Sau cải cách tiền lương, lương viên chức, giáo dục, y tế cao hơn lương CCVC khác
Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, khi thực hiện cải cách tiền lương, lương viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác, bởi vì chúng ta đang thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế. Từ ngày 1/7 tới sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII). Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, một điểm đáng chú ý khi thực hiện cải cách tiền lương là lương viên chức, nhất là viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác, bởi vì chúng ta đang thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế. Nhất là qua đợt dịch COVID-19 vừa rồi cho thấy cần phải quan tâm nâng cao đời sống của đội ngũ thầy giáo và thầy thuốc nhiều hơn nữa. Vì vậy, khi cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm điều chỉnh hỗ trợ để đảm bảo tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) của giáo viên, bác sỹ được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc làm của họ, vừa bảo đảm mặt bằng tiền lương chung của cán bộ, công chức, viên chức, vừa thể hiện ưu đãi đối với hai ngành này. (1) Dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, theo phương án cải cách tiền lương, từ 1/7 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp). Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm. Mặc dù trong 3 năm qua, chúng ta chưa thực hiện cải cách tiền lương nhưng đã 2 lần điều chỉnh mức lương cơ sở, tăng 29,5%. Như vậy, tính tổng lại từ năm 2021 (thời điểm dự kiến thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW) đến ngày 1/7 tới đây thì lương của cán bộ, công chức, viên chức cũng tăng bình quân chung khá nhiều, khoảng 60%. Con số này tuy không phải là vượt bậc, nhưng cũng là mức tăng đáng kể so với con số tăng bình quân mỗi năm 7% khi chưa thực hiện cải cách tiền lương. Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn của Chính phủ, cũng như Bộ Nội vụ và các bộ, ngành trong triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW Trung ương khóa XII; nhất là trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn sau tác động của đại dịch COVID-19. (2) Xem xét bảo lưu mức lương và thu nhập ở đơn vị đặc thù Thông tin thêm về lương đối với cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị đặc thù, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo Nghị quyết 27-NQ/TW thì tới đây, chúng ta sẽ bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù. Hiện nay có 134.284 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (có tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 lần đến 2,43 lần). Con số này chiếm khoảng 6,78% tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cả nước. Khi bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù, họ sẽ hưởng tiền lương mới (kể cả phụ cấp) có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương. Vì vậy, để đảm bảo chế độ cho họ, Bộ Nội vụ tính toán để tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét bảo lưu mức lương và thu nhập đặc thù hiện hưởng. Tức là lương mới (kể cả bảo lưu) của những cán bộ, công chức, viên chức này không thấp hơn so với khi chưa thực hiện cải cách tiền lương đúng theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW, bảo đảm công bằng giữa các đối tượng hưởng lương trước và sau khi cải cách tiền lương. Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà mong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị đặc thù chia sẻ với chủ trương chung của Đảng để triển khai thực hiện cải cách tiền lương một cách hiệu quả. (3) Nỗ lực hoàn thành vị trí việc làm Nói về nhiệm vụ trong năm 2024 Chính phủ giao Bộ Nội vụ trong tháng 3 tới đây phải hoàn thành vị trí việc làm, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà thông tin, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương (cơ quan chủ trì tham mưu xây dựng vị trí việc làm trong hệ thống chính trị), các bộ, ngành, địa phương kịp thời hướng dẫn, điều chỉnh các chính sách liên quan, cố gắng hoàn thành trước 31/3 để kịp thời xây dựng phương án trả lương và áp dụng chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7. Bộ Nội vụ đang phối hợp hướng dẫn các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm “là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách chính sách tiền lương." Đây là một nhiệm vụ nặng nề, áp lực nhất khi thực hiện cải cách tiền lương, nhưng Bộ Nội vụ sẽ cùng các bộ, ngành, địa phương nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ Chính phủ giao. (4) Ban hành hệ thống thể chế để sử dụng 10% quỹ lương cơ bản để khen thưởng Chia sẻ về các bước tiếp theo để thực hiện cải cách tiền lương vào ngày 1/7 tới, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, tới đây, Bộ Chính trị sẽ xem xét, thông qua chủ trương, nguyên tắc về những nội dung cơ bản của chính sách tiền lương mới của toàn hệ thống chính trị để làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản về chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ Trung ương đến cấp xã, thực hiện từ ngày 1/7 năm nay. Bộ Nội vụ đang tích cực tham mưu xây dựng nghị định về chế độ tiền lương mới đối với đối tượng thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Ngoài ra, Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trình Ban Bí thư ban hành quyết định về chế độ tiền lương mới đối với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội; phối hợp với Ban Công tác đại biểu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về chế độ tiền lương mới đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bộ Nội vụ đang tham mưu cho cấp có thẩm quyền để xây dựng hệ thống bảng lương gồm lương cơ bản chiếm 70% và phụ cấp 30% tổng quỹ lương. Ngoài ra, còn có thêm 10% quỹ lương cơ bản để người đứng đầu cơ quan, đơn vị khen thưởng. Đồng thời, người đứng đầu có quyền trong việc ban hành cơ chế để sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên thuê chuyên gia, thu hút và trọng dụng những người có tài năng vào trong khu vực công. Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Tài chính để ban hành hệ thống thể chế làm căn cứ cho các bộ, ngành, địa phương có thể sử dụng nguồn ngân sách này thu hút và trọng dụng người có tài năng vào trong khu vực công. Theo Chính phủ
Đề nghị tăng lương sớm hơn đảm bảo tiền lương tối thiểu vùng
Vừa qua, đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn ĐBQH TPHCM đã đề nghị Quốc hội cần quyết liệt xem xét tăng lương theo Nghị quyết của Trung ương cũng như đảm bảo tiền lương tối thiểu vùng theo quy định. Tăng lương cho khu vực nhà nước và tăng lương tối thiểu vùng cho khu vực nhà nước Qua báo cáo của Chính phủ xoay quanh các vấn đề lao động, việc làm và những hạn chế, yếu kém tồn tại hiện nay chưa giải quyết được, đại biểu bày tỏ thống nhất với Báo cáo của Chính phủ đánh giá về các vấn đề này, đặc biệt là những trọng tâm của Chính phủ đặt ra để cuối năm nay và những năm tiếp theo cần đầu tư tập trung. Đối với vấn đề tiền lương, đại biểu hoàn toàn thống nhất với đề xuất của Chính phủ trong báo cáo của Chính phủ là cần quyết liệt xem xét tăng lương theo Nghị quyết của Trung ương cũng như đảm bảo lương tối thiểu vùng theo quy định. Tuy nhiên đại biểu đề nghị xem xét tăng lương phải sớm hơn. Bởi vì chỉ số CPI của Chính phủ đánh giá không tương đồng với đời sống thực tiễn của người lao động, dẫn đến vấn đề tiền lương của người lao động không đủ sống. Theo đại biểu tiền lương của cán bộ, công chức ở Thành phố Chí Minh có thể cầm cự được là nhờ có Nghị quyết 54 và Nghị quyết 98 giúp cho người cán bộ, công chức và người lao động trong khu vực Nhà nước có thêm khoản thu nhập tăng thêm. Tuy nhiên, nhóm của công chức ở những tỉnh, ngành, khu vực khác không có điều kiện được thu nhập tăng thêm thì không thể vượt qua được. Đối với tiền lương tối thiểu vùng của người lao động, đại biểu cho rằng, nếu như chúng ta cứ lần lữa và để cho người lao động tự cầm cự với nguồn thu nhập của mình như hiện nay thì người lao động cũng không thể tiếp tục bám trụ tại các thành phố lớn, họ buộc phải quay trở về địa phương - nơi sinh sống và trưởng thành để quay lại với các nghề nghiệp cũ. Do đó, đại biểu đề xuất Chính phủ cần xem xét và chỉ đạo sớm có các chủ trương liên quan đến tăng lương, trong đó tăng lương cho khu vực nhà nước và tăng lương tối thiểu vùng cho khu vực lao động sản xuất, từ đó mới giúp cho người lao động, tạo niềm tin để họ tiếp tục bám trụ vào sản xuất tại các vùng tập trung đông các khu công nghiệp, khu chế xuất như Thành phố Hồ Chí Minh. Tăng lương cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang bình quân 7%/năm Theo Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, những năm qua, mặc dù khó khăn trong đại dịch COVID-19. Chính phủ đã đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560 nghìn tỷ đồng bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018 từ ngày 01/7/2024 trong 3 năm 2024 - 2026. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong năm 2025, Chính phủ sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công theo Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018 của Trung ương từ ngày 01/7/2024. Đồng thời, Chính phủ cũng tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp theo quy định. Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp. Nguồn Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
2.034 giáo viên hợp đồng sẽ được xét tuyển vào viên chức
HNP - Theo Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Vũ Thu Hà, UBND Thành phố vừa ban hành Quyết định số 2362/QĐ-UBND ngày 9/6/2020 phê duyệt chỉ tiêu và ban hành kế hoạch xét tuyển viên chức đối với giáo viên có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước. Theo đó, ngay sau kỳ thi tuyển viên chức giáo viên năm 2019, thực hiện các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nội vụ, UBND Thành phố đã giao Sở Nội vụ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, tham mưu để triển khai xét đặc cách giáo viên có hợp đồng lao động từ năm 2015 trở về trước. Thực hiện chỉ đạo của Thành phố, từ tháng 1-3/2020, Sở Nội vụ đã hướng dẫn các quận, huyện, thị xã triển khai rà soát các trường hợp đủ điều kiện, đồng thời, công khai 2.034 trường hợp đủ điều kiện. Tiếp đó, Sở đã phối hợp, rà soát toàn bộ chỉ tiêu còn thiếu tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, kết quả cần tuyển 5.125 chỉ tiêu. Như vậy, số chỉ tiêu cần tuyển nhiều hơn số trường hợp đủ điều kiện xét tuyển. Tuy nhiên, ở một số môn cụ thể như giáo viên tiếng Anh tiểu học, Toán, Văn và tiếng Anh của cấp trung học cơ sở số giáo viên lại nhiều hơn số chỉ tiêu. Do vậy, Sở Nội vụ đã tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố cho bổ sung 224 chỉ tiêu từ quỹ biên chế dự trữ của Thành phố. Như vậy, sau khi điều chỉnh, UBND Thành phố đã phê duyệt chỉ tiêu xét tuyển viên chức đối với 2.034 giáo viên hợp đồng. Tổng chỉ tiêu còn thiếu của các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở là 5.349 chỉ tiêu. Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, ngay ngày mai 10/6, Sở sẽ triển khai tổ chức tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển của các thí sinh. Để đảm bảo không có quá nhiều thí sinh đăng ký vào một chỉ tiêu, Sở sẽ công khai danh sách đăng ký vào cuối mỗi ngày, trên cơ sở đó, các thí sinh sẽ lựa chọn, đăng ký vào những chỉ tiêu phù hợp và không phải cạnh tranh. Trong vòng 1 tháng tiếp nhận, mỗi thí sinh được 2 lần thay đổi nguyện vọng đăng ký. Đến hết ngày 12/7/2020, Sở sẽ công khai danh sách thí sinh dự xét tuyển; tiến hành kiểm tra hồ sơ trên phiếu đăng ký, xét lần 1 và xét thực hành, kiểm tra năng lực lần 2. Dự kiến, toàn bộ việc xét tuyển sẽ xong trước 31/7/2020. Giám đốc Sở Nội vụ khẳng định việc xét tuyển sẽ đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy đinh. Sau khi hoàn thành việc xét tuyển, Thành phố sẽ tiếp tục tổ chức thi tuyển viên chức giáo viên đối với số chỉ tiêu còn thiếu. Theo Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội.
Bảng lương dành cho viên chức áp dụng từ 01/7/2017
>>> Danh mục các ngạch công chức, viên chức mới nhất >>> Bảng lương và phụ cấp trong Quân đội từ ngày 01/7/2017 >>> Bảng lương và phụ cấp trong Công an từ ngày 01/7/2017 >>> Bảng lương cán bộ, công chức áp dụng từ ngày 01/7/2017 >>> 13 thay đổi dành cho cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/7/2017 Từ ngày 01/7/2017, mức lương cơ sở dành cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là 1.300.000 đồng/tháng (theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP), do vậy, sau đây mình xin gửi đến các bạn Bảng lương dành cho viên chức mới nhất: (Các bạn vui lòng nhấp vào bảng để hiển thị đầy đủ nội dung nhé) STT Nhóm ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12 1 Viên chức loại A3 a Nhóm 1 (A3.1) Hệ số lương 6.20 6.56 6.92 7.28 7.64 8.00 Mức lương 8.06 8.528 8.996 9.464 9.932 10.4 b Nhóm 2 (A3.2) Hệ số lương 5.75 6.11 6.47 6.83 7.19 7.55 Mức lương 7.475 7.943 8.411 8.879 9.347 9.815 2 Viên chức loại A2 a Nhóm 1 (A2.1) Hệ số lương 4.40 4.74 5.08 5.42 5.76 6.10 6.44 6.78 Mức lương 5.72 6.162 6.604 7.046 7.488 7.93 8.372 8.814 b Nhóm 2 (A2.2) Hệ số lương 4.00 4.34 4.68 5.02 5.36 5.70 6.04 6.38 Mức lương 5.2 5.642 6.084 6.526 6.968 7.41 7.852 8.294 3 Viên chức loại A1 Hệ số lương 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98 Mức lương 3.042 3.471 3.9 4.329 4.758 5.187 5.616 6.045 6.474 4 Viên chức loại A0 Hệ số lương 2.10 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89 Mức lương 2.73 3.133 3.536 3.939 4.342 4.745 5.148 5.551 5.954 6.357 5 Viên chức loại B Hệ số lương 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.06 Mức lương 2.418 2.678 2.938 3.198 3.458 3.718 3.978 4.238 4.498 4.758 5.018 5.278 6 Viên chức loại C a Nhóm 1 (C1) Hệ số lương 1.65 1.83 2.01 2.19 2.37 2.55 2.73 2.91 3.09 3.27 3.45 3.63 Mức lương 2.145 2.379 2.613 2.847 3.081 3.315 3.549 3.783 4.017 4.251 4.485 4.719 b Nhóm 2: Nhân viên nhà xác (C2) Hệ số lương 2.00 2.18 2.36 2.54 2.72 2.90 3.08 3.26 3.44 3.62 3.80 3.98 Mức lương 2.6 2.834 3.068 3.302 3.536 3.77 4.004 4.238 4.472 4.706 4.94 5.174 c Nhóm 3: Y công (C3) Hệ số lương 1.50 1.68 1.86 2.04 2.22 2.40 2.58 2.76 2.94 3.12 3.30 3.48 Mức lương 1.95 2.184 2.418 2.652 2.886 3.12 3.354 3.588 3.822 4.056 4.29 4.524 Căn cứ: Nghị định 204/2004/NĐ-CP
Tiền lương khoán gọn công việc
xin luật sư cho em hỏi: em hiện đang làm việc tại Bệnh viện,do nhu cầu nhân sự nên em được tuyển dụng vào làm từ 01/2016 nhưng đến nay bệnh viện vẫn kí hợp đồng theo hình thức khoán việc là 2.000.000đ/tháng. tuần làm 48h. theo em biết thì nếu làm việc liên tục theo tính chất công việc thì phải kí hợp đồng không xác định thời hạn hoặc có thời hạn.và khu vực em làm việc là khu vực 2 nông thôn thì mức lương như vậy có sai luật không? bằng cấp hiện tại của em là cao đằng.đây là bệnh công.bệnh viện nhà nứơc.xin được sự tư vấn của luật sư.xin cám on
Sau cải cách tiền lương, lương viên chức, giáo dục, y tế cao hơn lương CCVC khác
Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, khi thực hiện cải cách tiền lương, lương viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác, bởi vì chúng ta đang thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế. Từ ngày 1/7 tới sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII). Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, một điểm đáng chú ý khi thực hiện cải cách tiền lương là lương viên chức, nhất là viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác, bởi vì chúng ta đang thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế. Nhất là qua đợt dịch COVID-19 vừa rồi cho thấy cần phải quan tâm nâng cao đời sống của đội ngũ thầy giáo và thầy thuốc nhiều hơn nữa. Vì vậy, khi cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm điều chỉnh hỗ trợ để đảm bảo tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) của giáo viên, bác sỹ được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc làm của họ, vừa bảo đảm mặt bằng tiền lương chung của cán bộ, công chức, viên chức, vừa thể hiện ưu đãi đối với hai ngành này. (1) Dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, theo phương án cải cách tiền lương, từ 1/7 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp). Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm. Mặc dù trong 3 năm qua, chúng ta chưa thực hiện cải cách tiền lương nhưng đã 2 lần điều chỉnh mức lương cơ sở, tăng 29,5%. Như vậy, tính tổng lại từ năm 2021 (thời điểm dự kiến thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW) đến ngày 1/7 tới đây thì lương của cán bộ, công chức, viên chức cũng tăng bình quân chung khá nhiều, khoảng 60%. Con số này tuy không phải là vượt bậc, nhưng cũng là mức tăng đáng kể so với con số tăng bình quân mỗi năm 7% khi chưa thực hiện cải cách tiền lương. Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn của Chính phủ, cũng như Bộ Nội vụ và các bộ, ngành trong triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW Trung ương khóa XII; nhất là trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn sau tác động của đại dịch COVID-19. (2) Xem xét bảo lưu mức lương và thu nhập ở đơn vị đặc thù Thông tin thêm về lương đối với cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị đặc thù, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo Nghị quyết 27-NQ/TW thì tới đây, chúng ta sẽ bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù. Hiện nay có 134.284 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (có tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 lần đến 2,43 lần). Con số này chiếm khoảng 6,78% tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cả nước. Khi bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù, họ sẽ hưởng tiền lương mới (kể cả phụ cấp) có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương. Vì vậy, để đảm bảo chế độ cho họ, Bộ Nội vụ tính toán để tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét bảo lưu mức lương và thu nhập đặc thù hiện hưởng. Tức là lương mới (kể cả bảo lưu) của những cán bộ, công chức, viên chức này không thấp hơn so với khi chưa thực hiện cải cách tiền lương đúng theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW, bảo đảm công bằng giữa các đối tượng hưởng lương trước và sau khi cải cách tiền lương. Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà mong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị đặc thù chia sẻ với chủ trương chung của Đảng để triển khai thực hiện cải cách tiền lương một cách hiệu quả. (3) Nỗ lực hoàn thành vị trí việc làm Nói về nhiệm vụ trong năm 2024 Chính phủ giao Bộ Nội vụ trong tháng 3 tới đây phải hoàn thành vị trí việc làm, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà thông tin, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương (cơ quan chủ trì tham mưu xây dựng vị trí việc làm trong hệ thống chính trị), các bộ, ngành, địa phương kịp thời hướng dẫn, điều chỉnh các chính sách liên quan, cố gắng hoàn thành trước 31/3 để kịp thời xây dựng phương án trả lương và áp dụng chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7. Bộ Nội vụ đang phối hợp hướng dẫn các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm “là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách chính sách tiền lương." Đây là một nhiệm vụ nặng nề, áp lực nhất khi thực hiện cải cách tiền lương, nhưng Bộ Nội vụ sẽ cùng các bộ, ngành, địa phương nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ Chính phủ giao. (4) Ban hành hệ thống thể chế để sử dụng 10% quỹ lương cơ bản để khen thưởng Chia sẻ về các bước tiếp theo để thực hiện cải cách tiền lương vào ngày 1/7 tới, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, tới đây, Bộ Chính trị sẽ xem xét, thông qua chủ trương, nguyên tắc về những nội dung cơ bản của chính sách tiền lương mới của toàn hệ thống chính trị để làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản về chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ Trung ương đến cấp xã, thực hiện từ ngày 1/7 năm nay. Bộ Nội vụ đang tích cực tham mưu xây dựng nghị định về chế độ tiền lương mới đối với đối tượng thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Ngoài ra, Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trình Ban Bí thư ban hành quyết định về chế độ tiền lương mới đối với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội; phối hợp với Ban Công tác đại biểu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về chế độ tiền lương mới đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bộ Nội vụ đang tham mưu cho cấp có thẩm quyền để xây dựng hệ thống bảng lương gồm lương cơ bản chiếm 70% và phụ cấp 30% tổng quỹ lương. Ngoài ra, còn có thêm 10% quỹ lương cơ bản để người đứng đầu cơ quan, đơn vị khen thưởng. Đồng thời, người đứng đầu có quyền trong việc ban hành cơ chế để sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên thuê chuyên gia, thu hút và trọng dụng những người có tài năng vào trong khu vực công. Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Tài chính để ban hành hệ thống thể chế làm căn cứ cho các bộ, ngành, địa phương có thể sử dụng nguồn ngân sách này thu hút và trọng dụng người có tài năng vào trong khu vực công. Theo Chính phủ
Đề nghị tăng lương sớm hơn đảm bảo tiền lương tối thiểu vùng
Vừa qua, đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn ĐBQH TPHCM đã đề nghị Quốc hội cần quyết liệt xem xét tăng lương theo Nghị quyết của Trung ương cũng như đảm bảo tiền lương tối thiểu vùng theo quy định. Tăng lương cho khu vực nhà nước và tăng lương tối thiểu vùng cho khu vực nhà nước Qua báo cáo của Chính phủ xoay quanh các vấn đề lao động, việc làm và những hạn chế, yếu kém tồn tại hiện nay chưa giải quyết được, đại biểu bày tỏ thống nhất với Báo cáo của Chính phủ đánh giá về các vấn đề này, đặc biệt là những trọng tâm của Chính phủ đặt ra để cuối năm nay và những năm tiếp theo cần đầu tư tập trung. Đối với vấn đề tiền lương, đại biểu hoàn toàn thống nhất với đề xuất của Chính phủ trong báo cáo của Chính phủ là cần quyết liệt xem xét tăng lương theo Nghị quyết của Trung ương cũng như đảm bảo lương tối thiểu vùng theo quy định. Tuy nhiên đại biểu đề nghị xem xét tăng lương phải sớm hơn. Bởi vì chỉ số CPI của Chính phủ đánh giá không tương đồng với đời sống thực tiễn của người lao động, dẫn đến vấn đề tiền lương của người lao động không đủ sống. Theo đại biểu tiền lương của cán bộ, công chức ở Thành phố Chí Minh có thể cầm cự được là nhờ có Nghị quyết 54 và Nghị quyết 98 giúp cho người cán bộ, công chức và người lao động trong khu vực Nhà nước có thêm khoản thu nhập tăng thêm. Tuy nhiên, nhóm của công chức ở những tỉnh, ngành, khu vực khác không có điều kiện được thu nhập tăng thêm thì không thể vượt qua được. Đối với tiền lương tối thiểu vùng của người lao động, đại biểu cho rằng, nếu như chúng ta cứ lần lữa và để cho người lao động tự cầm cự với nguồn thu nhập của mình như hiện nay thì người lao động cũng không thể tiếp tục bám trụ tại các thành phố lớn, họ buộc phải quay trở về địa phương - nơi sinh sống và trưởng thành để quay lại với các nghề nghiệp cũ. Do đó, đại biểu đề xuất Chính phủ cần xem xét và chỉ đạo sớm có các chủ trương liên quan đến tăng lương, trong đó tăng lương cho khu vực nhà nước và tăng lương tối thiểu vùng cho khu vực lao động sản xuất, từ đó mới giúp cho người lao động, tạo niềm tin để họ tiếp tục bám trụ vào sản xuất tại các vùng tập trung đông các khu công nghiệp, khu chế xuất như Thành phố Hồ Chí Minh. Tăng lương cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang bình quân 7%/năm Theo Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, những năm qua, mặc dù khó khăn trong đại dịch COVID-19. Chính phủ đã đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560 nghìn tỷ đồng bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018 từ ngày 01/7/2024 trong 3 năm 2024 - 2026. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong năm 2025, Chính phủ sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công theo Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018 của Trung ương từ ngày 01/7/2024. Đồng thời, Chính phủ cũng tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp theo quy định. Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp. Nguồn Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
2.034 giáo viên hợp đồng sẽ được xét tuyển vào viên chức
HNP - Theo Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Vũ Thu Hà, UBND Thành phố vừa ban hành Quyết định số 2362/QĐ-UBND ngày 9/6/2020 phê duyệt chỉ tiêu và ban hành kế hoạch xét tuyển viên chức đối với giáo viên có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước. Theo đó, ngay sau kỳ thi tuyển viên chức giáo viên năm 2019, thực hiện các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nội vụ, UBND Thành phố đã giao Sở Nội vụ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, tham mưu để triển khai xét đặc cách giáo viên có hợp đồng lao động từ năm 2015 trở về trước. Thực hiện chỉ đạo của Thành phố, từ tháng 1-3/2020, Sở Nội vụ đã hướng dẫn các quận, huyện, thị xã triển khai rà soát các trường hợp đủ điều kiện, đồng thời, công khai 2.034 trường hợp đủ điều kiện. Tiếp đó, Sở đã phối hợp, rà soát toàn bộ chỉ tiêu còn thiếu tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, kết quả cần tuyển 5.125 chỉ tiêu. Như vậy, số chỉ tiêu cần tuyển nhiều hơn số trường hợp đủ điều kiện xét tuyển. Tuy nhiên, ở một số môn cụ thể như giáo viên tiếng Anh tiểu học, Toán, Văn và tiếng Anh của cấp trung học cơ sở số giáo viên lại nhiều hơn số chỉ tiêu. Do vậy, Sở Nội vụ đã tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố cho bổ sung 224 chỉ tiêu từ quỹ biên chế dự trữ của Thành phố. Như vậy, sau khi điều chỉnh, UBND Thành phố đã phê duyệt chỉ tiêu xét tuyển viên chức đối với 2.034 giáo viên hợp đồng. Tổng chỉ tiêu còn thiếu của các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở là 5.349 chỉ tiêu. Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, ngay ngày mai 10/6, Sở sẽ triển khai tổ chức tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển của các thí sinh. Để đảm bảo không có quá nhiều thí sinh đăng ký vào một chỉ tiêu, Sở sẽ công khai danh sách đăng ký vào cuối mỗi ngày, trên cơ sở đó, các thí sinh sẽ lựa chọn, đăng ký vào những chỉ tiêu phù hợp và không phải cạnh tranh. Trong vòng 1 tháng tiếp nhận, mỗi thí sinh được 2 lần thay đổi nguyện vọng đăng ký. Đến hết ngày 12/7/2020, Sở sẽ công khai danh sách thí sinh dự xét tuyển; tiến hành kiểm tra hồ sơ trên phiếu đăng ký, xét lần 1 và xét thực hành, kiểm tra năng lực lần 2. Dự kiến, toàn bộ việc xét tuyển sẽ xong trước 31/7/2020. Giám đốc Sở Nội vụ khẳng định việc xét tuyển sẽ đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy đinh. Sau khi hoàn thành việc xét tuyển, Thành phố sẽ tiếp tục tổ chức thi tuyển viên chức giáo viên đối với số chỉ tiêu còn thiếu. Theo Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội.
Bảng lương dành cho viên chức áp dụng từ 01/7/2017
>>> Danh mục các ngạch công chức, viên chức mới nhất >>> Bảng lương và phụ cấp trong Quân đội từ ngày 01/7/2017 >>> Bảng lương và phụ cấp trong Công an từ ngày 01/7/2017 >>> Bảng lương cán bộ, công chức áp dụng từ ngày 01/7/2017 >>> 13 thay đổi dành cho cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/7/2017 Từ ngày 01/7/2017, mức lương cơ sở dành cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là 1.300.000 đồng/tháng (theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP), do vậy, sau đây mình xin gửi đến các bạn Bảng lương dành cho viên chức mới nhất: (Các bạn vui lòng nhấp vào bảng để hiển thị đầy đủ nội dung nhé) STT Nhóm ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12 1 Viên chức loại A3 a Nhóm 1 (A3.1) Hệ số lương 6.20 6.56 6.92 7.28 7.64 8.00 Mức lương 8.06 8.528 8.996 9.464 9.932 10.4 b Nhóm 2 (A3.2) Hệ số lương 5.75 6.11 6.47 6.83 7.19 7.55 Mức lương 7.475 7.943 8.411 8.879 9.347 9.815 2 Viên chức loại A2 a Nhóm 1 (A2.1) Hệ số lương 4.40 4.74 5.08 5.42 5.76 6.10 6.44 6.78 Mức lương 5.72 6.162 6.604 7.046 7.488 7.93 8.372 8.814 b Nhóm 2 (A2.2) Hệ số lương 4.00 4.34 4.68 5.02 5.36 5.70 6.04 6.38 Mức lương 5.2 5.642 6.084 6.526 6.968 7.41 7.852 8.294 3 Viên chức loại A1 Hệ số lương 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98 Mức lương 3.042 3.471 3.9 4.329 4.758 5.187 5.616 6.045 6.474 4 Viên chức loại A0 Hệ số lương 2.10 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89 Mức lương 2.73 3.133 3.536 3.939 4.342 4.745 5.148 5.551 5.954 6.357 5 Viên chức loại B Hệ số lương 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.06 Mức lương 2.418 2.678 2.938 3.198 3.458 3.718 3.978 4.238 4.498 4.758 5.018 5.278 6 Viên chức loại C a Nhóm 1 (C1) Hệ số lương 1.65 1.83 2.01 2.19 2.37 2.55 2.73 2.91 3.09 3.27 3.45 3.63 Mức lương 2.145 2.379 2.613 2.847 3.081 3.315 3.549 3.783 4.017 4.251 4.485 4.719 b Nhóm 2: Nhân viên nhà xác (C2) Hệ số lương 2.00 2.18 2.36 2.54 2.72 2.90 3.08 3.26 3.44 3.62 3.80 3.98 Mức lương 2.6 2.834 3.068 3.302 3.536 3.77 4.004 4.238 4.472 4.706 4.94 5.174 c Nhóm 3: Y công (C3) Hệ số lương 1.50 1.68 1.86 2.04 2.22 2.40 2.58 2.76 2.94 3.12 3.30 3.48 Mức lương 1.95 2.184 2.418 2.652 2.886 3.12 3.354 3.588 3.822 4.056 4.29 4.524 Căn cứ: Nghị định 204/2004/NĐ-CP
Tiền lương khoán gọn công việc
xin luật sư cho em hỏi: em hiện đang làm việc tại Bệnh viện,do nhu cầu nhân sự nên em được tuyển dụng vào làm từ 01/2016 nhưng đến nay bệnh viện vẫn kí hợp đồng theo hình thức khoán việc là 2.000.000đ/tháng. tuần làm 48h. theo em biết thì nếu làm việc liên tục theo tính chất công việc thì phải kí hợp đồng không xác định thời hạn hoặc có thời hạn.và khu vực em làm việc là khu vực 2 nông thôn thì mức lương như vậy có sai luật không? bằng cấp hiện tại của em là cao đằng.đây là bệnh công.bệnh viện nhà nứơc.xin được sự tư vấn của luật sư.xin cám on