Từ 15/04/2024, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong lĩnh vực y tế là từ đủ 02-05 năm
Thông tư 01/2024/TT-BYT có hiệu lực từ 15/04/2024 quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị thuộc Bộ Y tế và thuộc phạm vi quản lý trong vực y tế tại địa phương. Thông tư 01/2024/TT-BYT nêu rõ Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện. Trường hợp nếu có vướng mắc trong quá trình thực hiện thì các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Tổ chức cán bộ) để được hướng dẫn hoặc xem xét, giải quyết. Cụ thể về những nội dung của Thông tư như sau. (1) Phải thực hiện định kỳ chuyển đổi Danh mục vị trí công tác Theo Thông tư 01/2024/TT-BYT, tiếp nhận hồ sơ, xử lý và trình cấp có thẩm quyền quyết định: cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn, thay đổi, bổ sung, công bố các loại giấy phép, giấy đăng ký, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, chứng chỉ, số phiếu tiếp nhận hồ sơ, ban hành danh mục, chương trình, tài liệu thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng - Giấy chứng nhận cơ sở xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III, cấp IV. - Giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm. - Số đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu và Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. - Giấy xác nhận nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. - Giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính. - Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định đối với thuốc lá. - Giấy phép hoạt động đối với phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp. Khám bệnh, chữa bệnh - Giấy phép hành nghề. - Giấy phép hoạt động. - Giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. - Danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Dược phẩm, mỹ phẩm, y học cổ truyền Dược phẩm: - Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. - Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc. - Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm cho các đơn vị kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật. - Chứng chỉ hành nghề dược. - Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, dược liệu, thuốc cổ truyền. - Giấy chứng nhận GMP, GLP, GSP, GCP. Mỹ phẩm: - Giấy chứng nhận CGMP. - Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. - Số phiếu tiếp nhận công bố sản phẩm mỹ phẩm. - Giấy xác nhận quảng cáo mỹ phẩm. Y học cổ truyền: - Giấy chứng nhận GACP - Giấy đăng ký lưu hành dược liệu, thuốc cổ truyền theo quy định của pháp luật. - Giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền. - Giấy xác nhận nội dung thông tin, nội dung quảng cáo thuốc cổ truyền và điều chỉnh nội dung thông tin, nội dung quảng cáo thuốc cổ truyền. An toàn thực phẩm, dinh dưỡng - Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định. - Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. - Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. - Giấy chứng nhận y tế và các giấy chứng nhận khác đối với các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu theo quy định của pháp luật. - Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh. - Giấy chứng nhận GMP. Thiết bị y tế - Số lưu hành - Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với thiết bị y tế - Giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế - Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định thiết bị y tế trong phạm vi được phân công quản lý. - Số tiếp nhận hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện sản xuất thiết bị y tế, hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện mua, bán thiết bị y tế. Bảo hiểm y tế - Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc tân dược, hoá dược, sinh phẩm và chất đánh dấu; danh mục thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc có kết hợp dược chất với dược liệu, vị thuốc cổ truyền, dược liệu; vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế. - Chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị cho người bệnh không thuộc khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài. Khoa học công nghệ - Giấy chứng nhận đạt thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng. - Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ. (2) Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác và chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt Tại Điều 3 Thông tư 01/2024/TT-BYT quy định về thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác như sau: - Từ đủ 02 đến 05 năm theo đặc thù của từng vị trí công tác - Thời điểm chuyển đổi công tác tính từ ngày có quyết định hoặc theo văn bản phân công đảm nhiệm vị trí công tác đó. Trường hợp các quyết định và văn bản phân công đảm nhiệm vị trí công tác được ban hành đà trước ngày 15/04/2024 thì được xét để tính thời gian đảm nhận vị trí công tác đó. Trường hợp đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi mà yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí này khác với các vị trí còn lại của đơn vị đô thị đơn vị báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp, việc chuyển đổi do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung. Ngoài ra, Thông tư 01/2024/TT-BYT còn nêu rõ Thủ trưởng các đơn vị quy định cụ thể thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với từng vị trí của đơn vị dựa trên: - Danh mục vị trí công tác y tế yêu cầu chuyển đổi định kỳ như đã nêu tại mục (1). - Tình hình thực tế tại đơn vị.
Thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực VHTTDL
Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành Thông tư 13/2022/TT-BVHTTDL ngày 13/12/2022 quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ VHTTDL và thuộc phạm vi quản lý theo ngành VHTTDL tại chính quyền địa phương. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ VHTTDL thực hiện chuyển đổi vị trí công tác định kỳ như sau: Cụ thể, việc chuyển đổi vị trí công tác chỉ áp dụng đối tượng áp dụng đối với các đối tượng sau: - Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ VHTTDL gồm: + Đơn vị hành chính thuộc Bộ. + Đơn vị hành chính thuộc Tổng cục và tương đương. + Cơ quan thuộc tổ chức Đảng và tổ chức chính trị-xã hội. + Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Bộ gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục và tương đương, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Bộ. - Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo ngành văn hóa, thể thao và du lịch tại chính quyền địa phương. - Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức đang công tác tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BVHTTDL. Danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi - Danh mục quy định thuộc quản lý của Bộ VHTTDL: Danh mục vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ VHTTDL phải định kỳ chuyển đổi quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BVHTTDL. - Danh mục quy định thuộc quản lý theo ngành VHTTDL tại địa phương: Danh mục vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo ngành VHTTDL tại chính quyền địa phương phải định kỳ chuyển đổi quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BVHTTDL. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác Theo đó, thời hạn thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 03 (ba) năm đến 05 (năm) năm (không bao gồm thời gian tập sự của công chức, viên chức). Đồng thời, thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm có văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Phụ lục I Danh mục vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ VHTTDL phải định kỳ chuyển đổi. (1) Quản lý ngân sách, tài sản, tài chính, đầu tư trong cơ quan, tổ chức, đơn vị: - Phân bổ ngân sách. - Kế toán. - Mua sắm công. - Thẩm định, kiểm tra và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. - Thẩm định dự án. - Đấu thầu và quản lý đấu thầu. - Lập, phân bổ, quản lý kế hoạch vốn. - Quản lý ODA. (2) Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc: * Tổ chức cán bộ - Thẩm định hồ sơ nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. - Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức; thi nâng ngạch công chức, viên chức; thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. - Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy, biên chế. - Thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phi chính phủ, hội nghề nghiệp. - Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng, kỷ luật. - Phân bổ chỉ tiêu, ngân sách đào tạo, bồi dưỡng. - Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. * Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. - Thẩm định hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích theo thẩm quyền. - Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ.2 - Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mang di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ra nước ngoài. - Thẩm định hồ sơ đề nghị có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn. - Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. - Thẩm định hồ sơ đề nghị quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch. - Thẩm định hồ sơ dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật. - Trình phê duyệt hoặc thỏa thuận việc xây dựng các công trình ở khu vực bảo vệ II đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. * Thanh tra - Làm công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của đơn vị. - Công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Phụ lục II Danh mục vị trí công tác các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo ngành VHTTDL tại chính quyền địa phương phải định kỳ. - Thẩm định hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích theo thẩm quyền. - Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai quật khẩn cấp. - Thẩm định hồ sơ đề nghị có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, thi người đẹp, người mẫu. - Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. - Thẩm định hồ sơ đề nghị quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch. - Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp văn bản xác nhận dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài. - Thẩm định hồ sơ dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cấp tỉnh, quốc gia và quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật. - Trình phê duyệt hoặc thỏa thuận việc xây dựng các công trình ở khu vực bảo vệ II đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. Xem thêm Thông tư 13/2022/TT-BVHTTDL có hiệu lực ngày 01/02/2023.
Bộ giáo dục quy định các vị trí chuyển đổi công tác định kỳ 2022
Từ ngày 14/2/2022, những vị trí sau sẽ phải thực hiện chuyển đổi công tác định kỳ theo quy định tại Thông tư 41/2021/TT-BGDĐT quy định về danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục tại chính quyền địa phương. 1. Quản lý ngân sách, tài sản trong cơ quan, đơn vị - Phân bổ ngân sách. - Kế toán. - Mua sắm công. - Thẩm định, kiểm tra và quyết toán kinh phí. 2. Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc a. Tổ chức cán bộ - Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức; công nhận hiệu trưởng, hội đồng trường, chủ tịch hội đồng trường. - Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. - Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức. - Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức. - Tổ chức thi nâng ngạch công chức. - Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. - Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy. - Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về biên chế. - Thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp Nhà nước. - Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng. - Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức kỷ luật. - Phân bổ chỉ tiêu, ngân sách đào tạo. - Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. b. Giáo dục và đào tạo - Tham mưu, tổ chức ra đề thi, tổ chức thi, chọn học sinh giỏi, tuyển sinh trung học phổ thông, cao đẳng ngành giáo dục mầm non, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ. - Phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cho các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, phân bổ chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài theo các đề án của Chính phủ. - Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. - Thẩm định sách giáo khoa, giáo cụ giảng dạy, các vật tư kỹ thuật khác phục vụ giảng dạy, nghiên cứu. - Thẩm định hồ sơ thành lập các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. - Quản lý các dự án, đề án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo. - Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo. c. Thanh tra - Làm công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phòng chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị. - Công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Các vị trí trên được xác định đang làm việc tại các cơ quan sau: - Các vụ, cục, Văn phòng, Thanh tra; các đơn vị do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục tại chính quyền địa phương (không áp dụng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp); - Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức tại các đơn trên và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 03 (ba) năm đến 05 (năm) năm (không bao gồm thời gian tập sự của công chức, viên chức). Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm có văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Thủ tục chuyển công tác đối với viên chức?
Quy định về chuyển công tác đối với viên chức được ghi nhận tại khoản 4 Điều 28 của Luật Viên chức 2010: "Điều 28. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc ... 4. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật". Nội dung này được làm rõ bởi Điều 14 Thông tư 15/2012/TT-BNV (được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 3 Thông tư 03/2019/TT-BNV): "Điều 14. Chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác 1. Khi viên chức chuyển đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp đang làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Trường hợp viên chức được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác thì không thực hiện việc tuyển dụng mới và không giải quyết chế độ thôi việc. 2. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc. Văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản". Như vậy theo quy định mới tại Thông tư 03/2019/TT-BNV thì: - Khi viên chức chuyển đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp đang làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật (Trước đây không đề cập đến việc giải quyết chế độ, chính sách); - Trường hợp viên chức được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác thì không thực hiện việc tuyển dụng mới và không giải quyết chế độ thôi việc (Quy định mới được bổ sung). Về thủ tục, chúng ta THAM KHẢO thông tin bên dưới đây (chúng ta nên trao đổi thêm thông tin với cơ quan chủ quản và cơ quan nội vụ tại địa phương) – Để được chuyển nơi công tác thì cán bộ, viên chức cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cơ bản sau: Đơn xin chuyển nơi công tác (có kýxác nhận và đóng dấu của cơ quan chủ quản) Văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ quan mới Sơ yếu lý lịch hợp lệ: có dán ảnh và xác nhận của thủ trưởng cơ quan Văn bằng, chứng chỉ (nếu có_bản sao công chứng, chứng thực) Bản sao công chứng, chứng thực quyết định mức lương hiện tại Bản sao quyết định bổ nhiệm vị trí hiện tại Giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao công chứng, chứng thực) Ngoài các loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào quy định của mỗi tỉnh sẽ cần thêm một số loại giấy tờ khác – Sau khi cán bộ, viên chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ trên thì nộp trực tiếp tại phòng tổ chức cán bộ (đối với cán bộ), nộp tại sở nội vụ (đối với viên chức). Trong vòng 03 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận nội dung trong hồ sơ. – Nếu hồ sơ không có vấn đề gì thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định gửi đến các cơ quan có liên quan. – Cán bộ, viên chức được điều động, lưu chuyển nhận quyết định tại cơ quan có thẩm quyền và nhận giấy thôi trả lương tại phòng tài vụ để nộp về cơ quan mới.
Nhóm ngành, ngành định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng
Bộ Quốc phòng đang dự thảo Thông tư quy định thời hạn người có chức vụ, quyền hạn trong Quân đội không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ; quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. Theo đó, các nhóm ngành, ngành định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng gồm: * Đối với cán bộ thuộc nhóm ngành, ngành - Đối với cán bộ chỉ huy tham mưu gồm các ngành: Quân lực (quân số, chính sách, trang bị, tuyển sinh quân sự) từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên; Quân huấn-Nhà trường (cấp phát các loại văn bằng, chứng chỉ; tuyển sinh, khảo thí, quản lý vật chất) đối với các nhà trường trong Quân đội; hoạt động đối ngoại; phân bổ chỉ tiêu ngân sách các ngành chỉ huy tham mưu; - Đối với cán bộ chính trị gồm các ngành: Cán bộ nhân sự, đào tạo, tuyển dụng), tuyên huấn (quản lý vật tư công tác đảng, công tác chính trị, thi đua khen thưởng), chính sách, bảo hiểm từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên; phân bố chỉ tiêu ngân sách các ngành công tác đảng, công tác chính trị; - Đối với cán bộ hậu cần, tài chính gồm các ngành: Hậu cần (thống kê, thanh quyết toán xăng, dầu, quân nhu, quân lương, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý doanh trại) từ cấp sự đoàn và tương đương trở lên; cấp giấy chứng nhận hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; giám sát cung ứng các loại thuốc, dược liệu; phân bổ chỉ tiêu ngân sách ngành hậu cần. Tài chính (kế hoạch ngân sách, quản lý ngân sách thường xuyên, quản lý vốn đầu tư, quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý giá, quản lý tài sản công, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết, cấp phát thanh toán) từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên; thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên; kế toán, thủ quỹ theo dõi vốn, ngân sách tại các doanh nghiệp có sử dụng vốn của Nhà nước; - Đối với cán bộ kỹ thuật gồm các ngành: Quản lý, đăng kiểm các loại phương tiện; đăng ký phương tiện; cấp phát, đăng ký, bằng lái; phân bổ chỉ tiêu ngân sách các ngành kỹ thuật; - Đối với cán bộ khối thanh tra, điều tra, thi hành án, cửa khẩu thuộc các nhóm ngành, ngành: Thanh tra viên; điều tra viên; trinh sát viên; cảnh sát viên (các lĩnh vực: Kinh tế, chống tham nhũng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chống tội phạm ma túy, tội phạm về môi trường và trật tự xã hội); thẩm tra viên thi hành án dân sự thuộc cơ quan quản lý thi hành án; phân bổ chỉ tiêu ngân sách các ngành thanh tra, điều tra, thi hành án; cán bộ cửa khẩu. * Đối với nhân viên thuộc nhóm ngành, ngành - Thủ kho, nhân viên thống kê: Vật tư, vật chất, quân nhu, quân y, xăng dầu, doanh trại, trang thiết bị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên; - Nhân viên: Kế hoạch ngân sách, quản lý ngân sách thường xuyên, quản lý vốn đầu tư, quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý giá, quản lý tài sản công, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết, thủ quỹ, cấp phát thanh toán từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên; thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cấp sự đoàn và tương đương trở lên; kế toán, thủ quỹ theo dõi vốn, ngân sách tại các doanh nghiệp có sử dụng vốn nhà nước; - Nhân viên chuyên môn nghiệp vụ các trạm cửa khẩu trên đất liền và cửa khẩu cảng. Quản giáo tại các trại giam, trại tạm giam. *** Thời hạn định kỳ chuyển đổi Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là 05 năm (đủ 60 tháng) liên tục đối với cán bộ, nhân viên đơn vị Quân đội thuộc danh mục các nhóm ngành, ngành quy định tại Điều 8 của Thông tư này. Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm
Không được chuyển đổi vị trí việc làm của CB, công chức nếu không thuộc 03 trường hợp sau
Là nội dung Bộ Nội vụ đang đưa ra tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức. Quy định tại dự thảo người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi là người được bảo vệ) Theo đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được người có thẩm quyền giải quyết tố cáo kiến nghị thực hiện biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người được bảo vệ trong trường hợp người được bảo vệ không thuộc thẩm quyền quản lý của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Theo khoản 1, điều 7 Luật Tố cáo Biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người được bảo vệ bao gồm: a) Tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ; b) Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ; c) Xem xét bố trí công tác khác cho người được bảo vệ nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử; d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ. Dự thảo còn nêu rõ: Không thực hiện việc điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí việc làm, phân công công việc khác đối với người được bảo vệ, trừ các trường hợp sau: - Thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Chương V Nghị định 59/2019/NĐCP về hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; - Được sự đồng ý của người được bảo vệ; - Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Mời bạn xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Từ 1/7: Những vị trí công tác mà cán bộ, công chức phải định kỳ chuyển đổi
Công chức sẽ không được giải quyết thôi việc nếu rơi vào các trường hợp sau Tổng hợp các án lệ đã được công bố mới nhất Thêm nhiều trường hợp không được ủy quyền Mới: Hướng dẫn giải đáp vướng mắc các vụ án HS, HC, DS và KDTM Luật phòng chống tham nhũng 2018 (có hiệu lực từ 1/7/2019) quy định người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: a) Cán bộ, công chức, viên chức; .... Tại điều 25 Luật phòng, chống tham nhũng quy định vị trí công tác và thời hạn phải định kỳ chuyển đổi như sau: 1. Người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến: - Công tác tổ chức cán bộ, - Quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công, - Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác phải được chuyển đổi vị trí công tác. 2. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực. 3. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị trí phải định kỳ chuyển đổi công tác mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù so với vị trí khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việc chuyển đổi vị trí công tác do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng người có chức vụ, quyền hạn đề nghị với cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển đổi. 4. Chính phủ quy định chi tiết vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định chi tiết vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
Từ 15/04/2024, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong lĩnh vực y tế là từ đủ 02-05 năm
Thông tư 01/2024/TT-BYT có hiệu lực từ 15/04/2024 quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị thuộc Bộ Y tế và thuộc phạm vi quản lý trong vực y tế tại địa phương. Thông tư 01/2024/TT-BYT nêu rõ Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện. Trường hợp nếu có vướng mắc trong quá trình thực hiện thì các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Tổ chức cán bộ) để được hướng dẫn hoặc xem xét, giải quyết. Cụ thể về những nội dung của Thông tư như sau. (1) Phải thực hiện định kỳ chuyển đổi Danh mục vị trí công tác Theo Thông tư 01/2024/TT-BYT, tiếp nhận hồ sơ, xử lý và trình cấp có thẩm quyền quyết định: cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn, thay đổi, bổ sung, công bố các loại giấy phép, giấy đăng ký, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, chứng chỉ, số phiếu tiếp nhận hồ sơ, ban hành danh mục, chương trình, tài liệu thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng - Giấy chứng nhận cơ sở xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III, cấp IV. - Giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm. - Số đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu và Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. - Giấy xác nhận nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. - Giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính. - Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định đối với thuốc lá. - Giấy phép hoạt động đối với phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp. Khám bệnh, chữa bệnh - Giấy phép hành nghề. - Giấy phép hoạt động. - Giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. - Danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Dược phẩm, mỹ phẩm, y học cổ truyền Dược phẩm: - Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. - Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc. - Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm cho các đơn vị kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật. - Chứng chỉ hành nghề dược. - Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, dược liệu, thuốc cổ truyền. - Giấy chứng nhận GMP, GLP, GSP, GCP. Mỹ phẩm: - Giấy chứng nhận CGMP. - Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. - Số phiếu tiếp nhận công bố sản phẩm mỹ phẩm. - Giấy xác nhận quảng cáo mỹ phẩm. Y học cổ truyền: - Giấy chứng nhận GACP - Giấy đăng ký lưu hành dược liệu, thuốc cổ truyền theo quy định của pháp luật. - Giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền. - Giấy xác nhận nội dung thông tin, nội dung quảng cáo thuốc cổ truyền và điều chỉnh nội dung thông tin, nội dung quảng cáo thuốc cổ truyền. An toàn thực phẩm, dinh dưỡng - Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định. - Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. - Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. - Giấy chứng nhận y tế và các giấy chứng nhận khác đối với các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu theo quy định của pháp luật. - Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh. - Giấy chứng nhận GMP. Thiết bị y tế - Số lưu hành - Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với thiết bị y tế - Giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế - Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định thiết bị y tế trong phạm vi được phân công quản lý. - Số tiếp nhận hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện sản xuất thiết bị y tế, hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện mua, bán thiết bị y tế. Bảo hiểm y tế - Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc tân dược, hoá dược, sinh phẩm và chất đánh dấu; danh mục thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc có kết hợp dược chất với dược liệu, vị thuốc cổ truyền, dược liệu; vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế. - Chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị cho người bệnh không thuộc khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài. Khoa học công nghệ - Giấy chứng nhận đạt thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng. - Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ. (2) Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác và chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt Tại Điều 3 Thông tư 01/2024/TT-BYT quy định về thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác như sau: - Từ đủ 02 đến 05 năm theo đặc thù của từng vị trí công tác - Thời điểm chuyển đổi công tác tính từ ngày có quyết định hoặc theo văn bản phân công đảm nhiệm vị trí công tác đó. Trường hợp các quyết định và văn bản phân công đảm nhiệm vị trí công tác được ban hành đà trước ngày 15/04/2024 thì được xét để tính thời gian đảm nhận vị trí công tác đó. Trường hợp đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi mà yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí này khác với các vị trí còn lại của đơn vị đô thị đơn vị báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp, việc chuyển đổi do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung. Ngoài ra, Thông tư 01/2024/TT-BYT còn nêu rõ Thủ trưởng các đơn vị quy định cụ thể thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với từng vị trí của đơn vị dựa trên: - Danh mục vị trí công tác y tế yêu cầu chuyển đổi định kỳ như đã nêu tại mục (1). - Tình hình thực tế tại đơn vị.
Thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực VHTTDL
Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành Thông tư 13/2022/TT-BVHTTDL ngày 13/12/2022 quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ VHTTDL và thuộc phạm vi quản lý theo ngành VHTTDL tại chính quyền địa phương. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ VHTTDL thực hiện chuyển đổi vị trí công tác định kỳ như sau: Cụ thể, việc chuyển đổi vị trí công tác chỉ áp dụng đối tượng áp dụng đối với các đối tượng sau: - Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ VHTTDL gồm: + Đơn vị hành chính thuộc Bộ. + Đơn vị hành chính thuộc Tổng cục và tương đương. + Cơ quan thuộc tổ chức Đảng và tổ chức chính trị-xã hội. + Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Bộ gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục và tương đương, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Bộ. - Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo ngành văn hóa, thể thao và du lịch tại chính quyền địa phương. - Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức đang công tác tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BVHTTDL. Danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi - Danh mục quy định thuộc quản lý của Bộ VHTTDL: Danh mục vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ VHTTDL phải định kỳ chuyển đổi quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BVHTTDL. - Danh mục quy định thuộc quản lý theo ngành VHTTDL tại địa phương: Danh mục vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo ngành VHTTDL tại chính quyền địa phương phải định kỳ chuyển đổi quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BVHTTDL. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác Theo đó, thời hạn thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 03 (ba) năm đến 05 (năm) năm (không bao gồm thời gian tập sự của công chức, viên chức). Đồng thời, thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm có văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Phụ lục I Danh mục vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ VHTTDL phải định kỳ chuyển đổi. (1) Quản lý ngân sách, tài sản, tài chính, đầu tư trong cơ quan, tổ chức, đơn vị: - Phân bổ ngân sách. - Kế toán. - Mua sắm công. - Thẩm định, kiểm tra và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. - Thẩm định dự án. - Đấu thầu và quản lý đấu thầu. - Lập, phân bổ, quản lý kế hoạch vốn. - Quản lý ODA. (2) Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc: * Tổ chức cán bộ - Thẩm định hồ sơ nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. - Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức; thi nâng ngạch công chức, viên chức; thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. - Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy, biên chế. - Thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phi chính phủ, hội nghề nghiệp. - Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng, kỷ luật. - Phân bổ chỉ tiêu, ngân sách đào tạo, bồi dưỡng. - Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. * Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. - Thẩm định hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích theo thẩm quyền. - Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ.2 - Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mang di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ra nước ngoài. - Thẩm định hồ sơ đề nghị có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn. - Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. - Thẩm định hồ sơ đề nghị quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch. - Thẩm định hồ sơ dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật. - Trình phê duyệt hoặc thỏa thuận việc xây dựng các công trình ở khu vực bảo vệ II đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. * Thanh tra - Làm công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của đơn vị. - Công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Phụ lục II Danh mục vị trí công tác các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo ngành VHTTDL tại chính quyền địa phương phải định kỳ. - Thẩm định hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích theo thẩm quyền. - Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai quật khẩn cấp. - Thẩm định hồ sơ đề nghị có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, thi người đẹp, người mẫu. - Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. - Thẩm định hồ sơ đề nghị quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch. - Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp văn bản xác nhận dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài. - Thẩm định hồ sơ dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cấp tỉnh, quốc gia và quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật. - Trình phê duyệt hoặc thỏa thuận việc xây dựng các công trình ở khu vực bảo vệ II đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. Xem thêm Thông tư 13/2022/TT-BVHTTDL có hiệu lực ngày 01/02/2023.
Bộ giáo dục quy định các vị trí chuyển đổi công tác định kỳ 2022
Từ ngày 14/2/2022, những vị trí sau sẽ phải thực hiện chuyển đổi công tác định kỳ theo quy định tại Thông tư 41/2021/TT-BGDĐT quy định về danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục tại chính quyền địa phương. 1. Quản lý ngân sách, tài sản trong cơ quan, đơn vị - Phân bổ ngân sách. - Kế toán. - Mua sắm công. - Thẩm định, kiểm tra và quyết toán kinh phí. 2. Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc a. Tổ chức cán bộ - Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức; công nhận hiệu trưởng, hội đồng trường, chủ tịch hội đồng trường. - Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. - Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức. - Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức. - Tổ chức thi nâng ngạch công chức. - Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. - Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy. - Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về biên chế. - Thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp Nhà nước. - Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng. - Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức kỷ luật. - Phân bổ chỉ tiêu, ngân sách đào tạo. - Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. b. Giáo dục và đào tạo - Tham mưu, tổ chức ra đề thi, tổ chức thi, chọn học sinh giỏi, tuyển sinh trung học phổ thông, cao đẳng ngành giáo dục mầm non, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ. - Phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cho các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, phân bổ chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài theo các đề án của Chính phủ. - Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. - Thẩm định sách giáo khoa, giáo cụ giảng dạy, các vật tư kỹ thuật khác phục vụ giảng dạy, nghiên cứu. - Thẩm định hồ sơ thành lập các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. - Quản lý các dự án, đề án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo. - Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo. c. Thanh tra - Làm công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phòng chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị. - Công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Các vị trí trên được xác định đang làm việc tại các cơ quan sau: - Các vụ, cục, Văn phòng, Thanh tra; các đơn vị do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục tại chính quyền địa phương (không áp dụng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp); - Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức tại các đơn trên và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 03 (ba) năm đến 05 (năm) năm (không bao gồm thời gian tập sự của công chức, viên chức). Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm có văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Thủ tục chuyển công tác đối với viên chức?
Quy định về chuyển công tác đối với viên chức được ghi nhận tại khoản 4 Điều 28 của Luật Viên chức 2010: "Điều 28. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc ... 4. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật". Nội dung này được làm rõ bởi Điều 14 Thông tư 15/2012/TT-BNV (được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 3 Thông tư 03/2019/TT-BNV): "Điều 14. Chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác 1. Khi viên chức chuyển đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp đang làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Trường hợp viên chức được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác thì không thực hiện việc tuyển dụng mới và không giải quyết chế độ thôi việc. 2. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc. Văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản". Như vậy theo quy định mới tại Thông tư 03/2019/TT-BNV thì: - Khi viên chức chuyển đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp đang làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật (Trước đây không đề cập đến việc giải quyết chế độ, chính sách); - Trường hợp viên chức được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác thì không thực hiện việc tuyển dụng mới và không giải quyết chế độ thôi việc (Quy định mới được bổ sung). Về thủ tục, chúng ta THAM KHẢO thông tin bên dưới đây (chúng ta nên trao đổi thêm thông tin với cơ quan chủ quản và cơ quan nội vụ tại địa phương) – Để được chuyển nơi công tác thì cán bộ, viên chức cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cơ bản sau: Đơn xin chuyển nơi công tác (có kýxác nhận và đóng dấu của cơ quan chủ quản) Văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ quan mới Sơ yếu lý lịch hợp lệ: có dán ảnh và xác nhận của thủ trưởng cơ quan Văn bằng, chứng chỉ (nếu có_bản sao công chứng, chứng thực) Bản sao công chứng, chứng thực quyết định mức lương hiện tại Bản sao quyết định bổ nhiệm vị trí hiện tại Giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao công chứng, chứng thực) Ngoài các loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào quy định của mỗi tỉnh sẽ cần thêm một số loại giấy tờ khác – Sau khi cán bộ, viên chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ trên thì nộp trực tiếp tại phòng tổ chức cán bộ (đối với cán bộ), nộp tại sở nội vụ (đối với viên chức). Trong vòng 03 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận nội dung trong hồ sơ. – Nếu hồ sơ không có vấn đề gì thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định gửi đến các cơ quan có liên quan. – Cán bộ, viên chức được điều động, lưu chuyển nhận quyết định tại cơ quan có thẩm quyền và nhận giấy thôi trả lương tại phòng tài vụ để nộp về cơ quan mới.
Nhóm ngành, ngành định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng
Bộ Quốc phòng đang dự thảo Thông tư quy định thời hạn người có chức vụ, quyền hạn trong Quân đội không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ; quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. Theo đó, các nhóm ngành, ngành định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng gồm: * Đối với cán bộ thuộc nhóm ngành, ngành - Đối với cán bộ chỉ huy tham mưu gồm các ngành: Quân lực (quân số, chính sách, trang bị, tuyển sinh quân sự) từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên; Quân huấn-Nhà trường (cấp phát các loại văn bằng, chứng chỉ; tuyển sinh, khảo thí, quản lý vật chất) đối với các nhà trường trong Quân đội; hoạt động đối ngoại; phân bổ chỉ tiêu ngân sách các ngành chỉ huy tham mưu; - Đối với cán bộ chính trị gồm các ngành: Cán bộ nhân sự, đào tạo, tuyển dụng), tuyên huấn (quản lý vật tư công tác đảng, công tác chính trị, thi đua khen thưởng), chính sách, bảo hiểm từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên; phân bố chỉ tiêu ngân sách các ngành công tác đảng, công tác chính trị; - Đối với cán bộ hậu cần, tài chính gồm các ngành: Hậu cần (thống kê, thanh quyết toán xăng, dầu, quân nhu, quân lương, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý doanh trại) từ cấp sự đoàn và tương đương trở lên; cấp giấy chứng nhận hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; giám sát cung ứng các loại thuốc, dược liệu; phân bổ chỉ tiêu ngân sách ngành hậu cần. Tài chính (kế hoạch ngân sách, quản lý ngân sách thường xuyên, quản lý vốn đầu tư, quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý giá, quản lý tài sản công, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết, cấp phát thanh toán) từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên; thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên; kế toán, thủ quỹ theo dõi vốn, ngân sách tại các doanh nghiệp có sử dụng vốn của Nhà nước; - Đối với cán bộ kỹ thuật gồm các ngành: Quản lý, đăng kiểm các loại phương tiện; đăng ký phương tiện; cấp phát, đăng ký, bằng lái; phân bổ chỉ tiêu ngân sách các ngành kỹ thuật; - Đối với cán bộ khối thanh tra, điều tra, thi hành án, cửa khẩu thuộc các nhóm ngành, ngành: Thanh tra viên; điều tra viên; trinh sát viên; cảnh sát viên (các lĩnh vực: Kinh tế, chống tham nhũng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chống tội phạm ma túy, tội phạm về môi trường và trật tự xã hội); thẩm tra viên thi hành án dân sự thuộc cơ quan quản lý thi hành án; phân bổ chỉ tiêu ngân sách các ngành thanh tra, điều tra, thi hành án; cán bộ cửa khẩu. * Đối với nhân viên thuộc nhóm ngành, ngành - Thủ kho, nhân viên thống kê: Vật tư, vật chất, quân nhu, quân y, xăng dầu, doanh trại, trang thiết bị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên; - Nhân viên: Kế hoạch ngân sách, quản lý ngân sách thường xuyên, quản lý vốn đầu tư, quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý giá, quản lý tài sản công, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết, thủ quỹ, cấp phát thanh toán từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên; thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cấp sự đoàn và tương đương trở lên; kế toán, thủ quỹ theo dõi vốn, ngân sách tại các doanh nghiệp có sử dụng vốn nhà nước; - Nhân viên chuyên môn nghiệp vụ các trạm cửa khẩu trên đất liền và cửa khẩu cảng. Quản giáo tại các trại giam, trại tạm giam. *** Thời hạn định kỳ chuyển đổi Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là 05 năm (đủ 60 tháng) liên tục đối với cán bộ, nhân viên đơn vị Quân đội thuộc danh mục các nhóm ngành, ngành quy định tại Điều 8 của Thông tư này. Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm
Không được chuyển đổi vị trí việc làm của CB, công chức nếu không thuộc 03 trường hợp sau
Là nội dung Bộ Nội vụ đang đưa ra tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức. Quy định tại dự thảo người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi là người được bảo vệ) Theo đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được người có thẩm quyền giải quyết tố cáo kiến nghị thực hiện biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người được bảo vệ trong trường hợp người được bảo vệ không thuộc thẩm quyền quản lý của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Theo khoản 1, điều 7 Luật Tố cáo Biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người được bảo vệ bao gồm: a) Tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ; b) Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ; c) Xem xét bố trí công tác khác cho người được bảo vệ nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử; d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ. Dự thảo còn nêu rõ: Không thực hiện việc điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí việc làm, phân công công việc khác đối với người được bảo vệ, trừ các trường hợp sau: - Thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Chương V Nghị định 59/2019/NĐCP về hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; - Được sự đồng ý của người được bảo vệ; - Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Mời bạn xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Từ 1/7: Những vị trí công tác mà cán bộ, công chức phải định kỳ chuyển đổi
Công chức sẽ không được giải quyết thôi việc nếu rơi vào các trường hợp sau Tổng hợp các án lệ đã được công bố mới nhất Thêm nhiều trường hợp không được ủy quyền Mới: Hướng dẫn giải đáp vướng mắc các vụ án HS, HC, DS và KDTM Luật phòng chống tham nhũng 2018 (có hiệu lực từ 1/7/2019) quy định người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: a) Cán bộ, công chức, viên chức; .... Tại điều 25 Luật phòng, chống tham nhũng quy định vị trí công tác và thời hạn phải định kỳ chuyển đổi như sau: 1. Người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến: - Công tác tổ chức cán bộ, - Quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công, - Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác phải được chuyển đổi vị trí công tác. 2. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực. 3. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị trí phải định kỳ chuyển đổi công tác mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù so với vị trí khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việc chuyển đổi vị trí công tác do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng người có chức vụ, quyền hạn đề nghị với cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển đổi. 4. Chính phủ quy định chi tiết vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định chi tiết vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền quản lý của mình.