Một số lưu ý cần biết về nhập, tách và chuyển hộ khẩu
“Nhập, Tách, Chuyển” hộ khẩu là một việc diễn ra rất đỗi quen thuộc đối với từng công dân, hộ gia đình khi họ cư trú, sinh sống tại một địa phương nào đó. Và chúng ta cần nắm được những quy định pháp lý cơ bản về vấn đề này để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về nghĩa vụ đối với hộ khẩu, tránh gặp những rắc rối, vướng mắc hay vi phạm nghĩa vụ pháp lý về vấn đề này. 1. Nơi cư trú: Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú: + Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. + Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống. 2. Nhập hộ khẩu: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ. Lưu ý: Cụ thể về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh hay tại thành phố trực thuộc trung ương thì các bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 19, 20 Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013. Công dân thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được cấp sổ hộ khẩu mới. -> Nhập hộ khẩu có nghĩa là đăng ký thường trú. Khi đã có hộ khẩu ở 1 nơi và đến một ngày nếu chuyển đến nơi khác thì bạn sẽ cần quan tâm đến 2 thủ tục sau: 3. Đăng ký tạm trú: Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ: + Điều kiện: Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn. + Xóa đăng ký tạm trú: Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú 4. Chuyển hộ khẩu (thay đổi nơi đăng ký thường trú): Chuyển hộ khẩu là việc: Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú. Lưu ý: Tùy vào mục đích và thời gian bạn sẽ ở nơi ở mới thì công dân có thể lựa chọn đăng ký tạm trú hoặc chuyển hộ khẩu. Tuy nhiên với chuyển hộ khẩu thì phải đáp ứng được các điều kiện để nhập hộ khẩu vào nơi ở mới. Phân biệt Tách hộ khẩu với Chuyển hộ khẩu - Tách hộ khẩu được quy định tại Điều 27 Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013, chúng ta có thể hiều: “Tách hộ khẩu là trường hợp những người có cùng một chỗ ở hợp pháp nhưng muốn tách thành 2 sổ hộ khẩu khác nhau và 2 sổ hộ khẩu này có cùng một địa chỉ.” - Còn Chuyển hộ khẩu chỉ đơn giản là vẫn giữ chỉ 01 một sổ hộ khẩu nhưng có sự điều chỉnh, thay đổi nơi đăng ký thường trú so với sổ hộ khẩu cũ. Cơ sở pháp lý: Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013.
Một số điều cần biết về “Chế độ gặp người thân của phạm nhân”
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về “Chế độ gặp người thân của phạm nhân” hay mọi người còn gọi với cái tên quen thuộc hơn là chế độ thăm nuôi phạm nhân. Trên cơ sở đó, người thân của phạm nhân sẽ có sắp xếp phù hợp để tiến hành thăm phạm nhân trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Phạm nhân gồm những ai? Trước tiên chúng ta cần hiểu “phạm nhân” theo quy định được hiểu như thế nào? Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật thi hành án hình sự 2010 quy định:“ Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, chung thân.” Người thân của phạm nhân gồm những ai? Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 46/2011/TT- BCA quy định người thân (thân nhân) phạm nhân được gặp phạm nhân là những người sau: Điều 4. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân 1. Những người là thân nhân phạm nhân được thăm gặp phạm nhân gồm: ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. 2. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị thăm gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích chính đáng của phạm nhân và yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân. Trình tự thủ tục gặp người thân của phạm nhân như thế nào? Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 46/2011/TT- BCA quy định trình tự thủ tục gặp người thân của phạm nhân. Cụ thể phải qua 02 bước sau: Bước 1: Trường hợp thăm gặp lần đầu chưa có Sổ thăm gặp thì phải có đơn xin thăm gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Bước 2: Thân nhân đến thăm gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ thăm gặp và phải có một trong những giấy tờ sau (trừ người dưới 16 tuổi): Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh được Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền nêu trên xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh. Trong đó, Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp Sổ thăm gặp phạm nhân theo mẫu thống nhất của Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Sổ thăm gặp phải được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện ký, đóng dấu và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận danh sách những người là thân nhân của phạm nhân. Thời gian gặp người thân của phạm nhân và các chế độ thăm gặp khác Điều 3 thông tư 46/2011/TT- BCA quy định về thời gian và các chế độ thăm gặp người thân của phạm nhân như sau: - Phạm nhân được gặp thân nhân một lần trong 01 tháng (trừ trường hợp vi phạm Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đang bị giam tại buồng kỷ luật), mỗi lần gặp không quá 01 giờ. Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện) cho phép kéo dài thời gian nhưng không quá 03 giờ. - Phạm nhân được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm một lần trong 01 tháng. Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ hoặc lập công thì được gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng trong nhà thăm gặp không quá 24 giờ. - Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải tổ chức cho phạm nhân được gặp thân nhân theo chế độ gặp vào tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết theo quy định. Thời gian thăm gặp trong ngày buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút. Lưu ý: Đối với Phạm nhân là người chưa thành niên: được gặp thân nhân không quá 03 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ; nếu chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì được kéo dài thời gian nhưng không quá 24 giờ.
Những điều cần biết về hóa đơn
Hóa đơn là một trong những vấn đề quan trọng đối với các cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh, vì nó ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế, viết sai hóa đơn có thể dẫn bạn đến rủi ro bị xử phạt hành chính và nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Sau đây là một số nội dung bạn cần lưu ý về hóa đơn: 1. Các văn bản quy phạm pháp luật về hóa đơn Các văn bản quan trọng về hóa đơn, các bạn có thể tải tại đây. Ngoài các văn bản quan trọng, còn có một số văn bản khác như sau: - Quyết định 1403/QĐ-TCT năm 2015 về Quy trình kiểm tra hoá đơn - Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn - Quyết định 2590/QĐ-TCT năm 2010 áp dụng hóa đơn tự in - Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn - Thông tư 31/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn - Thông tư 153/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 31/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn - Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BTC năm 2016 hợp nhất Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn - Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường - Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ - Công văn 2402/BTC-TCT năm 2016 hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử - Thông tư 191/2010/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hoá đơn vận tải hành khách bằng xe ôtô - Công văn 4351/TCT-CS năm 2013 khấu trừ thuế giá trị gia tăng - Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán - Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH về quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế đối với hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề 2. Tập hợp các quy định xử phạt liên quan đến hóa đơn 2016 Mời các bạn xem chi tiết tại đây. 3. Các từ được viết tắt trên hóa đơn Xem chi tiết tại đây. 4. Hướng dẫn xử lý trong trường hợp viết sai hóa đơn Có 02 trường hợp có thể xảy ra: - Viết sai hóa đơn nhưng kế toán chưa xé ra khỏi cuốn - Viết sai hóa đơn và kế tóan đã xé khỏi cuốn hóa đơn Xem chi tiết hướng dẫn tại đây. 5. Lưu ý về thời điểm và thời kỳ lập hóa đơn Tùy từng trường hợp mà thời điểm và thời kỳ lập hóa đơn khác nhau, mời bạn xem tại đây. 6. Hướng dẫn cách viết hóa đơn bán hàng Hướng dẫn rõ việc ghi hóa đơn bán hàng đối với 20 chỉ tiêu: - Chỉ tiêu “Ngày tháng năm” - Chỉ tiêu “Họ tên người mua hàng” - Chỉ tiêu “Tên đơn vị” - Chỉ tiêu “Mã số thuế” - Chỉ tiêu “Địa chỉ” - Chỉ tiêu “Hình thức thanh toán - Chỉ tiêu “Số tài khoản” - Chỉ tiêu “STT” - Chỉ tiêu “Tên hàng hóa, dịch vụ” - Chỉ tiêu “Đơn vị tính” - Chỉ tiêu “Số lượng”: ghi số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra - Chỉ tiêu “Đơn giá” - Chỉ tiêu “Thành tiền” - Chỉ tiêu “Cộng tiền hàng” - Chỉ tiêu “Thuế suất thuế GTGT” - 16. Chỉ tiêu “Tiền thuế GTGT” - Chỉ tiệu “Tổng cộng tiền thanh toán” - Chỉ tiêu “Số tiền bằng chữ” - Chỉ tiêu “Người mua hàng” - Chỉ tiêu “Người bán hàng” - Chỉ tiêu “Thủ trưởng đơn vị” Xem chi tiết tại đây. 7. Một số lưu ý quan trọng đối với hóa đơn Xem chi tiết tại đây.
Bán hàng đa cấp - những điều nên biết trước khi tham gia
Bán hàng đa cấp đã trở thành một cụm từ quen thuộc đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người mắc bẫy đa cấp. Do vậy, muốn tham gia bán hàng đa cấp, trước hết chúng ta phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về loại hình kinh doanh. 1. Đa cấp là hợp pháp tại Việt Nam. Không như một số người vẫn nghĩ như hiện nay rằng bán hàng đa cấp là bất hợp pháp ở Việt Nam, đa cấp hoàn toàn được cho phép bởi Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. 2. Hàng hóa kinh doanh đa cấp phải đáp ứng các quy định của pháp luật có liên quan. Trong đó, cần lưu ý các loại thuốc, hóa chất không được kinh doanh theo phương thức đa cấp. 3. Một trong những điều doanh nghiệp đa cấp BỊ CẤM : - Yêu cầu người tham gia đặt cọc hay đóng một khoản tiền; - Mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấ; - Phải trả thêm một khoản tiền dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình; - Cản trở người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa theo điều kiện luật định. 4. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp chỉ có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày ký. 5. Người tham gia đa cấp phải xuất trình Thẻ thành viên trước khi giới thiệu hàng hóa hoặc tiếp thị bán hàng. 6. Khi doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, người tham gia cần nhanh chóng liên hệ với doanh nghiệp theo địa chỉ ghi tại hợp đồng ký kết với doanh nghiệp để yêu cầu giải quyết quyền lợi hoặc trình báo cơ quan công an, tòa án nếu không được giải quyết ổn thỏa. 7. Người tham gia cần tìm hiểu thật kỹ doanh nghiệp mà mình dự định định ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp tại trang web vca.gov.vn. Trên đây là một số điều lưu ý cơ bản cho những ai có ý định tham gia vào các công ty đa cấp. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho các bạn một số kiến thức hữu ích về đa cấp. (Các bạn có thể tham khảo thêm Thông tư 24/2014/TT-BCT và Nghị định 42/2014/NĐ-CP để biết thêm chi tiết)
Một số lưu ý cần biết về nhập, tách và chuyển hộ khẩu
“Nhập, Tách, Chuyển” hộ khẩu là một việc diễn ra rất đỗi quen thuộc đối với từng công dân, hộ gia đình khi họ cư trú, sinh sống tại một địa phương nào đó. Và chúng ta cần nắm được những quy định pháp lý cơ bản về vấn đề này để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về nghĩa vụ đối với hộ khẩu, tránh gặp những rắc rối, vướng mắc hay vi phạm nghĩa vụ pháp lý về vấn đề này. 1. Nơi cư trú: Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú: + Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. + Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống. 2. Nhập hộ khẩu: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ. Lưu ý: Cụ thể về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh hay tại thành phố trực thuộc trung ương thì các bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 19, 20 Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013. Công dân thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được cấp sổ hộ khẩu mới. -> Nhập hộ khẩu có nghĩa là đăng ký thường trú. Khi đã có hộ khẩu ở 1 nơi và đến một ngày nếu chuyển đến nơi khác thì bạn sẽ cần quan tâm đến 2 thủ tục sau: 3. Đăng ký tạm trú: Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ: + Điều kiện: Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn. + Xóa đăng ký tạm trú: Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú 4. Chuyển hộ khẩu (thay đổi nơi đăng ký thường trú): Chuyển hộ khẩu là việc: Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú. Lưu ý: Tùy vào mục đích và thời gian bạn sẽ ở nơi ở mới thì công dân có thể lựa chọn đăng ký tạm trú hoặc chuyển hộ khẩu. Tuy nhiên với chuyển hộ khẩu thì phải đáp ứng được các điều kiện để nhập hộ khẩu vào nơi ở mới. Phân biệt Tách hộ khẩu với Chuyển hộ khẩu - Tách hộ khẩu được quy định tại Điều 27 Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013, chúng ta có thể hiều: “Tách hộ khẩu là trường hợp những người có cùng một chỗ ở hợp pháp nhưng muốn tách thành 2 sổ hộ khẩu khác nhau và 2 sổ hộ khẩu này có cùng một địa chỉ.” - Còn Chuyển hộ khẩu chỉ đơn giản là vẫn giữ chỉ 01 một sổ hộ khẩu nhưng có sự điều chỉnh, thay đổi nơi đăng ký thường trú so với sổ hộ khẩu cũ. Cơ sở pháp lý: Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013.
Một số điều cần biết về “Chế độ gặp người thân của phạm nhân”
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về “Chế độ gặp người thân của phạm nhân” hay mọi người còn gọi với cái tên quen thuộc hơn là chế độ thăm nuôi phạm nhân. Trên cơ sở đó, người thân của phạm nhân sẽ có sắp xếp phù hợp để tiến hành thăm phạm nhân trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Phạm nhân gồm những ai? Trước tiên chúng ta cần hiểu “phạm nhân” theo quy định được hiểu như thế nào? Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật thi hành án hình sự 2010 quy định:“ Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, chung thân.” Người thân của phạm nhân gồm những ai? Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 46/2011/TT- BCA quy định người thân (thân nhân) phạm nhân được gặp phạm nhân là những người sau: Điều 4. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân 1. Những người là thân nhân phạm nhân được thăm gặp phạm nhân gồm: ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. 2. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị thăm gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích chính đáng của phạm nhân và yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân. Trình tự thủ tục gặp người thân của phạm nhân như thế nào? Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 46/2011/TT- BCA quy định trình tự thủ tục gặp người thân của phạm nhân. Cụ thể phải qua 02 bước sau: Bước 1: Trường hợp thăm gặp lần đầu chưa có Sổ thăm gặp thì phải có đơn xin thăm gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Bước 2: Thân nhân đến thăm gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ thăm gặp và phải có một trong những giấy tờ sau (trừ người dưới 16 tuổi): Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh được Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền nêu trên xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh. Trong đó, Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp Sổ thăm gặp phạm nhân theo mẫu thống nhất của Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Sổ thăm gặp phải được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện ký, đóng dấu và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận danh sách những người là thân nhân của phạm nhân. Thời gian gặp người thân của phạm nhân và các chế độ thăm gặp khác Điều 3 thông tư 46/2011/TT- BCA quy định về thời gian và các chế độ thăm gặp người thân của phạm nhân như sau: - Phạm nhân được gặp thân nhân một lần trong 01 tháng (trừ trường hợp vi phạm Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đang bị giam tại buồng kỷ luật), mỗi lần gặp không quá 01 giờ. Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện) cho phép kéo dài thời gian nhưng không quá 03 giờ. - Phạm nhân được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm một lần trong 01 tháng. Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ hoặc lập công thì được gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng trong nhà thăm gặp không quá 24 giờ. - Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải tổ chức cho phạm nhân được gặp thân nhân theo chế độ gặp vào tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết theo quy định. Thời gian thăm gặp trong ngày buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút. Lưu ý: Đối với Phạm nhân là người chưa thành niên: được gặp thân nhân không quá 03 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ; nếu chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì được kéo dài thời gian nhưng không quá 24 giờ.
Những điều cần biết về hóa đơn
Hóa đơn là một trong những vấn đề quan trọng đối với các cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh, vì nó ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế, viết sai hóa đơn có thể dẫn bạn đến rủi ro bị xử phạt hành chính và nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Sau đây là một số nội dung bạn cần lưu ý về hóa đơn: 1. Các văn bản quy phạm pháp luật về hóa đơn Các văn bản quan trọng về hóa đơn, các bạn có thể tải tại đây. Ngoài các văn bản quan trọng, còn có một số văn bản khác như sau: - Quyết định 1403/QĐ-TCT năm 2015 về Quy trình kiểm tra hoá đơn - Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn - Quyết định 2590/QĐ-TCT năm 2010 áp dụng hóa đơn tự in - Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn - Thông tư 31/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn - Thông tư 153/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 31/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn - Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BTC năm 2016 hợp nhất Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn - Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường - Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ - Công văn 2402/BTC-TCT năm 2016 hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử - Thông tư 191/2010/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hoá đơn vận tải hành khách bằng xe ôtô - Công văn 4351/TCT-CS năm 2013 khấu trừ thuế giá trị gia tăng - Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán - Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH về quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế đối với hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề 2. Tập hợp các quy định xử phạt liên quan đến hóa đơn 2016 Mời các bạn xem chi tiết tại đây. 3. Các từ được viết tắt trên hóa đơn Xem chi tiết tại đây. 4. Hướng dẫn xử lý trong trường hợp viết sai hóa đơn Có 02 trường hợp có thể xảy ra: - Viết sai hóa đơn nhưng kế toán chưa xé ra khỏi cuốn - Viết sai hóa đơn và kế tóan đã xé khỏi cuốn hóa đơn Xem chi tiết hướng dẫn tại đây. 5. Lưu ý về thời điểm và thời kỳ lập hóa đơn Tùy từng trường hợp mà thời điểm và thời kỳ lập hóa đơn khác nhau, mời bạn xem tại đây. 6. Hướng dẫn cách viết hóa đơn bán hàng Hướng dẫn rõ việc ghi hóa đơn bán hàng đối với 20 chỉ tiêu: - Chỉ tiêu “Ngày tháng năm” - Chỉ tiêu “Họ tên người mua hàng” - Chỉ tiêu “Tên đơn vị” - Chỉ tiêu “Mã số thuế” - Chỉ tiêu “Địa chỉ” - Chỉ tiêu “Hình thức thanh toán - Chỉ tiêu “Số tài khoản” - Chỉ tiêu “STT” - Chỉ tiêu “Tên hàng hóa, dịch vụ” - Chỉ tiêu “Đơn vị tính” - Chỉ tiêu “Số lượng”: ghi số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra - Chỉ tiêu “Đơn giá” - Chỉ tiêu “Thành tiền” - Chỉ tiêu “Cộng tiền hàng” - Chỉ tiêu “Thuế suất thuế GTGT” - 16. Chỉ tiêu “Tiền thuế GTGT” - Chỉ tiệu “Tổng cộng tiền thanh toán” - Chỉ tiêu “Số tiền bằng chữ” - Chỉ tiêu “Người mua hàng” - Chỉ tiêu “Người bán hàng” - Chỉ tiêu “Thủ trưởng đơn vị” Xem chi tiết tại đây. 7. Một số lưu ý quan trọng đối với hóa đơn Xem chi tiết tại đây.
Bán hàng đa cấp - những điều nên biết trước khi tham gia
Bán hàng đa cấp đã trở thành một cụm từ quen thuộc đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người mắc bẫy đa cấp. Do vậy, muốn tham gia bán hàng đa cấp, trước hết chúng ta phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về loại hình kinh doanh. 1. Đa cấp là hợp pháp tại Việt Nam. Không như một số người vẫn nghĩ như hiện nay rằng bán hàng đa cấp là bất hợp pháp ở Việt Nam, đa cấp hoàn toàn được cho phép bởi Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. 2. Hàng hóa kinh doanh đa cấp phải đáp ứng các quy định của pháp luật có liên quan. Trong đó, cần lưu ý các loại thuốc, hóa chất không được kinh doanh theo phương thức đa cấp. 3. Một trong những điều doanh nghiệp đa cấp BỊ CẤM : - Yêu cầu người tham gia đặt cọc hay đóng một khoản tiền; - Mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấ; - Phải trả thêm một khoản tiền dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình; - Cản trở người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa theo điều kiện luật định. 4. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp chỉ có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày ký. 5. Người tham gia đa cấp phải xuất trình Thẻ thành viên trước khi giới thiệu hàng hóa hoặc tiếp thị bán hàng. 6. Khi doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, người tham gia cần nhanh chóng liên hệ với doanh nghiệp theo địa chỉ ghi tại hợp đồng ký kết với doanh nghiệp để yêu cầu giải quyết quyền lợi hoặc trình báo cơ quan công an, tòa án nếu không được giải quyết ổn thỏa. 7. Người tham gia cần tìm hiểu thật kỹ doanh nghiệp mà mình dự định định ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp tại trang web vca.gov.vn. Trên đây là một số điều lưu ý cơ bản cho những ai có ý định tham gia vào các công ty đa cấp. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho các bạn một số kiến thức hữu ích về đa cấp. (Các bạn có thể tham khảo thêm Thông tư 24/2014/TT-BCT và Nghị định 42/2014/NĐ-CP để biết thêm chi tiết)