Gót chân Asin có nghĩa là gì? Lợi dụng gót chân Asin đối thủ có là cạnh tranh không lành mạnh không?
Gót chân Asin có nghĩa là gì và việc lợi dụng gót chân Asin của đối thủ thì có được xem là cạnh tranh không lành mạnh hay không? Gót chân Asin có nghĩa là gì? Nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp, Asin (Achilles) là chiến binh vĩ đại nhất của đội quân Hy Lạp dũng mãnh trong Cuộc chiến thành Troy xảy ra vào khoảng 1184 TCN. Asin là con trai của nữ thần biển Thetis và vị vua Hy Lạp người trần Peleus. Ngày Asin chào đời đã được tiên tri rằng chàng sẽ chết trọng một trận chiến kinh hoàng Mẹ Asin muốn chàng trở nên bất tử nên đã mang chàng đến dòng sông Styx - dòng sông của sự vĩnh hằng để nhúng cơ thể chàng xuống nhưng lại quên mất rằng mình đang giữ 2 gót chân chàng nên cả người Asin đều trở nên mình đồng da sắt, duy chỉ có 2 gót chân của Asin vẫn là của người phàm và là chỗ duy nhất có thể bị tổn thương Asin nhờ được thần nhân mã Chiron cho ăn tim gan của sư tử, lợn lòi nên dần trở nên khỏe mạnh, có được lòng can đảm vô song. Thần Chiron còn lắp cho Asin mắt cá chân của người khổng lồ, có thể đuổi kịp cả hươu nai bằng chân trần. Khi diễn ra cuộc chiến của người Hy Lạp chiếm thành Troy, Asin có sức huỷ diệt vô đối vì đối thủ không tìm ra điểm yếu trên cơ thể của chàng. Nhưng cuối cùng hoàng tử Paris (em trai của tướng tài Hector – người đã bị Asin giết chết) của thành Troy đã trả thù thành công cho anh trai của mình bằng cách bắn một mũi tên (có độc) vào gót chân của Asin bằng sự chỉ dẫn của thần Apollo Qua đó có thể hiểu rằng gót chân Asin chính là điểm yếu của một ai đó. Trong cạnh tranh thì gót chân Asin dùng để chỉ rằng không có ai mạnh tuyệt đối và cần phải tìm ra điểm yếu (gót chân Asin) để dốc toàn lực tấn công. Gót chân Asin là điểm yếu của đối phương và để chiến thắng thì sẽ cần tấn công vào điểm yếu đó, vậy đối với cạnh tranh thương mại, việc lợi dụng điểm yếu của đối phương để tấn công có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không thì cụ thể được phân tích dưới góc độ pháp lý dưới đây: Lợi dụng gót chân Asin của đối thủ có được xem là cạnh tranh không lành mạnh không? Theo khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về cạnh tranh không lành mạnh thì có thể hiểu hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Đồng thời tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như sau: - Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức theo quy định - Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó. - Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. - Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó. - Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức theo luật định - Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó. - Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác. Qua đó có thể thấy pháp luật không quy định rõ việc lợi dụng điểm yếu (gót chân Asin) là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không. Tuy nhiên việc tấn công điểm yếu của đối phương trong cạnh tranh cần tuân thủ theo một số quy định để không trở thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh: - Tuân thủ nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh - Không gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối phương - Không thuộc các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo quy định pháp luật Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là bao lâu? Theo Điều 81 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh thì mỗi loại vụ việc (vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế, vụ việc cạnh tranh không lành mạnh) sẽ có một thời hạn điều tra khác nhau. Trong đó, thời hạn để điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là 60 ngày kể từ ngày ra quyết định điều tra Trong trường hợp điều tra vụ việc cạnh tranh là vụ việc phức tạp thì sẽ được gia hạn 01 lần nhưng sẽ không quá 45 ngày
Thời hạn thực hiện tập trung kinh tế và giải quyết WTC trong luật cạnh tranh 2018?
em muốn hỏi về đối tượng bao gồm những gì ạ?
Bài tập tính thị phần Luật cạnh tranh (mong các bạn giải hộ mình bài này, cảm ơn)
Mong nhận được phản hồi sớm từ các bạn
03 quy định nổi bật hướng dẫn Luật cạnh tranh tại Nghị định 35/2020/NĐ-CP
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh, trong đó nổi bật những nội sau sau đây: 1. Liệt kê rõ ràng những yếu tố xác định thị trường sản phẩm có liên quan Nếu như tại Điều 9 Luật cạnh tranh 2018 chỉ định nghĩa: “Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.” thì Điều 4 Nghị định đã nêu rõ thêm khái niệm thế nào là hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau. Kèm theo đó là việc liệt kê chi tiết những yếu tố để xác định hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau. Trường hợp việc xác định những thuộc tính có thể thay thế cho nhau là chưa đủ điều kiện để kết luận về thị trường sản phẩm liên quan thì có thể xem xét thêm 07 yếu tố khác được quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, Nghị định còn hướng dẫn cụ thể về việc xác định thị trường địa lý có liên quan và thị phần. 2. Có 03 tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh Điều 18 Nghị định 35/2020/NĐ-CP là một trong những điều khoản hướng dẫn chi tiết Điều 56 Luật cạnh tranh 2018, trong đó nêu rõ những tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh, cụ thể: “1. Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoặc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thừa nhận. 2. Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp. Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của tình tiết, sự kiện trong văn bản này thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp, giao nộp văn bản xuất trình văn bản gốc, bản chính. 3. Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản mà một bên đưa ra thì bên đưa ra tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản đó không phải chứng minh. Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận hoặc không phản đối của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.” 3. Hướng dẫn chi tiết việc đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Điều 13 Luật cạnh tranh 2018 liệt kê 06 yếu tố làm căn cứ để đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cụ thể: a) Mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận; b) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường; c) Hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ; d) Giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu; đ) Tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ liên quan khác; e) Gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực liên quan đến các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận. Do đó, tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP đã có hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn ứng với từng yếu tố nhằm để việc đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được thống nhất, khách quan và chính xác hơn. *Nghị định 35/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/05/2020./.
Luật Cạnh tranh (sửa đổi) 2018 chính thức được thông qua ngày 12/06/2018
Luật Cạnh tranh (sửa đổi) 2018 đã được Quốc hội chính thức thông qua vào sáng ngày 12/6/2018 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa 14. Với 95,28% đại biểu tán thành, Luật Cạnh tranh 2018 sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019. Luật Cạnh tranh 2018 được thông qua bao gồm 10 chương với 121 điều quy định về: - Hành vi hạn chế cạnh tranh; - Tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; - Hành vi cạnh tranh không lành mạnh; - Tố tụng cạnh tranh; - Biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; - Quản lý nhà nước về cạnh tranh. Một số hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh như: - Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước, hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật. - Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp. - Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh. Luật Cạnh tranh 2018 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019, thay thế Luật Cạnh tranh 2004. Xem Dự thảo Luật cạnh tranh Tại đây
Xác định giá bán và giá thành toàn bộ của hàng hóa theo luật cạnh tranh như thế nào?
Giá bán hàng hóa dịch vụ thấp hơn so với giá thành toàn bộ của hàng hóa dịch vụ. Đây là điều kiện quyết định sự chính xác trong việc xác định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Trong đó: Giá bán hàng hóa dịch vụ: Giá bán hàng hóa dịch vụ là giá bán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan (thị trường hàng hóa liên quan và thị trường địa lý liên quan). Xác định giá bán, hàng hóa dịch vụ là bước quan trọng trong việc xác định một hành vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh hay không. Do đó, việc xác định giá bán hàng hóa, dịch vụ phải tuân thủ các nguyên tắc sau: + Dựa trên mức giá thực tế bán ra của doanh nghiệp bị điều tra mà không thông qua một bên thứ ba nào (đại lý, nhà phân phối, nhà bán lẻ,...). Không sử dụng mức giá bán trên thị trường để áp vào giá bán của doanh nghiệp bị điều tra. + Dựa trên mức giá được doanh nghiệp áp dụng để giao dịch trực tiếp với khách hàng của doanh nghiệp đó (ví dụ như: nhà bán lẻ, đại lý, nhà phân phối, người tiêu dùng,...) Giá thành toàn bộ của hàng hóa dịch vụ: Gia thành toàn bộ của hàng hóa, dịch vụ là tổng các chi phí cấu thành giá thành sản phẩm hoặc giá mua hàng hóa để bán lại và các chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ. Trong đó: + Chi phí cấu thành sản phẩm bao gồm: - Chi phí vật tư trực tiếp (Khoản 1 Điều 24 Nghị định 116/2005/NĐ-CP) - Chi phí nhân công trực tiếp (Khoản 2 Điều 24 Nghị định 116/2005/NĐ-CP) - Chi phí sản xuất chung (Khoản 3 Điều 24 Nghị định 116/2005/NĐ-CP) - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Điều 26 Nghị định 116/2005/NĐ-CP) + Chi phí Lưu thôn hàng hóa dịch vụ bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, cung ứng dịch vụ được quy định tại Điều 25 Nghị định 116/2005/NĐ-CP. Để xác định được hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp nhằm bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh Thì phải xác định được giá bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp đó thấp hơn so với giá thành toàn bộ của hàng hóa, dịch vụ đó. Do đó, cơ quan quản lý thị trường chỉ cần xác định và tính toán tất cả các chi phí đã được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất, kinh doanh sản phẩm và giá bán thực tế của chúng rồi đem so sánh với nhau; nếu hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ với mức giá gây lỗ (thấp hơn tổng các các chị phí: chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ; chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ) thì mặc nhiên sẽ được coi là định giá hủy diệt nếu doanh nghiệp thực hiện hành vi có quyền lực thị trường và hành vi đó không thuộc những trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP. Từ quy định trên, khi điều tra về hành vi vi cơ quan có thẩm quyền xác định và so sánh giữa giá bán trên thực tế và giá thành toàn bộ của cùng một sản phẩm thì việc xác định giá bán hàng hóa sẽ đơn giản nếu doanh nghiệp bán toàn bộ sản phẩm ở cùng một khâu phân phối ( chỉ bán lẻ hoặc chỉ bán sỉ) và sẽ gặp khó khăn nếu doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ sản phẩm bằng nhiều cấp tiêu thụ khác nhau: vừa bán lẻ trực tiếp, vừa bán sỉ cho đại lý.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH
Hai khái niệm “cạnh tranh không lành mạnh” và “hạn chế cạnh tranh” thường được mọi người bắt gặp trong lĩnh vực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Nhưng nếu không tìm hiểu rõ mà chỉ mới lướt qua thì bất kỳ ai cũng có thể nhầm lẫn hai khái niệm này. Bài viết sau đây xin được làm rõ sự khác biệt giữa “cạnh tranh không lành mạnh” và “hạn chế cạnh tranh” qua bảng so sánh với các tiêu chí cụ thể sau: HẠN CHẾ CẠNH TRANH CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CƠ SỞ PHÁP LÝ Khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004 Khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004 KHÁI NIỆM Hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. HÀNH VI KHÁCH QUAN - Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh - Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. - Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; - Xâm phạm bí mật kinh doanh; - Ép buộc trong kinh doanh; - Gièm pha doanh nghiệp khác; - Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; - Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; - Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; - Phân biệt đối xử của hiệp hội; - Bán hàng đa cấp bất chính; - Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác HẬU QUẢ Làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, tác động tới môi trường cạnh tranh nói chung và ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường nói riêng. Thông thường chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một nhóm doanh nghiệp cụ thể, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng. QUY ĐỊNH VỀ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM Một số trường hợp được miễn trừ quy định tại Điều 10, Điều 19 Luật cạnh tranh 2014 Pháp luật không quy định miễn trừ đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh Cơ quan quản lý cạnh tranh
Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc độc quyền Nhà nước
Từ trước đến nay, các loại hàng hóa như vàng hoặc dịch vụ như xuất bản mọi người đều biết đến như là lĩnh vực kinh doanh độc quyền của nhà nước. Thế nhưng, danh mục các hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh độc quyền thì ít ai biết đến. Để được xem là hàng hóa, dịch vụ thuộc độc quyền nhà nước phải đáp ứng 2 tiêu chí sau: - Hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thiết yếu liên quan đến an ninh, quốc phòng, đảm bảo lợi ích quốc gia hoặc sản phẩm, dịch vụ công ích cung cấp theo phương thức giao kế hoạch theo quy định Chính phủ. - Hàng hóa, dịch vụ, địa bàn được pháp luật quy định chỉ do cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước trực tiếp thực hiện hoạt động thương mại hoặc giao doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo nguyên tắc: Độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ nhất định chỉ được thực hiện theo quy định tại Nghị định này hoặc của luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành. Bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về độc quyền Nhà nước. Quyền của nhà nước trong hoạt động thương mại với các hàng hóa, dịch vụ này - Chịu các biện pháp kiểm soát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 15 Luật Cạnh tranh 2004. - Việc sử dụng vốn nhà nước của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện độc quyền nhà nước vào sản xuất, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục phải tuân thủ theo pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước. - Chịu các biện pháp giám sát đầu đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động; công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh được giao của doanh nghiệp nhà nước tuân thủ theo pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước - Không được thực hiện các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại Điều 13 Luật Cạnh tranh 2004; các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền quy định tại Điều 14 Luật Cạnh tranh 2004. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc độc quyền nhà nước HÀNG HÓA STT Hàng hóa Hoạt động thương mại độc quyền nhà nước 1 Vật liệu nổ công nghiệp Sản xuất, phân phối, xuất nhập khẩu 2 Thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh Vận hành 3 Vàng Vàng miếng Sản xuất Vàng nguyên liệu Xuất khẩu Vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng Nhập khẩu 4 Xổ số kiến thiết Kinh doanh 5 Sản phẩm thuốc lá Nhập khẩu 6 Bản đồ phục vụ quốc phòng, an ninh Đo đạc DỊCH VỤ 1 Dịch vụ hoa tiêu hàng hải Cung ứng dịch vụ 2 Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải - Vận hành hệ thống báo hiệu hàng hải. - Vận hành hệ thống luồng hàng hải công cộng. - Thông tin duyên hải. - Khảo sát, công bố thông báo hàng hải đối với luồng và các vùng nước hàng hải công cộng. - Sửa chữa và nâng cấp hệ thống báo hiệu hàng hải. 3 Quản lý dịch vụ bảo đảm hoạt động bay - Dịch vụ không lưu. - Dịch vụ thông báo tin tức hàng không. - Dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn. 4 Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm) 5 In, đúc tiền In, đúc 6 Hệ thống điện quốc gia các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh - Truyền tải, điều độ (hệ thống điện quốc gia) - Vận hành 7 Hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt; không bao gồm bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt Xem chi tiết nội dung tại dự thảo Nghị định về hàng hóa, dịch vụ và địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại. (file đính kèm)
Luật cạnh tranh: nhiều doanh nghiệp vẫn mù mờ ?!
Luật cạnh tranh được ban hành từ năm 2004, và đi vào thực tiễn từ năm 2005, đến nay đã được 10 năm, tuy nhiên không ít doanh nghiệp nắm được mình còn được pháp luật bảo vệ bởi Luật cạnh tranh, bên cạnh các Luật doanh nghiệp, Luật thương mại,… Thống kê cho thấy chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp cả nước nắm được Luật này và họ đã sử dụng rất tốt để bảo vệ các mặt hàng, dịch vụ mà mình đang kinh doanh. Vậy còn 80% doanh nghiệp còn lại thì sao? Đã nắm được Luật cạnh tranh như thế nào chưa? Những thông tin cần thiết dưới đây sẽ giúp ích cho bạn. I. Các văn bản về Luật cạnh tranh hiện nay còn hiệu lực áp dụng - Luật cạnh tranh 2004. - Nghị định 07/2015/NĐ-CP. - Nghị định 71/2014/NĐ-CP. - Nghị định 42/2014/NĐ-CP và Thông tư 197/2014/TT-BTC, 24/2014/TT-BCT. - Nghị định 116/2005/NĐ-CP và 119/2011/NĐ-CP. II. Một số lưu ý về Luật cạnh tranh 1. Đối tượng áp dụng - Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. - Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam. 2. Các hành vi bị cấm với cơ quan quản lý nhà nước - Buộc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp được cơ quan này chỉ định, trừ hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật. - Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp. - Ép buộc các hiệp hội ngành nghề hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm loại trừ, hạn chế, cản trở các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị trường. - Các hành vi khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp. 3. Các hành vi bị cấm với doanh nghiệp - Các hành vi hạn chế cạnh tranh: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền, tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan. - Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; xâm phạm bí mật kinh doanh; ép buộc trong kinh doanh; gièm pha doanh nghiệp khác; gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; bán hàng đa cấp bất chính; các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác. III. Mức phạt đối với hành vi vi phạm Luật cạnh tranh Có 02 hình thức phạt chính: - Cảnh cáo. - Phạt tiền. Lưu ý hình thức phạt tiền: - Cá nhân chịu mức phạt bằng ½ lần mức phạt đối với tổ chức. - Có 02 loại phạt tiền, tùy theo hành vi vi phạm gồm dựa trên doanh với mức phạt là 10% tổng doanh thu và mức phạt tiền cụ thể với mức từ 2.000.000 đến 200.000.000 đồng. Ngoài ra, còn áp dụng các hình thức phạt bổ sung: - Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. - Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; - Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua. - Buộc cải chính công khai. - Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh. - Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng. - Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh. - Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở. - Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng. - Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng. - Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
Thông báo có 1-0-2: chủ hàng có vi phạm luật cạnh tranh?
Ai nấy đi qua con phố Hàng Mành đều phải ngoái lại nhìn tờ thông báo đỏ chót này. Trên đó ghi dòng chữ "Cửa hàng bún chả số 1 Hàng Mành bên cạnh là giả mạo!". Chủ hàng để bảng thông báo này liệu có vi phạm Luật cạnh tranh?
Thông thường con người luôn chọn cách an toàn cho mình nhất, chọn viết những gì mà mình biết, hiếm khi viết thứ mà mình không hiểu về nó. Bổng nhiên hôm nay chợt thấy mình nên nói cái điều mà mình không biết, may ra có ai đó chia sẻ và góp ý cho mình chăng. Tôi từng nghe mà không nhớ ai đã kể cho mình nghe nữa, cũng chẳng hiểu nó đúng hay sai, bởi tầm nhìn kinh tế và kiến thức pháp luật của tôi thật là tí hon. Nhưng tôi vẫn nhớ nội dung ấy. Câu chuyện thứ nhất, S–Korea nói về luật Cạnh tranh của Việt Nam. S–Korea cho rằng luật Cạnh tranh là cần thiết, nhưng nó tồn tại ở thời điểm này tại Việt Nam chỉ là sự dư thừa và vô bổ. Với một nền kinh tế manh mún như Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ … như cỏ trồi lên sau cơn mưa. Còn những doanh nghiệp mà Việt Nam cho rằng lớn, hàng đầu thì tính ra cũng là nhỏ với Hàn Quốc mà thôi. Với nền kinh tế như thế thì sẽ dễ vở và đẩy đất nước vào chỗ khủng hoảng kéo dài nếu gặp một cú va nhẹ của cạnh tranh bên ngoài. Đáng lẽ ra Viêt Nam phải thả lỏng quy tắc cạnh tranh, tự nền kinh tế diễn ra chuyện “cá lớn nuốt cá bé” và “cá bé sáp nhập thành cá lớn”, như vậy nguyên lý đào thải sẽ phát huy. Doanh nghiệp yếu kém sẽ biến khỏi, nền kinh tế khi ấy chỉ là những công ty mạnh. Như nền kinh tế Hàn Quốc chỉ có vài tập đoàn mà đã vực dậy sự lớn mạnh cho đất nước. Bao giờ nền kinh tế thật sự ổn định, vững mạnh thì luật Cạnh tranh mới cần thiết để điều chỉnh luật chơi. Như vậy sẽ tránh thiệt hại cho doanh nghiệp, tránh tổn thương nền kinh tế, còn bây giờ hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ bị chết bởi quy luật tự nhiên cũng là bình thường để tinh lọc nền kinh tế. Cuối cùng S-Korea tặng một câu: “thà làm công nhân nước Mỹ còn hơn tỷ phú Zimbabwe” Câu chuyện thứ hai, W–American nói về luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam. W–American cho rằng với tình hình khoa học kỷ thuật hiện tại mà Việt Nam có luật Sở hữu trí tuệ đó là sự chảnh chọe không nên. Bởi những nước phát triển như Mỹ thì họ phát minh nhiều, sáng chế nhiều, họ muốn bảo vệ những ý tưởng của mình nên mới cần thiết luật Sở hữu trí tuệ. Còn Việt Nam thì phát minh được cái gì hoành tráng để thế giới công nhận chứ, vậy mà cũng bắt chước bảo hộ. Ôi! Đáng lẽ ra khôn ngoan thì im lặng mà đi ăn trộm ý tưởng của người ta về để phát triển kinh tế nước nhà thì có hay hơn không. Rõ ràng luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đang bảo vệ lợi ích cho một số người phát minh ý tưởng, song với tổng thể lợi ích Quốc gia thì nó chẳng mang lại lợi nhuận gì mà còn gây thiệt hại. Cuối cùng W–American tặng một câu: “cái bệnh bắt chước không chọn lọc và sĩ diện có thể làm chúng ta từ nghèo đi đến rất ngèo”. Rất mong thành viên Dân Luật cùng chia sẻ ý kiến! *Ghi chú: S–Korea và W–American là hai cái tên gắn liền với hình tượng Hàn Quốc và Mỹ để kể lại câu chuyện mà tôi từng nghe.
Gót chân Asin có nghĩa là gì? Lợi dụng gót chân Asin đối thủ có là cạnh tranh không lành mạnh không?
Gót chân Asin có nghĩa là gì và việc lợi dụng gót chân Asin của đối thủ thì có được xem là cạnh tranh không lành mạnh hay không? Gót chân Asin có nghĩa là gì? Nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp, Asin (Achilles) là chiến binh vĩ đại nhất của đội quân Hy Lạp dũng mãnh trong Cuộc chiến thành Troy xảy ra vào khoảng 1184 TCN. Asin là con trai của nữ thần biển Thetis và vị vua Hy Lạp người trần Peleus. Ngày Asin chào đời đã được tiên tri rằng chàng sẽ chết trọng một trận chiến kinh hoàng Mẹ Asin muốn chàng trở nên bất tử nên đã mang chàng đến dòng sông Styx - dòng sông của sự vĩnh hằng để nhúng cơ thể chàng xuống nhưng lại quên mất rằng mình đang giữ 2 gót chân chàng nên cả người Asin đều trở nên mình đồng da sắt, duy chỉ có 2 gót chân của Asin vẫn là của người phàm và là chỗ duy nhất có thể bị tổn thương Asin nhờ được thần nhân mã Chiron cho ăn tim gan của sư tử, lợn lòi nên dần trở nên khỏe mạnh, có được lòng can đảm vô song. Thần Chiron còn lắp cho Asin mắt cá chân của người khổng lồ, có thể đuổi kịp cả hươu nai bằng chân trần. Khi diễn ra cuộc chiến của người Hy Lạp chiếm thành Troy, Asin có sức huỷ diệt vô đối vì đối thủ không tìm ra điểm yếu trên cơ thể của chàng. Nhưng cuối cùng hoàng tử Paris (em trai của tướng tài Hector – người đã bị Asin giết chết) của thành Troy đã trả thù thành công cho anh trai của mình bằng cách bắn một mũi tên (có độc) vào gót chân của Asin bằng sự chỉ dẫn của thần Apollo Qua đó có thể hiểu rằng gót chân Asin chính là điểm yếu của một ai đó. Trong cạnh tranh thì gót chân Asin dùng để chỉ rằng không có ai mạnh tuyệt đối và cần phải tìm ra điểm yếu (gót chân Asin) để dốc toàn lực tấn công. Gót chân Asin là điểm yếu của đối phương và để chiến thắng thì sẽ cần tấn công vào điểm yếu đó, vậy đối với cạnh tranh thương mại, việc lợi dụng điểm yếu của đối phương để tấn công có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không thì cụ thể được phân tích dưới góc độ pháp lý dưới đây: Lợi dụng gót chân Asin của đối thủ có được xem là cạnh tranh không lành mạnh không? Theo khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về cạnh tranh không lành mạnh thì có thể hiểu hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Đồng thời tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như sau: - Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức theo quy định - Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó. - Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. - Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó. - Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức theo luật định - Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó. - Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác. Qua đó có thể thấy pháp luật không quy định rõ việc lợi dụng điểm yếu (gót chân Asin) là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không. Tuy nhiên việc tấn công điểm yếu của đối phương trong cạnh tranh cần tuân thủ theo một số quy định để không trở thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh: - Tuân thủ nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh - Không gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối phương - Không thuộc các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo quy định pháp luật Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là bao lâu? Theo Điều 81 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh thì mỗi loại vụ việc (vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế, vụ việc cạnh tranh không lành mạnh) sẽ có một thời hạn điều tra khác nhau. Trong đó, thời hạn để điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là 60 ngày kể từ ngày ra quyết định điều tra Trong trường hợp điều tra vụ việc cạnh tranh là vụ việc phức tạp thì sẽ được gia hạn 01 lần nhưng sẽ không quá 45 ngày
Thời hạn thực hiện tập trung kinh tế và giải quyết WTC trong luật cạnh tranh 2018?
em muốn hỏi về đối tượng bao gồm những gì ạ?
Bài tập tính thị phần Luật cạnh tranh (mong các bạn giải hộ mình bài này, cảm ơn)
Mong nhận được phản hồi sớm từ các bạn
03 quy định nổi bật hướng dẫn Luật cạnh tranh tại Nghị định 35/2020/NĐ-CP
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh, trong đó nổi bật những nội sau sau đây: 1. Liệt kê rõ ràng những yếu tố xác định thị trường sản phẩm có liên quan Nếu như tại Điều 9 Luật cạnh tranh 2018 chỉ định nghĩa: “Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.” thì Điều 4 Nghị định đã nêu rõ thêm khái niệm thế nào là hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau. Kèm theo đó là việc liệt kê chi tiết những yếu tố để xác định hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau. Trường hợp việc xác định những thuộc tính có thể thay thế cho nhau là chưa đủ điều kiện để kết luận về thị trường sản phẩm liên quan thì có thể xem xét thêm 07 yếu tố khác được quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, Nghị định còn hướng dẫn cụ thể về việc xác định thị trường địa lý có liên quan và thị phần. 2. Có 03 tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh Điều 18 Nghị định 35/2020/NĐ-CP là một trong những điều khoản hướng dẫn chi tiết Điều 56 Luật cạnh tranh 2018, trong đó nêu rõ những tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh, cụ thể: “1. Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoặc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thừa nhận. 2. Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp. Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của tình tiết, sự kiện trong văn bản này thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp, giao nộp văn bản xuất trình văn bản gốc, bản chính. 3. Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản mà một bên đưa ra thì bên đưa ra tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản đó không phải chứng minh. Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận hoặc không phản đối của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.” 3. Hướng dẫn chi tiết việc đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Điều 13 Luật cạnh tranh 2018 liệt kê 06 yếu tố làm căn cứ để đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cụ thể: a) Mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận; b) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường; c) Hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ; d) Giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu; đ) Tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ liên quan khác; e) Gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực liên quan đến các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận. Do đó, tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP đã có hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn ứng với từng yếu tố nhằm để việc đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được thống nhất, khách quan và chính xác hơn. *Nghị định 35/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/05/2020./.
Luật Cạnh tranh (sửa đổi) 2018 chính thức được thông qua ngày 12/06/2018
Luật Cạnh tranh (sửa đổi) 2018 đã được Quốc hội chính thức thông qua vào sáng ngày 12/6/2018 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa 14. Với 95,28% đại biểu tán thành, Luật Cạnh tranh 2018 sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019. Luật Cạnh tranh 2018 được thông qua bao gồm 10 chương với 121 điều quy định về: - Hành vi hạn chế cạnh tranh; - Tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; - Hành vi cạnh tranh không lành mạnh; - Tố tụng cạnh tranh; - Biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; - Quản lý nhà nước về cạnh tranh. Một số hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh như: - Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước, hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật. - Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp. - Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh. Luật Cạnh tranh 2018 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019, thay thế Luật Cạnh tranh 2004. Xem Dự thảo Luật cạnh tranh Tại đây
Xác định giá bán và giá thành toàn bộ của hàng hóa theo luật cạnh tranh như thế nào?
Giá bán hàng hóa dịch vụ thấp hơn so với giá thành toàn bộ của hàng hóa dịch vụ. Đây là điều kiện quyết định sự chính xác trong việc xác định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Trong đó: Giá bán hàng hóa dịch vụ: Giá bán hàng hóa dịch vụ là giá bán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan (thị trường hàng hóa liên quan và thị trường địa lý liên quan). Xác định giá bán, hàng hóa dịch vụ là bước quan trọng trong việc xác định một hành vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh hay không. Do đó, việc xác định giá bán hàng hóa, dịch vụ phải tuân thủ các nguyên tắc sau: + Dựa trên mức giá thực tế bán ra của doanh nghiệp bị điều tra mà không thông qua một bên thứ ba nào (đại lý, nhà phân phối, nhà bán lẻ,...). Không sử dụng mức giá bán trên thị trường để áp vào giá bán của doanh nghiệp bị điều tra. + Dựa trên mức giá được doanh nghiệp áp dụng để giao dịch trực tiếp với khách hàng của doanh nghiệp đó (ví dụ như: nhà bán lẻ, đại lý, nhà phân phối, người tiêu dùng,...) Giá thành toàn bộ của hàng hóa dịch vụ: Gia thành toàn bộ của hàng hóa, dịch vụ là tổng các chi phí cấu thành giá thành sản phẩm hoặc giá mua hàng hóa để bán lại và các chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ. Trong đó: + Chi phí cấu thành sản phẩm bao gồm: - Chi phí vật tư trực tiếp (Khoản 1 Điều 24 Nghị định 116/2005/NĐ-CP) - Chi phí nhân công trực tiếp (Khoản 2 Điều 24 Nghị định 116/2005/NĐ-CP) - Chi phí sản xuất chung (Khoản 3 Điều 24 Nghị định 116/2005/NĐ-CP) - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Điều 26 Nghị định 116/2005/NĐ-CP) + Chi phí Lưu thôn hàng hóa dịch vụ bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, cung ứng dịch vụ được quy định tại Điều 25 Nghị định 116/2005/NĐ-CP. Để xác định được hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp nhằm bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh Thì phải xác định được giá bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp đó thấp hơn so với giá thành toàn bộ của hàng hóa, dịch vụ đó. Do đó, cơ quan quản lý thị trường chỉ cần xác định và tính toán tất cả các chi phí đã được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất, kinh doanh sản phẩm và giá bán thực tế của chúng rồi đem so sánh với nhau; nếu hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ với mức giá gây lỗ (thấp hơn tổng các các chị phí: chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ; chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ) thì mặc nhiên sẽ được coi là định giá hủy diệt nếu doanh nghiệp thực hiện hành vi có quyền lực thị trường và hành vi đó không thuộc những trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP. Từ quy định trên, khi điều tra về hành vi vi cơ quan có thẩm quyền xác định và so sánh giữa giá bán trên thực tế và giá thành toàn bộ của cùng một sản phẩm thì việc xác định giá bán hàng hóa sẽ đơn giản nếu doanh nghiệp bán toàn bộ sản phẩm ở cùng một khâu phân phối ( chỉ bán lẻ hoặc chỉ bán sỉ) và sẽ gặp khó khăn nếu doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ sản phẩm bằng nhiều cấp tiêu thụ khác nhau: vừa bán lẻ trực tiếp, vừa bán sỉ cho đại lý.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH
Hai khái niệm “cạnh tranh không lành mạnh” và “hạn chế cạnh tranh” thường được mọi người bắt gặp trong lĩnh vực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Nhưng nếu không tìm hiểu rõ mà chỉ mới lướt qua thì bất kỳ ai cũng có thể nhầm lẫn hai khái niệm này. Bài viết sau đây xin được làm rõ sự khác biệt giữa “cạnh tranh không lành mạnh” và “hạn chế cạnh tranh” qua bảng so sánh với các tiêu chí cụ thể sau: HẠN CHẾ CẠNH TRANH CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CƠ SỞ PHÁP LÝ Khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004 Khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004 KHÁI NIỆM Hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. HÀNH VI KHÁCH QUAN - Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh - Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. - Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; - Xâm phạm bí mật kinh doanh; - Ép buộc trong kinh doanh; - Gièm pha doanh nghiệp khác; - Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; - Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; - Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; - Phân biệt đối xử của hiệp hội; - Bán hàng đa cấp bất chính; - Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác HẬU QUẢ Làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, tác động tới môi trường cạnh tranh nói chung và ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường nói riêng. Thông thường chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một nhóm doanh nghiệp cụ thể, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng. QUY ĐỊNH VỀ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM Một số trường hợp được miễn trừ quy định tại Điều 10, Điều 19 Luật cạnh tranh 2014 Pháp luật không quy định miễn trừ đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh Cơ quan quản lý cạnh tranh
Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc độc quyền Nhà nước
Từ trước đến nay, các loại hàng hóa như vàng hoặc dịch vụ như xuất bản mọi người đều biết đến như là lĩnh vực kinh doanh độc quyền của nhà nước. Thế nhưng, danh mục các hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh độc quyền thì ít ai biết đến. Để được xem là hàng hóa, dịch vụ thuộc độc quyền nhà nước phải đáp ứng 2 tiêu chí sau: - Hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thiết yếu liên quan đến an ninh, quốc phòng, đảm bảo lợi ích quốc gia hoặc sản phẩm, dịch vụ công ích cung cấp theo phương thức giao kế hoạch theo quy định Chính phủ. - Hàng hóa, dịch vụ, địa bàn được pháp luật quy định chỉ do cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước trực tiếp thực hiện hoạt động thương mại hoặc giao doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo nguyên tắc: Độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ nhất định chỉ được thực hiện theo quy định tại Nghị định này hoặc của luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành. Bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về độc quyền Nhà nước. Quyền của nhà nước trong hoạt động thương mại với các hàng hóa, dịch vụ này - Chịu các biện pháp kiểm soát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 15 Luật Cạnh tranh 2004. - Việc sử dụng vốn nhà nước của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện độc quyền nhà nước vào sản xuất, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục phải tuân thủ theo pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước. - Chịu các biện pháp giám sát đầu đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động; công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh được giao của doanh nghiệp nhà nước tuân thủ theo pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước - Không được thực hiện các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại Điều 13 Luật Cạnh tranh 2004; các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền quy định tại Điều 14 Luật Cạnh tranh 2004. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc độc quyền nhà nước HÀNG HÓA STT Hàng hóa Hoạt động thương mại độc quyền nhà nước 1 Vật liệu nổ công nghiệp Sản xuất, phân phối, xuất nhập khẩu 2 Thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh Vận hành 3 Vàng Vàng miếng Sản xuất Vàng nguyên liệu Xuất khẩu Vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng Nhập khẩu 4 Xổ số kiến thiết Kinh doanh 5 Sản phẩm thuốc lá Nhập khẩu 6 Bản đồ phục vụ quốc phòng, an ninh Đo đạc DỊCH VỤ 1 Dịch vụ hoa tiêu hàng hải Cung ứng dịch vụ 2 Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải - Vận hành hệ thống báo hiệu hàng hải. - Vận hành hệ thống luồng hàng hải công cộng. - Thông tin duyên hải. - Khảo sát, công bố thông báo hàng hải đối với luồng và các vùng nước hàng hải công cộng. - Sửa chữa và nâng cấp hệ thống báo hiệu hàng hải. 3 Quản lý dịch vụ bảo đảm hoạt động bay - Dịch vụ không lưu. - Dịch vụ thông báo tin tức hàng không. - Dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn. 4 Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm) 5 In, đúc tiền In, đúc 6 Hệ thống điện quốc gia các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh - Truyền tải, điều độ (hệ thống điện quốc gia) - Vận hành 7 Hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt; không bao gồm bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt Xem chi tiết nội dung tại dự thảo Nghị định về hàng hóa, dịch vụ và địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại. (file đính kèm)
Luật cạnh tranh: nhiều doanh nghiệp vẫn mù mờ ?!
Luật cạnh tranh được ban hành từ năm 2004, và đi vào thực tiễn từ năm 2005, đến nay đã được 10 năm, tuy nhiên không ít doanh nghiệp nắm được mình còn được pháp luật bảo vệ bởi Luật cạnh tranh, bên cạnh các Luật doanh nghiệp, Luật thương mại,… Thống kê cho thấy chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp cả nước nắm được Luật này và họ đã sử dụng rất tốt để bảo vệ các mặt hàng, dịch vụ mà mình đang kinh doanh. Vậy còn 80% doanh nghiệp còn lại thì sao? Đã nắm được Luật cạnh tranh như thế nào chưa? Những thông tin cần thiết dưới đây sẽ giúp ích cho bạn. I. Các văn bản về Luật cạnh tranh hiện nay còn hiệu lực áp dụng - Luật cạnh tranh 2004. - Nghị định 07/2015/NĐ-CP. - Nghị định 71/2014/NĐ-CP. - Nghị định 42/2014/NĐ-CP và Thông tư 197/2014/TT-BTC, 24/2014/TT-BCT. - Nghị định 116/2005/NĐ-CP và 119/2011/NĐ-CP. II. Một số lưu ý về Luật cạnh tranh 1. Đối tượng áp dụng - Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. - Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam. 2. Các hành vi bị cấm với cơ quan quản lý nhà nước - Buộc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp được cơ quan này chỉ định, trừ hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật. - Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp. - Ép buộc các hiệp hội ngành nghề hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm loại trừ, hạn chế, cản trở các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị trường. - Các hành vi khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp. 3. Các hành vi bị cấm với doanh nghiệp - Các hành vi hạn chế cạnh tranh: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền, tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan. - Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; xâm phạm bí mật kinh doanh; ép buộc trong kinh doanh; gièm pha doanh nghiệp khác; gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; bán hàng đa cấp bất chính; các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác. III. Mức phạt đối với hành vi vi phạm Luật cạnh tranh Có 02 hình thức phạt chính: - Cảnh cáo. - Phạt tiền. Lưu ý hình thức phạt tiền: - Cá nhân chịu mức phạt bằng ½ lần mức phạt đối với tổ chức. - Có 02 loại phạt tiền, tùy theo hành vi vi phạm gồm dựa trên doanh với mức phạt là 10% tổng doanh thu và mức phạt tiền cụ thể với mức từ 2.000.000 đến 200.000.000 đồng. Ngoài ra, còn áp dụng các hình thức phạt bổ sung: - Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. - Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; - Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua. - Buộc cải chính công khai. - Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh. - Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng. - Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh. - Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở. - Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng. - Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng. - Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
Thông báo có 1-0-2: chủ hàng có vi phạm luật cạnh tranh?
Ai nấy đi qua con phố Hàng Mành đều phải ngoái lại nhìn tờ thông báo đỏ chót này. Trên đó ghi dòng chữ "Cửa hàng bún chả số 1 Hàng Mành bên cạnh là giả mạo!". Chủ hàng để bảng thông báo này liệu có vi phạm Luật cạnh tranh?
Thông thường con người luôn chọn cách an toàn cho mình nhất, chọn viết những gì mà mình biết, hiếm khi viết thứ mà mình không hiểu về nó. Bổng nhiên hôm nay chợt thấy mình nên nói cái điều mà mình không biết, may ra có ai đó chia sẻ và góp ý cho mình chăng. Tôi từng nghe mà không nhớ ai đã kể cho mình nghe nữa, cũng chẳng hiểu nó đúng hay sai, bởi tầm nhìn kinh tế và kiến thức pháp luật của tôi thật là tí hon. Nhưng tôi vẫn nhớ nội dung ấy. Câu chuyện thứ nhất, S–Korea nói về luật Cạnh tranh của Việt Nam. S–Korea cho rằng luật Cạnh tranh là cần thiết, nhưng nó tồn tại ở thời điểm này tại Việt Nam chỉ là sự dư thừa và vô bổ. Với một nền kinh tế manh mún như Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ … như cỏ trồi lên sau cơn mưa. Còn những doanh nghiệp mà Việt Nam cho rằng lớn, hàng đầu thì tính ra cũng là nhỏ với Hàn Quốc mà thôi. Với nền kinh tế như thế thì sẽ dễ vở và đẩy đất nước vào chỗ khủng hoảng kéo dài nếu gặp một cú va nhẹ của cạnh tranh bên ngoài. Đáng lẽ ra Viêt Nam phải thả lỏng quy tắc cạnh tranh, tự nền kinh tế diễn ra chuyện “cá lớn nuốt cá bé” và “cá bé sáp nhập thành cá lớn”, như vậy nguyên lý đào thải sẽ phát huy. Doanh nghiệp yếu kém sẽ biến khỏi, nền kinh tế khi ấy chỉ là những công ty mạnh. Như nền kinh tế Hàn Quốc chỉ có vài tập đoàn mà đã vực dậy sự lớn mạnh cho đất nước. Bao giờ nền kinh tế thật sự ổn định, vững mạnh thì luật Cạnh tranh mới cần thiết để điều chỉnh luật chơi. Như vậy sẽ tránh thiệt hại cho doanh nghiệp, tránh tổn thương nền kinh tế, còn bây giờ hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ bị chết bởi quy luật tự nhiên cũng là bình thường để tinh lọc nền kinh tế. Cuối cùng S-Korea tặng một câu: “thà làm công nhân nước Mỹ còn hơn tỷ phú Zimbabwe” Câu chuyện thứ hai, W–American nói về luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam. W–American cho rằng với tình hình khoa học kỷ thuật hiện tại mà Việt Nam có luật Sở hữu trí tuệ đó là sự chảnh chọe không nên. Bởi những nước phát triển như Mỹ thì họ phát minh nhiều, sáng chế nhiều, họ muốn bảo vệ những ý tưởng của mình nên mới cần thiết luật Sở hữu trí tuệ. Còn Việt Nam thì phát minh được cái gì hoành tráng để thế giới công nhận chứ, vậy mà cũng bắt chước bảo hộ. Ôi! Đáng lẽ ra khôn ngoan thì im lặng mà đi ăn trộm ý tưởng của người ta về để phát triển kinh tế nước nhà thì có hay hơn không. Rõ ràng luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đang bảo vệ lợi ích cho một số người phát minh ý tưởng, song với tổng thể lợi ích Quốc gia thì nó chẳng mang lại lợi nhuận gì mà còn gây thiệt hại. Cuối cùng W–American tặng một câu: “cái bệnh bắt chước không chọn lọc và sĩ diện có thể làm chúng ta từ nghèo đi đến rất ngèo”. Rất mong thành viên Dân Luật cùng chia sẻ ý kiến! *Ghi chú: S–Korea và W–American là hai cái tên gắn liền với hình tượng Hàn Quốc và Mỹ để kể lại câu chuyện mà tôi từng nghe.