Phạm vi, hình thức khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng từ ngày 01/11/2024
Chính phủ ban hành Nghị định 111/2024/NĐ-CP quy định về hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng có hiệu lực từ ngày 01/11/2024. Trong đó có quy định phạm vi, hình thức khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng. Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? Theo Điều 3 Nghị định 111/2024/NĐ-CP quy định như sau: - Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu về hoạt động xây dựng được thiết lập phục vụ mục đích tạo lập, cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi, chia sẻ thông tin trên mạng. - Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là cơ sở dữ liệu về hoạt động xây dựng trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, chia sẻ, quản lý, duy trì và cập nhật thông qua phương tiện điện tử đáp ứng yêu cầu truy nhập và sử dụng thông tin của các ngành kinh tế và phục vụ lợi ích công cộng. - Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm: + Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng; + Cơ sở dữ liệu về dự án đầu tư xây dựng, công trình xây dựng; + Cơ sở dữ liệu về định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư xây dựng. - Cơ sở dữ liệu về định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Như vậy, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là cơ sở dữ liệu về hoạt động xây dựng trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam qua phương tiện điện tử đáp ứng yêu cầu truy nhập và sử dụng thông tin của các ngành kinh tế và phục vụ lợi ích công cộng về xây dựng. Phạm vi, hình thức khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng từ ngày 01/11/2024 Theo khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định 111/2024/NĐ-CP quy định về khai thác, sử dụng hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng như sau: (1) Phạm vi khai thác cơ sở dữ liệu - Cơ quan quản lý nhà nước được quyền khai thác và sử dụng đầy đủ các trường dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, tiếp cận thông tin và phù hợp với nhu cầu của đơn vị; - Cá nhân, tổ chức được quyền khai thác, sử dụng dữ liệu mở được công bố và được khai thác bằng văn bản đối với các dữ liệu còn lại trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, tiếp cận thông tin và phù hợp với nhu cầu sử dụng của cá nhân, tổ chức. (2) Hình thức khai thác cơ sở dữ liệu - Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; - Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng; - Bằng văn bản theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin đối với các thông tin, dữ liệu không thuộc dữ liệu mở quy định tại khoản 3 Điều 6 và khoản 4 Điều 7 Nghị định 111/2024/NĐ-CP. Như vậy, từ ngày 01/11/2024 thì phạm vi và hình thức khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng sẽ thực hiện theo quy định trên. Nguyên tắc sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? Theo Điều 4 Nghị định 111/2024/NĐ-CP quy định 4 nguyên tắc xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng như sau: - Hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được xây dựng, quản lý tập trung, thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương. - Hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được xây dựng, cập nhật nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin về hoạt động xây dựng, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng. - Hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được duy trì hoạt động liên tục, ổn định, thông suốt và được lưu trữ lâu dài, đáp ứng 3 nhu cầu khai thác và sử dụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật. - Việc xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng tuân thủ các quy định của Nghị định 111/2024/NĐ-CP và pháp luật về công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, tiếp cận thông tin; quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước. Như vậy, kể từ ngày 01/11/2024 thì khi sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng phải tuân thủ 4 nguyên tắc theo quy định trên. Xem toàn văn Nghị định 111/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/11/2024
Dữ liệu không gian đất đai là gì? Nội dung dữ liệu không gian đất đai?
Thông tư 09/2024/TT-BTNMT về thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai có hiệu lực ngày 01/08/2024. Trong đó có quy định về dữ liệu không gian đất đai. Dữ liệu không gian đất đai là gì? Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 09/2024/TT-BTNMT quy định về dữ liệu không gian đất đai như sau: Dữ liệu không gian đất đai bao gồm dữ liệu không gian đất đai nền và dữ liệu không gian đất đai chuyên đề về: địa chính; điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thống kê, kiểm kê đất đai; dữ liệu khác liên quan đến đất đai. Nội dung dữ liệu không gian đất đai? Căn cứ Điều 5 Thông tư 09/2024/TT-BTNMT quy định dữ liệu không gian đất đai bao gồm dữ liệu không gian đất đai nền và dữ liệu không gian đất đai chuyên đề. (1) Nội dung dữ liệu không gian đất đai nền: - Dữ liệu không gian điểm khống chế đo đạc gồm: lớp dữ liệu điểm tọa độ; lớp dữ liệu điểm độ cao; - Dữ liệu không gian biên giới, địa giới gồm: lớp dữ liệu mốc biên giới, địa giới; lớp dữ liệu đường biên giới; lớp đường địa giới hành chính cấp tỉnh; lớp dữ liệu đường địa giới hành chính cấp huyện; lớp dữ liệu đường địa giới hành chính cấp xã; lớp dữ liệu địa phận hành chính cấp tỉnh; lớp dữ liệu địa phận hành chính cấp huyện; lớp dữ liệu địa phận hành chính cấp xã; - Dữ liệu không gian thủy hệ gồm: lớp dữ liệu thủy hệ dạng đường; lớp dữ liệu thủy hệ dạng vùng; lớp dữ liệu đường mép nước; - Dữ liệu không gian giao thông gồm: lớp dữ liệu tim đường; lớp dữ liệu giao thông dạng vùng; lớp dữ liệu giao thông dạng đường; lớp dữ liệu mặt đường giao thông; - Dữ liệu không gian địa danh và ghi chú gồm: lớp dữ liệu điểm địa danh; lớp dữ liệu điểm ghi chú. (2) Nội dung dữ liệu không gian đất đai chuyên đề: - Dữ liệu không gian địa chính gồm: lớp dữ liệu thửa đất; lớp dữ liệu thửa đất định vị dạng vùng; lớp dữ liệu thửa đất định vị dạng điểm; lớp dữ liệu tài sản gắn liền với đất; lớp dữ liệu đường chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình; lớp dữ liệu mốc giới hành lang an toàn bảo vệ công trình; lớp dữ liệu đường chỉ giới quy hoạch; lớp dữ liệu mốc giới quy hoạch; - Dữ liệu không gian điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất gồm: nhóm lớp dữ liệu điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cấp vùng kinh tế - xã hội, cả nước; nhóm lớp dữ liệu điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cấp tỉnh; - Dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm: nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; - Dữ liệu không gian giá đất gồm: lớp dữ liệu vùng giá trị; lớp dữ liệu thửa đất chuẩn; lớp dữ liệu thửa đất cụ thể; - Dữ liệu không gian thống kê, kiểm kê đất đai gồm: nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cả nước, vùng kinh tế - xã hội; nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp tỉnh; nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp huyện; nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp xã; - Dữ liệu không gian của dữ liệu khác liên quan đến đất đai gồm: nhóm lớp dữ liệu kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính; lớp dữ liệu địa chỉ số của thửa đất, tài sản gắn liền với đất; nhóm lớp dữ liệu tổng hợp về giá đất. Như vậy theo quy định tại Thông tư 09/2024/TT-BTNMT thì dữ liệu không gian đất đai là một phần của mô hình dữ liệu của cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Ngoài dữ liệu không gian đất đai thì Mô hình dữ liệu của cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai còn bao gồm: dữ liệu thuộc tính đất đai, dữ liệu đất đai phi cấu trúc và siêu dữ liệu đất đai.
Điều chỉnh, kết nối, chia sẻ thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Ngày 25/06/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước. Theo đó quy định điều chỉnh, kết nối, chia sẻ thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. (1) Quy định điều chỉnh thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Theo Điều 6 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định điều chỉnh thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, như sau: - Điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là việc điều chỉnh thông tin của công dân khi có sự thay đổi hoặc sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin thông qua việc kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu khác hoặc theo đề nghị của công dân. - Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan kiểm tra, xác thực và bảo đảm đồng bộ dữ liệu tự động, chính xác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu khác. - Trình tự, thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đề nghị của công dân: + Công dân đề nghị điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan Công an nơi gần nhất; + Hồ sơ đề nghị gồm: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước; + Trường hợp cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ không phải là Công an cấp xã, Công an cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) mà công dân cư trú thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận phải chuyển ngay hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin tới Công an cấp xã, Công an cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) nơi công dân thường trú hoặc nơi tạm trú đối với trường hợp công dân không có nơi thường trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp công dân không có nơi thường trú, nơi tạm trú để giải quyết và thông báo kết quả cho công dân; + Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin của công dân, Trưởng Công an cấp xã, Công an cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) nơi công dân cư trú có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin trước khi điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trường hợp từ chối điều chỉnh thông tin thì phải trả lời, nêu rõ lý do. (2) Quy định kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Theo Điều 7 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, như sau: - Cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Trung tâm dữ liệu quốc gia, cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh và hệ thống thông tin khác của cơ quan nhà nước, cơ sở dữ liệu khác kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin theo quy định pháp luật về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước. - Để bảo đảm bảo mật, an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân khi kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước phải bảo đảm các yêu cầu sau: + Đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin trong kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Bảo đảm an toàn thông tin tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ khi kết nối chính thức. - Việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trên cơ sở thống nhất bằng văn bản giữa Bộ Công an và cơ quan, tổ chức chủ quản cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin. - Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có trách nhiệm thông báo bằng văn bản việc từ chối hoặc tạm ngừng kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong các trường hợp sau: + Hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức đề nghị kết nối không bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này; + Cơ quan, tổ chức được kết nối có hoạt động truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Cơ quan, tổ chức được kết nối vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân hoặc nội dung đã thống nhất với Bộ Công an quy định tại khoản 3 Điều này. Như vậy quy định điều chỉnh, kết nối, chia sẻ thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định tại Điều 6, 7 Nghị định 70/2024/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/07/2024.
Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, nhân lực, kinh phí hoạt động của CSDLQG quy định thế nào?
Cơ sở dữ liệu quốc gia là cơ sở dữ liệu của một hoặc một số lĩnh vực kinh tế - xã hội được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy nhập và sử dụng thông tin của các ngành kinh tế và phục vụ lợi ích công cộng. 1. Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật hoạt động của cơ sở dữ liệu quốc gia Căn cứ Điều 14 Nghị định 47/2024/NĐ-CP về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia: - Trung tâm dữ liệu quốc gia do cơ quan nhà nước chủ trì xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành để phục vụ cơ sở dữ liệu quốc gia; phục vụ cơ sở dữ liệu dùng chung khác theo quy định của pháp luật. Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông; định hướng chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. - Trung tâm dữ liệu quốc gia đáp ứng yêu cầu tối thiểu hạng III theo Tiêu chuẩn quốc gia về Trung tâm dữ liệu - Yêu cầu hạ tầng kỹ thuật viễn thông và yêu cầu tối thiểu mức 3 theo tiêu chuẩn quốc tế phổ biến. Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định về yêu cầu kỹ thuật và hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với Trung tâm dữ liệu quốc gia tại khoản 1 Điều này. - Trung tâm dữ liệu quốc gia cung cấp các loại dịch vụ sau: + Dịch vụ hạ tầng nhà trạm, chỗ đặt máy chủ, cung cấp không gian hạ tầng chỗ đặt, hệ thống điện, điều hòa và các thiết bị liên quan khác để triển khai hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia, cho phép chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ quan, tổ chức có nhu cầu chủ động sử dụng, kiểm soát hệ thống của mình, theo hình thức sử dụng không gian chung hoặc theo khu riêng, tuân thủ quy định về quản lý, vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia; + Dịch vụ cung cấp máy chủ, thiết bị mạng, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo mật hoặc lưu trữ với cấu hình đa dạng, không gian chỗ đặt tương ứng tại các Trung tâm dữ liệu quốc gia, phù hợp với nhu cầu của chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ quan, tổ chức có nhu cầu; + Dịch vụ triển khai và vận hành hạ tầng kỹ thuật phục vụ cơ sở dữ liệu quốc gia và hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin khác. - Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia lựa chọn sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu cung cấp bởi Trung tâm dữ liệu quốc gia theo quy định tại khoản 3 Điều này, bảo đảm phù hợp với hiện trạng, yêu cầu nghiệp vụ, quy định về đầu tư dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước. - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, vận hành và khai thác Trung tâm dữ liệu quốc gia; quy định về các điều kiện bảo đảm nguồn lực phục vụ xây dựng, quản trị, vận hành, khai thác Trung tâm dữ liệu quốc gia. 2. Bảo đảm nhân lực hoạt động của cơ sở dữ liệu quốc gia Căn cứ Điều 15 Nghị định 47/2024/NĐ-CP về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia: - Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia có trách nhiệm bảo đảm nhân lực phục vụ quản lý, xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia. Trường hợp nhân lực tại chỗ không đáp ứng được, thì được thuê chuyên gia, tổ chức theo quy định của pháp luật. - Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của pháp luật để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu; thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia. 3. Bảo đảm kinh phí hoạt động của cơ sở dữ liệu quốc gia Căn cứ Điều 16 Nghị định 47/2024/NĐ-CP về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia: - Kinh phí xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và kinh phí chi hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và quy định pháp luật về các khoản thu hợp pháp khác. Kinh phí duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia gồm kinh phí duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia và kinh phí duy trì cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương là nguồn thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia. - Cơ quan quản lý, vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia sử dụng kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước, từ nguồn thu phí dịch vụ khai thác Trung tâm dữ liệu quốc gia theo quy định của Luật Phí và lệ phí và kinh phí khác theo quy định của pháp luật để phục vụ xây dựng, nâng cấp, vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia và hạ tầng công nghệ thông tin dùng chung các cơ sở dữ liệu quốc gia tại Trung tâm dữ liệu quốc gia. - Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành sử dụng kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước, từ nguồn thu phí dịch vụ khai thác cơ sở dữ liệu và lệ phí, kinh phí khác theo quy định của pháp luật để phục vụ xây dựng, cập nhật, quản lý và duy trì cơ sở dữ liệu, trừ kinh phí đã được cấp phục vụ hạ tầng công nghệ thông tin dùng chung tương ứng đã cấp tại khoản 2 Điều này. - Bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu hợp pháp khác để đầu tư xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia; phân bổ kinh phí thường xuyên bảo đảm hoạt động thu thập thông tin, cập nhật, duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về đầu tư công. Như vậy, việc bảo đảm hoạt động của cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định tại Chương IV Nghị định 47/2024/NĐ-CP bao gồm: bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm nhân lực, bảo đảm kinh phí.
Cách viết đơn trình báo mất giấy tờ chi tiết nhất
Mất giấy tờ, đặc biệt là các giấy tờ tùy thân là điều không ai mong muốn xảy ra vì có nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân rất cao. Nếu mất giấy tờ thì phải viết đơn trình báo thế nào? Mất giấy tờ phải làm gì đầu tiên? Theo khoản 2 Điều 5 Luật Căn cước công dân 2014 quy định công dân có nghĩa vụ sau đây: - Chấp hành quy định của Luật Căn cước công dân 2014 và pháp luật có liên quan; - Làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân 2014; - Cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn thông tin, tài liệu của bản thân để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; - Xuất trình thẻ Căn cước công dân khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra theo quy định của pháp luật; - Bảo quản, giữ gìn thẻ Căn cước công dân đã được cấp; khi mất phải kịp thời trình báo với cơ quan quản lý căn cước công dân; - Nộp lại thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp đổi, bị thu hồi, tạm giữ thẻ theo quy định tại Điều 23 và Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014. Theo đó, CCCD cũng là một trong các loại giấy tờ tuỳ thân, người dân có nghĩa vụ trình báo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, đối với các loại giấy tờ khác, người dân cũng cần trình báo sớm nhất nếu bị mất để có thể đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, hạn chế thấp nhất tình trạng lộ thông tin cá nhân vào tay các đối tượng xấu. Như vậy, khi bị mất giấy tờ, đầu tiên người dân nên bình tĩnh và liên hệ với cơ quan công an cấp xã, phường nơi đăng ký thường trú để trình báo về việc mất giấy tờ. Sau đó, làm theo hướng dẫn của cơ quan công an để thực hiện các thủ tục tiếp theo. Cách viết đơn trình báo mất giấy tờ chi tiết nhất Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể mẫu đơn trình báo mất giấy tờ (đối với đơn cớ mất, sau khi trình báo với cơ quan công an sẽ được cơ quan công an cung cấp mẫu). Dù không có quy định nhưng đơn trình báo mất giấy tờ là một loại giấy tờ để làm việc với cơ quan chức năng nên cũng cần viết đầy đủ, chi tiết và đúng nhất. Thông thường, nội dung đơn trình báo mất giấy tờ sẽ có các thành phần chính như: - Quốc hiệu, Tiêu ngữ; - Ngày tháng năm viết đơn; - Tên cơ quan nhận đơn; - Thông tin cơ bản của người viết đơn như họ tên, phương thức liên lạc...; - Nội dung trình báo: giấy tờ bị mất - Chữ ký xác nhận của người làm đơn. Xem và tải miễn phí mẫu đơn trình báo mất giấy tờ chi tiết nhất: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/25/mau-don-trinh-bao-mat-giay-to.docx Hướng dẫn thủ tục xin cấp lại CCCD mới nhất 2024 Theo Điều 24 Luật Căn cước công dân 2014 quy định trình tự thủ tục đổi cấp lại thẻ căn cước công dân sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014. Theo đó, thủ tục xin cấp lại CCCD mới nhất 2024 thực hiện như sau: Bước 1: Người mất thẻ điền vào tờ khai theo mẫu do cơ quan cung cấp; - Mẫu tờ khai Căn cước công dân gắn chip là Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư 66/2015/TT-BCA (được sửa đổi bởi Thông tư 41/2019/TT-BCA). https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/25/to-khai-can-cuoc-cong-dan.docx Mẫu tờ khai Căn cước công dân gắn chip (Mẫu CC01) - Mẫu tờ khai Căn cước công dân gắn chip (Mẫu CC01) được dùng để công dân kê khai thông tin về nhân thân của mình khi có yêu cầu cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (kể cả trường hợp công dân kê khai trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến). Sau khi viết xong nộp lên Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Bước 2: Người có thẩm quyền sẽ kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp lại thẻ Căn cước công dân; Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Căn cước công dân 2014, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; Trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định. Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị; Bước 3: Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục; Bước 4: Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục; Bước 5: Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn. Cơ quan quản lý CCCD trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát. Lưu ý: Luật Căn cước công dân 2014 sẽ được thay thế bằng Luật Căn cước 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Xem thêm: Các trường hợp phải cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo Luật mới Hướng dẫn quy trình cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024
Nghị định 47/2024/NĐ-CP: Quy định mới nhất về Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia
Ngày 09/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 47/2024/NĐ-CP về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia, theo đó Quy định mới nhất về Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia như sau: Các hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 47/2024/NĐ-CP, Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm các hoạt động: - Thiết kế kiến trúc dữ liệu phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; - Thiết lập hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm hạ tầng kỹ thuật, phần cứng, nền tảng, phần mềm, ứng dụng thông qua việc đầu tư, hoặc thuê dịch vụ hoặc sử dụng hệ thống thông tin sẵn có, bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo, lãng phí; - Thu thập dữ liệu, tạo lập dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu để hình thành cơ sở dữ liệu; - Các hoạt động khác theo quy định pháp luật. Thu thập, tạo lập dữ liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 47/2024/NĐ-CP, Dữ liệu, thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia được thu thập, tạo lập từ các nguồn sau: - Thu thập trực tiếp từ hoạt động nghiệp vụ thông qua các hệ thống thông tin, nền tảng, ứng dụng, phần mềm nghiệp vụ; - Khai thác, chia sẻ từ các cơ sở dữ liệu quốc gia khác; - Trích, chọn và đồng bộ hóa dữ liệu liên quan từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu dùng chung của bộ, ngành, địa phương; - Từ số hóa, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ quản lý của cơ quan nhà nước; - Từ các nguồn khác theo quy định pháp luật chuyên ngành. Các yêu cầu Theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 47/2024/NĐ-CP, Yêu cầu về thu thập, tạo lập và chuẩn hóa dữ liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia - Việc tạo lập dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia phải sử dụng thống nhất các bảng mã danh mục dùng chung do cơ quan có thẩm quyền ban hành; - Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia không được thu thập, tổ chức thu thập lại dữ liệu hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp lại dữ liệu mà cơ quan mình đang quản lý hoặc dữ liệu đó được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng kết nối, chia sẻ, trừ trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu phục vụ cập nhật hoặc sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra dữ liệu hoặc dữ liệu đó không bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc pháp luật có quy định khác; - Thông tin chỉ được tạo lập và nhập vào cơ sở dữ liệu quốc gia khi thông tin đó được kiểm tra là chính xác; - Tuân thủ quy định về thu thập, tạo lập và chuẩn hóa dữ liệu theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin; tuân thủ các quy định về đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin; kết nối, chia sẻ dữ liệu; an toàn thông tin mạng; an ninh mạng và các quy định pháp luật liên quan khác. Nghị định 47/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 09/05/2024.
Cơ sở dữ liệu quốc gia là gì? Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định như thế nào?
Ngày 09/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 47/2024/NĐ-CP về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia. Cơ sở dữ liệu quốc gia là gì? Cơ sở dữ liệu quốc gia là cơ sở dữ liệu của một hoặc một số lĩnh vực kinh tế - xã hội được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy nhập và sử dụng thông tin của các ngành kinh tế và phục vụ lợi ích công cộng. (Khoản 2 Điều 3 Nghị định 47/2024/NĐ-CP) Đối tượng khai thác và sử dụng dữ liệu cơ sở dữ liệu quốc gia - Các cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ khai thác, sử dụng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước theo thẩm quyền; - Cơ quan, tổ chức và cá nhân được phép khai thác và sử dụng thông tin của mình theo quy định pháp luật về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước và bảo vệ thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân; - Cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy chế khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia do chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia ban hành. Cách thức khai thác và sử dụng dữ liệu cơ sở dữ liệu quốc gia - Dữ liệu chia sẻ giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia, giữa cơ sở dữ liệu quốc gia với cơ sở dữ liệu bộ, ngành, địa phương, hệ thống thông tin khác thực hiện theo hình thức chia sẻ mặc định; thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia và Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh và các nền tảng khác theo quy định của pháp luật; - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia qua Cổng dữ liệu quốc gia, Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Thông tin điện tử của chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia, ứng dụng định danh quốc gia, nền tảng định danh và xác thực điện tử và các phương tiện khác do cơ quan có thẩm quyền cung cấp; - Cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền trích xuất thông tin của mình trong cơ sở dữ liệu quốc gia; Yêu cầu đối với hệ thống thông tin kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia - Triển khai bảo đảm an toàn thông tin mạng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng; - Được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc kiểm tra định kỳ, đột xuất theo quy định. Quy chế khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia - Người đứng đầu cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia thuộc phạm vi quản lý; - Căn cứ xây dựng Quy chế, bao gồm: chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, bộ máy của chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia; mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; thông tin về dữ liệu chủ của cơ sở dữ liệu quốc gia; phạm vi, quy mô dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia; đối tượng và mục đích khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia; phương thức chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia; thực trạng và yêu cầu về khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia; - Nội dung chủ yếu của Quy chế, bao gồm: đối tượng và phạm vi khai thác, sử dụng; quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, duy trì dữ liệu, vận hành hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia; điều kiện, yêu cầu, quy trình kết nối, chia sẻ dữ liệu; các hình thức khai thác dữ liệu; yêu cầu về sử dụng dữ liệu và tuân thủ quy định của pháp luật trong khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu; chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm quy chế. Cập nhật, đồng bộ, khai thác và sử dụng dữ liệu tại Trung tâm dữ liệu quốc gia - Các cơ sở dữ liệu quốc gia phải đồng bộ, cập nhật dữ liệu về Trung tâm dữ liệu quốc gia bảo đảm quy định về kết nối, chia sẻ dữ liệu và yêu cầu an toàn thông tin mạng, an ninh mạng; - Dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia sau khi được đồng bộ về Trung tâm dữ liệu quốc gia tạo thành Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia và là cơ sở dữ liệu thuộc Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia. - Dữ liệu sau khi được đồng bộ về Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia được khai thác tại kho dữ liệu mở, kho dữ liệu dùng chung phục vụ các bộ, ban, ngành, địa phương và người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; - Dữ liệu được đồng bộ về Trung tâm dữ liệu quốc gia có giá trị khai thác, sử dụng như dữ liệu gốc của các bộ, ngành khi bảo đảm dữ liệu được cập nhật, đồng nhất với dữ liệu tương ứng tại các cơ sở dữ liệu quốc gia và tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành. Việc khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân; bảo vệ dữ liệu cá nhân; bảo vệ bí mật nhà nước; an toàn thông tin mạng; an ninh mạng. (Điều 12 Nghị định 47/2024/NĐ-CP) Xem chi tiết tại Nghị định 47/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 09/5/2024.
MỚI: Từ 1/7/2024 khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến chỉ được sử dụng tài khoản VNeID
Vừa qua Chính phủ đã đưa ra yêu cầu sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 01/7/2024. Từ 1/7/2024 khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến chỉ được sử dụng tài khoản VNeID Tại phiên họp lần thứ tư của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ diễn ra sáng 03/5/2024 tại Trụ sở Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 01/7/2024. Ngày 20/5/2024 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 16/CT-TTg chỉ đạo về tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương phục vụ người dân, doanh nghiệp. Theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 20/5/2024, để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa TTHC tại các bộ, ngành, địa phương phục vụ người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm, đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách TTHC tại các Chương trình, Đề án, Kế hoạch đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nghị quyết 01/NQ-CP , Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ, Kế hoạch cải cách TTHC trọng tâm năm 2024, Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 27/10/2023, Chỉ thị 04/CT- TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ, tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể, trong đó có nhiệm vụ về cải cách thực hiện thủ tục hành chính là: Bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện chuyển đổi sang sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ. Theo Báo Chính Phủ Dịch vụ công trực tuyến, VNeID là gì? 1) Dịch vụ công trực tuyến là gì? Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 42/2022/NĐ-CP thì dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. 2) VNeID là gì? có bắt buộc cài đặt không? Theo khoản 12 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định: “VNeID” là ứng dụng trên thiết bị số; “dinhdanhdientu.gov.vn”, “vneid.gov.vn” là trang thông tin định danh điện tử do Bộ Công an tạo lập, phát triển để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khi cài đặt ứng dụng VNeID, công dân sẽ được cập nhật thông tin cá nhân trên môi trường điện tử. Các thông tin này được bảo mật tuyệt đối và sử dụng như một cách để thay thế cho các loại giấy tờ cá nhân truyền thống. Hiện nay chưa có quy định nào bắt buộc người dân phải đăng ký, sử dụng VNeID. Tuy nhiên, Bộ Công an đang đẩy mạnh tuyên truyền người dân cả nước thực hiện chính sách kêu gọi, khuyến khích người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Đề án phát triển định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Như vậy, VNeID không bắt buộc phải đăng ký, tuy nhiên nếu muốn thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ 01/7/2024 thì người dân bắt buộc chỉ được sử dụng duy nhất tài khoản VNeID. Danh mục dịch vụ công trực tuyến năm 2024 Theo Điều 12 Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định danh mục dịch vụ công trực tuyến như sau: - Danh mục và thông tin của các dịch vụ công trực tuyến phải được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, đồng bộ và đăng tải trên Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh. - Các dịch vụ công trực tuyến phải được tổ chức, phân loại theo đối tượng sử dụng (tổ chức, cá nhân), theo nhóm dịch vụ (theo chủ đề), theo mức độ và cơ quan thực hiện để thuận tiện cho việc tìm kiếm, sử dụng. - Dịch vụ công trực tuyến khi cung cấp trên môi trường mạng được chuẩn hóa, đồng bộ về mã, tên dịch vụ công trực tuyến; cung cấp biểu mẫu điện tử kèm theo; Hướng dẫn quy trình sử dụng cho tổ chức, cá nhân; hướng dẫn quy trình xử lý của các cơ quan nhà nước và kết quả của dịch vụ công trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Việc chuẩn hóa này được công bố kèm hướng dẫn cho người dùng theo từng dịch vụ công trực tuyến. - Các dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền thực hiện của cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do các bộ, ngành triển khai cung cấp trên môi trường mạng phải được tích hợp, công bố công khai và đồng bộ thông tin tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh. - Quy định về định danh và xác thực điện tử của chủ thể tham gia giao dịch dịch vụ công trực tuyến phải được xác định rõ, công bố trên cổng dịch vụ công và tuân thủ quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử. Như vậy, đối với từng địa phương thì danh mục và thông tin của các dịch vụ công trực tuyến sẽ được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, đồng bộ và đăng tải trên Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
Đề xuất thu thập mống mắt của công dân vào cơ sở dữ liệu căn cước
Vừa mới đây, Chính phủ có đề xuất thu thập mống mắt của công dân trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân được quy định thêm trong dự thảo Luật Căn cước. Theo đó, trong đợt 2 kỳ họp thứ 6 vào ngày 27/11/2023, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án Luật Căn cước. Đây là tên gọi mới sau khi sửa Luật Căn cước công dân. Lấy mống mắt làm cơ sở đối soát, xác thực thông tin cá nhân Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung lớn trình UBTVQH xem xét về dự thảo luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho biết có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt vào nội dung quy định thu thập, cập nhật, quản lý, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước. Về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho hay khoa học hiện nay đã chứng minh cùng với vân tay, mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất đối với mỗi người, không thay đổi nhiều theo thời gian. Công nghệ nhận diện mống mắt (hay còn gọi là công nghệ cảm biến mống mắt) là phương pháp sử dụng thuật toán, hình ảnh để nhận dạng một người dựa vào cấu trúc các đường vân phức tạp và duy nhất của mống mắt (nơi xác định màu mắt của con người), hiện đã được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Hiện nay nhiều quốc gia đã áp dụng công nghệ này để phục vụ nhận diện công dân, xác thực hộ chiếu, điền thông tin xác thực qua website… Nhất là đối với các mẫu điện thoại di động thông minh mới hiện đa phần đã chuyển qua sử dụng mống mắt làm mở khóa thay vì vân tay như trước kia. Đồng thời công nghệ này có độ chính xác cao, đơn giản, dễ sử dụng, không cần thao tác phức tạp. Vì vậy bên cạnh việc thu thập vân tay, Chính phủ đã bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người (với các trường hợp khuyết tật hoặc vân tay bị biến dạng do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan). Vì vậy Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho giữ nội dung này như dự thảo luật trình Quốc hội. Trước đó, trong dự thảo Luật Căn cước đã đề xuất quy định 5 thông tin về sinh trắc học được thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu căn cước gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN và giọng nói. Theo đó, thông tin được mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên căn cước gồm thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người dân. Khi làm thủ tục cấp căn cước, người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp căn cước. Mống mắt sẽ hỗ trợ lấy dữ liệu người chỉnh sửa khuôn mặt để làm đẹp Dự thảo luật quy định thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói chỉ được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp. Hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hay thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước. Cũng nêu ý kiến về nội dung này, phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh, đại biểu đoàn TP.HCM cho rằng quy định bắt buộc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt là phù hợp. Hiện nay, do nhu cầu làm đẹp, nhiều người thực hiện chỉnh sửa khuôn mặt, do đó việc nhận diện khuôn mặt rất khó kiểm soát. Tuy nhiên mống mắt lại là đặc điểm gần nhận dạng cố định. Do vậy quy định bắt buộc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt là hợp lý. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
Hà Nội thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID kết nối với CSDL quốc gia
Ngày 13/11/2023, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch 269/KH-UBND triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Theo đó, nội dung thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID tại Hà Nội như sau: Triển khai thí điểm phần mềm quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử của người dân trên địa bàn Hà Nội; đồng bộ, kết nối với Hệ thống dữ liệu ngành Y tế và chia sẻ, kết nối với các Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các Hệ thống, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác theo quy định, trên cơ sở đó hình thành cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người dân trên địa bàn Thành phố. Tích hợp, liên thông với các dữ liệu sẵn có như: Dữ liệu tiêm chủng Covid-19; tiêm chủng mở rộng; tích hợp, liên thông dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh từ các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố; Cập nhật các thông tin y tế có sẵn được quản lý tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn để hình thành Kho dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm và bàn giao tài liệu hướng dẫn sử dụng, tài khoản cho cán bộ phụ trách nhập liệu, sử dụng phần mềm của 30 Trung tâm y tế quận/huyện/thị xã (54 phòng khám đa khoa và 579 Trạm y tế xã/phường/thị trấn). Xây dựng cơ sở dữ liệu và các phương án thực hiện việc tạo lập hồ sơ sức khoẻ người dân từ cơ sở dữ liệu đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; dữ liệu dân cư trên địa bàn Thành phố để khởi tạo thông tin cơ bản ban đầu của người dân, từ đó hình thành cơ sở dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử Thành phố. Triển khai thực hiện tích hợp thông tin sức khoẻ người dân vào Hồ sơ sức khoẻ điện tử từ các nguồn như: dữ liệu các đối tượng tham gia tiêm chủng Covid - 19; tiêm chủng mở rộng; tích hợp, liên thông dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh từ các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố; cập nhật các thông tin y tế có sẵn được quản lý tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn: phòng, chống suy dinh dưỡng; quản lý sức khoẻ học sinh, sinh viên; quản lý sức khoẻ người cao tuổi; quản lý bệnh không lây nhiễm... Tổ chức kết nối, liên thông giữa Hồ sơ sức khỏe điện tử với ứng dụng VneID do Cục C06 - Bộ Công an được giao quản lý để hiện thị thông tin sức khỏe cá nhân. Thông tin sức khỏe cá nhân được hiển thị trên ứng dụng VneID là dữ liệu chính thống, đủ cơ sở pháp lý phục vụ cho việc khám chữa bệnh ban đầu của người dân tại cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố (thay cho các giấy tờ truyền thống). Theo đó, giao nhiệm vụ cho Sở Y tế và Công an TP. Hà Nội thực hiện một số nội dung sau: Đối với Sở Y tế: - Là đầu mối liên hệ với đơn vị liên quan của Bộ Y tế, Bộ Công an để bám sát, phối hợp triển khai nhiệm vụ chung; Tham mưu, đề xuất các vấn đề liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định, gửi Bộ Y tế, Bộ Công an, Tổ công tác triển khai Đề án 06 Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ theo quy định - Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động tham mưu, đề xuất việc triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ liên quan đến việc thực hiện Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử trên địa bàn Thành phố, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định theo tham quyền. - Chịu trách nhiệm đảm bảo các quy trình, yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn, quản lý, cung cấp đầy đủ các trường thông tin phục vụ cho công tác triển khai xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử Thành phố. - Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội để trao đổi, tích hợp về cơ sở dữ liệu người dân đã tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế có hộ khau tại Thành phố làm cơ sở khởi tạo cơ sở dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử. - Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và ngoài công lập trực thuộc liên thông tự động dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh sử dụng Bảo hiểm y tế và không sử dụng thẻ BHYT lên dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử của Thành phố ngay sau khi người bệnh kết thúc khám và điều trị. - Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm; thực hiện công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về phần mềm quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử; Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNelD cho nhân dân trên địa bàn Thành phố. - Tổ chức giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố và Bộ Y tế theo quy định. Đối với Công an thành phố Hà Nội: - Làm đầu mối, tham mưu để kết nối giữa CSDLQG về dân cư với cơ sở dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử Thành phố và kết nối dữ liệu sức khỏe người dân trên địa bàn Thành phố lên Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNelD của Bộ Công an. - Chỉ đạo Công an cấp xã phối hợp với Tổ công nghệ số cộng đồng, Tổ triển khai Đề án 06/CP thôn, tổ dân phố, trạm y tế các xã/phường/thị trấn hỗ trợ chuẩn hóa thông tin người dân tại địa bàn thu thập, cập nhật thông tin người dân để tạo lập cơ sở dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử và hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNelD. - Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch. Ngoài ra, Kế hoạch 269/KH-UBND còn giao nhiệm vụ đối với Sở Thông tin và truyền thông; Văn phòng UBND Thành phố; Sở Tài chính; Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các cơ quan báo chí thành phố Hà Nội; UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố và Bộ Y tế. Xem chi tiết tại Kế hoạch 269/KH-UBND ngày 13/11/2023. Xem và tải Kế hoạch 269/KH-UBND https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/16/ke-hoach-269-kh-ubnd-ha-noi-2023-trien-khai-thi-diem-lap-ho-so-suc-khoe-dien-tu.pdf
Thông tư 06/2023/TT-BNV: Ban hành Quy chế khai thác cơ sở dữ liệu của cán bộ, công chức
Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 06/2023/TT-BNV ngày 04/5/2023 ban hành Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước. Theo đó, quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước thực hiện như sau: (1) Phê duyệt dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia - Trong vòng 05 ngày cuối từng tháng, người có thẩm quyền của bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phê duyệt bằng ký số tại Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương. - Đối với Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương, người đứng đầu bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xây dựng quy chế phê duyệt dữ liệu đảm đảm phù hợp với quy định tại Quy chế này và việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định. (2) Khai thác cơ sở dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia Bộ Nội vụ sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia để tổng hợp, phân tích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm và các nội dung khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia với các hệ thống thông tin khác phục vụ cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khai thác thông tin theo quy định tại Quy chế này. Bên cạnh đó, Bộ, ngành, địa phương được khai thác, sử dụng dữ liệu tổng hợp, phân tích chung, dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của bộ, ngành, địa phương mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia. Các dữ liệu này được chia sẻ mặc định từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương mình để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được khai thác dữ liệu của mình; được truy cập, nghiên cứu, sử dụng và khai thác dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương khi cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đồng ý bằng văn bản theo quy định của pháp luật. Dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương khi được xuất theo định dạng văn bản điện tử, được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật thì văn bản điện tử đó có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy. (3) Cách thức khai thác, sử dụng dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia Các bộ, ngành, địa phương khai thác, sử dụng dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia bằng tài khoản do Bộ Nội vụ cung cấp và truy cập thông qua Cổng thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước tại địa chỉ https://ccvc-portal.moha.gov.vn hoặc sử dụng các dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên cơ sở bảo đảm an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân. (4) Kết nối, chia sẻ dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia Bộ Nội vụ thiết lập và công bố các dịch vụ chia sẻ dữ liệu thuộc phạm vi Cơ sở dữ liệu quốc gia; ban hành các văn bản liên quan đến quy định kỹ thuật về cấu trúc, định dạng dữ liệu, gói tin, kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia khác, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương với Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia bảo đảm tuân thủ quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam. Bộ Nội vụ cung cấp cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương cặp khóa để kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương và Cơ sở dữ liệu quốc gia. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương thực hiện ký số phê duyệt dữ liệu trước khi đồng bộ dữ liệu của bộ, ngành, địa phương với Cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Xem chi tiết Thông tư 06/2023/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 05/5/2023
Công văn 1631/BNV-VP: Thống nhất dùng thông tin trong sơ yếu lý lịch cán bộ vào CSDLQG
Ngày 13/4/2023, Bộ Nội vụ ban hành Công văn 1631/BNV-VP về việc đôn đốc triển khai cập nhất, kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, nhằm triển khai thực hiện Đề án xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước; Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và hướng dẫn việc cập nhật, kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về CBCCVC, Bộ Nội vụ đưa ra một số nội dung cụ thể như sau: Xem thêm bài viết liên quan: Hướng dẫn kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về cán bộ, công chức, viên chức - Thống nhất sử dụng các trường dữ liệu thông tin về CBCCVC trong Sơ yếu lý lịch hợp nhất để cập nhật dữ liệu về CBCCVC vào CSDLQG. - Thực hiện kết nối qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ/cấp tỉnh và Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) hoặc trực tiếp qua NDXP sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các bước thực hiện, cách thức phối hợp với giữa các đơn vị liên quan. - Bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ trước khi kết nối với CSDLQG về CBCCVC. - Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ theo tiến độ đề ra. - Tổ chức các hội nghị quán triệt, triển khai các nội dung nêu trên đến Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ (hoặc Ban Tổ chức cán bộ) các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Lãnh đạo Sở Nội vụ của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, qua kiểm tra, đánh giá thực hiện kết nối và chia sẻ dữ liệu CBCCVC của các đơn vị với CSDLQG về CBCCV cho thấy chỉ có Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kiểm toán Nhà nước và Đài Truyền hình Việt Nam đã kết nối LGSP và đồng bộ được với CSDLQG về CBCCVC. Chi tiết về kết quả cập nhật, đồng bộ dữ liệu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được công bố trên Cổng thông tin của Bộ Nội vụ địa chỉ: https://moha.gov.vn/DATA/DOCUMENT/2023/04/CSDLQG_CBCCVC.pdf vào 12h00 các ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu hàng tuần để các đơn vị theo dõi, kiểm tra, đôn đốc. Xem chi tiết tại Công văn 1631/BNV-VP ban hành ngày 13/4/2023. Xem thêm bài viết liên quan: Hướng dẫn kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về cán bộ, công chức, viên chức
Hướng dẫn kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về cán bộ, công chức, viên chức
Ngày 09/3/2023, Bộ Nội vụ ban hành Công văn 955/BNV-VP về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, tại Công văn , Bộ Nội vụ đã đề nghị các ban ngành địa phương thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về CBCCVC theo một trong 02 phương án như sau: Phương án 01: Kết nối qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ/cấp tỉnh (LGSP) và NDXP Trường hợp bộ ngành địa phương (BNĐP) đã sẵn sàng về nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh LGSP (Local Government Service Platform) thì thực hiện kết nối HTTT/CSDL về CBCCVC của BNĐP với CSDLQG về CBCCVC qua LGSP và NDXP (National Data Exchange Platform) Phương án 02: Kết nối trực tiếp qua NDXP Trường hợp BNĐP chưa sẵn sàng về nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh LGSP thì thực hiện kết nối HTTT/CSDL về CBCCVC của BNĐP với CSDLQG về CBCCVC trực tiếp qua NDXP. Hướng dẫn cách thức thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu (1) Trường hợp kết nối qua LGSP và NDXP: Bước 1: Đơn vị quản lý dữ liệu CBCCVC của BNĐP gửi văn bản đến Trung tâm Thông tin của Bộ Nội vụ, đơn vị chuyên trách CNTT crìa RNDP và đồng gửi Cục Chuyên đôi số quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đề nghị kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về CBCCVC (trong văn bản ghi rõ họ và tên nhân viên kỹ thuật của đơn vị cung cấp HTTT/CSDL CBCCVC đế làm đầu mối Hèn hệ). Bước 2: Đơn vị chuyên trách CNTT của BNĐP làm việc với Trung tâm Thông tin của Bộ Nội vụ, Cục Chuyển đối số quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông để thực hiện kết nối thử nghiệm (ncu cần thiết) và kết nối chính thức. Bước 3: Đơn vị quản lý dữ liệu CBCCVC của BNĐP đối chiếu dữ liệu đã thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu và thông báo vấn đề phát sinh về Vụ Công chức - Viên chức của Bộ Nội vụ (nếu có). (2) Trường hợp kết nối trực tiếp NDXP: Bước 1: Đơn vị quản lý dữ liệu CBCCVC của BNĐP gửi văn bản đến Trung tâm Thông tin của Bộ Nội vụ, đơn vị chuyên trách CNTT của BNĐP và đồng gửi Cục Chuyển đối số quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đề nghị kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về CBCCVC (trong văn bản ghi rõ họ và tên nhân viên kỹ thuật của đơn vị cung cap HTTT/CSDL CBCCVC đê làm đầu mối Hên hệ). Bước 2: Đơn vị chuyên trách CNTT của BNĐP gửi văn bản đến Cục Chuyển đổi số quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Thông tin của Bộ Nội vụ về việc đề nghị cung cấp tài liệu kết nối trực tiếp NDXP (API Key, mã đơn vị liên quan đến NDXP, CSDLQG về CBCCVC). Bước 3: Sau khi tiếp nhận tham số phục vụ kết nối, đơn vị chuyên trách CNTT phối hợp đơn vị quản lý dữ liệu CBCCVC của BNĐP và đơn vị cung cấp HTTT/CSDL CBCCVC thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về CBCCVC. Bước 4: Đơn vị quản lý dữ liệu CBCCVC của BNĐP đối chiếu dữ liệu đã thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu và thông báo vấn đề phát sinh về Vụ Công chức - Viên chức của Bộ Nội vụ (nếu có). Xem chi tiết tại Công văn 955/BNV-VP ban hành ngày 09/3/2023.
Mới: Đề xuất cấp thẻ CCCD cho trẻ dưới 06 tuổi
Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được Bộ Công an lấy ý kiến đóng góp từ ngày 14/01/2023. Theo đó, đề xuất cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ dưới 6 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì được cấp đồng thời khi đăng ký khai sinh. Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân là ai? Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đề xuất những đối tượng sau đây được cấp thẻ CCCD bao gồm: - Người được cấp thẻ căn cước công dân là công dân Việt Nam. - Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện cấp thẻ CCCD. Người dưới 14 tuổi thực hiện cấp thẻ CCCD theo nhu cầu. (theo quy định tại Điều 20 Dự thảo). Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/01/16/dt-luat-can-cuoc-cd.doc Theo đó, đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên thì việc cấp thẻ CCCD là bắt buộc theo quy định của Luật CCCD hiện hành, tuy nhiên với công dân dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu. Trình tự, thủ tục cấp thẻ CCCD Về trình tự, thủ tục cấp thẻ CCCD đối với người từ đủ 14 tuổi cơ bản không thay đổi, đối với người dưới 14 tuổi thì trình tự, thủ tục cấp thẻ được quy định như sau: Tại Điều 24 Dự thảo Luật (sửa đổi) quy định về trình tự, thủ tục cấp thẻ CCCD cho công dân dưới 14 tuổi, cụ thể : Công dân dưới 14 tuổi hoặc cha, mẹ, người giám hộ của công dân dưới 14 tuổi có quyền đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước công dân; Như vậy, trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 14 tuổi được thực hiện như sau: - Đối với công dân là trẻ em dưới 06 tuổi nhưng chưa đăng ký khai sinh Trẻ em dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì thực hiện cấp thẻ căn cước công dân đồng thời khi đăng ký khai sinh. Khi cha, mẹ hoặc người giám hộ thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh thì cơ quan tư pháp - hộ tịch chuyển thông tin đăng ký khai sinh và đề nghị cấp thẻ CCCD của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho cơ quan Công an để thực hiện việc cấp thẻ CCCD đồng thời với việc đăng ký cư trú. - Đối với công dân là trẻ em đã đăng ký khai sinh Cha, mẹ hoặc người giám hộ đến cơ quan quản lý căn cước và thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân theo quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 24 cho trẻ em (trẻ em dưới 06 tuổi thì không thu nhận thông tin sinh trắc học). Trường hợp công dân là trẻ em đủ 06 tuổi trở lên thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải đưa trẻ em đó đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận ảnh khuôn mặt khi thực hiện thủ tục cấp thẻ CCCD. Ngoài ra, dự thảo Luật quy định chuyển tiếp theo hướng Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31.12.2024; các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Theo dự thảo, Bộ Công an cũng đề xuất bổ sung quy định về quản lý, cấp căn cước công dân cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt. Xem thêm bài viết có nội dung liên quan tại đây Toàn văn dự thảo Luật được đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để lấy ý kiến đóng góp trong thời gian 60 ngày kể từ ngày đăng. Xem và tải Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/01/16/dt-luat-can-cuoc-cd.doc
Đề xuất áp dụng Luật căn cước công dân với người gốc Việt Nam
Ngày 13/01/2023, Bộ Công an bắt đầu lấy ý kiến dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đến hết ngày 13/3/2023. Theo đó, điểm mới tại Dự thảo Luật này là đề xuất về giá trị sử dụng giấy chứng nhận căn cước đối với người gốc Việt Nam - người không có quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam. Trước đó, Luật Căn cước công dân 2014 chỉ áp dụng đối với công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Nay, Bộ Công an đề xuất áp dụng đối với đối tượng là người không có quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam (người gốc Việt Nam) trong Dự thảo Luật Căn cước công dân. Dự thảo Luật Căn cước công dân https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2023/01/16/dt-luat-can-cuoc-cd.doc Trong đó, người gốc Việt Nam được xác định như sau: - Người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và hiện nay là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; - Con, cháu của người tại quy định trên và hiện nay là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam. Người gốc Việt Nam là người không có quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam được cấp số định danh của người gốc Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận căn cước. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đề xuất: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu người gốc Việt Nam xuất trình giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra; được sử dụng số định danh của người gốc Việt Nam trên giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra thông tin của người đó trong CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành theo quy định của pháp luật; - Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp số định danh của người gốc Việt Nam, cấp giấy chứng nhận căn cước, thu thập, lưu trữ, khai thác, sử dụng thông tin về người gốc Việt Nam trong CSDL quốc gia về dân cư, CSDL căn cước và việc quản lý người gốc Việt Nam. Như vậy, đối với người không quốc tịch nhưng sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam sẽ không phải kê khai nhiều lần, làm việc với nhiều cơ quan khác nhau để cung cấp thông tin thuận lợi trong việc khai thác, sử dụng thông tin mình đã cung cấp vì dữ liệu này đã có tập trung ở Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước. Ngoài ra, việc tích hợp thông tin vào thẻ CCCD là những thông tin của công dân được thể hiện trong các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và đã được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để tích hợp vào thẻ căn cước công dân theo đề nghị của công dân hoặc cơ quan quản lý nhà nước. Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước công dân gồm thông tin về: Thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác theo quy định của Chính phủ. Việc sử dụng các thông tin tích hợp từ thẻ căn cước công dân có giá trị tương đương như việc sử dụng các giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại khác. Xem và tải Dự thảo Luật Căn cước công dân ngày 13/01/203. https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2023/01/16/dt-luat-can-cuoc-cd.doc
Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 9 năm 2022
Từ tháng 09/2022 sẽ có một số chính sách mới nổi bật bắt đầu có hiệu lực, tác động đến nhiều lĩnh vực, đời sống kinh tế - xã hội như giá đất được trừ để tính thuế GTGT khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, lộ trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng, mức phí sử dụng thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư, điều kiện nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe gắn máy không nhằm mục đích thương mại,... Sửa đổi quy định về giá đất được trừ để tính thuế GTGT khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất Chính phủ ban hành Nghị định 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022, trong đó sửa đổi Nghị định 209/2013/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, trong đó, điều chỉnh quy định về giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng (GTGT). Theo đó, sửa đổi quy định về giá đất được trừ để tính thuế GTGT khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực hiện như sau: Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế giá trị gia tăng là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng. (So với quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định 209/2013/NĐ-CP, giá đất được trừ để tính thuế GTGT khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng). Tuy nhiên, Nghị định 49/2022/NĐ-CP đã sửa đổi về cách xác định giá đất được trừ để tính thuế GTGT, cụ thể giá đất được trừ là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng không bao gồm giá trị cơ sở hạ tầng. Trường hợp không tách được giá trị cơ sở hạ tầng tại thời điểm nhận chuyển nhượng thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm ký hợp đồng nhận chuyển nhượng. Nghị định 49/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/9/2022. Mức phí sử dụng thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 48/2022/TT-BTC, ngày 03/8/2022 về điều chỉnh mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo đó, mức phí mức phí xác thực thông tin công dân, khai thác kết quả thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư được thực hiện như sau: Ngày 17/9/2022 đến hết ngày 31/12/2023, áp dụng mức thu bằng 50% mức phí quy định tại Mục I Phụ lục phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ban hành kèm theo Thông tư 48/2022/TT-BTC. Ngày 01/01/2024 trở đi, áp dụng mức thu theo mức phí quy định tại Mục I Phụ lục phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ban hành kèm theo Thông tư 48/2022/TT-BTC. Trong đó, khi khai thác các nội dung sau sẽ thu phí 1000 đồng/trường thông tin bao gồm: (1) Xác thực thông tin công dân bằng tin nhắn SMS, văn bản điện tử, văn bản giấy (sản phẩm SPDC01). (2) Tin nhắn SMS trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác (sản phẩm SPDC02). (3) Văn bản điện tử trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác qua cổng dịch vụ công (sản phẩm SPDC03). (4) Văn bản điện tử trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác qua ứng dụng phần mềm (sản phẩm SPDC04). (5) Văn bản giấy trả lời kết quả thông tin đề nghị cung cấp (sản phẩm SPDC05). Thông tư 48/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 17/9/2022. Điều kiện nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe gắn máy không nhằm mục đích thương mại Thông tư 45/2022/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 27/7/2022 sửa đổi Thông tư 143/2015/TT-BTC quy định thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại. Theo đó, sửa đổi điều kiện xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại như sau: Xe gắn máy đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy (QCVN 14:2015/BGTVT). Hiện hành, yêu cầu xe gắn máy đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy (QCVN14:2011/BGTVT). Ngoài ra, chính sách quản lý xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu theo hình thức quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, tài sản di chuyển thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Thông tư 45/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/9/2022. Xe ô tô kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị camera Ngày 19/7/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Cụ thể, Nghị định 47/2022/NĐ-CP bổ sung thời điểm xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp đặt thiết bị camera như sau: Từ ngày 01/7/2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định Nghị định 10/2020/NĐ-CP, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, Nghị định 47/2022/NĐ-CP cũng sửa đổi quy định về giám sát hành trình của xe như sau: Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu. Qua đó, bổ sung phạm vi sử dụng thông tin từ thiết bị giám sát vào công tác phòng, chống buôn lậu. Nghị định 47/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/9/2022 sửa đổi Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Lộ trình áp dụng lựa chọn nhà đầu tư qua mạng Đây là nội dung tại Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT về cung cấp, đăng tải, thông tin và lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bắt đầu có hiệu lực thi hành. Theo đó, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lựa chọn nhà đầu tư qua mạng theo lộ trình như sau: Từ ngày 01/6/2023, việc cung cấp, đăng tải thông tin đối với dự án phải đấu thầu theo pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa được thực hiện trên Hệ thống. Cụ thể, nội dung được thực hiện trên hệ thống từ ngày 15/8/2023 bao gồm: - Việc phát hành thông báo khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư dự án PPP (E-KSQT). - Hồ sơ mời sơ tuyển dự án PPP qua mạng (E-HSMST). - Yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm dự án đầu tư có sử dụng đất qua mạng (E-YCSBNLKN). - Nộp hồ sơ quan tâm thực hiện dự án PPP qua mạng (E-HSQT). - Hồ sơ dự sơ tuyển dự án PPP qua mạng (E-HSDST). - Hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất qua mạng (E-HSĐKTHDA) đối với dự án PPP. - Dự án đầu tư có sử dụng đất. Bên cạnh đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải lên Hệ thống khi đăng nhập bằng Tài khoản tham gia Hệ thống của mình; kiểm tra và xác nhận việc đăng tải các thông tin của mình trên Hệ thống. Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 16/9/2022. Thủ tục đăng ký hạn mức trước khi chào bán trái phiếu quốc tế Ngày 29/7/2022, NHNHVN ban hành Thông tư 10/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh. Theo đó, quy định về trình tự thủ tục đăng ký trước khi chào bán trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp ra thị trường được thực hiện như sau: Sau khi phương án phát hành trái phiếu quốc tế được phê duyệt, chậm nhất 20 ngày làm việc trước khi thực hiện chào bán trái phiếu trên thị trường quốc tế, tổ chức phát hành phải gửi hồ sơ đăng ký hạn mức phát hành trái phiếu quốc tế. Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, NHNH có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận hạn mức phát hành. Lưu ý: trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản nêu rõ lý do. Thông tư 10/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/9/2022. Xem thêm các chính sách mới có hiệu từ tháng 9/2022 tại đây
Từ ngày 01/8/2022, thuê bao di động mới phải xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 174/TB-VPCP ngày 15/6/2022, kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về kết nối thông tin thuê bao với Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, hạn chế tình trạng sử dụng sim rác, sim không chính chủ. Theo Thông báo 174/TB-VPCP năm 2022 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về kết nối thông tin thuê bao (trừ thông tin mật) với CSDLQG về dân cư nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giải quyết tình trạng sử dụng SIM rác do Văn phòng Chính phủ ban hành. Theo đó, các đại diện của các bộ, cơ quan, doanh nghiệp viễn thông tham dự đều thống nhất việc kết nối dữ liệu sẽ giúp việc quản lý cư dân hiệu quả hơn. Đồng thời việc kết nối xác thực cần được thực hiện đồng bộ, bình đẳng giữa các nhà mạng; dữ liệu cần được bảo vệ an toàn, không ảnh hưởng tới kinh doanh của các nhà mạng, riêng tư của thuê bao. Từ ngày 01/8/2022, số thuê bao di động mới phải đăng ký xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Nhằm hạn chế sim rác, sim không chính chủ, các doanh nghiệp viễn thông di động có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông kết nối thông tin thuê bao ( trừ thông tin mật) với CSDLQG về dân cư, tiến hành đối soát ngay dữ liệu SIM đang hoạt động trước ngày 30 tháng 7 năm 2022 đảm bảo xác thực khớp đúng giữa 3 thành phần: - Thông tin của thuê bao đăng ký tại các doanh nghiệp viễn thông; - Thông tin cá nhân của thuê bao trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; - Thông tin người đang sở hữu, sử dụng, nắm giữ SIM thực tế. Ngoài ra, Phó Thủ tướng còn chỉ đạo Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin Truyền thông và các doanh nghiệp viễn thông thống nhất quy trình cấp số thuê bao mới, rà soát cơ sở pháp lý nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông và các ngành, nghề kinh doanh liên quan. Bộ Thông tin Truyền thông được giao nhiệm vụ chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin, an toàn thông tin thực hiện kết nối thông tin thuê bao của doanh nghiệp với CSDLQG về dân cư. Cách xác thực thông tin và kiểm tra thông tin thuê bao di động Các cá nhân, tổ chức khi giao kết hợp đồng để sử dụng thuê bao di động mới cần cung cấp các thông tin, giấy tờ được quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP cho điểm cung cấp dịch vụ viễn thông. Ngoài ra, theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP thuê bao không đúng quy định và không có ảnh chính chủ sẽ bị cắt. Nếu không tuân thủ nội dung này, doanh nghiệp viễn thông sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Những thông tin thuê bao di động cần đăng ký gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân dân, ngày cấp, nơi cấp. Để tránh bị cắt dịch vụ, nhất là với những số thuê bao có đăng ký song ít sử dụng tới, thuê bao di động cần kiểm tra xem thông tin đăng ký của mình đã chính xác chưa bằng cách gửi tin nhắn cú pháp “TTTB” gửi 1414. Tổng đài sẽ gửi tin nhắn phản hồi về thông tin thuê bao số điện thoại gửi tin nhắn đã đăng ký bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân dân, ngày cấp và nơi cấp. Nếu thông tin chính xác thì thuê bao di động có thể yên tâm sử dụng lâu dài. Nếu chưa chính xác, thuê bao đó cần đến các điểm giao dịch của các doanh nghiệp viễn thông để sửa lại thông tin. Lợi ích đối với người dân Việc đưa vào khai thác những thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là đầu mối cung cấp các thông tin cơ bản có đầy đủ tính pháp lý về công dân. Nếu như lúc trước, người dân, doanh nghiệp phải khai báo, nộp, chứng thực các giấy tờ khi thực hiện các giao dịch với cơ quan nhà nước, thì giờ đây, các thông tin đó sẽ được trích xuất tự động hoặc các cơ quan nhà nước tra cứu, khai thác từ CSDLQG về dân cư. Việc này giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực một cách hiệu quả và thông minh. Cùng với việc xác minh tính chính chủ người dùng di động thì việc đối soát từ CSDLQG về dân cư, sẽ giúp người dân dễ dàng thực hiện việc đăng kí tài khoản dịch vụ công, thông qua hình thức xác minh thuê bao di động. Như vậy, việc người dân thực hiện sử dụng dịch vụ công trực tuyến cũng được đơn giản hơn rất nhiều, giúp người dân dễ tiếp cận và nắm bắt. Theo đó, việc xác thực đối soát thông tin từ CSDLQG về dân cư cũng sẽ có rất nhiều tiện ích giúp người dân được thụ hưởng.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Người dân sẽ bị thu phí khi sử dụng những dịch vụ nào?
Các dịch vụ thu phí khi sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Minh họa Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết những dịch vụ được khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cơ sở dữ liệu này liên quan đến thông tin trên CMND, Hộ khẩu. Đáng chú ý trong Dự thảo này là danh mục dịch vụ được khai thác, sử dụng và phí dịch vụ, trong đó có nhiều dịch vụ sẽ thu phí. Cụ thể, những dịch vụ bị thu phí (trừ các đơn vị khai thác các dịch vụ để phục vụ công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao) được đính kèm trong danh sách tại Phụ lục 2 của Dự thảo, bao gồm: 1. Nhóm các dịch vụ xác thực - Xác thực thông tin công dân (trả lời thông tin công dân là đúng/sai so với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư) - Xác thực thông tin vợ chồng (trả lời thông tin là đúng/sai so với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư) - Xác thực thông tin thường trú (trả lời thông tin là đúng/sai so với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư) - Xác thực thông tin nơi ở hiện tại (trả lời thông tin là đúng/sai so với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư) - Xác minh tình trạng chết (trả lời thông tin là đúng/sai so với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư) - Xác thực thông tin nhóm máu (trả lời thông tin là đúng/sai so với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư) - Xác thực thông tin về cha/mẹ/người đại diện hợp pháp (trả lời thông tin là đúng/sai so với hệ thống CSDLQG về DC) - Xác thực sinh trắc học vân tay (trả lời thông tin là đúng/sai so với hệ thống CSDLQG về DC) - Xác thực sinh trắc học khuôn mặt (trả lời thông tin là đúng/sai so với hệ thống CSDLQG về DC) 2. Nhóm dịch vụ cung cấp thông tin cá nhân - Dịch vụ cung cấp thông tin người giám hộ (Cung cấp thông tin họ và tên, số CCCD/ĐDCN) - Dịch vụ cung cấp thông tin chủ hộ (Cung cấp thông tin họ và tên, số CCCD/ĐDCN) - Dịch vụ cung cấp nơi ở hiện tại (Cung cấp thông tin nơi ở hiện tại của công dân) - Dịch vụ cung cấp thông tin hộ gia đình (Cung cấp thông tin họ và tên, số CCCD/ĐDCN, mối quan hệ với chủ hộ) 3. Nhóm dịch vụ định danh và xác thực điện tử - Tự động điền form và xác nhận thông tin trực tuyến theo Mục lục dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu - Chữ ký số cá nhân trong một số giao dịch trực tuyến được cho phép - Tra cứu thông tin cá nhân (tự tra cứu, quản lý thông tin) - Thẻ Căn cước công dân điện tử (danh tính số trên thiết bị di động) 4. Nhóm dịch vụ Khai thác dữ liệu tổng hợp: - Khai thác dữ liệu tổng hợp về tình hình tỷ lệ giới tính trên toàn quốc/tỷ lệ giới tính khi sinh - Khai thác dữ liệu tổng hợp về tỷ lệ dân số phân bố theo địa bàn hành chính, vùng miền, địa bàn kinh tế, khu vực thành thị, nông thôn… - Khai thác dữ liệu tổng hợp về tỷ lệ phân bổ ngành nghề lao động của đối tượng trong độ tuổi lao động theo địa bàn hành chính, vùng miền, địa bàn kinh tế, khu vực thành thị, nông thôn… - Khai thác dữ liệu tổng hợp về số người trong các độ tuổi khác nhau theo địa bàn hành chính, vùng miền, địa bàn kinh tế, khu vực thành thị, nông thôn… - Khai thác dữ liệu tổng hợp về tỷ lệ tội phạm, cấu trúc phạm tội theo địa bàn hành chính, vùng miền, địa bàn kinh tế, khu vực thành thị, nông thôn… - Khai thác dữ liệu tổng hợp về mật độ dân số theo địa bàn hành chính, vùng miền, địa bàn kinh tế, khu vực thành thị, nông thôn… Xem chi tiết Dự thảo và các dịch vụ không thu phí tại file đính kèm.
Những hành vi không được làm liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
Đây là nội dung đang được dự thảo Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Nghị định này quy định về việc xây dựng, thu thập, cập nhật, duy trì, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm; trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. Dự thảo quy định những hành vi không được làm gồm: - Phá hoại hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin hoặc cản trở quá trình vận hành, duy trì ổn định, liên tục của Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. - Truy cập bất hợp pháp để thực hiện các hành vi làm sai lệch, thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. - Khai thác dữ liệu không phải của mình mà chưa được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu hoặc không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật - Cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm trái pháp luật hoặc lợi dụng việc cung cấp thông tin để trục lợi. - Sử dụng thông tin khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm không đúng mục đích. Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm bao gồm các nhóm thông tin cơ bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân như sau: 1. Thông tin cá nhân: a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; b) Ngày, tháng, năm sinh; c) Giới tính; d) Mã số công dân hoặc số chứng minh nhân dân; e) Dân tộc; g) Quốc tịch; h) Nơi đăng ký khai sinh; i) Nơi thường trú; k) Số điện thoại; l) Họ tên cha/mẹ/người giám hộ: m) Ảnh; n) Thông tin sinh trắc học (Vân tay, mống mắt, thông tin nhận diện khuôn mặt). 2. Thông tin về hộ gia đình: a) Số hộ khẩu; b) Mã hộ gia đình; c) Địa chỉ. 3. Thông tin về tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm cho người lao động: a) Tên tổ chức/Cá nhân; b) Mã ngành nghề; c) Mã số đơn vị do cơ quan BHXH cấp; d) Quyết định thành lập/Giấy phép đăng ký kinh doanh; đ) Địa chỉ trụ sở đăng ký; e) Thông tin liên hệ: số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ liên lạc, địa chỉ website; g) Loại hình đơn vị. h) Phương thức đóng BHXH (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng). 4. Thông tin về bảo hiểm xã hội a) Mã số bảo hiểm xã hội; b) Mã đơn vị quản lý người tham gia; c) Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý; d) Loại đối tượng bảo hiểm xã hội; đ) Phương thức đóng; e) Quá trình đóng BHXH: thời điểm bắt đầu đóng, kết thúc; tiền lương đóng (mức lương/mức thu nhập, hệ số lương); phụ cấp đóng (phụ cấp lương, các khoản bổ sung, phụ cấp nặng nhọc, độc hại); g) Quản lý đối tượng hưởng BHXH: - Chế độ ốm đau: mã số BHXH, thời gian đóng BHXH, mã bệnh, loại điều kiện hưởng, thời gian hưởng, mức hưởng, điều chỉnh hưởng, thu hồi - Chế độ thai sản: mã số BHXH, thời gian đóng BHXH, loại trợ cấp hưởng, thời gian hưởng, mức hưởng, điều chỉnh hưởng, thu hồi, số lần hưởng - Chế độ hưu trí: + Lương hưu hàng tháng: Mã số BHXH, thời gian đóng BHXH, loại điều kiện hưởng, tỷ lệ % hưởng, thời điểm hưởng, mức hưởng, điều chỉnh hưởng, hủy hưởng, thời gian hưởng. + Trợ cấp hàng tháng: Mã số BHXH, loại trợ cấp, thời gian đóng BHXH, thời điểm hưởng, mức hưởng, điều chỉnh hưởng, thời điểm hưởng, mức hưởng, điều chỉnh hưởng, hủy hưởng, thời gian hưởng + BHXH một lần: Mã số BHXH, loại điều kiện hưởng, thời điểm hưởng, mức hưởng, điều chỉnh hưởng, hủy hưởng. - Chế độ tử tuất: + Tuất một lần: Mã số BHXH, đối tượng chết, thời gian đóng/thời gian hưởng của người chết, thời điểm hưởng, mức hưởng, điều chỉnh hưởng, hủy hưởng. + Tuất hàng tháng: Mã số BHXH, đối tượng chết, thời gian đóng/thời gian hưởng của người chết, loại định suất, loại điều kiện hưởng, thời điểm hưởng, mức hưởng, thời hạn hưởng, điều chỉnh hưởng, hủy hưởng + Trợ cấp mai táng: Mã số BHXH, thời điểm hưởng, mức hưởng, điều chỉnh hưởng, hủy hưởng. 5. Thông tin về bảo hiểm y tế: a) Mã bảo hiểm y tế; b) Loại đối tượng; c) Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu; d) Thời điểm hết hạn; e) Thông tin 5 năm liên tục. 6. Thông tin về bảo hiểm thất nghiệp … Mời bạn xem chi tiết tại file đính kèm:
Hướng dẫn xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá
Đây là nội dung được ban hành tại Dự thảo Thông tư Quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá được đưa ra lấy ý kiến nhân dân từ ngày 3/4/2015. Theo đó, Cơ sở dữ liệu Quốc gia về mức giá sẽ gồm các loại hàng hóa, dịch vụ sau: a) Giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP, bao gồm: Mức giá cụ thể; khung giá; mức giá tối đa, mức giá tối thiểu của các hàng, hoá, dịch vụ sau: - Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh: + Các dịch vụ hàng không, bao gồm: dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; soi chiếu an ninh; + Dịch vụ kết nối viễn thông; + Điện; truyền tải điện; dịch vụ phụ trợ hệ thống điện; + Dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa tuyến độc quyền; - Tài nguyên quan trọng; + Đất, mặt nước, nước ngầm, rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu; nước sạch sinh hoạt; - Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước. + Dịch vụ cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được xây dựng chi từ nguồn ngân sách nhà nước; cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; + Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước; + Hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh; sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; + Sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước; + Dịch vụ cho thuê đối với tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng. - Hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. b) Giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá phải thực hiện đăng ký giá trong thời gian áp dụng biện pháp bình ổn giá theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP, bao gồm: - Xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa ở nhiệt độ thực tế bao gồm: xăng động cơ (không bao gồm xăng máy bay), dầu hỏa, dầu điêzen, dầu mazut; - Điện bán lẻ; - Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); - Phân đạm urê; phân NPK; - Thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ; - Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; - Muối ăn; - Sữa dành cho trẻ em dư��i 06 tuổi; - Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện; - Thóc, gạo tẻ thường; - Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. c) Giá hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục kê khai giá (bao gồm cả thông báo giá khi doanh nghiệp điều chỉnh giá trong phạm vi 3% theo quy định) quy định tại Điều 15 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP, gồm: - Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước không áp dụng biện pháp đăng ký giá; - Xi măng, thép xây dựng; - Than; - Thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản; thuốc tiêu độc, sát trùng, tẩy trùng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản; - Giấy in, viết (dạng cuộn), giấy in báo sản xuất trong nước; - Giá dịch vụ tại cảng biển, giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không sân bay; - Cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng; - Sách giáo khoa; - Giá vé máy bay trên các đường bay nội địa không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá; - Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước; - Cước vận tải hành khách tuyến cố định bằng đường bộ; cước vận tải hành khách bằng taxi; - Thực phẩm chức năng cho trẻ em dưới 06 tuổi theo quy định của Bộ Y tế; - Hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành; - Hàng hoá, dịch vụ đặc thù thực hiện kê khai giá tại địa phương (nếu có) do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định. d) Giá thị trường hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục báo cáo giá thị trường theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư 55/2011/TT-BTC ngày 29/4/2011 hướng dẫn chế độ báo cáo giá thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước, giá hàng hóa nhập khẩu và văn bản bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế (nếu có). đ) Giá thị trường hàng hóa, dịch vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định thuộc nội dung cơ sở dữ liệu. e) Giá thị trường hàng hóa, dịch vụ cần thiết khác phục vụ công tác dự báo và quản lý nhà nước về giá. g) Giá tài sản thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. h) Giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. i) Giá hàng hóa xuất nhập khẩu; trị giá tính thuế hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu; mức giá tham chiếu hàng hoá thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá. k) Giá đất giao dịch thực tế trên thị trường. Các bạn có thể xem Dự Thảo Thông tư tại đây:
Phạm vi, hình thức khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng từ ngày 01/11/2024
Chính phủ ban hành Nghị định 111/2024/NĐ-CP quy định về hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng có hiệu lực từ ngày 01/11/2024. Trong đó có quy định phạm vi, hình thức khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng. Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? Theo Điều 3 Nghị định 111/2024/NĐ-CP quy định như sau: - Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu về hoạt động xây dựng được thiết lập phục vụ mục đích tạo lập, cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi, chia sẻ thông tin trên mạng. - Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là cơ sở dữ liệu về hoạt động xây dựng trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, chia sẻ, quản lý, duy trì và cập nhật thông qua phương tiện điện tử đáp ứng yêu cầu truy nhập và sử dụng thông tin của các ngành kinh tế và phục vụ lợi ích công cộng. - Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm: + Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng; + Cơ sở dữ liệu về dự án đầu tư xây dựng, công trình xây dựng; + Cơ sở dữ liệu về định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư xây dựng. - Cơ sở dữ liệu về định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Như vậy, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là cơ sở dữ liệu về hoạt động xây dựng trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam qua phương tiện điện tử đáp ứng yêu cầu truy nhập và sử dụng thông tin của các ngành kinh tế và phục vụ lợi ích công cộng về xây dựng. Phạm vi, hình thức khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng từ ngày 01/11/2024 Theo khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định 111/2024/NĐ-CP quy định về khai thác, sử dụng hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng như sau: (1) Phạm vi khai thác cơ sở dữ liệu - Cơ quan quản lý nhà nước được quyền khai thác và sử dụng đầy đủ các trường dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, tiếp cận thông tin và phù hợp với nhu cầu của đơn vị; - Cá nhân, tổ chức được quyền khai thác, sử dụng dữ liệu mở được công bố và được khai thác bằng văn bản đối với các dữ liệu còn lại trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, tiếp cận thông tin và phù hợp với nhu cầu sử dụng của cá nhân, tổ chức. (2) Hình thức khai thác cơ sở dữ liệu - Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; - Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng; - Bằng văn bản theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin đối với các thông tin, dữ liệu không thuộc dữ liệu mở quy định tại khoản 3 Điều 6 và khoản 4 Điều 7 Nghị định 111/2024/NĐ-CP. Như vậy, từ ngày 01/11/2024 thì phạm vi và hình thức khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng sẽ thực hiện theo quy định trên. Nguyên tắc sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? Theo Điều 4 Nghị định 111/2024/NĐ-CP quy định 4 nguyên tắc xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng như sau: - Hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được xây dựng, quản lý tập trung, thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương. - Hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được xây dựng, cập nhật nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin về hoạt động xây dựng, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng. - Hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được duy trì hoạt động liên tục, ổn định, thông suốt và được lưu trữ lâu dài, đáp ứng 3 nhu cầu khai thác và sử dụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật. - Việc xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng tuân thủ các quy định của Nghị định 111/2024/NĐ-CP và pháp luật về công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, tiếp cận thông tin; quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước. Như vậy, kể từ ngày 01/11/2024 thì khi sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng phải tuân thủ 4 nguyên tắc theo quy định trên. Xem toàn văn Nghị định 111/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/11/2024
Dữ liệu không gian đất đai là gì? Nội dung dữ liệu không gian đất đai?
Thông tư 09/2024/TT-BTNMT về thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai có hiệu lực ngày 01/08/2024. Trong đó có quy định về dữ liệu không gian đất đai. Dữ liệu không gian đất đai là gì? Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 09/2024/TT-BTNMT quy định về dữ liệu không gian đất đai như sau: Dữ liệu không gian đất đai bao gồm dữ liệu không gian đất đai nền và dữ liệu không gian đất đai chuyên đề về: địa chính; điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thống kê, kiểm kê đất đai; dữ liệu khác liên quan đến đất đai. Nội dung dữ liệu không gian đất đai? Căn cứ Điều 5 Thông tư 09/2024/TT-BTNMT quy định dữ liệu không gian đất đai bao gồm dữ liệu không gian đất đai nền và dữ liệu không gian đất đai chuyên đề. (1) Nội dung dữ liệu không gian đất đai nền: - Dữ liệu không gian điểm khống chế đo đạc gồm: lớp dữ liệu điểm tọa độ; lớp dữ liệu điểm độ cao; - Dữ liệu không gian biên giới, địa giới gồm: lớp dữ liệu mốc biên giới, địa giới; lớp dữ liệu đường biên giới; lớp đường địa giới hành chính cấp tỉnh; lớp dữ liệu đường địa giới hành chính cấp huyện; lớp dữ liệu đường địa giới hành chính cấp xã; lớp dữ liệu địa phận hành chính cấp tỉnh; lớp dữ liệu địa phận hành chính cấp huyện; lớp dữ liệu địa phận hành chính cấp xã; - Dữ liệu không gian thủy hệ gồm: lớp dữ liệu thủy hệ dạng đường; lớp dữ liệu thủy hệ dạng vùng; lớp dữ liệu đường mép nước; - Dữ liệu không gian giao thông gồm: lớp dữ liệu tim đường; lớp dữ liệu giao thông dạng vùng; lớp dữ liệu giao thông dạng đường; lớp dữ liệu mặt đường giao thông; - Dữ liệu không gian địa danh và ghi chú gồm: lớp dữ liệu điểm địa danh; lớp dữ liệu điểm ghi chú. (2) Nội dung dữ liệu không gian đất đai chuyên đề: - Dữ liệu không gian địa chính gồm: lớp dữ liệu thửa đất; lớp dữ liệu thửa đất định vị dạng vùng; lớp dữ liệu thửa đất định vị dạng điểm; lớp dữ liệu tài sản gắn liền với đất; lớp dữ liệu đường chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình; lớp dữ liệu mốc giới hành lang an toàn bảo vệ công trình; lớp dữ liệu đường chỉ giới quy hoạch; lớp dữ liệu mốc giới quy hoạch; - Dữ liệu không gian điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất gồm: nhóm lớp dữ liệu điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cấp vùng kinh tế - xã hội, cả nước; nhóm lớp dữ liệu điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cấp tỉnh; - Dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm: nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; - Dữ liệu không gian giá đất gồm: lớp dữ liệu vùng giá trị; lớp dữ liệu thửa đất chuẩn; lớp dữ liệu thửa đất cụ thể; - Dữ liệu không gian thống kê, kiểm kê đất đai gồm: nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cả nước, vùng kinh tế - xã hội; nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp tỉnh; nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp huyện; nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp xã; - Dữ liệu không gian của dữ liệu khác liên quan đến đất đai gồm: nhóm lớp dữ liệu kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính; lớp dữ liệu địa chỉ số của thửa đất, tài sản gắn liền với đất; nhóm lớp dữ liệu tổng hợp về giá đất. Như vậy theo quy định tại Thông tư 09/2024/TT-BTNMT thì dữ liệu không gian đất đai là một phần của mô hình dữ liệu của cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Ngoài dữ liệu không gian đất đai thì Mô hình dữ liệu của cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai còn bao gồm: dữ liệu thuộc tính đất đai, dữ liệu đất đai phi cấu trúc và siêu dữ liệu đất đai.
Điều chỉnh, kết nối, chia sẻ thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Ngày 25/06/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước. Theo đó quy định điều chỉnh, kết nối, chia sẻ thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. (1) Quy định điều chỉnh thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Theo Điều 6 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định điều chỉnh thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, như sau: - Điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là việc điều chỉnh thông tin của công dân khi có sự thay đổi hoặc sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin thông qua việc kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu khác hoặc theo đề nghị của công dân. - Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan kiểm tra, xác thực và bảo đảm đồng bộ dữ liệu tự động, chính xác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu khác. - Trình tự, thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đề nghị của công dân: + Công dân đề nghị điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan Công an nơi gần nhất; + Hồ sơ đề nghị gồm: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước; + Trường hợp cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ không phải là Công an cấp xã, Công an cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) mà công dân cư trú thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận phải chuyển ngay hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin tới Công an cấp xã, Công an cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) nơi công dân thường trú hoặc nơi tạm trú đối với trường hợp công dân không có nơi thường trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp công dân không có nơi thường trú, nơi tạm trú để giải quyết và thông báo kết quả cho công dân; + Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin của công dân, Trưởng Công an cấp xã, Công an cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) nơi công dân cư trú có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin trước khi điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trường hợp từ chối điều chỉnh thông tin thì phải trả lời, nêu rõ lý do. (2) Quy định kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Theo Điều 7 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, như sau: - Cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Trung tâm dữ liệu quốc gia, cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh và hệ thống thông tin khác của cơ quan nhà nước, cơ sở dữ liệu khác kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin theo quy định pháp luật về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước. - Để bảo đảm bảo mật, an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân khi kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước phải bảo đảm các yêu cầu sau: + Đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin trong kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Bảo đảm an toàn thông tin tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ khi kết nối chính thức. - Việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trên cơ sở thống nhất bằng văn bản giữa Bộ Công an và cơ quan, tổ chức chủ quản cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin. - Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có trách nhiệm thông báo bằng văn bản việc từ chối hoặc tạm ngừng kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong các trường hợp sau: + Hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức đề nghị kết nối không bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này; + Cơ quan, tổ chức được kết nối có hoạt động truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Cơ quan, tổ chức được kết nối vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân hoặc nội dung đã thống nhất với Bộ Công an quy định tại khoản 3 Điều này. Như vậy quy định điều chỉnh, kết nối, chia sẻ thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định tại Điều 6, 7 Nghị định 70/2024/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/07/2024.
Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, nhân lực, kinh phí hoạt động của CSDLQG quy định thế nào?
Cơ sở dữ liệu quốc gia là cơ sở dữ liệu của một hoặc một số lĩnh vực kinh tế - xã hội được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy nhập và sử dụng thông tin của các ngành kinh tế và phục vụ lợi ích công cộng. 1. Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật hoạt động của cơ sở dữ liệu quốc gia Căn cứ Điều 14 Nghị định 47/2024/NĐ-CP về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia: - Trung tâm dữ liệu quốc gia do cơ quan nhà nước chủ trì xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành để phục vụ cơ sở dữ liệu quốc gia; phục vụ cơ sở dữ liệu dùng chung khác theo quy định của pháp luật. Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông; định hướng chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. - Trung tâm dữ liệu quốc gia đáp ứng yêu cầu tối thiểu hạng III theo Tiêu chuẩn quốc gia về Trung tâm dữ liệu - Yêu cầu hạ tầng kỹ thuật viễn thông và yêu cầu tối thiểu mức 3 theo tiêu chuẩn quốc tế phổ biến. Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định về yêu cầu kỹ thuật và hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với Trung tâm dữ liệu quốc gia tại khoản 1 Điều này. - Trung tâm dữ liệu quốc gia cung cấp các loại dịch vụ sau: + Dịch vụ hạ tầng nhà trạm, chỗ đặt máy chủ, cung cấp không gian hạ tầng chỗ đặt, hệ thống điện, điều hòa và các thiết bị liên quan khác để triển khai hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia, cho phép chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ quan, tổ chức có nhu cầu chủ động sử dụng, kiểm soát hệ thống của mình, theo hình thức sử dụng không gian chung hoặc theo khu riêng, tuân thủ quy định về quản lý, vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia; + Dịch vụ cung cấp máy chủ, thiết bị mạng, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo mật hoặc lưu trữ với cấu hình đa dạng, không gian chỗ đặt tương ứng tại các Trung tâm dữ liệu quốc gia, phù hợp với nhu cầu của chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ quan, tổ chức có nhu cầu; + Dịch vụ triển khai và vận hành hạ tầng kỹ thuật phục vụ cơ sở dữ liệu quốc gia và hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin khác. - Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia lựa chọn sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu cung cấp bởi Trung tâm dữ liệu quốc gia theo quy định tại khoản 3 Điều này, bảo đảm phù hợp với hiện trạng, yêu cầu nghiệp vụ, quy định về đầu tư dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước. - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, vận hành và khai thác Trung tâm dữ liệu quốc gia; quy định về các điều kiện bảo đảm nguồn lực phục vụ xây dựng, quản trị, vận hành, khai thác Trung tâm dữ liệu quốc gia. 2. Bảo đảm nhân lực hoạt động của cơ sở dữ liệu quốc gia Căn cứ Điều 15 Nghị định 47/2024/NĐ-CP về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia: - Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia có trách nhiệm bảo đảm nhân lực phục vụ quản lý, xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia. Trường hợp nhân lực tại chỗ không đáp ứng được, thì được thuê chuyên gia, tổ chức theo quy định của pháp luật. - Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của pháp luật để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu; thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia. 3. Bảo đảm kinh phí hoạt động của cơ sở dữ liệu quốc gia Căn cứ Điều 16 Nghị định 47/2024/NĐ-CP về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia: - Kinh phí xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và kinh phí chi hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và quy định pháp luật về các khoản thu hợp pháp khác. Kinh phí duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia gồm kinh phí duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia và kinh phí duy trì cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương là nguồn thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia. - Cơ quan quản lý, vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia sử dụng kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước, từ nguồn thu phí dịch vụ khai thác Trung tâm dữ liệu quốc gia theo quy định của Luật Phí và lệ phí và kinh phí khác theo quy định của pháp luật để phục vụ xây dựng, nâng cấp, vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia và hạ tầng công nghệ thông tin dùng chung các cơ sở dữ liệu quốc gia tại Trung tâm dữ liệu quốc gia. - Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành sử dụng kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước, từ nguồn thu phí dịch vụ khai thác cơ sở dữ liệu và lệ phí, kinh phí khác theo quy định của pháp luật để phục vụ xây dựng, cập nhật, quản lý và duy trì cơ sở dữ liệu, trừ kinh phí đã được cấp phục vụ hạ tầng công nghệ thông tin dùng chung tương ứng đã cấp tại khoản 2 Điều này. - Bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu hợp pháp khác để đầu tư xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia; phân bổ kinh phí thường xuyên bảo đảm hoạt động thu thập thông tin, cập nhật, duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về đầu tư công. Như vậy, việc bảo đảm hoạt động của cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định tại Chương IV Nghị định 47/2024/NĐ-CP bao gồm: bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm nhân lực, bảo đảm kinh phí.
Cách viết đơn trình báo mất giấy tờ chi tiết nhất
Mất giấy tờ, đặc biệt là các giấy tờ tùy thân là điều không ai mong muốn xảy ra vì có nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân rất cao. Nếu mất giấy tờ thì phải viết đơn trình báo thế nào? Mất giấy tờ phải làm gì đầu tiên? Theo khoản 2 Điều 5 Luật Căn cước công dân 2014 quy định công dân có nghĩa vụ sau đây: - Chấp hành quy định của Luật Căn cước công dân 2014 và pháp luật có liên quan; - Làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân 2014; - Cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn thông tin, tài liệu của bản thân để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; - Xuất trình thẻ Căn cước công dân khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra theo quy định của pháp luật; - Bảo quản, giữ gìn thẻ Căn cước công dân đã được cấp; khi mất phải kịp thời trình báo với cơ quan quản lý căn cước công dân; - Nộp lại thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp đổi, bị thu hồi, tạm giữ thẻ theo quy định tại Điều 23 và Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014. Theo đó, CCCD cũng là một trong các loại giấy tờ tuỳ thân, người dân có nghĩa vụ trình báo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, đối với các loại giấy tờ khác, người dân cũng cần trình báo sớm nhất nếu bị mất để có thể đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, hạn chế thấp nhất tình trạng lộ thông tin cá nhân vào tay các đối tượng xấu. Như vậy, khi bị mất giấy tờ, đầu tiên người dân nên bình tĩnh và liên hệ với cơ quan công an cấp xã, phường nơi đăng ký thường trú để trình báo về việc mất giấy tờ. Sau đó, làm theo hướng dẫn của cơ quan công an để thực hiện các thủ tục tiếp theo. Cách viết đơn trình báo mất giấy tờ chi tiết nhất Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể mẫu đơn trình báo mất giấy tờ (đối với đơn cớ mất, sau khi trình báo với cơ quan công an sẽ được cơ quan công an cung cấp mẫu). Dù không có quy định nhưng đơn trình báo mất giấy tờ là một loại giấy tờ để làm việc với cơ quan chức năng nên cũng cần viết đầy đủ, chi tiết và đúng nhất. Thông thường, nội dung đơn trình báo mất giấy tờ sẽ có các thành phần chính như: - Quốc hiệu, Tiêu ngữ; - Ngày tháng năm viết đơn; - Tên cơ quan nhận đơn; - Thông tin cơ bản của người viết đơn như họ tên, phương thức liên lạc...; - Nội dung trình báo: giấy tờ bị mất - Chữ ký xác nhận của người làm đơn. Xem và tải miễn phí mẫu đơn trình báo mất giấy tờ chi tiết nhất: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/25/mau-don-trinh-bao-mat-giay-to.docx Hướng dẫn thủ tục xin cấp lại CCCD mới nhất 2024 Theo Điều 24 Luật Căn cước công dân 2014 quy định trình tự thủ tục đổi cấp lại thẻ căn cước công dân sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014. Theo đó, thủ tục xin cấp lại CCCD mới nhất 2024 thực hiện như sau: Bước 1: Người mất thẻ điền vào tờ khai theo mẫu do cơ quan cung cấp; - Mẫu tờ khai Căn cước công dân gắn chip là Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư 66/2015/TT-BCA (được sửa đổi bởi Thông tư 41/2019/TT-BCA). https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/25/to-khai-can-cuoc-cong-dan.docx Mẫu tờ khai Căn cước công dân gắn chip (Mẫu CC01) - Mẫu tờ khai Căn cước công dân gắn chip (Mẫu CC01) được dùng để công dân kê khai thông tin về nhân thân của mình khi có yêu cầu cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (kể cả trường hợp công dân kê khai trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến). Sau khi viết xong nộp lên Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Bước 2: Người có thẩm quyền sẽ kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp lại thẻ Căn cước công dân; Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Căn cước công dân 2014, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; Trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định. Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị; Bước 3: Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục; Bước 4: Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục; Bước 5: Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn. Cơ quan quản lý CCCD trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát. Lưu ý: Luật Căn cước công dân 2014 sẽ được thay thế bằng Luật Căn cước 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Xem thêm: Các trường hợp phải cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo Luật mới Hướng dẫn quy trình cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024
Nghị định 47/2024/NĐ-CP: Quy định mới nhất về Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia
Ngày 09/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 47/2024/NĐ-CP về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia, theo đó Quy định mới nhất về Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia như sau: Các hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 47/2024/NĐ-CP, Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm các hoạt động: - Thiết kế kiến trúc dữ liệu phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; - Thiết lập hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm hạ tầng kỹ thuật, phần cứng, nền tảng, phần mềm, ứng dụng thông qua việc đầu tư, hoặc thuê dịch vụ hoặc sử dụng hệ thống thông tin sẵn có, bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo, lãng phí; - Thu thập dữ liệu, tạo lập dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu để hình thành cơ sở dữ liệu; - Các hoạt động khác theo quy định pháp luật. Thu thập, tạo lập dữ liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 47/2024/NĐ-CP, Dữ liệu, thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia được thu thập, tạo lập từ các nguồn sau: - Thu thập trực tiếp từ hoạt động nghiệp vụ thông qua các hệ thống thông tin, nền tảng, ứng dụng, phần mềm nghiệp vụ; - Khai thác, chia sẻ từ các cơ sở dữ liệu quốc gia khác; - Trích, chọn và đồng bộ hóa dữ liệu liên quan từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu dùng chung của bộ, ngành, địa phương; - Từ số hóa, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ quản lý của cơ quan nhà nước; - Từ các nguồn khác theo quy định pháp luật chuyên ngành. Các yêu cầu Theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 47/2024/NĐ-CP, Yêu cầu về thu thập, tạo lập và chuẩn hóa dữ liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia - Việc tạo lập dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia phải sử dụng thống nhất các bảng mã danh mục dùng chung do cơ quan có thẩm quyền ban hành; - Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia không được thu thập, tổ chức thu thập lại dữ liệu hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp lại dữ liệu mà cơ quan mình đang quản lý hoặc dữ liệu đó được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng kết nối, chia sẻ, trừ trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu phục vụ cập nhật hoặc sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra dữ liệu hoặc dữ liệu đó không bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc pháp luật có quy định khác; - Thông tin chỉ được tạo lập và nhập vào cơ sở dữ liệu quốc gia khi thông tin đó được kiểm tra là chính xác; - Tuân thủ quy định về thu thập, tạo lập và chuẩn hóa dữ liệu theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin; tuân thủ các quy định về đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin; kết nối, chia sẻ dữ liệu; an toàn thông tin mạng; an ninh mạng và các quy định pháp luật liên quan khác. Nghị định 47/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 09/05/2024.
Cơ sở dữ liệu quốc gia là gì? Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định như thế nào?
Ngày 09/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 47/2024/NĐ-CP về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia. Cơ sở dữ liệu quốc gia là gì? Cơ sở dữ liệu quốc gia là cơ sở dữ liệu của một hoặc một số lĩnh vực kinh tế - xã hội được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy nhập và sử dụng thông tin của các ngành kinh tế và phục vụ lợi ích công cộng. (Khoản 2 Điều 3 Nghị định 47/2024/NĐ-CP) Đối tượng khai thác và sử dụng dữ liệu cơ sở dữ liệu quốc gia - Các cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ khai thác, sử dụng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước theo thẩm quyền; - Cơ quan, tổ chức và cá nhân được phép khai thác và sử dụng thông tin của mình theo quy định pháp luật về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước và bảo vệ thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân; - Cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy chế khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia do chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia ban hành. Cách thức khai thác và sử dụng dữ liệu cơ sở dữ liệu quốc gia - Dữ liệu chia sẻ giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia, giữa cơ sở dữ liệu quốc gia với cơ sở dữ liệu bộ, ngành, địa phương, hệ thống thông tin khác thực hiện theo hình thức chia sẻ mặc định; thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia và Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh và các nền tảng khác theo quy định của pháp luật; - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia qua Cổng dữ liệu quốc gia, Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Thông tin điện tử của chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia, ứng dụng định danh quốc gia, nền tảng định danh và xác thực điện tử và các phương tiện khác do cơ quan có thẩm quyền cung cấp; - Cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền trích xuất thông tin của mình trong cơ sở dữ liệu quốc gia; Yêu cầu đối với hệ thống thông tin kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia - Triển khai bảo đảm an toàn thông tin mạng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng; - Được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc kiểm tra định kỳ, đột xuất theo quy định. Quy chế khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia - Người đứng đầu cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia thuộc phạm vi quản lý; - Căn cứ xây dựng Quy chế, bao gồm: chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, bộ máy của chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia; mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; thông tin về dữ liệu chủ của cơ sở dữ liệu quốc gia; phạm vi, quy mô dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia; đối tượng và mục đích khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia; phương thức chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia; thực trạng và yêu cầu về khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia; - Nội dung chủ yếu của Quy chế, bao gồm: đối tượng và phạm vi khai thác, sử dụng; quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, duy trì dữ liệu, vận hành hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia; điều kiện, yêu cầu, quy trình kết nối, chia sẻ dữ liệu; các hình thức khai thác dữ liệu; yêu cầu về sử dụng dữ liệu và tuân thủ quy định của pháp luật trong khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu; chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm quy chế. Cập nhật, đồng bộ, khai thác và sử dụng dữ liệu tại Trung tâm dữ liệu quốc gia - Các cơ sở dữ liệu quốc gia phải đồng bộ, cập nhật dữ liệu về Trung tâm dữ liệu quốc gia bảo đảm quy định về kết nối, chia sẻ dữ liệu và yêu cầu an toàn thông tin mạng, an ninh mạng; - Dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia sau khi được đồng bộ về Trung tâm dữ liệu quốc gia tạo thành Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia và là cơ sở dữ liệu thuộc Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia. - Dữ liệu sau khi được đồng bộ về Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia được khai thác tại kho dữ liệu mở, kho dữ liệu dùng chung phục vụ các bộ, ban, ngành, địa phương và người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; - Dữ liệu được đồng bộ về Trung tâm dữ liệu quốc gia có giá trị khai thác, sử dụng như dữ liệu gốc của các bộ, ngành khi bảo đảm dữ liệu được cập nhật, đồng nhất với dữ liệu tương ứng tại các cơ sở dữ liệu quốc gia và tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành. Việc khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân; bảo vệ dữ liệu cá nhân; bảo vệ bí mật nhà nước; an toàn thông tin mạng; an ninh mạng. (Điều 12 Nghị định 47/2024/NĐ-CP) Xem chi tiết tại Nghị định 47/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 09/5/2024.
MỚI: Từ 1/7/2024 khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến chỉ được sử dụng tài khoản VNeID
Vừa qua Chính phủ đã đưa ra yêu cầu sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 01/7/2024. Từ 1/7/2024 khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến chỉ được sử dụng tài khoản VNeID Tại phiên họp lần thứ tư của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ diễn ra sáng 03/5/2024 tại Trụ sở Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 01/7/2024. Ngày 20/5/2024 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 16/CT-TTg chỉ đạo về tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương phục vụ người dân, doanh nghiệp. Theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 20/5/2024, để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa TTHC tại các bộ, ngành, địa phương phục vụ người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm, đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách TTHC tại các Chương trình, Đề án, Kế hoạch đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nghị quyết 01/NQ-CP , Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ, Kế hoạch cải cách TTHC trọng tâm năm 2024, Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 27/10/2023, Chỉ thị 04/CT- TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ, tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể, trong đó có nhiệm vụ về cải cách thực hiện thủ tục hành chính là: Bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện chuyển đổi sang sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ. Theo Báo Chính Phủ Dịch vụ công trực tuyến, VNeID là gì? 1) Dịch vụ công trực tuyến là gì? Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 42/2022/NĐ-CP thì dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. 2) VNeID là gì? có bắt buộc cài đặt không? Theo khoản 12 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định: “VNeID” là ứng dụng trên thiết bị số; “dinhdanhdientu.gov.vn”, “vneid.gov.vn” là trang thông tin định danh điện tử do Bộ Công an tạo lập, phát triển để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khi cài đặt ứng dụng VNeID, công dân sẽ được cập nhật thông tin cá nhân trên môi trường điện tử. Các thông tin này được bảo mật tuyệt đối và sử dụng như một cách để thay thế cho các loại giấy tờ cá nhân truyền thống. Hiện nay chưa có quy định nào bắt buộc người dân phải đăng ký, sử dụng VNeID. Tuy nhiên, Bộ Công an đang đẩy mạnh tuyên truyền người dân cả nước thực hiện chính sách kêu gọi, khuyến khích người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Đề án phát triển định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Như vậy, VNeID không bắt buộc phải đăng ký, tuy nhiên nếu muốn thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ 01/7/2024 thì người dân bắt buộc chỉ được sử dụng duy nhất tài khoản VNeID. Danh mục dịch vụ công trực tuyến năm 2024 Theo Điều 12 Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định danh mục dịch vụ công trực tuyến như sau: - Danh mục và thông tin của các dịch vụ công trực tuyến phải được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, đồng bộ và đăng tải trên Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh. - Các dịch vụ công trực tuyến phải được tổ chức, phân loại theo đối tượng sử dụng (tổ chức, cá nhân), theo nhóm dịch vụ (theo chủ đề), theo mức độ và cơ quan thực hiện để thuận tiện cho việc tìm kiếm, sử dụng. - Dịch vụ công trực tuyến khi cung cấp trên môi trường mạng được chuẩn hóa, đồng bộ về mã, tên dịch vụ công trực tuyến; cung cấp biểu mẫu điện tử kèm theo; Hướng dẫn quy trình sử dụng cho tổ chức, cá nhân; hướng dẫn quy trình xử lý của các cơ quan nhà nước và kết quả của dịch vụ công trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Việc chuẩn hóa này được công bố kèm hướng dẫn cho người dùng theo từng dịch vụ công trực tuyến. - Các dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền thực hiện của cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do các bộ, ngành triển khai cung cấp trên môi trường mạng phải được tích hợp, công bố công khai và đồng bộ thông tin tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh. - Quy định về định danh và xác thực điện tử của chủ thể tham gia giao dịch dịch vụ công trực tuyến phải được xác định rõ, công bố trên cổng dịch vụ công và tuân thủ quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử. Như vậy, đối với từng địa phương thì danh mục và thông tin của các dịch vụ công trực tuyến sẽ được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, đồng bộ và đăng tải trên Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
Đề xuất thu thập mống mắt của công dân vào cơ sở dữ liệu căn cước
Vừa mới đây, Chính phủ có đề xuất thu thập mống mắt của công dân trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân được quy định thêm trong dự thảo Luật Căn cước. Theo đó, trong đợt 2 kỳ họp thứ 6 vào ngày 27/11/2023, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án Luật Căn cước. Đây là tên gọi mới sau khi sửa Luật Căn cước công dân. Lấy mống mắt làm cơ sở đối soát, xác thực thông tin cá nhân Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung lớn trình UBTVQH xem xét về dự thảo luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho biết có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt vào nội dung quy định thu thập, cập nhật, quản lý, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước. Về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho hay khoa học hiện nay đã chứng minh cùng với vân tay, mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất đối với mỗi người, không thay đổi nhiều theo thời gian. Công nghệ nhận diện mống mắt (hay còn gọi là công nghệ cảm biến mống mắt) là phương pháp sử dụng thuật toán, hình ảnh để nhận dạng một người dựa vào cấu trúc các đường vân phức tạp và duy nhất của mống mắt (nơi xác định màu mắt của con người), hiện đã được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Hiện nay nhiều quốc gia đã áp dụng công nghệ này để phục vụ nhận diện công dân, xác thực hộ chiếu, điền thông tin xác thực qua website… Nhất là đối với các mẫu điện thoại di động thông minh mới hiện đa phần đã chuyển qua sử dụng mống mắt làm mở khóa thay vì vân tay như trước kia. Đồng thời công nghệ này có độ chính xác cao, đơn giản, dễ sử dụng, không cần thao tác phức tạp. Vì vậy bên cạnh việc thu thập vân tay, Chính phủ đã bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người (với các trường hợp khuyết tật hoặc vân tay bị biến dạng do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan). Vì vậy Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho giữ nội dung này như dự thảo luật trình Quốc hội. Trước đó, trong dự thảo Luật Căn cước đã đề xuất quy định 5 thông tin về sinh trắc học được thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu căn cước gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN và giọng nói. Theo đó, thông tin được mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên căn cước gồm thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người dân. Khi làm thủ tục cấp căn cước, người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp căn cước. Mống mắt sẽ hỗ trợ lấy dữ liệu người chỉnh sửa khuôn mặt để làm đẹp Dự thảo luật quy định thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói chỉ được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp. Hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hay thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước. Cũng nêu ý kiến về nội dung này, phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh, đại biểu đoàn TP.HCM cho rằng quy định bắt buộc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt là phù hợp. Hiện nay, do nhu cầu làm đẹp, nhiều người thực hiện chỉnh sửa khuôn mặt, do đó việc nhận diện khuôn mặt rất khó kiểm soát. Tuy nhiên mống mắt lại là đặc điểm gần nhận dạng cố định. Do vậy quy định bắt buộc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt là hợp lý. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
Hà Nội thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID kết nối với CSDL quốc gia
Ngày 13/11/2023, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch 269/KH-UBND triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Theo đó, nội dung thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID tại Hà Nội như sau: Triển khai thí điểm phần mềm quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử của người dân trên địa bàn Hà Nội; đồng bộ, kết nối với Hệ thống dữ liệu ngành Y tế và chia sẻ, kết nối với các Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các Hệ thống, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác theo quy định, trên cơ sở đó hình thành cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người dân trên địa bàn Thành phố. Tích hợp, liên thông với các dữ liệu sẵn có như: Dữ liệu tiêm chủng Covid-19; tiêm chủng mở rộng; tích hợp, liên thông dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh từ các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố; Cập nhật các thông tin y tế có sẵn được quản lý tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn để hình thành Kho dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm và bàn giao tài liệu hướng dẫn sử dụng, tài khoản cho cán bộ phụ trách nhập liệu, sử dụng phần mềm của 30 Trung tâm y tế quận/huyện/thị xã (54 phòng khám đa khoa và 579 Trạm y tế xã/phường/thị trấn). Xây dựng cơ sở dữ liệu và các phương án thực hiện việc tạo lập hồ sơ sức khoẻ người dân từ cơ sở dữ liệu đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; dữ liệu dân cư trên địa bàn Thành phố để khởi tạo thông tin cơ bản ban đầu của người dân, từ đó hình thành cơ sở dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử Thành phố. Triển khai thực hiện tích hợp thông tin sức khoẻ người dân vào Hồ sơ sức khoẻ điện tử từ các nguồn như: dữ liệu các đối tượng tham gia tiêm chủng Covid - 19; tiêm chủng mở rộng; tích hợp, liên thông dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh từ các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố; cập nhật các thông tin y tế có sẵn được quản lý tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn: phòng, chống suy dinh dưỡng; quản lý sức khoẻ học sinh, sinh viên; quản lý sức khoẻ người cao tuổi; quản lý bệnh không lây nhiễm... Tổ chức kết nối, liên thông giữa Hồ sơ sức khỏe điện tử với ứng dụng VneID do Cục C06 - Bộ Công an được giao quản lý để hiện thị thông tin sức khỏe cá nhân. Thông tin sức khỏe cá nhân được hiển thị trên ứng dụng VneID là dữ liệu chính thống, đủ cơ sở pháp lý phục vụ cho việc khám chữa bệnh ban đầu của người dân tại cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố (thay cho các giấy tờ truyền thống). Theo đó, giao nhiệm vụ cho Sở Y tế và Công an TP. Hà Nội thực hiện một số nội dung sau: Đối với Sở Y tế: - Là đầu mối liên hệ với đơn vị liên quan của Bộ Y tế, Bộ Công an để bám sát, phối hợp triển khai nhiệm vụ chung; Tham mưu, đề xuất các vấn đề liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định, gửi Bộ Y tế, Bộ Công an, Tổ công tác triển khai Đề án 06 Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ theo quy định - Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động tham mưu, đề xuất việc triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ liên quan đến việc thực hiện Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử trên địa bàn Thành phố, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định theo tham quyền. - Chịu trách nhiệm đảm bảo các quy trình, yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn, quản lý, cung cấp đầy đủ các trường thông tin phục vụ cho công tác triển khai xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử Thành phố. - Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội để trao đổi, tích hợp về cơ sở dữ liệu người dân đã tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế có hộ khau tại Thành phố làm cơ sở khởi tạo cơ sở dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử. - Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và ngoài công lập trực thuộc liên thông tự động dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh sử dụng Bảo hiểm y tế và không sử dụng thẻ BHYT lên dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử của Thành phố ngay sau khi người bệnh kết thúc khám và điều trị. - Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm; thực hiện công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về phần mềm quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử; Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNelD cho nhân dân trên địa bàn Thành phố. - Tổ chức giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố và Bộ Y tế theo quy định. Đối với Công an thành phố Hà Nội: - Làm đầu mối, tham mưu để kết nối giữa CSDLQG về dân cư với cơ sở dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử Thành phố và kết nối dữ liệu sức khỏe người dân trên địa bàn Thành phố lên Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNelD của Bộ Công an. - Chỉ đạo Công an cấp xã phối hợp với Tổ công nghệ số cộng đồng, Tổ triển khai Đề án 06/CP thôn, tổ dân phố, trạm y tế các xã/phường/thị trấn hỗ trợ chuẩn hóa thông tin người dân tại địa bàn thu thập, cập nhật thông tin người dân để tạo lập cơ sở dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử và hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNelD. - Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch. Ngoài ra, Kế hoạch 269/KH-UBND còn giao nhiệm vụ đối với Sở Thông tin và truyền thông; Văn phòng UBND Thành phố; Sở Tài chính; Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các cơ quan báo chí thành phố Hà Nội; UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố và Bộ Y tế. Xem chi tiết tại Kế hoạch 269/KH-UBND ngày 13/11/2023. Xem và tải Kế hoạch 269/KH-UBND https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/16/ke-hoach-269-kh-ubnd-ha-noi-2023-trien-khai-thi-diem-lap-ho-so-suc-khoe-dien-tu.pdf
Thông tư 06/2023/TT-BNV: Ban hành Quy chế khai thác cơ sở dữ liệu của cán bộ, công chức
Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 06/2023/TT-BNV ngày 04/5/2023 ban hành Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước. Theo đó, quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước thực hiện như sau: (1) Phê duyệt dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia - Trong vòng 05 ngày cuối từng tháng, người có thẩm quyền của bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phê duyệt bằng ký số tại Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương. - Đối với Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương, người đứng đầu bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xây dựng quy chế phê duyệt dữ liệu đảm đảm phù hợp với quy định tại Quy chế này và việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định. (2) Khai thác cơ sở dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia Bộ Nội vụ sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia để tổng hợp, phân tích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm và các nội dung khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia với các hệ thống thông tin khác phục vụ cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khai thác thông tin theo quy định tại Quy chế này. Bên cạnh đó, Bộ, ngành, địa phương được khai thác, sử dụng dữ liệu tổng hợp, phân tích chung, dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của bộ, ngành, địa phương mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia. Các dữ liệu này được chia sẻ mặc định từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương mình để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được khai thác dữ liệu của mình; được truy cập, nghiên cứu, sử dụng và khai thác dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương khi cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đồng ý bằng văn bản theo quy định của pháp luật. Dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương khi được xuất theo định dạng văn bản điện tử, được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật thì văn bản điện tử đó có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy. (3) Cách thức khai thác, sử dụng dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia Các bộ, ngành, địa phương khai thác, sử dụng dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia bằng tài khoản do Bộ Nội vụ cung cấp và truy cập thông qua Cổng thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước tại địa chỉ https://ccvc-portal.moha.gov.vn hoặc sử dụng các dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên cơ sở bảo đảm an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân. (4) Kết nối, chia sẻ dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia Bộ Nội vụ thiết lập và công bố các dịch vụ chia sẻ dữ liệu thuộc phạm vi Cơ sở dữ liệu quốc gia; ban hành các văn bản liên quan đến quy định kỹ thuật về cấu trúc, định dạng dữ liệu, gói tin, kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia khác, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương với Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia bảo đảm tuân thủ quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam. Bộ Nội vụ cung cấp cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương cặp khóa để kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương và Cơ sở dữ liệu quốc gia. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương thực hiện ký số phê duyệt dữ liệu trước khi đồng bộ dữ liệu của bộ, ngành, địa phương với Cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Xem chi tiết Thông tư 06/2023/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 05/5/2023
Công văn 1631/BNV-VP: Thống nhất dùng thông tin trong sơ yếu lý lịch cán bộ vào CSDLQG
Ngày 13/4/2023, Bộ Nội vụ ban hành Công văn 1631/BNV-VP về việc đôn đốc triển khai cập nhất, kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, nhằm triển khai thực hiện Đề án xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước; Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và hướng dẫn việc cập nhật, kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về CBCCVC, Bộ Nội vụ đưa ra một số nội dung cụ thể như sau: Xem thêm bài viết liên quan: Hướng dẫn kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về cán bộ, công chức, viên chức - Thống nhất sử dụng các trường dữ liệu thông tin về CBCCVC trong Sơ yếu lý lịch hợp nhất để cập nhật dữ liệu về CBCCVC vào CSDLQG. - Thực hiện kết nối qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ/cấp tỉnh và Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) hoặc trực tiếp qua NDXP sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các bước thực hiện, cách thức phối hợp với giữa các đơn vị liên quan. - Bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ trước khi kết nối với CSDLQG về CBCCVC. - Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ theo tiến độ đề ra. - Tổ chức các hội nghị quán triệt, triển khai các nội dung nêu trên đến Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ (hoặc Ban Tổ chức cán bộ) các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Lãnh đạo Sở Nội vụ của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, qua kiểm tra, đánh giá thực hiện kết nối và chia sẻ dữ liệu CBCCVC của các đơn vị với CSDLQG về CBCCV cho thấy chỉ có Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kiểm toán Nhà nước và Đài Truyền hình Việt Nam đã kết nối LGSP và đồng bộ được với CSDLQG về CBCCVC. Chi tiết về kết quả cập nhật, đồng bộ dữ liệu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được công bố trên Cổng thông tin của Bộ Nội vụ địa chỉ: https://moha.gov.vn/DATA/DOCUMENT/2023/04/CSDLQG_CBCCVC.pdf vào 12h00 các ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu hàng tuần để các đơn vị theo dõi, kiểm tra, đôn đốc. Xem chi tiết tại Công văn 1631/BNV-VP ban hành ngày 13/4/2023. Xem thêm bài viết liên quan: Hướng dẫn kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về cán bộ, công chức, viên chức
Hướng dẫn kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về cán bộ, công chức, viên chức
Ngày 09/3/2023, Bộ Nội vụ ban hành Công văn 955/BNV-VP về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, tại Công văn , Bộ Nội vụ đã đề nghị các ban ngành địa phương thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về CBCCVC theo một trong 02 phương án như sau: Phương án 01: Kết nối qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ/cấp tỉnh (LGSP) và NDXP Trường hợp bộ ngành địa phương (BNĐP) đã sẵn sàng về nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh LGSP (Local Government Service Platform) thì thực hiện kết nối HTTT/CSDL về CBCCVC của BNĐP với CSDLQG về CBCCVC qua LGSP và NDXP (National Data Exchange Platform) Phương án 02: Kết nối trực tiếp qua NDXP Trường hợp BNĐP chưa sẵn sàng về nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh LGSP thì thực hiện kết nối HTTT/CSDL về CBCCVC của BNĐP với CSDLQG về CBCCVC trực tiếp qua NDXP. Hướng dẫn cách thức thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu (1) Trường hợp kết nối qua LGSP và NDXP: Bước 1: Đơn vị quản lý dữ liệu CBCCVC của BNĐP gửi văn bản đến Trung tâm Thông tin của Bộ Nội vụ, đơn vị chuyên trách CNTT crìa RNDP và đồng gửi Cục Chuyên đôi số quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đề nghị kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về CBCCVC (trong văn bản ghi rõ họ và tên nhân viên kỹ thuật của đơn vị cung cấp HTTT/CSDL CBCCVC đế làm đầu mối Hèn hệ). Bước 2: Đơn vị chuyên trách CNTT của BNĐP làm việc với Trung tâm Thông tin của Bộ Nội vụ, Cục Chuyển đối số quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông để thực hiện kết nối thử nghiệm (ncu cần thiết) và kết nối chính thức. Bước 3: Đơn vị quản lý dữ liệu CBCCVC của BNĐP đối chiếu dữ liệu đã thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu và thông báo vấn đề phát sinh về Vụ Công chức - Viên chức của Bộ Nội vụ (nếu có). (2) Trường hợp kết nối trực tiếp NDXP: Bước 1: Đơn vị quản lý dữ liệu CBCCVC của BNĐP gửi văn bản đến Trung tâm Thông tin của Bộ Nội vụ, đơn vị chuyên trách CNTT của BNĐP và đồng gửi Cục Chuyển đối số quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đề nghị kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về CBCCVC (trong văn bản ghi rõ họ và tên nhân viên kỹ thuật của đơn vị cung cap HTTT/CSDL CBCCVC đê làm đầu mối Hên hệ). Bước 2: Đơn vị chuyên trách CNTT của BNĐP gửi văn bản đến Cục Chuyển đổi số quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Thông tin của Bộ Nội vụ về việc đề nghị cung cấp tài liệu kết nối trực tiếp NDXP (API Key, mã đơn vị liên quan đến NDXP, CSDLQG về CBCCVC). Bước 3: Sau khi tiếp nhận tham số phục vụ kết nối, đơn vị chuyên trách CNTT phối hợp đơn vị quản lý dữ liệu CBCCVC của BNĐP và đơn vị cung cấp HTTT/CSDL CBCCVC thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về CBCCVC. Bước 4: Đơn vị quản lý dữ liệu CBCCVC của BNĐP đối chiếu dữ liệu đã thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu và thông báo vấn đề phát sinh về Vụ Công chức - Viên chức của Bộ Nội vụ (nếu có). Xem chi tiết tại Công văn 955/BNV-VP ban hành ngày 09/3/2023.
Mới: Đề xuất cấp thẻ CCCD cho trẻ dưới 06 tuổi
Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được Bộ Công an lấy ý kiến đóng góp từ ngày 14/01/2023. Theo đó, đề xuất cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ dưới 6 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì được cấp đồng thời khi đăng ký khai sinh. Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân là ai? Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đề xuất những đối tượng sau đây được cấp thẻ CCCD bao gồm: - Người được cấp thẻ căn cước công dân là công dân Việt Nam. - Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện cấp thẻ CCCD. Người dưới 14 tuổi thực hiện cấp thẻ CCCD theo nhu cầu. (theo quy định tại Điều 20 Dự thảo). Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/01/16/dt-luat-can-cuoc-cd.doc Theo đó, đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên thì việc cấp thẻ CCCD là bắt buộc theo quy định của Luật CCCD hiện hành, tuy nhiên với công dân dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu. Trình tự, thủ tục cấp thẻ CCCD Về trình tự, thủ tục cấp thẻ CCCD đối với người từ đủ 14 tuổi cơ bản không thay đổi, đối với người dưới 14 tuổi thì trình tự, thủ tục cấp thẻ được quy định như sau: Tại Điều 24 Dự thảo Luật (sửa đổi) quy định về trình tự, thủ tục cấp thẻ CCCD cho công dân dưới 14 tuổi, cụ thể : Công dân dưới 14 tuổi hoặc cha, mẹ, người giám hộ của công dân dưới 14 tuổi có quyền đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước công dân; Như vậy, trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 14 tuổi được thực hiện như sau: - Đối với công dân là trẻ em dưới 06 tuổi nhưng chưa đăng ký khai sinh Trẻ em dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì thực hiện cấp thẻ căn cước công dân đồng thời khi đăng ký khai sinh. Khi cha, mẹ hoặc người giám hộ thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh thì cơ quan tư pháp - hộ tịch chuyển thông tin đăng ký khai sinh và đề nghị cấp thẻ CCCD của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho cơ quan Công an để thực hiện việc cấp thẻ CCCD đồng thời với việc đăng ký cư trú. - Đối với công dân là trẻ em đã đăng ký khai sinh Cha, mẹ hoặc người giám hộ đến cơ quan quản lý căn cước và thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân theo quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 24 cho trẻ em (trẻ em dưới 06 tuổi thì không thu nhận thông tin sinh trắc học). Trường hợp công dân là trẻ em đủ 06 tuổi trở lên thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải đưa trẻ em đó đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận ảnh khuôn mặt khi thực hiện thủ tục cấp thẻ CCCD. Ngoài ra, dự thảo Luật quy định chuyển tiếp theo hướng Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31.12.2024; các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Theo dự thảo, Bộ Công an cũng đề xuất bổ sung quy định về quản lý, cấp căn cước công dân cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt. Xem thêm bài viết có nội dung liên quan tại đây Toàn văn dự thảo Luật được đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để lấy ý kiến đóng góp trong thời gian 60 ngày kể từ ngày đăng. Xem và tải Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/01/16/dt-luat-can-cuoc-cd.doc
Đề xuất áp dụng Luật căn cước công dân với người gốc Việt Nam
Ngày 13/01/2023, Bộ Công an bắt đầu lấy ý kiến dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đến hết ngày 13/3/2023. Theo đó, điểm mới tại Dự thảo Luật này là đề xuất về giá trị sử dụng giấy chứng nhận căn cước đối với người gốc Việt Nam - người không có quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam. Trước đó, Luật Căn cước công dân 2014 chỉ áp dụng đối với công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Nay, Bộ Công an đề xuất áp dụng đối với đối tượng là người không có quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam (người gốc Việt Nam) trong Dự thảo Luật Căn cước công dân. Dự thảo Luật Căn cước công dân https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2023/01/16/dt-luat-can-cuoc-cd.doc Trong đó, người gốc Việt Nam được xác định như sau: - Người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và hiện nay là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; - Con, cháu của người tại quy định trên và hiện nay là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam. Người gốc Việt Nam là người không có quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam được cấp số định danh của người gốc Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận căn cước. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đề xuất: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu người gốc Việt Nam xuất trình giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra; được sử dụng số định danh của người gốc Việt Nam trên giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra thông tin của người đó trong CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành theo quy định của pháp luật; - Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp số định danh của người gốc Việt Nam, cấp giấy chứng nhận căn cước, thu thập, lưu trữ, khai thác, sử dụng thông tin về người gốc Việt Nam trong CSDL quốc gia về dân cư, CSDL căn cước và việc quản lý người gốc Việt Nam. Như vậy, đối với người không quốc tịch nhưng sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam sẽ không phải kê khai nhiều lần, làm việc với nhiều cơ quan khác nhau để cung cấp thông tin thuận lợi trong việc khai thác, sử dụng thông tin mình đã cung cấp vì dữ liệu này đã có tập trung ở Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước. Ngoài ra, việc tích hợp thông tin vào thẻ CCCD là những thông tin của công dân được thể hiện trong các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và đã được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để tích hợp vào thẻ căn cước công dân theo đề nghị của công dân hoặc cơ quan quản lý nhà nước. Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước công dân gồm thông tin về: Thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác theo quy định của Chính phủ. Việc sử dụng các thông tin tích hợp từ thẻ căn cước công dân có giá trị tương đương như việc sử dụng các giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại khác. Xem và tải Dự thảo Luật Căn cước công dân ngày 13/01/203. https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2023/01/16/dt-luat-can-cuoc-cd.doc
Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 9 năm 2022
Từ tháng 09/2022 sẽ có một số chính sách mới nổi bật bắt đầu có hiệu lực, tác động đến nhiều lĩnh vực, đời sống kinh tế - xã hội như giá đất được trừ để tính thuế GTGT khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, lộ trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng, mức phí sử dụng thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư, điều kiện nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe gắn máy không nhằm mục đích thương mại,... Sửa đổi quy định về giá đất được trừ để tính thuế GTGT khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất Chính phủ ban hành Nghị định 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022, trong đó sửa đổi Nghị định 209/2013/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, trong đó, điều chỉnh quy định về giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng (GTGT). Theo đó, sửa đổi quy định về giá đất được trừ để tính thuế GTGT khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực hiện như sau: Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế giá trị gia tăng là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng. (So với quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định 209/2013/NĐ-CP, giá đất được trừ để tính thuế GTGT khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng). Tuy nhiên, Nghị định 49/2022/NĐ-CP đã sửa đổi về cách xác định giá đất được trừ để tính thuế GTGT, cụ thể giá đất được trừ là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng không bao gồm giá trị cơ sở hạ tầng. Trường hợp không tách được giá trị cơ sở hạ tầng tại thời điểm nhận chuyển nhượng thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm ký hợp đồng nhận chuyển nhượng. Nghị định 49/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/9/2022. Mức phí sử dụng thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 48/2022/TT-BTC, ngày 03/8/2022 về điều chỉnh mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo đó, mức phí mức phí xác thực thông tin công dân, khai thác kết quả thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư được thực hiện như sau: Ngày 17/9/2022 đến hết ngày 31/12/2023, áp dụng mức thu bằng 50% mức phí quy định tại Mục I Phụ lục phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ban hành kèm theo Thông tư 48/2022/TT-BTC. Ngày 01/01/2024 trở đi, áp dụng mức thu theo mức phí quy định tại Mục I Phụ lục phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ban hành kèm theo Thông tư 48/2022/TT-BTC. Trong đó, khi khai thác các nội dung sau sẽ thu phí 1000 đồng/trường thông tin bao gồm: (1) Xác thực thông tin công dân bằng tin nhắn SMS, văn bản điện tử, văn bản giấy (sản phẩm SPDC01). (2) Tin nhắn SMS trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác (sản phẩm SPDC02). (3) Văn bản điện tử trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác qua cổng dịch vụ công (sản phẩm SPDC03). (4) Văn bản điện tử trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác qua ứng dụng phần mềm (sản phẩm SPDC04). (5) Văn bản giấy trả lời kết quả thông tin đề nghị cung cấp (sản phẩm SPDC05). Thông tư 48/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 17/9/2022. Điều kiện nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe gắn máy không nhằm mục đích thương mại Thông tư 45/2022/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 27/7/2022 sửa đổi Thông tư 143/2015/TT-BTC quy định thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại. Theo đó, sửa đổi điều kiện xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại như sau: Xe gắn máy đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy (QCVN 14:2015/BGTVT). Hiện hành, yêu cầu xe gắn máy đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy (QCVN14:2011/BGTVT). Ngoài ra, chính sách quản lý xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu theo hình thức quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, tài sản di chuyển thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Thông tư 45/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/9/2022. Xe ô tô kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị camera Ngày 19/7/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Cụ thể, Nghị định 47/2022/NĐ-CP bổ sung thời điểm xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp đặt thiết bị camera như sau: Từ ngày 01/7/2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định Nghị định 10/2020/NĐ-CP, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, Nghị định 47/2022/NĐ-CP cũng sửa đổi quy định về giám sát hành trình của xe như sau: Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu. Qua đó, bổ sung phạm vi sử dụng thông tin từ thiết bị giám sát vào công tác phòng, chống buôn lậu. Nghị định 47/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/9/2022 sửa đổi Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Lộ trình áp dụng lựa chọn nhà đầu tư qua mạng Đây là nội dung tại Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT về cung cấp, đăng tải, thông tin và lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bắt đầu có hiệu lực thi hành. Theo đó, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lựa chọn nhà đầu tư qua mạng theo lộ trình như sau: Từ ngày 01/6/2023, việc cung cấp, đăng tải thông tin đối với dự án phải đấu thầu theo pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa được thực hiện trên Hệ thống. Cụ thể, nội dung được thực hiện trên hệ thống từ ngày 15/8/2023 bao gồm: - Việc phát hành thông báo khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư dự án PPP (E-KSQT). - Hồ sơ mời sơ tuyển dự án PPP qua mạng (E-HSMST). - Yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm dự án đầu tư có sử dụng đất qua mạng (E-YCSBNLKN). - Nộp hồ sơ quan tâm thực hiện dự án PPP qua mạng (E-HSQT). - Hồ sơ dự sơ tuyển dự án PPP qua mạng (E-HSDST). - Hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất qua mạng (E-HSĐKTHDA) đối với dự án PPP. - Dự án đầu tư có sử dụng đất. Bên cạnh đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải lên Hệ thống khi đăng nhập bằng Tài khoản tham gia Hệ thống của mình; kiểm tra và xác nhận việc đăng tải các thông tin của mình trên Hệ thống. Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 16/9/2022. Thủ tục đăng ký hạn mức trước khi chào bán trái phiếu quốc tế Ngày 29/7/2022, NHNHVN ban hành Thông tư 10/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh. Theo đó, quy định về trình tự thủ tục đăng ký trước khi chào bán trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp ra thị trường được thực hiện như sau: Sau khi phương án phát hành trái phiếu quốc tế được phê duyệt, chậm nhất 20 ngày làm việc trước khi thực hiện chào bán trái phiếu trên thị trường quốc tế, tổ chức phát hành phải gửi hồ sơ đăng ký hạn mức phát hành trái phiếu quốc tế. Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, NHNH có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận hạn mức phát hành. Lưu ý: trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản nêu rõ lý do. Thông tư 10/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/9/2022. Xem thêm các chính sách mới có hiệu từ tháng 9/2022 tại đây
Từ ngày 01/8/2022, thuê bao di động mới phải xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 174/TB-VPCP ngày 15/6/2022, kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về kết nối thông tin thuê bao với Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, hạn chế tình trạng sử dụng sim rác, sim không chính chủ. Theo Thông báo 174/TB-VPCP năm 2022 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về kết nối thông tin thuê bao (trừ thông tin mật) với CSDLQG về dân cư nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giải quyết tình trạng sử dụng SIM rác do Văn phòng Chính phủ ban hành. Theo đó, các đại diện của các bộ, cơ quan, doanh nghiệp viễn thông tham dự đều thống nhất việc kết nối dữ liệu sẽ giúp việc quản lý cư dân hiệu quả hơn. Đồng thời việc kết nối xác thực cần được thực hiện đồng bộ, bình đẳng giữa các nhà mạng; dữ liệu cần được bảo vệ an toàn, không ảnh hưởng tới kinh doanh của các nhà mạng, riêng tư của thuê bao. Từ ngày 01/8/2022, số thuê bao di động mới phải đăng ký xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Nhằm hạn chế sim rác, sim không chính chủ, các doanh nghiệp viễn thông di động có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông kết nối thông tin thuê bao ( trừ thông tin mật) với CSDLQG về dân cư, tiến hành đối soát ngay dữ liệu SIM đang hoạt động trước ngày 30 tháng 7 năm 2022 đảm bảo xác thực khớp đúng giữa 3 thành phần: - Thông tin của thuê bao đăng ký tại các doanh nghiệp viễn thông; - Thông tin cá nhân của thuê bao trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; - Thông tin người đang sở hữu, sử dụng, nắm giữ SIM thực tế. Ngoài ra, Phó Thủ tướng còn chỉ đạo Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin Truyền thông và các doanh nghiệp viễn thông thống nhất quy trình cấp số thuê bao mới, rà soát cơ sở pháp lý nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông và các ngành, nghề kinh doanh liên quan. Bộ Thông tin Truyền thông được giao nhiệm vụ chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin, an toàn thông tin thực hiện kết nối thông tin thuê bao của doanh nghiệp với CSDLQG về dân cư. Cách xác thực thông tin và kiểm tra thông tin thuê bao di động Các cá nhân, tổ chức khi giao kết hợp đồng để sử dụng thuê bao di động mới cần cung cấp các thông tin, giấy tờ được quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP cho điểm cung cấp dịch vụ viễn thông. Ngoài ra, theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP thuê bao không đúng quy định và không có ảnh chính chủ sẽ bị cắt. Nếu không tuân thủ nội dung này, doanh nghiệp viễn thông sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Những thông tin thuê bao di động cần đăng ký gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân dân, ngày cấp, nơi cấp. Để tránh bị cắt dịch vụ, nhất là với những số thuê bao có đăng ký song ít sử dụng tới, thuê bao di động cần kiểm tra xem thông tin đăng ký của mình đã chính xác chưa bằng cách gửi tin nhắn cú pháp “TTTB” gửi 1414. Tổng đài sẽ gửi tin nhắn phản hồi về thông tin thuê bao số điện thoại gửi tin nhắn đã đăng ký bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân dân, ngày cấp và nơi cấp. Nếu thông tin chính xác thì thuê bao di động có thể yên tâm sử dụng lâu dài. Nếu chưa chính xác, thuê bao đó cần đến các điểm giao dịch của các doanh nghiệp viễn thông để sửa lại thông tin. Lợi ích đối với người dân Việc đưa vào khai thác những thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là đầu mối cung cấp các thông tin cơ bản có đầy đủ tính pháp lý về công dân. Nếu như lúc trước, người dân, doanh nghiệp phải khai báo, nộp, chứng thực các giấy tờ khi thực hiện các giao dịch với cơ quan nhà nước, thì giờ đây, các thông tin đó sẽ được trích xuất tự động hoặc các cơ quan nhà nước tra cứu, khai thác từ CSDLQG về dân cư. Việc này giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực một cách hiệu quả và thông minh. Cùng với việc xác minh tính chính chủ người dùng di động thì việc đối soát từ CSDLQG về dân cư, sẽ giúp người dân dễ dàng thực hiện việc đăng kí tài khoản dịch vụ công, thông qua hình thức xác minh thuê bao di động. Như vậy, việc người dân thực hiện sử dụng dịch vụ công trực tuyến cũng được đơn giản hơn rất nhiều, giúp người dân dễ tiếp cận và nắm bắt. Theo đó, việc xác thực đối soát thông tin từ CSDLQG về dân cư cũng sẽ có rất nhiều tiện ích giúp người dân được thụ hưởng.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Người dân sẽ bị thu phí khi sử dụng những dịch vụ nào?
Các dịch vụ thu phí khi sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Minh họa Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết những dịch vụ được khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cơ sở dữ liệu này liên quan đến thông tin trên CMND, Hộ khẩu. Đáng chú ý trong Dự thảo này là danh mục dịch vụ được khai thác, sử dụng và phí dịch vụ, trong đó có nhiều dịch vụ sẽ thu phí. Cụ thể, những dịch vụ bị thu phí (trừ các đơn vị khai thác các dịch vụ để phục vụ công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao) được đính kèm trong danh sách tại Phụ lục 2 của Dự thảo, bao gồm: 1. Nhóm các dịch vụ xác thực - Xác thực thông tin công dân (trả lời thông tin công dân là đúng/sai so với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư) - Xác thực thông tin vợ chồng (trả lời thông tin là đúng/sai so với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư) - Xác thực thông tin thường trú (trả lời thông tin là đúng/sai so với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư) - Xác thực thông tin nơi ở hiện tại (trả lời thông tin là đúng/sai so với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư) - Xác minh tình trạng chết (trả lời thông tin là đúng/sai so với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư) - Xác thực thông tin nhóm máu (trả lời thông tin là đúng/sai so với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư) - Xác thực thông tin về cha/mẹ/người đại diện hợp pháp (trả lời thông tin là đúng/sai so với hệ thống CSDLQG về DC) - Xác thực sinh trắc học vân tay (trả lời thông tin là đúng/sai so với hệ thống CSDLQG về DC) - Xác thực sinh trắc học khuôn mặt (trả lời thông tin là đúng/sai so với hệ thống CSDLQG về DC) 2. Nhóm dịch vụ cung cấp thông tin cá nhân - Dịch vụ cung cấp thông tin người giám hộ (Cung cấp thông tin họ và tên, số CCCD/ĐDCN) - Dịch vụ cung cấp thông tin chủ hộ (Cung cấp thông tin họ và tên, số CCCD/ĐDCN) - Dịch vụ cung cấp nơi ở hiện tại (Cung cấp thông tin nơi ở hiện tại của công dân) - Dịch vụ cung cấp thông tin hộ gia đình (Cung cấp thông tin họ và tên, số CCCD/ĐDCN, mối quan hệ với chủ hộ) 3. Nhóm dịch vụ định danh và xác thực điện tử - Tự động điền form và xác nhận thông tin trực tuyến theo Mục lục dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu - Chữ ký số cá nhân trong một số giao dịch trực tuyến được cho phép - Tra cứu thông tin cá nhân (tự tra cứu, quản lý thông tin) - Thẻ Căn cước công dân điện tử (danh tính số trên thiết bị di động) 4. Nhóm dịch vụ Khai thác dữ liệu tổng hợp: - Khai thác dữ liệu tổng hợp về tình hình tỷ lệ giới tính trên toàn quốc/tỷ lệ giới tính khi sinh - Khai thác dữ liệu tổng hợp về tỷ lệ dân số phân bố theo địa bàn hành chính, vùng miền, địa bàn kinh tế, khu vực thành thị, nông thôn… - Khai thác dữ liệu tổng hợp về tỷ lệ phân bổ ngành nghề lao động của đối tượng trong độ tuổi lao động theo địa bàn hành chính, vùng miền, địa bàn kinh tế, khu vực thành thị, nông thôn… - Khai thác dữ liệu tổng hợp về số người trong các độ tuổi khác nhau theo địa bàn hành chính, vùng miền, địa bàn kinh tế, khu vực thành thị, nông thôn… - Khai thác dữ liệu tổng hợp về tỷ lệ tội phạm, cấu trúc phạm tội theo địa bàn hành chính, vùng miền, địa bàn kinh tế, khu vực thành thị, nông thôn… - Khai thác dữ liệu tổng hợp về mật độ dân số theo địa bàn hành chính, vùng miền, địa bàn kinh tế, khu vực thành thị, nông thôn… Xem chi tiết Dự thảo và các dịch vụ không thu phí tại file đính kèm.
Những hành vi không được làm liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
Đây là nội dung đang được dự thảo Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Nghị định này quy định về việc xây dựng, thu thập, cập nhật, duy trì, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm; trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. Dự thảo quy định những hành vi không được làm gồm: - Phá hoại hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin hoặc cản trở quá trình vận hành, duy trì ổn định, liên tục của Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. - Truy cập bất hợp pháp để thực hiện các hành vi làm sai lệch, thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. - Khai thác dữ liệu không phải của mình mà chưa được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu hoặc không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật - Cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm trái pháp luật hoặc lợi dụng việc cung cấp thông tin để trục lợi. - Sử dụng thông tin khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm không đúng mục đích. Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm bao gồm các nhóm thông tin cơ bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân như sau: 1. Thông tin cá nhân: a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; b) Ngày, tháng, năm sinh; c) Giới tính; d) Mã số công dân hoặc số chứng minh nhân dân; e) Dân tộc; g) Quốc tịch; h) Nơi đăng ký khai sinh; i) Nơi thường trú; k) Số điện thoại; l) Họ tên cha/mẹ/người giám hộ: m) Ảnh; n) Thông tin sinh trắc học (Vân tay, mống mắt, thông tin nhận diện khuôn mặt). 2. Thông tin về hộ gia đình: a) Số hộ khẩu; b) Mã hộ gia đình; c) Địa chỉ. 3. Thông tin về tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm cho người lao động: a) Tên tổ chức/Cá nhân; b) Mã ngành nghề; c) Mã số đơn vị do cơ quan BHXH cấp; d) Quyết định thành lập/Giấy phép đăng ký kinh doanh; đ) Địa chỉ trụ sở đăng ký; e) Thông tin liên hệ: số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ liên lạc, địa chỉ website; g) Loại hình đơn vị. h) Phương thức đóng BHXH (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng). 4. Thông tin về bảo hiểm xã hội a) Mã số bảo hiểm xã hội; b) Mã đơn vị quản lý người tham gia; c) Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý; d) Loại đối tượng bảo hiểm xã hội; đ) Phương thức đóng; e) Quá trình đóng BHXH: thời điểm bắt đầu đóng, kết thúc; tiền lương đóng (mức lương/mức thu nhập, hệ số lương); phụ cấp đóng (phụ cấp lương, các khoản bổ sung, phụ cấp nặng nhọc, độc hại); g) Quản lý đối tượng hưởng BHXH: - Chế độ ốm đau: mã số BHXH, thời gian đóng BHXH, mã bệnh, loại điều kiện hưởng, thời gian hưởng, mức hưởng, điều chỉnh hưởng, thu hồi - Chế độ thai sản: mã số BHXH, thời gian đóng BHXH, loại trợ cấp hưởng, thời gian hưởng, mức hưởng, điều chỉnh hưởng, thu hồi, số lần hưởng - Chế độ hưu trí: + Lương hưu hàng tháng: Mã số BHXH, thời gian đóng BHXH, loại điều kiện hưởng, tỷ lệ % hưởng, thời điểm hưởng, mức hưởng, điều chỉnh hưởng, hủy hưởng, thời gian hưởng. + Trợ cấp hàng tháng: Mã số BHXH, loại trợ cấp, thời gian đóng BHXH, thời điểm hưởng, mức hưởng, điều chỉnh hưởng, thời điểm hưởng, mức hưởng, điều chỉnh hưởng, hủy hưởng, thời gian hưởng + BHXH một lần: Mã số BHXH, loại điều kiện hưởng, thời điểm hưởng, mức hưởng, điều chỉnh hưởng, hủy hưởng. - Chế độ tử tuất: + Tuất một lần: Mã số BHXH, đối tượng chết, thời gian đóng/thời gian hưởng của người chết, thời điểm hưởng, mức hưởng, điều chỉnh hưởng, hủy hưởng. + Tuất hàng tháng: Mã số BHXH, đối tượng chết, thời gian đóng/thời gian hưởng của người chết, loại định suất, loại điều kiện hưởng, thời điểm hưởng, mức hưởng, thời hạn hưởng, điều chỉnh hưởng, hủy hưởng + Trợ cấp mai táng: Mã số BHXH, thời điểm hưởng, mức hưởng, điều chỉnh hưởng, hủy hưởng. 5. Thông tin về bảo hiểm y tế: a) Mã bảo hiểm y tế; b) Loại đối tượng; c) Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu; d) Thời điểm hết hạn; e) Thông tin 5 năm liên tục. 6. Thông tin về bảo hiểm thất nghiệp … Mời bạn xem chi tiết tại file đính kèm:
Hướng dẫn xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá
Đây là nội dung được ban hành tại Dự thảo Thông tư Quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá được đưa ra lấy ý kiến nhân dân từ ngày 3/4/2015. Theo đó, Cơ sở dữ liệu Quốc gia về mức giá sẽ gồm các loại hàng hóa, dịch vụ sau: a) Giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP, bao gồm: Mức giá cụ thể; khung giá; mức giá tối đa, mức giá tối thiểu của các hàng, hoá, dịch vụ sau: - Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh: + Các dịch vụ hàng không, bao gồm: dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; soi chiếu an ninh; + Dịch vụ kết nối viễn thông; + Điện; truyền tải điện; dịch vụ phụ trợ hệ thống điện; + Dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa tuyến độc quyền; - Tài nguyên quan trọng; + Đất, mặt nước, nước ngầm, rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu; nước sạch sinh hoạt; - Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước. + Dịch vụ cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được xây dựng chi từ nguồn ngân sách nhà nước; cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; + Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước; + Hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh; sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; + Sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước; + Dịch vụ cho thuê đối với tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng. - Hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. b) Giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá phải thực hiện đăng ký giá trong thời gian áp dụng biện pháp bình ổn giá theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP, bao gồm: - Xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa ở nhiệt độ thực tế bao gồm: xăng động cơ (không bao gồm xăng máy bay), dầu hỏa, dầu điêzen, dầu mazut; - Điện bán lẻ; - Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); - Phân đạm urê; phân NPK; - Thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ; - Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; - Muối ăn; - Sữa dành cho trẻ em dư��i 06 tuổi; - Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện; - Thóc, gạo tẻ thường; - Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. c) Giá hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục kê khai giá (bao gồm cả thông báo giá khi doanh nghiệp điều chỉnh giá trong phạm vi 3% theo quy định) quy định tại Điều 15 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP, gồm: - Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước không áp dụng biện pháp đăng ký giá; - Xi măng, thép xây dựng; - Than; - Thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản; thuốc tiêu độc, sát trùng, tẩy trùng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản; - Giấy in, viết (dạng cuộn), giấy in báo sản xuất trong nước; - Giá dịch vụ tại cảng biển, giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không sân bay; - Cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng; - Sách giáo khoa; - Giá vé máy bay trên các đường bay nội địa không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá; - Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước; - Cước vận tải hành khách tuyến cố định bằng đường bộ; cước vận tải hành khách bằng taxi; - Thực phẩm chức năng cho trẻ em dưới 06 tuổi theo quy định của Bộ Y tế; - Hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành; - Hàng hoá, dịch vụ đặc thù thực hiện kê khai giá tại địa phương (nếu có) do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định. d) Giá thị trường hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục báo cáo giá thị trường theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư 55/2011/TT-BTC ngày 29/4/2011 hướng dẫn chế độ báo cáo giá thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước, giá hàng hóa nhập khẩu và văn bản bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế (nếu có). đ) Giá thị trường hàng hóa, dịch vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định thuộc nội dung cơ sở dữ liệu. e) Giá thị trường hàng hóa, dịch vụ cần thiết khác phục vụ công tác dự báo và quản lý nhà nước về giá. g) Giá tài sản thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. h) Giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. i) Giá hàng hóa xuất nhập khẩu; trị giá tính thuế hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu; mức giá tham chiếu hàng hoá thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá. k) Giá đất giao dịch thực tế trên thị trường. Các bạn có thể xem Dự Thảo Thông tư tại đây: