chí dẫn đến mất mạng, gây mất an ninh, trật tự tại địa phương. Tùy theo tính chất, mức độ và số lượng mà người sản xuất, sử dụng, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc pháo, pháo mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định Số: 167/2013/NĐ-CP thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo và đồ chơi nguy hiểm. Đối với hành vi mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Theo Điều 305 BLHS 2015 ( Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ) quy định: “ 1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam; c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn; d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; đ) Làm chết người; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 % đến 121%; h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam; b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn; c) Làm chết 02 người; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên; b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn; c) Làm chết 03 người trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.” Tại Điểm c Khoản 1, Điểm g Khoản 2, Điểm c Khoản 3 Điều 190 BLHS 2015 ( Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm) cụ thể quy định “ 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: … c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam; …” “ 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: … g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam; …” “ 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: … c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên; …” Đối với các hành vi tàng trữ , vận chuyển pháo nổ được quy định tại Điểm c Khoản 1, Điểm g Khoản 2, Điểm c Khoản 3 Điều 191 BLHS 2015 ( Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm) cụ thể: “ 1.Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: … c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam; …” “ 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: … g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam; …” “3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: … c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên; …” Như vậy pháp luật đã quy định rất rõ ràng các chế tài mà người sản xuất, sử dụng, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ phải chịu. Qua đó, mỗi công dân cần nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước, pháp luật, đảm bảo đón tết vui tươi, an toàn, tiết kiệm bên gia đình và người thân ./.