Nhà thầu được sử dụng hợp đồng tương tự để chứng minh kinh nghiệm, năng lực không?
Để chứng minh năng lực và kinh nghiệm của mình, nhà thầu có được dùng hợp đồng tương tự mà nhà thầu đã thực hiện, hoàn thành với vai trò là nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ không? (1) Nhà thầu được sử dụng hợp đồng tương tự để chứng minh kinh nghiệm, năng lực không? Theo quy định tại khoản 2.1 Mục 2 Chương III Mẫu E-HSMT xây lắp được ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT, nhà thầu chứng minh có kinh nghiệm, năng lực thực hiện hợp đồng thông qua hợp đồng xây lắp tương tự với tứ cách là nhà thầu chính, nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ. Như vậy, nhà thầu được quyền sử dụng hợp đồng tương tự mà nhà thầu đã thực hiện, hoàn thành với vai trò là nhà thầu chính, nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ để chứng minh năng lực và kinh nghiệm của mình theo quy định. (2) Quy định về sử dụng hợp đồng tương tự để chứng minh kinh nghiệm, năng lực như thế nào? Theo chú thích số 9 của Hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng một giai đoạn một túi hồ sơ tại Mẫu số 3A E-HSMT được ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT, các trường hợp sử dụng hợp đồng tương tự để chứng minh kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu phải tuân theo nguyên tắc sau: - Trường hợp gói thầu gồm công trình và hạng mục theo quy định của pháp luật về xây dựng thì chỉ nêu yêu cầu về hợp đồng tương tự đối với công trình. - Đối với các hợp đồng tương tự mà nhà thầu đã tham gia với tư cách là thành viên liên danh hoặc nhà thầu phụ thì chỉ tính giá trị phần việc do nhà thầu thực hiện. - Không xem xét, đánh giá đối với các hợp đồng mà nhà thầu đã thực hiện với tư cách nhà thầu phụ do được chuyển nhượng thầu bất hợp pháp, vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 16 của Luật Đấu thầu. Dựa vào quy tắc trên, việc sử dụng hợp đồng tương tự để chứng minh kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu được thực hiện như sau: Trường hợp gói thầu chỉ bao gồm 01 công trình độc lập (ví dụ công trình A): Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, Chủ đầu tư chọn một trong hai cách dưới đây: Cách 1: “Từ ngày 01 tháng 01 năm ___ đến thời điểm đóng thầu, nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn tối thiểu 02 công trình có: loại kết cấu:…, cấp:… [ghi theo loại kết cấu, cấp công trình của công trình thuộc gói thầu] trong đó ít nhất một công trình có giá trị là V và tổng giá trị tất cả các công trình ≥ X, với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ trong đó X= 2 x V. Trường hợp nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc phần lớn 01 công trình đáp ứng yêu cầu về loại kết cấu, cấp công trình và có giá trị ≥ X thì được coi là đáp ứng. Cách 2: “Từ ngày 01 tháng 01 năm___đến thời điểm đóng thầu, nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn tối thiểu 01 công trình có: loại kết cấu:…., cấp:…. [ghi theo loại kết cấu, cấp công trình của công trình thuộc gói thầu], có giá trị là V với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ. Trường hợp gói thầu gồm tổ hợp nhiều công trình (ví dụ gồm tổ hợp 3 công trình: A1, A2, A3) Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, Chủ đầu tư chọn một trong hai cách dưới đây: Cách 1: “Từ ngày 01 tháng 01 năm ___ đến thời điểm đóng thầu, nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn tối thiểu: - 02 công trình có: loại kết cấu…, cấp:… [ghi theo loại kết cấu, cấp công trình của công trình A1 thuộc gói thầu], trong đó ít nhất một công trình có giá trị là V1 và tổng giá trị tất cả các công trình ≥ X1, với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ. Trong đó X1= 2 x V1. Trường hợp nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc phần lớn 01 công trình đáp ứng yêu cầu về loại kết cấu, cấp công trình và có giá trị ≥ X1 thì được coi là đáp ứng. - 02 công trình có: loại kết cấu..., cấp:… [ghi theo loại kết cấu, cấp công trình của công trình A2 thuộc gói thầu], trong đó ít nhất một công trình có giá trị là V2 và tổng giá trị tất cả các công trình ≥ X2, với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ. Trong đó X2= 2 x V2. Trường hợp nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc phần lớn 01 công trình đáp ứng yêu cầu về loại kết cấu, cấp công trình và có giá trị ≥ X2 thì được coi là đáp ứng. - 02 công trình có: loại kết cấu…, cấp:…. [ghi theo loại kết cấu, cấp công trình của công trình A3 thuộc gói thầu], trong đó ít nhất một công trình có giá trị là V3 và tổng giá trị tất cả các công trình ≥ X3, với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ. Trong đó X3= 2 x V3. Trường hợp nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc phần lớn 01 công trình đáp ứng yêu cầu về loại kết cấu, cấp công trình và có giá trị ≥ X3 thì được coi là đáp ứng. Cách 2: “Từ ngày 01 tháng 01 năm ___ đến thời điểm đóng thầu, nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn tối thiểu: - 01 công trình có: loại kết cấu..., cấp:…. [ghi theo loại kết cấu, cấp công trình của công trình A1 thuộc gói thầu], có giá trị là V1 với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ. - 01 công trình có: loại kết cấu…, cấp:… [ghi theo loại kết cấu, cấp công trình của công trình A2 thuộc gói thầu], có giá trị là V2 với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ. - 01 công trình có: loại kết cấu…, cấp:… [ghi theo loại kết cấu, cấp công trình của công trình A3 thuộc gói thầu], có giá trị là V3 với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ Trường hợp gói thầu chỉ bao gồm các hạng mục công việc A1, A2, A3… (không phải là công trình theo pháp luật xây dựng) “Từ ngày 01 tháng 01 năm ___ đến thời điểm đóng thầu, nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn tối thiểu: - 01 hạng mục có tính chất tương tự với hạng mục A1 [ghi tính chất của hạng mục A1], có giá trị là V1 với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ. - 01 hạng mục có tính chất tương tự với hạng mục A2 [ghi tính chất của hạng mục A2], có giá trị là V2 với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ. - 01 hạng mục có tính chất tương tự với hạng mục A3 [ghi tính chất của hạng mục A3], có giá trị là V3 với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ. Ngoài ra, căn cứ tính chất của gói thầu, có thể quy định điều kiện tương tự về hiện trường nhưng phải bảo đảm không làm hạn chế sự tham dự thầu của nhà thầu. Tổng kết lại, nhà thầu được sử dụng hợp đồng tương tự để chứng minh kinh nghiệm, năng lực của mình, việc ghi kinh nghiệm, năng lực từ hợp đồng tương tự vào hồ sơ mời thầu thực hiện theo cách ghi được quy định nêu trên.
Quy chuẩn về những thuật ngữ liên quan tới kiến thức và nguyên tắc áp dụng
Trong quản lý biên soạn các quy chuẩn, tiêu chuẩn có sử dụng đến các thuật ngữ tiếng Anh, phải được áp dụng đúng quy trình và nguyên tắc áp dụng. Vậy quy chuẩn về thuật ngữ tiếng Anh liên quan đến kiến thức và sở hữu trí tuệ được quy định ra sao? 1. Những thuật ngữ liên quan đến kiến thức trong công tác biên soạn Thuật ngữ kiến thức (knowledge) trong biên soạn Căn cứ 3.4.1 tiểu mục 3.4 Mục 3 TCVN ISO 56000:2023 (ISO 56000:2020) quy định thuật ngữ kiến thức (knowledge) được quy định sau: - Kết quả của việc đồng hóa thông tin thông qua học tập + CHÚ THÍCH 1: Kiến thức có thể được thu thập thông qua nghiên cứu, kinh nghiệm hoặc giáo dục đào tạo. + CHÚ THÍCH 2: Kiến thức bao gồm thông tin, sự kiện, nguyên tắc, lý thuyết và thực hành có liên quan đến lĩnh vực công việc hoặc nghiên cứu. + CHÚ THÍCH 3: Kiến thức có thể là kiến thức cá nhân hoặc tập thể. Kiến thức tập thể được thu thập từ tất cả người cộng tác và khai phóng kiến thức còn tiềm ẩn của họ. Thuật ngữ năng lực (competence) trong biên soạn Theo 3.4.2 tiểu mục 3.4 Mục 3 TCVN ISO 56000:2023 (ISO 56000:2020) quy định thuật ngữ năng lực (competence) như sau: Khả năng áp dụng kiến thức (3.4.1) và kỹ năng để đạt được kết quả dự kiến. CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này là một trong những thuật ngữ chung của các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO. Thuật ngữ kiến thức chuyên sâu (insight) trong biên soạn Theo 3.4.3 tiểu mục 3.4 Mục 3 TCVN ISO 56000:2023 (ISO 56000:2020) quy định thuật ngữ kiến thức chuyên sâu (insight) như sau: - Kiến thức (3.4.1) chuyên sâu và độc đáo về một thực thể (3.2.5) + CHÚ THÍCH 1: Trong bối cảnh của các hoạt động đổi mới (3.1.4), những kiến thức chuyên sâu có thể giúp bộc lộ các cơ hội để hiện thực hóa giá trị (3.7.6). + CHÚ THÍCH 2: Nhận ra được những kiến thức chuyên sâu thường là một phần của quá trình đổi mới (3.1.5.1). 2. Những thuật liên quan đến sở hữu trí tuệ trong công tác biên soạn Thuật ngữ tài sản trí tuệ (intellectual asset) trong biên soạn Căn cứ 3.5.1 tiểu mục 3.4 Mục 3 TCVN ISO 56000:2023 (ISO 56000:2020) quy định thuật ngữ tài sản trí tuệ (intellectual asset) như sau: Nguồn lực sáng tạo vô hình hoặc kiến thức (3.4.1) có giá trị (3.7.6) Thuật ngữ sở hữu trí tuệ (intellectual property) trong biên soạn Sở hữu trí tuệ (intellectual property) kết quả của hoạt động trí tuệ đủ điều kiện được pháp luật bảo hộ: CHÚ THÍCH 1: Sở hữu trí tuệ có thể bao gồm sáng chế (3.1.6), khám phá khoa học, tác phẩm văn học, khoa học hoặc nghệ thuật, biểu trưng, thiết kế, tên gọi và hình ảnh được sử dụng trong thương mại, kiểu dáng công nghiệp, biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng và các công trình công nghiệp có tính sáng tạo khác. CHÚ THÍCH 2: “Pháp luật bảo hộ” đề cập đến các lĩnh vực được quy định trong luật là quyền sở hữu trí tuệ (3.5.3). CHÚ THÍCH 3: Xem Phụ lục B.3 để so sánh giữa các định nghĩa liên quan đến sở hữu trí tuệ của ISO và Công ước TRIPS/WIPO. Thuật ngữ quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property rights) trong biên soạn Quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property rights) quy định quyền hợp pháp liên quan đến sở hữu trí tuệ (3.5.2) CHÚ THÍCH 1: Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền về kiểu dáng công nghiệp, bằng sáng chế, thiết kế bố trí (họa đồ) của mạch tích hợp và bảo vệ thông tin không được tiết lộ. CHÚ THÍCH 2: Xem Phụ lục B.3 để so sánh giữa các định nghĩa liên quan đến sở hữu trí tuệ của ISO và Công ước TRIPS/WIPO. Thuật ngữ quản lý sở hữu trí tuệ (intellectual property management) trong biên soạn Loại quản lý (3.1.2) liên quan đến sở hữu trí tuệ (3.5.2) Thuật ngữ chiến lược sở hữu trí tuệ (intellectual property strategy) Loại chiến lược (3.3.4) liên quan đến sở hữu trí tuệ (3.5.2) Thuật ngữ chính sách sở hữu trí tuệ (intellectual property policy) Chính sách (3.3.2) liên quan đến sở hữu trí tuệ (3.5.2)
Thông tư 14/2022/TT-BNV: Quy định vị trí làm việc của lưu trữ viên
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 14/2022/TT-BNV ngày 31/12/2022 hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ. Theo đó, đối với công chức làm việc trong ngành lưu trữ giữ chức vụ lưu trữ viên thì vị trí việc làm được quy định như sau: (1) Mục tiêu vị trí việc làm Tham gia thực hiện các hoạt động lưu trữ yêu cầu trình độ Lưu trữ viên theo phân công của cấp có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao. (2) Các công việc và tiêu chí đánh giá Nhiệm vụ, mảng công việc tham gia: - Tham gia xây dựng văn bản, tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về lưu trữ. - Tổ chức thực hiện hoặc tham gia các hoạt động: sưu tầm, thu thập tài liệu lưu trữ, chỉnh lý, giải mật, xác định giá trị, bảo quàn, thống kê, số hoá, giới thiệu và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, tu bổ, phục chế, bào hiểm tài liệu lưu trữ. - Tham gia xây dựng, quản trị cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử, hệ thống công cụ tra cứu. - Tham gia xây dựng, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ lưu trữ. - Tham gia xây dựng đề tài, công trình khoa học về lưu trữ và các lĩnh vực có liên quan. Ngoài ra, còn thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao. (3) Mối quan hệ công việc * Các công việc bên trong - Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi: Cấp quản lý trực tiếp - Cấp có thẩm quyền. - Quan hệ phối hợp trực tiếp trong đơn vị: Là viên chức, người lao động trong đơn vị. - Các đơn vị phối hợp chính: Các tổ chức, đơn vị thuộc Trung tâm (nếu có) có liên quan. * Các công việc bên ngoài Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính: Các cơ quan, đơn vị có liên quan Bản chất quan hệ: Phối hợp thực hiện nhiệm vụ (4) Phạm vi quyền hạn của lưu trữ viên - Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được phân công, báo cáo và chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Tham dự các cuộc họp, hội nghị về lĩnh vực được phân công. - Phối hợp với các cá nhân, tổ chức khác trong việc triển khai nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao. (5) Yêu cầu về trình độ năng lực của lưu trữ viên * Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân - Trình độ đào tạo: Tốt nghiệp đại học trở lên ngành lưu trữ. Trường hợp tốt nghiệp đại học trờ lên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành lưu trữ. - Trình độ chuyên môn: + Nắm được các khái niệm nguồn trong lĩnh vực lưu trữ. + Nắm được các quy trình nghiệp vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật. + Có kỹ năng tổ chức làm việc nhóm, lập kế hoạch, quản lý thông tin và soạn thảo văn bản hành chính. + Tham mưu xây dựng văn bản để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý. + Hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và sử dụng một số phần mềm nâng cao, quản trị cơ sở dữ liệu. + Trao đổi, trình bày được thông tin cơ bản bằng ngoại ngữ (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác tại vùng dân tộc thiểu số. - Phẩm chất cá nhân: + Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan. + Có khả năng tự bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống. + Có khả năng sáng tạo, tư duy độc lập, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. - Các yêu cầu khác: + Quan hệ phối hợp công tác tốt. + Trung thực, giữ gìn bí mật thông tin. + Tuyệt đối chấp hành nguyên tắc trong thực hiện nhiệm vụ. * Yêu cầu về năng lực - Nhóm năng lực chung: Đạo đức và bản lĩnh phải đạt cấp độ 3, còn tổ chức thực hiện công việc, soạn thảo và ban hành văn bản, giao tiếp ứng xử, quan hệ phối hợp, sử dụng công nghệ thông tin và năng lực sử dụng ngoại ngữ phải đạt cấp độ 2. - Nhóm năng lực chuyên môn: Tham mưu xây dựng văn bản, hướng dẫn thực hiện văn bản, kiểm tra thực hiện văn bản, thẩm định văn bản, tổ chức thực hiện văn bản phải cấp độ 2. - Nhóm năng lực quản lý: Tư duy chiến lược, quản lý sự thay đổi, ra quyết định, quản lý nguồn lực, phát triển nhân viên đạt được cấp độ 2. Xem thêm Thông tư 14/2022/TT-BNV có hiệu lực ngày 15/02/2023.
Rút tiền từ ngân hàng cho người già bị lẫn
Mình có người Bà hiện năm nay đã cao tuổi, có dấu hiệu bị lẫn (chưa có xác minh từ cơ quan y tế, giám định). Hiện: . Bà có gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng và . CMND Bà đã hết hạn Nay đến thời gian nhận tiền lãi từ phần tiết kiệm đó, nhưng vì 2 lý do trên nên chưa tiện để đưa bà đi đến ngân hàng để nhận. Vui lòng cho mình hỏi với tình trạng của Bà hiện tại thì cần tiến hành những thủ tục nào để tiếp tục nhận lãi từ phần tiết kiệm trên.
Bỏ biên chế giáo viên : Có thể nhưng không dễ thực hiện
Việc áp dụng chủ trương bỏ biên chế để thay bằng hợp đồng lao động sẽ gây ra cú sốc lớn về tinh thần cho nhiều giáo viên. Bỏ biên chế để thay bằng hợp đồng lao động – đây là chủ đề đang được hơn 1 triệu giáo viên đặc biệt quan tâm. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu việc thí điểm này được chấp thuận thì nên được áp dụng với những trường hợp nào, khu vực giáo dục nào là phù hợp? Chế độ đãi ngộ giáo viên dạng ký hợp đồng có gì khác biệt so với cơ chế trả lương hiện nay không? Có thể nói, việc xoá bỏ biên chế sẽ tạo cơ hộ cạnh tranh bình đẳng cho các giáo viên trong diện hợp đồng và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho nhiều sinh viên mới ra trường. Đó là sực cạnh tranh lành mạnh. Phương án này cũng sẽ triệt tiêu thói quen không tốt của nhiều giáo viên khi cho rằng mình đã vào biên chế là an toàn, không lo quy luật đào thải. Thế nhưng, với giáo viên miền núi, nỗi lo bỏ biên chế sẽ còn áp lực hơn bởi có người đã phải đánh đổi rất nhiều khi quyết định gắn bó với vùng sâu, vùng xa. Hiện tại, khi nhìn vào thang bản lương nhận thấy, mức lương công chức hiện rất thấp. Nhưng muốn có thu nhập cao thì không thể bám mãi vào biên chế. Ngân sách có hạn mà lương theo quy định thì chỉ có vậy. Muốn lương cao, phải nâng cao năng lực, chấp nhận cạnh tranh, phải sang khu vực cạnh tranh, khu vực quốc tế. Như vậy, phải thoát khỏi ràng buộc về biên chế. Do đó, bỏ biên chế chính là tạo điều kiện cho các giáo viên giỏi có mức thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, cái khó là thực hiện vào lúc này, vấn đề chính là ở vấn đề tuyển chọn ?, ai tuyển chọn ? và tuyển chọn như nào?. Đương nhiên ai cũng thấy rằng tuyển chọn đầu tiên phải có hiệu quả kinh tế, tức là khi chọn thì phải chọn thầy giỏi hơn, nhưng đấy chỉ là lý thuyết, đằng sau nó còn có rất nhiều vấn đề khác mà chúng ta không giám sát được. Cho nên người lao động họ lo lắng bởi vì vấn đề sử dụng lao động đi kèm theo rất nhiều yếu tố chứ không chỉ liên quan đến vấn đề nghề nghiệp, mưu sinh mà đằng sau nó có rất nhiều những vấn đề khác. Hơn nữa đội ngũ Giáo viên là một đội ngũ rất đông đảo mà đang ở một vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội đối với việc đào tạo thế hệ tương lai Vì vậy nếu có chăng thay đổi thì ta phải có những quy định cụ thể,chặt chẽ, chi tiết... hay làm như thế nào đó chứ không có sự chuyển đổi một cách ồ ạt được.
Nhà thầu được sử dụng hợp đồng tương tự để chứng minh kinh nghiệm, năng lực không?
Để chứng minh năng lực và kinh nghiệm của mình, nhà thầu có được dùng hợp đồng tương tự mà nhà thầu đã thực hiện, hoàn thành với vai trò là nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ không? (1) Nhà thầu được sử dụng hợp đồng tương tự để chứng minh kinh nghiệm, năng lực không? Theo quy định tại khoản 2.1 Mục 2 Chương III Mẫu E-HSMT xây lắp được ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT, nhà thầu chứng minh có kinh nghiệm, năng lực thực hiện hợp đồng thông qua hợp đồng xây lắp tương tự với tứ cách là nhà thầu chính, nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ. Như vậy, nhà thầu được quyền sử dụng hợp đồng tương tự mà nhà thầu đã thực hiện, hoàn thành với vai trò là nhà thầu chính, nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ để chứng minh năng lực và kinh nghiệm của mình theo quy định. (2) Quy định về sử dụng hợp đồng tương tự để chứng minh kinh nghiệm, năng lực như thế nào? Theo chú thích số 9 của Hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng một giai đoạn một túi hồ sơ tại Mẫu số 3A E-HSMT được ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT, các trường hợp sử dụng hợp đồng tương tự để chứng minh kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu phải tuân theo nguyên tắc sau: - Trường hợp gói thầu gồm công trình và hạng mục theo quy định của pháp luật về xây dựng thì chỉ nêu yêu cầu về hợp đồng tương tự đối với công trình. - Đối với các hợp đồng tương tự mà nhà thầu đã tham gia với tư cách là thành viên liên danh hoặc nhà thầu phụ thì chỉ tính giá trị phần việc do nhà thầu thực hiện. - Không xem xét, đánh giá đối với các hợp đồng mà nhà thầu đã thực hiện với tư cách nhà thầu phụ do được chuyển nhượng thầu bất hợp pháp, vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 16 của Luật Đấu thầu. Dựa vào quy tắc trên, việc sử dụng hợp đồng tương tự để chứng minh kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu được thực hiện như sau: Trường hợp gói thầu chỉ bao gồm 01 công trình độc lập (ví dụ công trình A): Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, Chủ đầu tư chọn một trong hai cách dưới đây: Cách 1: “Từ ngày 01 tháng 01 năm ___ đến thời điểm đóng thầu, nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn tối thiểu 02 công trình có: loại kết cấu:…, cấp:… [ghi theo loại kết cấu, cấp công trình của công trình thuộc gói thầu] trong đó ít nhất một công trình có giá trị là V và tổng giá trị tất cả các công trình ≥ X, với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ trong đó X= 2 x V. Trường hợp nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc phần lớn 01 công trình đáp ứng yêu cầu về loại kết cấu, cấp công trình và có giá trị ≥ X thì được coi là đáp ứng. Cách 2: “Từ ngày 01 tháng 01 năm___đến thời điểm đóng thầu, nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn tối thiểu 01 công trình có: loại kết cấu:…., cấp:…. [ghi theo loại kết cấu, cấp công trình của công trình thuộc gói thầu], có giá trị là V với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ. Trường hợp gói thầu gồm tổ hợp nhiều công trình (ví dụ gồm tổ hợp 3 công trình: A1, A2, A3) Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, Chủ đầu tư chọn một trong hai cách dưới đây: Cách 1: “Từ ngày 01 tháng 01 năm ___ đến thời điểm đóng thầu, nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn tối thiểu: - 02 công trình có: loại kết cấu…, cấp:… [ghi theo loại kết cấu, cấp công trình của công trình A1 thuộc gói thầu], trong đó ít nhất một công trình có giá trị là V1 và tổng giá trị tất cả các công trình ≥ X1, với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ. Trong đó X1= 2 x V1. Trường hợp nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc phần lớn 01 công trình đáp ứng yêu cầu về loại kết cấu, cấp công trình và có giá trị ≥ X1 thì được coi là đáp ứng. - 02 công trình có: loại kết cấu..., cấp:… [ghi theo loại kết cấu, cấp công trình của công trình A2 thuộc gói thầu], trong đó ít nhất một công trình có giá trị là V2 và tổng giá trị tất cả các công trình ≥ X2, với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ. Trong đó X2= 2 x V2. Trường hợp nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc phần lớn 01 công trình đáp ứng yêu cầu về loại kết cấu, cấp công trình và có giá trị ≥ X2 thì được coi là đáp ứng. - 02 công trình có: loại kết cấu…, cấp:…. [ghi theo loại kết cấu, cấp công trình của công trình A3 thuộc gói thầu], trong đó ít nhất một công trình có giá trị là V3 và tổng giá trị tất cả các công trình ≥ X3, với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ. Trong đó X3= 2 x V3. Trường hợp nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc phần lớn 01 công trình đáp ứng yêu cầu về loại kết cấu, cấp công trình và có giá trị ≥ X3 thì được coi là đáp ứng. Cách 2: “Từ ngày 01 tháng 01 năm ___ đến thời điểm đóng thầu, nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn tối thiểu: - 01 công trình có: loại kết cấu..., cấp:…. [ghi theo loại kết cấu, cấp công trình của công trình A1 thuộc gói thầu], có giá trị là V1 với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ. - 01 công trình có: loại kết cấu…, cấp:… [ghi theo loại kết cấu, cấp công trình của công trình A2 thuộc gói thầu], có giá trị là V2 với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ. - 01 công trình có: loại kết cấu…, cấp:… [ghi theo loại kết cấu, cấp công trình của công trình A3 thuộc gói thầu], có giá trị là V3 với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ Trường hợp gói thầu chỉ bao gồm các hạng mục công việc A1, A2, A3… (không phải là công trình theo pháp luật xây dựng) “Từ ngày 01 tháng 01 năm ___ đến thời điểm đóng thầu, nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn tối thiểu: - 01 hạng mục có tính chất tương tự với hạng mục A1 [ghi tính chất của hạng mục A1], có giá trị là V1 với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ. - 01 hạng mục có tính chất tương tự với hạng mục A2 [ghi tính chất của hạng mục A2], có giá trị là V2 với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ. - 01 hạng mục có tính chất tương tự với hạng mục A3 [ghi tính chất của hạng mục A3], có giá trị là V3 với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ. Ngoài ra, căn cứ tính chất của gói thầu, có thể quy định điều kiện tương tự về hiện trường nhưng phải bảo đảm không làm hạn chế sự tham dự thầu của nhà thầu. Tổng kết lại, nhà thầu được sử dụng hợp đồng tương tự để chứng minh kinh nghiệm, năng lực của mình, việc ghi kinh nghiệm, năng lực từ hợp đồng tương tự vào hồ sơ mời thầu thực hiện theo cách ghi được quy định nêu trên.
Quy chuẩn về những thuật ngữ liên quan tới kiến thức và nguyên tắc áp dụng
Trong quản lý biên soạn các quy chuẩn, tiêu chuẩn có sử dụng đến các thuật ngữ tiếng Anh, phải được áp dụng đúng quy trình và nguyên tắc áp dụng. Vậy quy chuẩn về thuật ngữ tiếng Anh liên quan đến kiến thức và sở hữu trí tuệ được quy định ra sao? 1. Những thuật ngữ liên quan đến kiến thức trong công tác biên soạn Thuật ngữ kiến thức (knowledge) trong biên soạn Căn cứ 3.4.1 tiểu mục 3.4 Mục 3 TCVN ISO 56000:2023 (ISO 56000:2020) quy định thuật ngữ kiến thức (knowledge) được quy định sau: - Kết quả của việc đồng hóa thông tin thông qua học tập + CHÚ THÍCH 1: Kiến thức có thể được thu thập thông qua nghiên cứu, kinh nghiệm hoặc giáo dục đào tạo. + CHÚ THÍCH 2: Kiến thức bao gồm thông tin, sự kiện, nguyên tắc, lý thuyết và thực hành có liên quan đến lĩnh vực công việc hoặc nghiên cứu. + CHÚ THÍCH 3: Kiến thức có thể là kiến thức cá nhân hoặc tập thể. Kiến thức tập thể được thu thập từ tất cả người cộng tác và khai phóng kiến thức còn tiềm ẩn của họ. Thuật ngữ năng lực (competence) trong biên soạn Theo 3.4.2 tiểu mục 3.4 Mục 3 TCVN ISO 56000:2023 (ISO 56000:2020) quy định thuật ngữ năng lực (competence) như sau: Khả năng áp dụng kiến thức (3.4.1) và kỹ năng để đạt được kết quả dự kiến. CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này là một trong những thuật ngữ chung của các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO. Thuật ngữ kiến thức chuyên sâu (insight) trong biên soạn Theo 3.4.3 tiểu mục 3.4 Mục 3 TCVN ISO 56000:2023 (ISO 56000:2020) quy định thuật ngữ kiến thức chuyên sâu (insight) như sau: - Kiến thức (3.4.1) chuyên sâu và độc đáo về một thực thể (3.2.5) + CHÚ THÍCH 1: Trong bối cảnh của các hoạt động đổi mới (3.1.4), những kiến thức chuyên sâu có thể giúp bộc lộ các cơ hội để hiện thực hóa giá trị (3.7.6). + CHÚ THÍCH 2: Nhận ra được những kiến thức chuyên sâu thường là một phần của quá trình đổi mới (3.1.5.1). 2. Những thuật liên quan đến sở hữu trí tuệ trong công tác biên soạn Thuật ngữ tài sản trí tuệ (intellectual asset) trong biên soạn Căn cứ 3.5.1 tiểu mục 3.4 Mục 3 TCVN ISO 56000:2023 (ISO 56000:2020) quy định thuật ngữ tài sản trí tuệ (intellectual asset) như sau: Nguồn lực sáng tạo vô hình hoặc kiến thức (3.4.1) có giá trị (3.7.6) Thuật ngữ sở hữu trí tuệ (intellectual property) trong biên soạn Sở hữu trí tuệ (intellectual property) kết quả của hoạt động trí tuệ đủ điều kiện được pháp luật bảo hộ: CHÚ THÍCH 1: Sở hữu trí tuệ có thể bao gồm sáng chế (3.1.6), khám phá khoa học, tác phẩm văn học, khoa học hoặc nghệ thuật, biểu trưng, thiết kế, tên gọi và hình ảnh được sử dụng trong thương mại, kiểu dáng công nghiệp, biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng và các công trình công nghiệp có tính sáng tạo khác. CHÚ THÍCH 2: “Pháp luật bảo hộ” đề cập đến các lĩnh vực được quy định trong luật là quyền sở hữu trí tuệ (3.5.3). CHÚ THÍCH 3: Xem Phụ lục B.3 để so sánh giữa các định nghĩa liên quan đến sở hữu trí tuệ của ISO và Công ước TRIPS/WIPO. Thuật ngữ quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property rights) trong biên soạn Quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property rights) quy định quyền hợp pháp liên quan đến sở hữu trí tuệ (3.5.2) CHÚ THÍCH 1: Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền về kiểu dáng công nghiệp, bằng sáng chế, thiết kế bố trí (họa đồ) của mạch tích hợp và bảo vệ thông tin không được tiết lộ. CHÚ THÍCH 2: Xem Phụ lục B.3 để so sánh giữa các định nghĩa liên quan đến sở hữu trí tuệ của ISO và Công ước TRIPS/WIPO. Thuật ngữ quản lý sở hữu trí tuệ (intellectual property management) trong biên soạn Loại quản lý (3.1.2) liên quan đến sở hữu trí tuệ (3.5.2) Thuật ngữ chiến lược sở hữu trí tuệ (intellectual property strategy) Loại chiến lược (3.3.4) liên quan đến sở hữu trí tuệ (3.5.2) Thuật ngữ chính sách sở hữu trí tuệ (intellectual property policy) Chính sách (3.3.2) liên quan đến sở hữu trí tuệ (3.5.2)
Thông tư 14/2022/TT-BNV: Quy định vị trí làm việc của lưu trữ viên
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 14/2022/TT-BNV ngày 31/12/2022 hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ. Theo đó, đối với công chức làm việc trong ngành lưu trữ giữ chức vụ lưu trữ viên thì vị trí việc làm được quy định như sau: (1) Mục tiêu vị trí việc làm Tham gia thực hiện các hoạt động lưu trữ yêu cầu trình độ Lưu trữ viên theo phân công của cấp có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao. (2) Các công việc và tiêu chí đánh giá Nhiệm vụ, mảng công việc tham gia: - Tham gia xây dựng văn bản, tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về lưu trữ. - Tổ chức thực hiện hoặc tham gia các hoạt động: sưu tầm, thu thập tài liệu lưu trữ, chỉnh lý, giải mật, xác định giá trị, bảo quàn, thống kê, số hoá, giới thiệu và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, tu bổ, phục chế, bào hiểm tài liệu lưu trữ. - Tham gia xây dựng, quản trị cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử, hệ thống công cụ tra cứu. - Tham gia xây dựng, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ lưu trữ. - Tham gia xây dựng đề tài, công trình khoa học về lưu trữ và các lĩnh vực có liên quan. Ngoài ra, còn thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao. (3) Mối quan hệ công việc * Các công việc bên trong - Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi: Cấp quản lý trực tiếp - Cấp có thẩm quyền. - Quan hệ phối hợp trực tiếp trong đơn vị: Là viên chức, người lao động trong đơn vị. - Các đơn vị phối hợp chính: Các tổ chức, đơn vị thuộc Trung tâm (nếu có) có liên quan. * Các công việc bên ngoài Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính: Các cơ quan, đơn vị có liên quan Bản chất quan hệ: Phối hợp thực hiện nhiệm vụ (4) Phạm vi quyền hạn của lưu trữ viên - Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được phân công, báo cáo và chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Tham dự các cuộc họp, hội nghị về lĩnh vực được phân công. - Phối hợp với các cá nhân, tổ chức khác trong việc triển khai nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao. (5) Yêu cầu về trình độ năng lực của lưu trữ viên * Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân - Trình độ đào tạo: Tốt nghiệp đại học trở lên ngành lưu trữ. Trường hợp tốt nghiệp đại học trờ lên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành lưu trữ. - Trình độ chuyên môn: + Nắm được các khái niệm nguồn trong lĩnh vực lưu trữ. + Nắm được các quy trình nghiệp vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật. + Có kỹ năng tổ chức làm việc nhóm, lập kế hoạch, quản lý thông tin và soạn thảo văn bản hành chính. + Tham mưu xây dựng văn bản để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý. + Hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và sử dụng một số phần mềm nâng cao, quản trị cơ sở dữ liệu. + Trao đổi, trình bày được thông tin cơ bản bằng ngoại ngữ (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác tại vùng dân tộc thiểu số. - Phẩm chất cá nhân: + Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan. + Có khả năng tự bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống. + Có khả năng sáng tạo, tư duy độc lập, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. - Các yêu cầu khác: + Quan hệ phối hợp công tác tốt. + Trung thực, giữ gìn bí mật thông tin. + Tuyệt đối chấp hành nguyên tắc trong thực hiện nhiệm vụ. * Yêu cầu về năng lực - Nhóm năng lực chung: Đạo đức và bản lĩnh phải đạt cấp độ 3, còn tổ chức thực hiện công việc, soạn thảo và ban hành văn bản, giao tiếp ứng xử, quan hệ phối hợp, sử dụng công nghệ thông tin và năng lực sử dụng ngoại ngữ phải đạt cấp độ 2. - Nhóm năng lực chuyên môn: Tham mưu xây dựng văn bản, hướng dẫn thực hiện văn bản, kiểm tra thực hiện văn bản, thẩm định văn bản, tổ chức thực hiện văn bản phải cấp độ 2. - Nhóm năng lực quản lý: Tư duy chiến lược, quản lý sự thay đổi, ra quyết định, quản lý nguồn lực, phát triển nhân viên đạt được cấp độ 2. Xem thêm Thông tư 14/2022/TT-BNV có hiệu lực ngày 15/02/2023.
Rút tiền từ ngân hàng cho người già bị lẫn
Mình có người Bà hiện năm nay đã cao tuổi, có dấu hiệu bị lẫn (chưa có xác minh từ cơ quan y tế, giám định). Hiện: . Bà có gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng và . CMND Bà đã hết hạn Nay đến thời gian nhận tiền lãi từ phần tiết kiệm đó, nhưng vì 2 lý do trên nên chưa tiện để đưa bà đi đến ngân hàng để nhận. Vui lòng cho mình hỏi với tình trạng của Bà hiện tại thì cần tiến hành những thủ tục nào để tiếp tục nhận lãi từ phần tiết kiệm trên.
Bỏ biên chế giáo viên : Có thể nhưng không dễ thực hiện
Việc áp dụng chủ trương bỏ biên chế để thay bằng hợp đồng lao động sẽ gây ra cú sốc lớn về tinh thần cho nhiều giáo viên. Bỏ biên chế để thay bằng hợp đồng lao động – đây là chủ đề đang được hơn 1 triệu giáo viên đặc biệt quan tâm. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu việc thí điểm này được chấp thuận thì nên được áp dụng với những trường hợp nào, khu vực giáo dục nào là phù hợp? Chế độ đãi ngộ giáo viên dạng ký hợp đồng có gì khác biệt so với cơ chế trả lương hiện nay không? Có thể nói, việc xoá bỏ biên chế sẽ tạo cơ hộ cạnh tranh bình đẳng cho các giáo viên trong diện hợp đồng và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho nhiều sinh viên mới ra trường. Đó là sực cạnh tranh lành mạnh. Phương án này cũng sẽ triệt tiêu thói quen không tốt của nhiều giáo viên khi cho rằng mình đã vào biên chế là an toàn, không lo quy luật đào thải. Thế nhưng, với giáo viên miền núi, nỗi lo bỏ biên chế sẽ còn áp lực hơn bởi có người đã phải đánh đổi rất nhiều khi quyết định gắn bó với vùng sâu, vùng xa. Hiện tại, khi nhìn vào thang bản lương nhận thấy, mức lương công chức hiện rất thấp. Nhưng muốn có thu nhập cao thì không thể bám mãi vào biên chế. Ngân sách có hạn mà lương theo quy định thì chỉ có vậy. Muốn lương cao, phải nâng cao năng lực, chấp nhận cạnh tranh, phải sang khu vực cạnh tranh, khu vực quốc tế. Như vậy, phải thoát khỏi ràng buộc về biên chế. Do đó, bỏ biên chế chính là tạo điều kiện cho các giáo viên giỏi có mức thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, cái khó là thực hiện vào lúc này, vấn đề chính là ở vấn đề tuyển chọn ?, ai tuyển chọn ? và tuyển chọn như nào?. Đương nhiên ai cũng thấy rằng tuyển chọn đầu tiên phải có hiệu quả kinh tế, tức là khi chọn thì phải chọn thầy giỏi hơn, nhưng đấy chỉ là lý thuyết, đằng sau nó còn có rất nhiều vấn đề khác mà chúng ta không giám sát được. Cho nên người lao động họ lo lắng bởi vì vấn đề sử dụng lao động đi kèm theo rất nhiều yếu tố chứ không chỉ liên quan đến vấn đề nghề nghiệp, mưu sinh mà đằng sau nó có rất nhiều những vấn đề khác. Hơn nữa đội ngũ Giáo viên là một đội ngũ rất đông đảo mà đang ở một vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội đối với việc đào tạo thế hệ tương lai Vì vậy nếu có chăng thay đổi thì ta phải có những quy định cụ thể,chặt chẽ, chi tiết... hay làm như thế nào đó chứ không có sự chuyển đổi một cách ồ ạt được.