05 bước bổ nhiệm cán bộ công chức
Hiểu được tầm quan trọng của những chức danh cán bộ công chức, cán bộ là nhân tố quan trọng trong mỗi cơ quan. Vì thế, cần biết rõ quy trình bổ nhiệm cán bộ công chức, bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông in liên quan đến vấn đề này. Cán bộ là gì? Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 và Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi năm 2019 quy định khái niệm Cán bộ như sau: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Bổ nhiệm cán bộ là gì? Bổ nhiệm được giải thích tại khoản 5 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định như sau: Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật. 05 bước bổ nhiệm cán bộ công chức Quy trình bổ nhiệm cán bộ 5 bước hiện nay thực chất là quy trình bổ nhiệm cán bộ đối với nguồn nhân sự tại chỗ. Quy trình này có 5 bước, thành phần hội nghị ở mỗi bước được quy định tại Phụ lục 2 của Quy định 80-QĐ/TW ngày 18/8/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Từng hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt, cụ thể các bước như sau: Bước 1: Xin chủ trương bổ nhiệm cán bộ Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ và nguồn cán bộ quy hoạch, người đứng đầu chủ trị cùng tập thể lãnh đạo thảo luận, rà soát, thống nhất về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình nhân sự; đồng thời, tiến hành ra soát kết quả đánh giá, nhận xét đối với từng cán bộ trong quy hoạch (gồm cả cán bộ được quy hoạch chức danh tương đương trở lên), thông qua danh sách nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để lấy ý kiến giới thiệu ở bước tiếp theo. Bước 2: Xác định tiêu chí cụ thể Căn cứ số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện và danh sách nhân sự đã thông báo ở bước 1, người đứng đầu trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử phù hợp với yêu cầu của địa phương, đơn vị để hội nghị thảo luận và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín (Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này) Bước 3: Tiến hành thảo luận về nhân sự Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, hội nghị tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự Tổ chức lấy ý kiến giới thiệu nhân sự theo danh sách đã được giới thiệu ở bước 3 (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị nay) Thông báo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; đánh giá, nhận xét ưu, khuyết điểm, triển vọng phát triển và dự kiến lĩnh vực phân công công tác. Ghi phiếu giới thiệu nhân sự (có thể ký hoặc không ký tên) Bước 5: Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự Trên cơ sở ý kiến đánh giá, nhận xét (bàng văn bản) của ban thường vụ đảng ủy (đảng ủy cơ quan đối với những nơi không có ban thường vụ); kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; kết quả xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) đối với nhân sự, tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín) để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Nguyên tắc lựa chọn: - Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu so với tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn giới thiệu, bổ nhiệm. Trường hợp 2 người có số phiếu ngang nhau đạt tỉ lệ 50% thì người đứng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét , quyết định. - Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chịu trách nhiệm về đánh giá, nhận xét, đề xuất, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử.
Thắc mắc về thẩm quyền ký tiếp nhận/bổ nhiệm công chức cấp TW?
Kính chào các anh/chị trong cộng đồng dân Luật, Hiện tại em đang có thắc mắc về lĩnh vực Tổ chức cán bộ tại cấp TW cần xin tư vấn từ các anh/chị, nội dung cụ thể như sau: Ông A là công chức làm việc tại Cục Quản lý giá - là cơ quan quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Đối với trường hợp của ông A thì trên Quyết định tiếp nhận/bổ nhiệm, cấp thẩm quyền ký sẽ là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Tài chính hay Cục trưởng Cục Quản lý giá? Và con dấu sử dụng trong trường hợp này sẽ là dấu của Bộ Tài chính hay dấu của Cục Quản lý giá? (Cục Quản lý giá có tư cách pháp nhân và con dấu riêng). Kính nhờ các anh/chị hỗ trợ giải đáp thắc mắc trên Em xin cảm ơn trước ạ.
Bổ nhiệm lại đối với công chức
Trường hợp bổ nhiệm lần đầu là 01/01/2019, thời hạn là 05 năm, đến ngày 01/01/2020 chuyển sang phòng khác giữ chức vụ tương đương thì thời gian bổ nhiệm lại tính từ ngày 01/01/2019 hay 01/01/2020? Căn cứ vào quy định nào?
Bổ nhiệm công chức đã có thông báo nghỉ hưu
Hiện tại cơ quan tôi đang thực hiện việc sắp xếp lại tổ chức theo Nghị định 107/2020/NĐ-CP. Trong đó có 1 đồng chí Trưởng phòng đã có thông báo nghỉ hưu từ ngày 01/4/2021(thời gian nghỉ hưu là ngày 01/10/2021). Vậy cơ quan có thể bổ nhiệm cho đồng chí đó tiếp tục giữ chức vụ trưởng phòng (phòng mới thành lập có chức năng nhiệm vụ tăng do hợp nhất 2 phòng) cho đến lúc nghỉ hưu hay không? cảm ơn Luật sư
Lý lịch ảnh hưởng như thế nào đến việc bổ nhiệm công chức?
Xin chào mọi người! Em là dân ngành khác, nhưng em có thắc mắc liên quan đến pháp chế. Mong quý anh chị cô chú hỗ trợ giúp em. Chồng em là công chức chuẩn bị kết nạp Đảng. Anh đang nằm trong nhóm dự bị và bây giờ khai lý lịch bổ sung sau kết hôn. Ông ngoại em bị bắt đi lính Nguỵ. Như vậy thì có ảnh hưởng như thế nào đến việc kết nạp Đảng và việc bổ nhiệm chức danh quản lý của chồng em ạ? Trường hợp nếu đã ly hôn thì yếu tố lý lịch có còn ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm không ạ? Em xin chân thành cám ơn!
Cách bổ nhiệm ngạch và xếp lương công chức hành chính mới nhất
>>> Danh mục các ngạch công chức, viên chức mới nhất Ngạch công chức, hệ số lương và cách xếp lương là 03 yếu tố quan trọng để tính lương cho các công chức hành chính, nhưng thực hiện như thế nào, có cơ chế quy định để thực hiện không? Câu trả lời là sắp có và vấn đề này được hướng dẫn như sau: Thông tư 05/2017/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 11/2014/TT-BNV và thông tư 13/2010/TT-BNV về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và việc tổ chức thi nâng ngạch công chức Một số lưu ý: Công chức hành chính được nhắc đến tại bài viết này là những công chức hành chính quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV và các công chức hành chính làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xạ hội ở trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện và đơn vị sự nghiệp công lập. I. Cách bổ nhiệm ngạch Thông tư 05 cũng quy định rõ cách chuyển ngạch và xếp lương đối với công chức đang giữ các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (cũ) theo quy định tại Quyết định 414/TCCP-VC về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức hành chính sang các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (mới) quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV như sau: + Đối với ngạch chuyên viên cao cấp (Mã ngạch 01.001), ngạch chuyên viên chính (mã ngạch 01.002) và ngạch chuyên viên, công chức đã được bổ nhiệm ở ngạch nào thì tiếp tục xếp lương theo ngạch đó. + Đối với ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) - Công chức tốt nghiệp trình độ cao đẳng phù hợp với vị trí công việc đang làm thì được bổ nhiệm vào ngạch cán sự (mới), nếu đang xếp lương theo công chức loại A0 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì tiếp tục xếp lương theo công chức loại A0 đó; - Nếu đang xếp lương theo công chức loại B ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì được xếp lại lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển loại công chức, viên chức… - Đối với công chức đang giữ ngạch Chuyên viên trình độ cao đẳng và đang xếp lương theo công chức loại A0 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì được bổ nhiệm vào ngạch Cán sự (mới) và tiếp tục xếp lương theo công chức loại A0. - Đối với công chức chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng phù hợp với vị trí công việc đang làm nhưng đã được bổ nhiệm vào ngạch cán sự (cũ) và đang xếp lương theo công chức loại B ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì tiếp tục xếp lương theo công chức loại B đó trong thời hạn 06 năm (kể từ ngày 01/10/2017 đến 01/10/2023). + Đối với ngạch Nhân viên: (Mã ngạch 01.005) - Đối với các đối tượng đảm nhiệm vị trí công việc thừa hành, phục vụ đã được tuyển dụng vào làm công chức, viên chức và được bổ nhiệm vào ngạch Kỹ thuật viên đánh máy (mã số 01.005), Nhân viên đánh máy (mã số 01.006), Nhân viên kỹ thuật (mã số 01.007), Nhân viên văn thư (mã số 01.008), Nhân viên phục vụ (mã số 01.009), Nhân viên bảo vệ (mã số 01.011) có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên và đang xếp lương theo công chức loại B ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì được bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (mới) và tiếp tục được xếp lương theo công chức loại B đó. - Đối với công chức đang ở ngạch Lái xe cơ quan có bằng lái xe được cơ quan có thẩm quyền cấp được bổ nhiệm vào ngạch Nhân viên và tiếp tục xếp lương nhân viên lái xe của Bảng 4 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. - Trường hợp công chức chưa có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với vị trí công việc đang làm thì tiếp tục được xếp lương theo ngạch nhân viên hiện hưởng của Bảng 4 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP trong thời hạn 06 năm + Đối với nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thì tiếp tục xếp lương theo Bảng 4 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. II. Cách xếp lương Công chức được bổ nhiệm vào các ngạch công chức chuyên ngành hành chính quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV được áp dụng bảng lương tương ứng kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang như sau: Áp dụng Bảng 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước) đối với các ngạch công chức Ngạch chuyên viên cao cấp áp dụng công chức loại A3 (nhóm 1) từ hệ số lương 6.20 đến hệ số lương 8.00. Ngạch chuyên viên chính áp dụng công chức loại A2 (nhóm 1); từ hệ số lương 4.40 đến hệ số lương 6.78. Ngạch chuyên viên áp dụng công chức loại A1; từ hệ số lương 2.34 đến hệ số lương 4.98. Ngạch cán sự áp dụng công chức loại A0 từ hệ số lương 2.10 đến hệ số lương 4.89 Ngạch nhân viên áp dụng công chức loại B từ hệ số lương 1.86 đến hệ số lương 4.06. Áp dụng Bảng 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của nhà nước) đối với ngạch nhân viên lái xe cơ quan tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
05 bước bổ nhiệm cán bộ công chức
Hiểu được tầm quan trọng của những chức danh cán bộ công chức, cán bộ là nhân tố quan trọng trong mỗi cơ quan. Vì thế, cần biết rõ quy trình bổ nhiệm cán bộ công chức, bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông in liên quan đến vấn đề này. Cán bộ là gì? Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 và Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi năm 2019 quy định khái niệm Cán bộ như sau: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Bổ nhiệm cán bộ là gì? Bổ nhiệm được giải thích tại khoản 5 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định như sau: Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật. 05 bước bổ nhiệm cán bộ công chức Quy trình bổ nhiệm cán bộ 5 bước hiện nay thực chất là quy trình bổ nhiệm cán bộ đối với nguồn nhân sự tại chỗ. Quy trình này có 5 bước, thành phần hội nghị ở mỗi bước được quy định tại Phụ lục 2 của Quy định 80-QĐ/TW ngày 18/8/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Từng hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt, cụ thể các bước như sau: Bước 1: Xin chủ trương bổ nhiệm cán bộ Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ và nguồn cán bộ quy hoạch, người đứng đầu chủ trị cùng tập thể lãnh đạo thảo luận, rà soát, thống nhất về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình nhân sự; đồng thời, tiến hành ra soát kết quả đánh giá, nhận xét đối với từng cán bộ trong quy hoạch (gồm cả cán bộ được quy hoạch chức danh tương đương trở lên), thông qua danh sách nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để lấy ý kiến giới thiệu ở bước tiếp theo. Bước 2: Xác định tiêu chí cụ thể Căn cứ số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện và danh sách nhân sự đã thông báo ở bước 1, người đứng đầu trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử phù hợp với yêu cầu của địa phương, đơn vị để hội nghị thảo luận và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín (Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này) Bước 3: Tiến hành thảo luận về nhân sự Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, hội nghị tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự Tổ chức lấy ý kiến giới thiệu nhân sự theo danh sách đã được giới thiệu ở bước 3 (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị nay) Thông báo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; đánh giá, nhận xét ưu, khuyết điểm, triển vọng phát triển và dự kiến lĩnh vực phân công công tác. Ghi phiếu giới thiệu nhân sự (có thể ký hoặc không ký tên) Bước 5: Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự Trên cơ sở ý kiến đánh giá, nhận xét (bàng văn bản) của ban thường vụ đảng ủy (đảng ủy cơ quan đối với những nơi không có ban thường vụ); kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; kết quả xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) đối với nhân sự, tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín) để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Nguyên tắc lựa chọn: - Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu so với tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn giới thiệu, bổ nhiệm. Trường hợp 2 người có số phiếu ngang nhau đạt tỉ lệ 50% thì người đứng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét , quyết định. - Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chịu trách nhiệm về đánh giá, nhận xét, đề xuất, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử.
Thắc mắc về thẩm quyền ký tiếp nhận/bổ nhiệm công chức cấp TW?
Kính chào các anh/chị trong cộng đồng dân Luật, Hiện tại em đang có thắc mắc về lĩnh vực Tổ chức cán bộ tại cấp TW cần xin tư vấn từ các anh/chị, nội dung cụ thể như sau: Ông A là công chức làm việc tại Cục Quản lý giá - là cơ quan quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Đối với trường hợp của ông A thì trên Quyết định tiếp nhận/bổ nhiệm, cấp thẩm quyền ký sẽ là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Tài chính hay Cục trưởng Cục Quản lý giá? Và con dấu sử dụng trong trường hợp này sẽ là dấu của Bộ Tài chính hay dấu của Cục Quản lý giá? (Cục Quản lý giá có tư cách pháp nhân và con dấu riêng). Kính nhờ các anh/chị hỗ trợ giải đáp thắc mắc trên Em xin cảm ơn trước ạ.
Bổ nhiệm lại đối với công chức
Trường hợp bổ nhiệm lần đầu là 01/01/2019, thời hạn là 05 năm, đến ngày 01/01/2020 chuyển sang phòng khác giữ chức vụ tương đương thì thời gian bổ nhiệm lại tính từ ngày 01/01/2019 hay 01/01/2020? Căn cứ vào quy định nào?
Bổ nhiệm công chức đã có thông báo nghỉ hưu
Hiện tại cơ quan tôi đang thực hiện việc sắp xếp lại tổ chức theo Nghị định 107/2020/NĐ-CP. Trong đó có 1 đồng chí Trưởng phòng đã có thông báo nghỉ hưu từ ngày 01/4/2021(thời gian nghỉ hưu là ngày 01/10/2021). Vậy cơ quan có thể bổ nhiệm cho đồng chí đó tiếp tục giữ chức vụ trưởng phòng (phòng mới thành lập có chức năng nhiệm vụ tăng do hợp nhất 2 phòng) cho đến lúc nghỉ hưu hay không? cảm ơn Luật sư
Lý lịch ảnh hưởng như thế nào đến việc bổ nhiệm công chức?
Xin chào mọi người! Em là dân ngành khác, nhưng em có thắc mắc liên quan đến pháp chế. Mong quý anh chị cô chú hỗ trợ giúp em. Chồng em là công chức chuẩn bị kết nạp Đảng. Anh đang nằm trong nhóm dự bị và bây giờ khai lý lịch bổ sung sau kết hôn. Ông ngoại em bị bắt đi lính Nguỵ. Như vậy thì có ảnh hưởng như thế nào đến việc kết nạp Đảng và việc bổ nhiệm chức danh quản lý của chồng em ạ? Trường hợp nếu đã ly hôn thì yếu tố lý lịch có còn ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm không ạ? Em xin chân thành cám ơn!
Cách bổ nhiệm ngạch và xếp lương công chức hành chính mới nhất
>>> Danh mục các ngạch công chức, viên chức mới nhất Ngạch công chức, hệ số lương và cách xếp lương là 03 yếu tố quan trọng để tính lương cho các công chức hành chính, nhưng thực hiện như thế nào, có cơ chế quy định để thực hiện không? Câu trả lời là sắp có và vấn đề này được hướng dẫn như sau: Thông tư 05/2017/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 11/2014/TT-BNV và thông tư 13/2010/TT-BNV về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và việc tổ chức thi nâng ngạch công chức Một số lưu ý: Công chức hành chính được nhắc đến tại bài viết này là những công chức hành chính quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV và các công chức hành chính làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xạ hội ở trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện và đơn vị sự nghiệp công lập. I. Cách bổ nhiệm ngạch Thông tư 05 cũng quy định rõ cách chuyển ngạch và xếp lương đối với công chức đang giữ các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (cũ) theo quy định tại Quyết định 414/TCCP-VC về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức hành chính sang các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (mới) quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV như sau: + Đối với ngạch chuyên viên cao cấp (Mã ngạch 01.001), ngạch chuyên viên chính (mã ngạch 01.002) và ngạch chuyên viên, công chức đã được bổ nhiệm ở ngạch nào thì tiếp tục xếp lương theo ngạch đó. + Đối với ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) - Công chức tốt nghiệp trình độ cao đẳng phù hợp với vị trí công việc đang làm thì được bổ nhiệm vào ngạch cán sự (mới), nếu đang xếp lương theo công chức loại A0 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì tiếp tục xếp lương theo công chức loại A0 đó; - Nếu đang xếp lương theo công chức loại B ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì được xếp lại lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển loại công chức, viên chức… - Đối với công chức đang giữ ngạch Chuyên viên trình độ cao đẳng và đang xếp lương theo công chức loại A0 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì được bổ nhiệm vào ngạch Cán sự (mới) và tiếp tục xếp lương theo công chức loại A0. - Đối với công chức chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng phù hợp với vị trí công việc đang làm nhưng đã được bổ nhiệm vào ngạch cán sự (cũ) và đang xếp lương theo công chức loại B ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì tiếp tục xếp lương theo công chức loại B đó trong thời hạn 06 năm (kể từ ngày 01/10/2017 đến 01/10/2023). + Đối với ngạch Nhân viên: (Mã ngạch 01.005) - Đối với các đối tượng đảm nhiệm vị trí công việc thừa hành, phục vụ đã được tuyển dụng vào làm công chức, viên chức và được bổ nhiệm vào ngạch Kỹ thuật viên đánh máy (mã số 01.005), Nhân viên đánh máy (mã số 01.006), Nhân viên kỹ thuật (mã số 01.007), Nhân viên văn thư (mã số 01.008), Nhân viên phục vụ (mã số 01.009), Nhân viên bảo vệ (mã số 01.011) có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên và đang xếp lương theo công chức loại B ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì được bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (mới) và tiếp tục được xếp lương theo công chức loại B đó. - Đối với công chức đang ở ngạch Lái xe cơ quan có bằng lái xe được cơ quan có thẩm quyền cấp được bổ nhiệm vào ngạch Nhân viên và tiếp tục xếp lương nhân viên lái xe của Bảng 4 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. - Trường hợp công chức chưa có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với vị trí công việc đang làm thì tiếp tục được xếp lương theo ngạch nhân viên hiện hưởng của Bảng 4 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP trong thời hạn 06 năm + Đối với nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thì tiếp tục xếp lương theo Bảng 4 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. II. Cách xếp lương Công chức được bổ nhiệm vào các ngạch công chức chuyên ngành hành chính quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV được áp dụng bảng lương tương ứng kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang như sau: Áp dụng Bảng 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước) đối với các ngạch công chức Ngạch chuyên viên cao cấp áp dụng công chức loại A3 (nhóm 1) từ hệ số lương 6.20 đến hệ số lương 8.00. Ngạch chuyên viên chính áp dụng công chức loại A2 (nhóm 1); từ hệ số lương 4.40 đến hệ số lương 6.78. Ngạch chuyên viên áp dụng công chức loại A1; từ hệ số lương 2.34 đến hệ số lương 4.98. Ngạch cán sự áp dụng công chức loại A0 từ hệ số lương 2.10 đến hệ số lương 4.89 Ngạch nhân viên áp dụng công chức loại B từ hệ số lương 1.86 đến hệ số lương 4.06. Áp dụng Bảng 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của nhà nước) đối với ngạch nhân viên lái xe cơ quan tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.