Hướng dẫn xử lý trường hợp hàng xóm không có mặt ký giáp ranh khi đo đạc
Nhằm xác định ranh giới thuộc quyền sở hữu một cách minh bạch để tránh tranh chấp về sau thì đo đạc ký giáp ranh với những thửa đất xung quanh là điều rất quan trọng. Tuy nhiên trong trường hợp hàng xóm cố tình không có mặt để ký giáp ranh thì xử lý thế nào? 1. Ký giáp ranh là gì? Ký giáp ranh có thể hiểu là thủ tục nhằm xác nhận ranh giới, mốc giới và ghi ý kiến của người sử dụng đất so với ranh giới thửa đất liền kề. Việc ký giáp ranh giữa các bên được thể hiện trong bản mô tả ranh giới đất khi cấp sổ đỏ, qua đó chứng minh thửa đất không có tranh chấp. 2. Xác định ranh giới thửa đất giáp ranh thế nào? Người sử dụng đất khi làm sổ căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định xác định ranh giới thửa đất được thực hiện như sau: - Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố... để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực). - Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất. + Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết. + Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp. + Đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi UBND cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền. 3. Hàng xóm không ký giáp ranh thì làm sao? Dựa theo điểm 2.4 khoản 2 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì việc lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được cán bộ đo đạc, các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác định theo thực địa và theo hồ sơ thửa đất liên quan (nếu có). Đơn vị đo đạc chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất đã lập cho UBND cấp xã để xác nhận vắng mặt và thông báo trên loa truyền thanh của cấp xã, niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã để người sử dụng đất đến ký xác nhận. Sau 15 ngày kể từ ngày thông báo mà người sử dụng đất không có mặt và không có khiếu nại, tranh chấp liên quan đến ranh giới, mốc giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã lập. Trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày nhận được Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất mà người sử dụng đất liền kề không ký xác nhận, đồng thời không có văn bản thể hiện việc có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến ranh giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại, người dẫn đạc ký xác nhận và ghi rõ lý do người sử dụng đất liền kề đó không ký xác nhận vào phần “lý do không đồng ý” trong Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất. Đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập danh sách các trường hợp nêu trên để gửi cho UBND cấp xã biết và lưu hồ sơ đo đạc.
Thủ tục xác định ranh giới đất có sổ đỏ
Chào Luật Sư, Tôi có mua đất tách từ một mảnh lớn có sẵn nhà cấp 4 đã ở một thời gian, nay em muốn xây lại do đó cần xác định ranh giới đất. Tình trạng mảnh đất như sau: - 1 mặt giáp đất tách ra của chủ cũ - 1 mặt một nửa giáp đất chủ cũ, một nửa là lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ - 2 mặt giáp 1 rãnh rộng tầm nửa mét, trong đó 1 mặt thoáng phía trước qua rãnh là đất chung của tập thể rất nhỏ nên không ai xây dựng được chỉ để thoáng Đất nhà tôi đúng 30m2 trên sổ đỏ nhưng vì giáp rãnh nên ranh giới chưa rõ ràng tuyệt đối. Vì vậy muốn tránh tranh chấp thì nên xác định ranh giới trước đúng không ạ. Vậy thủ tục ra sao và căn cứ luật như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!
Gặp khó khi chia tách sổ đỏ thừa kế của người đã mất?
Chào anh chị luật sư. Ông tôi mất để lại một mảnh đất có sổ đỏ đứng tên ông (có nhà và ao vườn). Ông mất không để lại di chúc. Vợ của ông còn sống, ông có 5 người con (3 người con trai và 2 người con gái). Bố tôi là con thứ 4 (đã mất trước ông) ngày trước ông bảo cho bố tôi mảnh đất ao có diện tích 200m, phần còn lại để cho người chú thứ 5 ở cùng ông bà trên mảng đất đó. Lúc còn sống bố tôi đã đóng thuế phi nông nghiệp phần đất mà ông chia cho bố tôi (từ năm 2015), trong các tờ khai nộp thuế đã đứng tên bố tôi. Bà của tôi- là vợ của ông và 4 người con còn lại vẫn sống. Mọi người trong nhà đều đồng ý chia như vậy. Các anh chị cho tôi hỏi - Để tách sổ đỏ cần những thủ tục gì? - Phần đất mà ông bảo cho bố tôi (đã mất) thì có thể chuyển thẳng cho tôi không?
Làm sổ đỏ khi cha mẹ cho đất nhưng anh trai không đồng ý?
Xin luật sư cho hỏi tôi đang làm mới sổ đỏ một miếng đất của cha mẹ mua. mẹ và em gái tôi đã đồng ý cho tôi đứng tên nhưng anh tôi lại không đồng ý. vậy tôi có hoàn tất được thủ tục làm sổ đỏ hay không
Xin hỏi luật sư: Nhà e có mua 1 mảnh đất 96,4m2 vào thời điểm năm 2003. Nhưng bên chuyển nhượng mới làm cho sổ xanh. Trong sổ xanh có ghi là đất thổ cư. Nhà ở. Vậy nhà e có làm đc sổ đỏ k ạ. Nhà e mượn sổ đỏ của chủ để đi làm sổ đỏ cho nhà e đc k. Và có phải mất phí gì k ạ. Hàng năm vẫn đóng tiền thuế đất thổ cư bình thường ạ. Mới đầu mượn sổ bên chủ. Họ k cho mượn. E có nhờ người làm giúp k cần cần sổ đỏ của chủ. Nhưng ng làm giúp bảo. Đất nhà e là đất vườn. Muốn làm sổ phải đóng 50% giá trị đất. Trong khi đó nhà chủ bảo đất nhà họ toàn là đất ở. Bán cho nhiều nhà rồi. Họ cũng làm sổ đỏ hết rồi. Tại sao còn mỗi nhà e họ lại nói là đất vườn. Hàng năm vẫn đóng thuế đất ở mà. E mông lung quá.
Chủ đất cũ không chịu đi làm sổ đỏ để sang tên cho tôi?
Chào Ls. Trường hợp nhà tôi như sau. Năm 2007 ông B cắt và bán cho tôi một mảnh đất nằm trong thửa đat của ông B. Tại thời điểm đấy ông B chưa có bìa đỏ, 2 bên chỉ có giấy viết tay thôi. Từ đó đến giờ 2 gia đình vẫn ở bình thường nhưng vì một số lý do k hiểu biết và chủ quan r bận mải nên chưa đi làm dc bìa đỏ Nhưng đến nay tôi có việc cần tiền nên muốn làm bìa để thế châp ngân hàng nhưng nhà ông B lại ko có nhu cầu nên ông B k chịu làm. Mà giờ tôi lên hcc để dki làm bìa thì trên hcc hướng dẫn là nguồn gốc đất là đất của ông B nên bh tôi muốn làm bìa thì ông B pải đứng ra để làm bìa mang tên ông B đã .sau đó thi mới làm chuyển nhượng tách bìa ra cho tôi đc. Khổ cái là ông B bh noi k co nhu cầu cần gì đến bìa vs cung k chịu đi làm nên giờ tôi ko thể tự cấp bìa phần đất ông B đã cắt bán cho tôi đc. Xin lưu ý là 2 gia đình vẫn ở vs nhau bình thưởng k tranh chấp gì ông B vẫn công nhận gianh giới phần đất ma ông B đã bán cho tôi chỉ là ông ấy cứ lấy lý do là k có như cầu vs bận mải k đi làm đc thôi. Haizz . Xin Ls tư vấn giúp tôi paid làm gì để đc cấp bìa đỏ trong khi ông B k chịu đứng ra làm ạ. Gia đình Xin chân thành cảm ơn ạ.
Mua đất đã 23 năm chưa làm sổ đỏ, bây giờ làm sổ có cần con của chủ đất cũ ký tên?
Cách đây 23 năm cha em có mua 3000m2 trên tổng số 5000m2 trong sổ đỏ đất nông nghiệp của người trong dòng họ, có giấy chuyển nhượng đất, giấy sở hữu tài sản, giấy chuyển thành quả lao động, tất cả giấy tờ đều có mộc đỏ chứng nhận của xã huyện. Giấy mua bán tay có chữ kí của chủ đất, trưởng ban, 2 người con (4 người con 3 nam 1 nữ, do 1 nam 1 nữ chưa đủ tuổi nên không kí ) và 2 người trong dòng họ làm chứng . Những người kí vào giấy mua bán tay đều còn sống chỉ có người chủ đất ( người mẹ đứng tên sổ đỏ) là chết. Sổ đỏ giờ người con trai út giữ ( chưa chủ sổ chưa chuyển quyền sử dụng cho các con) , người con gái lấy chồng đài loan hơn 10 năm. Giờ cha em muốn làm sổ đỏ , ra quận ( huyện giờ lên quận ) thì bảo cần sổ đỏ gốc, nhưng người con út làm khó không đưa. Cho em hỏi giờ làm sao để làm xong sổ đỏ nhanh nhất , nếu nhờ pháp luật can thiệp thì bao lâu mới xong, trong trường họp này có cần người con gái bên đài loan kí giấy gì không. Em xin cám ơn!
Làm sổ đỏ cho đất được cấp quyền sử dụng trước năm 1993
Xin chào mọi người, em muốn hỏi là nhà em đang ở được xây trước năm 1993 và có đập đi xây lại vào năm 2014, đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 1992 nhưng đang để tên của ông em mà ông lại mất rồi. Em muốn hỏi là bây h muốn chuyển giấy đó từ tên ông sang tên mẹ em thì phải làm như nào, có mất phí gì không ạ. và nếu muốn làm sổ đỏ thì có mất nhiều chi phí và những chi phí phải mất là chi phí gì ạ. trước khi nhà em xây lại thì nhà khá lụp xụp và ước tính giá trị chỉ khoảng 80tr nhưng lúc đó hỏi xã về làm sổ đỏ thì xã đòi chi phí còn cao hơn cả giá trị miếng đất mà em lại được bieets nhà nước hỗ trợ làm sổ đỏ cho những đất có quyền sử dụng trước năm 93. mong luật sư có thể tư vấn cho em ạ
Thủ tục làm giấy chứng nhận QSDĐ đối với đất bị dôi dư
Xin chào Quý luật sư! Quý luật sư tư vấn giúp em trường hợp của nhà em như sau ạ: Bố mẹ em đã mất và không để lại di chúc. Toàn bộ đất đai bố mẹ em để lại chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Em đứng ra đại diện đi làm giấy chứng nhận QSDĐ cho mảnh đất của bố mẹ em thì ở xã họ nói, đất đai của bố mẹ em bị dôi dư ra 200m, căn cứ vào những tờ bản đồ địa chính đo lại từng thời kì. Giờ em phải bỏ tiền ra trả số đất dôi dư đó thì mới làm được sổ đỏ. Thực tế, đây là đất ông bà em để lại, nhà em vẫn sống trên mảnh đất đó từ trước năm 1986, đến nay không có kiện tụng tranh chấp đất với hàng xóm láng giềng. Vậy, em căn cứ vào đâu để làm được sổ đỏ cho toàn bộ đất đai mà bố mẹ em để lại ạ? Mong nhận được sự tư vấn của Quý luật sư ạ!
Thủ tục làm sổ đỏ khi được nhận thừa kế?
Bà Nguyễn Thị A năm 2005 được UBND thị xã Hà Tĩnh cấp giấy chứng nhận QSD đất mang tên là : "Hộ bà: Nguyễn Thị A". Ngày cấp bìa là 01/8/2005. Nguồn gốc ghi trong bìa là:"Nhà nước công nhận QSD đất đối với đất đã sử dụng ổn định".Diện tích thửa đất là:300m2. Hiện nay, vợ chồng bà A đã chết. Ngày 30/3/2006, bà Nguyễn Thị A có làm di chúc với nội dung như sau: “Vợ chồng tôi sinh được 4 người con 1 trai 3 gái, con gái của tôi đã có chồng và nhà ở riêng còn 1 đứa con gái là Trương Thị V bị tàn tật và 1 đứa con trai Trương Văn H nay đang ở cùng tôi. Nay tôi lập di chúc để định đoạt tài sản của tôi cho con trai là Trương Văn H, con gài là Trương Thị V và con dâu là Nguyễn Thị Hương(Nguyễn Thị Hương là vợ của ông Trương Văn H) sẽ được thừa hưởng di sản thừa kế do tôi để lại là phần thuộc sở hữu của tôi bao gồm nhà trên đất và lô đất đã được cấp bìa nói trên cho bà người là H, V và Hương. Ngoài ba người con trên tôi không để lại di sản thừa kế của tôi nêu trên cho bất cứ ai khác . Nay vợ chồng anh H chị Hương muốn làm bìa thì thế nào ạ? Hiện nay bà Trương Thị V là đối tượng nhận trợ cấp xã hội.
Có làm được sổ đỏ cho đất nhận thế chấp khi người thế chấp đã bỏ trốn hơn 20 năm?
Xin chào luật sư! Năm 1996 gia đình tôi cho hàng xóm vay 1 khoản tiền lớn. Họ thế chấp bằng mảnh đất họ đang ở (chưa có sổ, giấy mua bán viết tay, có xác nhận nguồn gốc đất HTX cấp). Giấy vay ghi rõ nếu đến hạn mà không trả nợ thì mảnh đất thuộc sở hữu của bên cho vay. Cả gia đình bên vay tiền biến mất từ đó tới nay 24 năm. Gia đình tôi sử dụng mảnh đất đó và đóng thuế đất từ 1996 tới nay. Vậy xin hỏi có đủ điều kiện để cấp GCN QSDĐ không? Gia đình tôi cần làm thủ tục gì để được cấp sổ đỏ cho mảnh đất này? Xin cám ơn luật sư.
Xin hỏi về chia đất nhà từ đường và làm sổ đỏ
Ba em và cô ruột của ba em được nhận di chúc gia tộc viết tay không công chứng.cho 2 người 1 ngôi nhà 2 gian diện tích 700m2, cho ba em 1 gian ben trái và toàn quyền quản lý và sử dụng thờ cúng ông bà tổ tiên, con cháu từ đời này sang đời khác không được mua bán, còn gian bên phải cho cô của ba toàn quyền quản lý và sử dung .giờ 2 người đã chết , còn má e và ông dượng của ba e, giờ ai được hưởng và ai đứng tên làm sổ đỏ nhà ở, cho tới lô đất vẫn chưa làm sổ đỏ a
Đất khai hoang làm Sổ đỏ có phải nộp tiền sử dụng đất không?
Chào luật sư, cho tôi hỏi bố mẹ tôi có mảnh đất khai hoang làm nhà ở từ năm 1983, hàng xóm xung quanh đã có Sổ đỏ, còn gia đình bố mẹ tôi chưa có. Giờ bố mẹ tôi mới đi làm Sổ đỏ, nếu giá đình tôi làm Sổ đỏ thì có phải nộp tiền sử dụng đất hay không?
Em có thể làm sổ đỏ theo cách nào ạ?
Xin chào các anh chị. E năm nay 26 tuổi và e có 1 vấn đề liên quan tới đất đai rất mong được các anh chị giúp đỡ. Hiện tại bố mẹ e đều mất cả rồi. Trước khi mất mẹ e có viết giấy( e tạm gọi là di chúc) phân chia cho em và anh trai e như sau. Căn nhà chia chia làm 3 phần e hưởng 2 phần và anh trai e sẽ hưởng 1 phần. Đất nhà e thuộc diện tranh chấp nội bộ gia đình nên chưa có sổ đỏ. Em muốn hỏi là bây giờ e có thể bán đc căn nhà này không ạ. Nếu không bán đc thì e có thể làm sổ đỏ theo cách nào ạ. E rất mong nhận được phản hồi từ phía cách anh chị. Em cảm ơn nhiều ạ Em xin thông tin thêm là bà nội e hiện vẫn còn và rất minh mẫn ạ
Xử lý trường hợp tranh chấp với hàng xóm nên không ký biên bản giáp ranh
Trường hợp hàng xóm từ chối kí biên bản về xác định giáp ranh thì có thể vận dụng theo Khoản 2 Điều 8 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ( Sửa đổi, bổ sung Điểm 2.4 Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ) 2.4. Trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì việc lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được cán bộ đo đạc, các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác định theo thực địa và theo hồ sơ thửa đất liên quan (nếu có). Đơn vị đo đạc chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất đã lập cho Ủy ban nhân dân cấp xã để xác nhận vắng mặt và thông báo trên loa truyền thanh của cấp xã, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã để người sử dụng đất đến ký xác nhận. Sau 15 ngày kể từ ngày thông báo mà người sử dụng đất không có mặt và không có khiếu nại, tranh chấp liên quan đến ranh giới, mốc giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã lập. Trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày nhận được Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất mà người sử dụng đất liền kề không ký xác nhận, đồng thời không có văn bản thể hiện việc có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến ranh giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại, người dẫn đạc ký xác nhận và ghi rõ lý do người sử dụng đất liền kề đó không ký xác nhận vào phần “lý do không đồng ý” trong Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất.
Làm sổ đỏ đất được chuyển nhượng từ cha sang con cái
Em chào anh chị trong ngành luật em tên là vũ, em có một trường hợp muốn được anh chị tư vấn giúp em, cụ thệ như sau ạ: Ông bà ngoại em chuyển tỉnh sinh sống và có chuyển nhượng cho mẹ em mảnh đất thuộc quyền sở hữu của ông mà và chỉ viết giấy chuyển nhượng quyền sử dụng có chữ ký và được chính quyền công chứng chứng thực, và đến giờ thì ông ngoại em đã qua đời và mẹ em muốn làm sổ đỏ cho mảnh đất và đã có đủ chử ký của 8 người con còn lại và bà ngoại vậy để làm sổ đỏ thì có phải cần thiết 8 người con và bà ngoại phải có mặt không hay là chỉ cần chữ ký có xác nhận của chính quyền nơi 8 người và bà em đang sinh sống ạ! và trường hợp này muốn làm sổ đỏ thì cần những gì Ạ! mong anh chị giúp em, em cảm ơn ạ!
Thủ tục sang tên chuyển nhượng nhà đất và làm sổ đỏ
Xin chào luật sư! Gia đình tôi có mua 1 mảnh đất năm 1998, chủ cũ ho có viết tay giấy mua bán và đã có xác nhận của phường. Nhưng gia đình tôi khi đó chưa có điều kiện để là sổ đỏ. Giấy tờ mua bán đứng tên mẹ tôi, bố tôi bỏ nhà đi đã lâu không thể liên lạc được. Nay mẹ tôi muốn chia cho 2 con mỗi người 1 nửa đất. Vậy chúng tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì và thủ tục làm sổ đỏ như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trước kia khi bà em đang còn sống có nhường quyền sở hửu cho bố em một diện tích đất.hiện tại bây jo bố e mất đi e đi lam lại sô đỏ thì gặp một số trục trặc sau. Theo như bản lưu trữ trên máy thi quyền sở hữu miêng đất lô 888 vói diện tích 1310m là đất ở.nhưng theo đợt làm lại năm 1995.mảnh đát ây đk chia làm hai mảnh.1 là mang tên bố e với số lô 888(600m2) nhug lại ghi là đất màu, và lô 999(200m2) đất ở.nhưng trên sơ đồ thi lô999 ( lại là đất hoang) 2 là mang tên bà e với lô 888(700m3) vẫn ghi là đât màu.hiẹn tại sổ bà e bị mât. E co lên hỏi thi ub trả lòi sổ của bố e sai muc đích sử dụng nên k làm chuyển nhượng đuoc..(bố e cũng đã mất)vậy cho e hỏi jo e muốn làm sổ đỏ thi làm như thế nào ạ.(đát bà e k co tranh châp hiện tại nếu làm lại đk gộp lại 1 sổ vì bố e là con trai duy nhát ,các con của bà nhất trí nhường hết cho gđ e) Mong được giải đáp sớm ạ
Cha đẻ không cho con trai làm sổ đỏ
Xin chào luật sư! Năm 1985 tôi làm ăn và tích góp có mua được 1 mảnh đất tại Hà Nội ( có giấy tờ mua bán đất viết tay). Sau đó tôi có đưa bố mẹ đẻ và em trai lên ở và nhập hộ khẩu cho các cụ tại mảnh đất trên (em trai không có hộ khẩu). Tôi tin tưởng giao cho bme và em trai ở và gửi cả giấy mua bán nhà cho bố tôi nhờ cất giữ. Một thời gian sau đó tôi có đi đăng kí làm sổ đỏ thì bố tôi có nghe em trai tôi xúi giục và viết đơn đi kiện tôi không cho tôi làm sổ và chia tài sản. Làm tôi rất khó xử lên tôi đax dừng lại, một thời gian lâu sau đó tôi lại tiếp tục đăng kí nhưng người em trai tôi lại dựa danh nghĩa bố tôi đi kiện tôi. Khiến tôi không thể làm. Nhưng mới đây bố tôi đã qua đời và đã cắt hộ khảua tại mảnh đất của tôi. Bây giờ tôi mong muốn làm được sổ xin nhờ luật sư tư vấn!
Cần tư vấn về làm sổ đỏ và nhập khẩu khi chủ hộ đã mất
Xin Chào luật sư Mình có một số thắc mắc cần được tư vấn về vấn đề làm sổ đỏ, và nhập khẩu sổ hộ khẩu. Gia đình mình có 5 người gồm: bố, mẹ, anh trai, mình, và em gái. Nhà mình có một thửa đất ở quê đứng tên chủ hộ là mẹ và nhân khẩu đầy đủ tất cả các thành viên trong gia đình. Bố mình có một thửa đất khác tạm gọi là thửa A. Và có đứng tên trong một cuốn sổ hộ khẩu khác. Vậy hiện tại bố mình có tên trong hai cửa sổ hộ khẩu. Thời gian vừa qua do bị bệnh nên bố mình đã mất và không để lại di chúc. Nhưng theo di nguyện của bố mình được thừa kế thửa đất A. Mọi người trong gia đình đã đồng ý làm biên bản xác nhận để mình có thể làm thủ tục hành chính một cách thuận lợi. Mình có một số vấn đề cần được giải đáp như sau. Rất mong các luật sư tư vấn: 1- Để làm sổ đỏ cho thửa đất A mình có cần xóa tên bố trong sổ hộ khẩu ở quê hay không. Theo mình được biết một người không thể đứng tên trong 2 sổ hộ khẩu. 2- Do sổ hộ khẩu của thửa đất A chỉ có 1 nhân khẩu là bố mình nhưng hiện tại bố mình đã mất vậy mình muốn nhập khẩu vào cuốn sổ này và đứng tên làm chủ hộ có được không?. Nếu được thì thủ tục như thế nào? 3- Mình không có tên trong sổ hộ khẩu của thửa đất A, để chứng minh được mình là con của bố thì mình cần cung cấp loại giấy tờ gì cho chính quyền địa phương tại thửa đất A để mình có thể làm sổ đỏ. Mình xin cảm ơn các luật sư
Hướng dẫn xử lý trường hợp hàng xóm không có mặt ký giáp ranh khi đo đạc
Nhằm xác định ranh giới thuộc quyền sở hữu một cách minh bạch để tránh tranh chấp về sau thì đo đạc ký giáp ranh với những thửa đất xung quanh là điều rất quan trọng. Tuy nhiên trong trường hợp hàng xóm cố tình không có mặt để ký giáp ranh thì xử lý thế nào? 1. Ký giáp ranh là gì? Ký giáp ranh có thể hiểu là thủ tục nhằm xác nhận ranh giới, mốc giới và ghi ý kiến của người sử dụng đất so với ranh giới thửa đất liền kề. Việc ký giáp ranh giữa các bên được thể hiện trong bản mô tả ranh giới đất khi cấp sổ đỏ, qua đó chứng minh thửa đất không có tranh chấp. 2. Xác định ranh giới thửa đất giáp ranh thế nào? Người sử dụng đất khi làm sổ căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định xác định ranh giới thửa đất được thực hiện như sau: - Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố... để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực). - Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất. + Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết. + Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp. + Đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi UBND cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền. 3. Hàng xóm không ký giáp ranh thì làm sao? Dựa theo điểm 2.4 khoản 2 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì việc lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được cán bộ đo đạc, các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác định theo thực địa và theo hồ sơ thửa đất liên quan (nếu có). Đơn vị đo đạc chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất đã lập cho UBND cấp xã để xác nhận vắng mặt và thông báo trên loa truyền thanh của cấp xã, niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã để người sử dụng đất đến ký xác nhận. Sau 15 ngày kể từ ngày thông báo mà người sử dụng đất không có mặt và không có khiếu nại, tranh chấp liên quan đến ranh giới, mốc giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã lập. Trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày nhận được Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất mà người sử dụng đất liền kề không ký xác nhận, đồng thời không có văn bản thể hiện việc có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến ranh giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại, người dẫn đạc ký xác nhận và ghi rõ lý do người sử dụng đất liền kề đó không ký xác nhận vào phần “lý do không đồng ý” trong Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất. Đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập danh sách các trường hợp nêu trên để gửi cho UBND cấp xã biết và lưu hồ sơ đo đạc.
Thủ tục xác định ranh giới đất có sổ đỏ
Chào Luật Sư, Tôi có mua đất tách từ một mảnh lớn có sẵn nhà cấp 4 đã ở một thời gian, nay em muốn xây lại do đó cần xác định ranh giới đất. Tình trạng mảnh đất như sau: - 1 mặt giáp đất tách ra của chủ cũ - 1 mặt một nửa giáp đất chủ cũ, một nửa là lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ - 2 mặt giáp 1 rãnh rộng tầm nửa mét, trong đó 1 mặt thoáng phía trước qua rãnh là đất chung của tập thể rất nhỏ nên không ai xây dựng được chỉ để thoáng Đất nhà tôi đúng 30m2 trên sổ đỏ nhưng vì giáp rãnh nên ranh giới chưa rõ ràng tuyệt đối. Vì vậy muốn tránh tranh chấp thì nên xác định ranh giới trước đúng không ạ. Vậy thủ tục ra sao và căn cứ luật như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!
Gặp khó khi chia tách sổ đỏ thừa kế của người đã mất?
Chào anh chị luật sư. Ông tôi mất để lại một mảnh đất có sổ đỏ đứng tên ông (có nhà và ao vườn). Ông mất không để lại di chúc. Vợ của ông còn sống, ông có 5 người con (3 người con trai và 2 người con gái). Bố tôi là con thứ 4 (đã mất trước ông) ngày trước ông bảo cho bố tôi mảnh đất ao có diện tích 200m, phần còn lại để cho người chú thứ 5 ở cùng ông bà trên mảng đất đó. Lúc còn sống bố tôi đã đóng thuế phi nông nghiệp phần đất mà ông chia cho bố tôi (từ năm 2015), trong các tờ khai nộp thuế đã đứng tên bố tôi. Bà của tôi- là vợ của ông và 4 người con còn lại vẫn sống. Mọi người trong nhà đều đồng ý chia như vậy. Các anh chị cho tôi hỏi - Để tách sổ đỏ cần những thủ tục gì? - Phần đất mà ông bảo cho bố tôi (đã mất) thì có thể chuyển thẳng cho tôi không?
Làm sổ đỏ khi cha mẹ cho đất nhưng anh trai không đồng ý?
Xin luật sư cho hỏi tôi đang làm mới sổ đỏ một miếng đất của cha mẹ mua. mẹ và em gái tôi đã đồng ý cho tôi đứng tên nhưng anh tôi lại không đồng ý. vậy tôi có hoàn tất được thủ tục làm sổ đỏ hay không
Xin hỏi luật sư: Nhà e có mua 1 mảnh đất 96,4m2 vào thời điểm năm 2003. Nhưng bên chuyển nhượng mới làm cho sổ xanh. Trong sổ xanh có ghi là đất thổ cư. Nhà ở. Vậy nhà e có làm đc sổ đỏ k ạ. Nhà e mượn sổ đỏ của chủ để đi làm sổ đỏ cho nhà e đc k. Và có phải mất phí gì k ạ. Hàng năm vẫn đóng tiền thuế đất thổ cư bình thường ạ. Mới đầu mượn sổ bên chủ. Họ k cho mượn. E có nhờ người làm giúp k cần cần sổ đỏ của chủ. Nhưng ng làm giúp bảo. Đất nhà e là đất vườn. Muốn làm sổ phải đóng 50% giá trị đất. Trong khi đó nhà chủ bảo đất nhà họ toàn là đất ở. Bán cho nhiều nhà rồi. Họ cũng làm sổ đỏ hết rồi. Tại sao còn mỗi nhà e họ lại nói là đất vườn. Hàng năm vẫn đóng thuế đất ở mà. E mông lung quá.
Chủ đất cũ không chịu đi làm sổ đỏ để sang tên cho tôi?
Chào Ls. Trường hợp nhà tôi như sau. Năm 2007 ông B cắt và bán cho tôi một mảnh đất nằm trong thửa đat của ông B. Tại thời điểm đấy ông B chưa có bìa đỏ, 2 bên chỉ có giấy viết tay thôi. Từ đó đến giờ 2 gia đình vẫn ở bình thường nhưng vì một số lý do k hiểu biết và chủ quan r bận mải nên chưa đi làm dc bìa đỏ Nhưng đến nay tôi có việc cần tiền nên muốn làm bìa để thế châp ngân hàng nhưng nhà ông B lại ko có nhu cầu nên ông B k chịu làm. Mà giờ tôi lên hcc để dki làm bìa thì trên hcc hướng dẫn là nguồn gốc đất là đất của ông B nên bh tôi muốn làm bìa thì ông B pải đứng ra để làm bìa mang tên ông B đã .sau đó thi mới làm chuyển nhượng tách bìa ra cho tôi đc. Khổ cái là ông B bh noi k co nhu cầu cần gì đến bìa vs cung k chịu đi làm nên giờ tôi ko thể tự cấp bìa phần đất ông B đã cắt bán cho tôi đc. Xin lưu ý là 2 gia đình vẫn ở vs nhau bình thưởng k tranh chấp gì ông B vẫn công nhận gianh giới phần đất ma ông B đã bán cho tôi chỉ là ông ấy cứ lấy lý do là k có như cầu vs bận mải k đi làm đc thôi. Haizz . Xin Ls tư vấn giúp tôi paid làm gì để đc cấp bìa đỏ trong khi ông B k chịu đứng ra làm ạ. Gia đình Xin chân thành cảm ơn ạ.
Mua đất đã 23 năm chưa làm sổ đỏ, bây giờ làm sổ có cần con của chủ đất cũ ký tên?
Cách đây 23 năm cha em có mua 3000m2 trên tổng số 5000m2 trong sổ đỏ đất nông nghiệp của người trong dòng họ, có giấy chuyển nhượng đất, giấy sở hữu tài sản, giấy chuyển thành quả lao động, tất cả giấy tờ đều có mộc đỏ chứng nhận của xã huyện. Giấy mua bán tay có chữ kí của chủ đất, trưởng ban, 2 người con (4 người con 3 nam 1 nữ, do 1 nam 1 nữ chưa đủ tuổi nên không kí ) và 2 người trong dòng họ làm chứng . Những người kí vào giấy mua bán tay đều còn sống chỉ có người chủ đất ( người mẹ đứng tên sổ đỏ) là chết. Sổ đỏ giờ người con trai út giữ ( chưa chủ sổ chưa chuyển quyền sử dụng cho các con) , người con gái lấy chồng đài loan hơn 10 năm. Giờ cha em muốn làm sổ đỏ , ra quận ( huyện giờ lên quận ) thì bảo cần sổ đỏ gốc, nhưng người con út làm khó không đưa. Cho em hỏi giờ làm sao để làm xong sổ đỏ nhanh nhất , nếu nhờ pháp luật can thiệp thì bao lâu mới xong, trong trường họp này có cần người con gái bên đài loan kí giấy gì không. Em xin cám ơn!
Làm sổ đỏ cho đất được cấp quyền sử dụng trước năm 1993
Xin chào mọi người, em muốn hỏi là nhà em đang ở được xây trước năm 1993 và có đập đi xây lại vào năm 2014, đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 1992 nhưng đang để tên của ông em mà ông lại mất rồi. Em muốn hỏi là bây h muốn chuyển giấy đó từ tên ông sang tên mẹ em thì phải làm như nào, có mất phí gì không ạ. và nếu muốn làm sổ đỏ thì có mất nhiều chi phí và những chi phí phải mất là chi phí gì ạ. trước khi nhà em xây lại thì nhà khá lụp xụp và ước tính giá trị chỉ khoảng 80tr nhưng lúc đó hỏi xã về làm sổ đỏ thì xã đòi chi phí còn cao hơn cả giá trị miếng đất mà em lại được bieets nhà nước hỗ trợ làm sổ đỏ cho những đất có quyền sử dụng trước năm 93. mong luật sư có thể tư vấn cho em ạ
Thủ tục làm giấy chứng nhận QSDĐ đối với đất bị dôi dư
Xin chào Quý luật sư! Quý luật sư tư vấn giúp em trường hợp của nhà em như sau ạ: Bố mẹ em đã mất và không để lại di chúc. Toàn bộ đất đai bố mẹ em để lại chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Em đứng ra đại diện đi làm giấy chứng nhận QSDĐ cho mảnh đất của bố mẹ em thì ở xã họ nói, đất đai của bố mẹ em bị dôi dư ra 200m, căn cứ vào những tờ bản đồ địa chính đo lại từng thời kì. Giờ em phải bỏ tiền ra trả số đất dôi dư đó thì mới làm được sổ đỏ. Thực tế, đây là đất ông bà em để lại, nhà em vẫn sống trên mảnh đất đó từ trước năm 1986, đến nay không có kiện tụng tranh chấp đất với hàng xóm láng giềng. Vậy, em căn cứ vào đâu để làm được sổ đỏ cho toàn bộ đất đai mà bố mẹ em để lại ạ? Mong nhận được sự tư vấn của Quý luật sư ạ!
Thủ tục làm sổ đỏ khi được nhận thừa kế?
Bà Nguyễn Thị A năm 2005 được UBND thị xã Hà Tĩnh cấp giấy chứng nhận QSD đất mang tên là : "Hộ bà: Nguyễn Thị A". Ngày cấp bìa là 01/8/2005. Nguồn gốc ghi trong bìa là:"Nhà nước công nhận QSD đất đối với đất đã sử dụng ổn định".Diện tích thửa đất là:300m2. Hiện nay, vợ chồng bà A đã chết. Ngày 30/3/2006, bà Nguyễn Thị A có làm di chúc với nội dung như sau: “Vợ chồng tôi sinh được 4 người con 1 trai 3 gái, con gái của tôi đã có chồng và nhà ở riêng còn 1 đứa con gái là Trương Thị V bị tàn tật và 1 đứa con trai Trương Văn H nay đang ở cùng tôi. Nay tôi lập di chúc để định đoạt tài sản của tôi cho con trai là Trương Văn H, con gài là Trương Thị V và con dâu là Nguyễn Thị Hương(Nguyễn Thị Hương là vợ của ông Trương Văn H) sẽ được thừa hưởng di sản thừa kế do tôi để lại là phần thuộc sở hữu của tôi bao gồm nhà trên đất và lô đất đã được cấp bìa nói trên cho bà người là H, V và Hương. Ngoài ba người con trên tôi không để lại di sản thừa kế của tôi nêu trên cho bất cứ ai khác . Nay vợ chồng anh H chị Hương muốn làm bìa thì thế nào ạ? Hiện nay bà Trương Thị V là đối tượng nhận trợ cấp xã hội.
Có làm được sổ đỏ cho đất nhận thế chấp khi người thế chấp đã bỏ trốn hơn 20 năm?
Xin chào luật sư! Năm 1996 gia đình tôi cho hàng xóm vay 1 khoản tiền lớn. Họ thế chấp bằng mảnh đất họ đang ở (chưa có sổ, giấy mua bán viết tay, có xác nhận nguồn gốc đất HTX cấp). Giấy vay ghi rõ nếu đến hạn mà không trả nợ thì mảnh đất thuộc sở hữu của bên cho vay. Cả gia đình bên vay tiền biến mất từ đó tới nay 24 năm. Gia đình tôi sử dụng mảnh đất đó và đóng thuế đất từ 1996 tới nay. Vậy xin hỏi có đủ điều kiện để cấp GCN QSDĐ không? Gia đình tôi cần làm thủ tục gì để được cấp sổ đỏ cho mảnh đất này? Xin cám ơn luật sư.
Xin hỏi về chia đất nhà từ đường và làm sổ đỏ
Ba em và cô ruột của ba em được nhận di chúc gia tộc viết tay không công chứng.cho 2 người 1 ngôi nhà 2 gian diện tích 700m2, cho ba em 1 gian ben trái và toàn quyền quản lý và sử dụng thờ cúng ông bà tổ tiên, con cháu từ đời này sang đời khác không được mua bán, còn gian bên phải cho cô của ba toàn quyền quản lý và sử dung .giờ 2 người đã chết , còn má e và ông dượng của ba e, giờ ai được hưởng và ai đứng tên làm sổ đỏ nhà ở, cho tới lô đất vẫn chưa làm sổ đỏ a
Đất khai hoang làm Sổ đỏ có phải nộp tiền sử dụng đất không?
Chào luật sư, cho tôi hỏi bố mẹ tôi có mảnh đất khai hoang làm nhà ở từ năm 1983, hàng xóm xung quanh đã có Sổ đỏ, còn gia đình bố mẹ tôi chưa có. Giờ bố mẹ tôi mới đi làm Sổ đỏ, nếu giá đình tôi làm Sổ đỏ thì có phải nộp tiền sử dụng đất hay không?
Em có thể làm sổ đỏ theo cách nào ạ?
Xin chào các anh chị. E năm nay 26 tuổi và e có 1 vấn đề liên quan tới đất đai rất mong được các anh chị giúp đỡ. Hiện tại bố mẹ e đều mất cả rồi. Trước khi mất mẹ e có viết giấy( e tạm gọi là di chúc) phân chia cho em và anh trai e như sau. Căn nhà chia chia làm 3 phần e hưởng 2 phần và anh trai e sẽ hưởng 1 phần. Đất nhà e thuộc diện tranh chấp nội bộ gia đình nên chưa có sổ đỏ. Em muốn hỏi là bây giờ e có thể bán đc căn nhà này không ạ. Nếu không bán đc thì e có thể làm sổ đỏ theo cách nào ạ. E rất mong nhận được phản hồi từ phía cách anh chị. Em cảm ơn nhiều ạ Em xin thông tin thêm là bà nội e hiện vẫn còn và rất minh mẫn ạ
Xử lý trường hợp tranh chấp với hàng xóm nên không ký biên bản giáp ranh
Trường hợp hàng xóm từ chối kí biên bản về xác định giáp ranh thì có thể vận dụng theo Khoản 2 Điều 8 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ( Sửa đổi, bổ sung Điểm 2.4 Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ) 2.4. Trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì việc lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được cán bộ đo đạc, các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác định theo thực địa và theo hồ sơ thửa đất liên quan (nếu có). Đơn vị đo đạc chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất đã lập cho Ủy ban nhân dân cấp xã để xác nhận vắng mặt và thông báo trên loa truyền thanh của cấp xã, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã để người sử dụng đất đến ký xác nhận. Sau 15 ngày kể từ ngày thông báo mà người sử dụng đất không có mặt và không có khiếu nại, tranh chấp liên quan đến ranh giới, mốc giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã lập. Trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày nhận được Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất mà người sử dụng đất liền kề không ký xác nhận, đồng thời không có văn bản thể hiện việc có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến ranh giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại, người dẫn đạc ký xác nhận và ghi rõ lý do người sử dụng đất liền kề đó không ký xác nhận vào phần “lý do không đồng ý” trong Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất.
Làm sổ đỏ đất được chuyển nhượng từ cha sang con cái
Em chào anh chị trong ngành luật em tên là vũ, em có một trường hợp muốn được anh chị tư vấn giúp em, cụ thệ như sau ạ: Ông bà ngoại em chuyển tỉnh sinh sống và có chuyển nhượng cho mẹ em mảnh đất thuộc quyền sở hữu của ông mà và chỉ viết giấy chuyển nhượng quyền sử dụng có chữ ký và được chính quyền công chứng chứng thực, và đến giờ thì ông ngoại em đã qua đời và mẹ em muốn làm sổ đỏ cho mảnh đất và đã có đủ chử ký của 8 người con còn lại và bà ngoại vậy để làm sổ đỏ thì có phải cần thiết 8 người con và bà ngoại phải có mặt không hay là chỉ cần chữ ký có xác nhận của chính quyền nơi 8 người và bà em đang sinh sống ạ! và trường hợp này muốn làm sổ đỏ thì cần những gì Ạ! mong anh chị giúp em, em cảm ơn ạ!
Thủ tục sang tên chuyển nhượng nhà đất và làm sổ đỏ
Xin chào luật sư! Gia đình tôi có mua 1 mảnh đất năm 1998, chủ cũ ho có viết tay giấy mua bán và đã có xác nhận của phường. Nhưng gia đình tôi khi đó chưa có điều kiện để là sổ đỏ. Giấy tờ mua bán đứng tên mẹ tôi, bố tôi bỏ nhà đi đã lâu không thể liên lạc được. Nay mẹ tôi muốn chia cho 2 con mỗi người 1 nửa đất. Vậy chúng tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì và thủ tục làm sổ đỏ như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trước kia khi bà em đang còn sống có nhường quyền sở hửu cho bố em một diện tích đất.hiện tại bây jo bố e mất đi e đi lam lại sô đỏ thì gặp một số trục trặc sau. Theo như bản lưu trữ trên máy thi quyền sở hữu miêng đất lô 888 vói diện tích 1310m là đất ở.nhưng theo đợt làm lại năm 1995.mảnh đát ây đk chia làm hai mảnh.1 là mang tên bố e với số lô 888(600m2) nhug lại ghi là đất màu, và lô 999(200m2) đất ở.nhưng trên sơ đồ thi lô999 ( lại là đất hoang) 2 là mang tên bà e với lô 888(700m3) vẫn ghi là đât màu.hiẹn tại sổ bà e bị mât. E co lên hỏi thi ub trả lòi sổ của bố e sai muc đích sử dụng nên k làm chuyển nhượng đuoc..(bố e cũng đã mất)vậy cho e hỏi jo e muốn làm sổ đỏ thi làm như thế nào ạ.(đát bà e k co tranh châp hiện tại nếu làm lại đk gộp lại 1 sổ vì bố e là con trai duy nhát ,các con của bà nhất trí nhường hết cho gđ e) Mong được giải đáp sớm ạ
Cha đẻ không cho con trai làm sổ đỏ
Xin chào luật sư! Năm 1985 tôi làm ăn và tích góp có mua được 1 mảnh đất tại Hà Nội ( có giấy tờ mua bán đất viết tay). Sau đó tôi có đưa bố mẹ đẻ và em trai lên ở và nhập hộ khẩu cho các cụ tại mảnh đất trên (em trai không có hộ khẩu). Tôi tin tưởng giao cho bme và em trai ở và gửi cả giấy mua bán nhà cho bố tôi nhờ cất giữ. Một thời gian sau đó tôi có đi đăng kí làm sổ đỏ thì bố tôi có nghe em trai tôi xúi giục và viết đơn đi kiện tôi không cho tôi làm sổ và chia tài sản. Làm tôi rất khó xử lên tôi đax dừng lại, một thời gian lâu sau đó tôi lại tiếp tục đăng kí nhưng người em trai tôi lại dựa danh nghĩa bố tôi đi kiện tôi. Khiến tôi không thể làm. Nhưng mới đây bố tôi đã qua đời và đã cắt hộ khảua tại mảnh đất của tôi. Bây giờ tôi mong muốn làm được sổ xin nhờ luật sư tư vấn!
Cần tư vấn về làm sổ đỏ và nhập khẩu khi chủ hộ đã mất
Xin Chào luật sư Mình có một số thắc mắc cần được tư vấn về vấn đề làm sổ đỏ, và nhập khẩu sổ hộ khẩu. Gia đình mình có 5 người gồm: bố, mẹ, anh trai, mình, và em gái. Nhà mình có một thửa đất ở quê đứng tên chủ hộ là mẹ và nhân khẩu đầy đủ tất cả các thành viên trong gia đình. Bố mình có một thửa đất khác tạm gọi là thửa A. Và có đứng tên trong một cuốn sổ hộ khẩu khác. Vậy hiện tại bố mình có tên trong hai cửa sổ hộ khẩu. Thời gian vừa qua do bị bệnh nên bố mình đã mất và không để lại di chúc. Nhưng theo di nguyện của bố mình được thừa kế thửa đất A. Mọi người trong gia đình đã đồng ý làm biên bản xác nhận để mình có thể làm thủ tục hành chính một cách thuận lợi. Mình có một số vấn đề cần được giải đáp như sau. Rất mong các luật sư tư vấn: 1- Để làm sổ đỏ cho thửa đất A mình có cần xóa tên bố trong sổ hộ khẩu ở quê hay không. Theo mình được biết một người không thể đứng tên trong 2 sổ hộ khẩu. 2- Do sổ hộ khẩu của thửa đất A chỉ có 1 nhân khẩu là bố mình nhưng hiện tại bố mình đã mất vậy mình muốn nhập khẩu vào cuốn sổ này và đứng tên làm chủ hộ có được không?. Nếu được thì thủ tục như thế nào? 3- Mình không có tên trong sổ hộ khẩu của thửa đất A, để chứng minh được mình là con của bố thì mình cần cung cấp loại giấy tờ gì cho chính quyền địa phương tại thửa đất A để mình có thể làm sổ đỏ. Mình xin cảm ơn các luật sư