Xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng là gì?
Vừa qua, tình trạng xâm hại trẻ em qua mạng nói chung, xâm hại tình dục trẻ em qua mạng nói riêng gây nhức nhói trong cộng đồng. Vậy xâm hại tình dục trẻ em qua mạng là gì? Bài viết sẽ cũng cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Cảnh báo tình trạng xâm hại tình dục trẻ em qua mạng Theo lãnh đạo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, hoạt động của đối tượng sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em; xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em qua mạng đang diễn biến rất phức tạp. Thủ đoạn phổ biến là thông qua các dịch vụ mạng xã hội, ứng dụng hẹn hò để kết bạn, làm quen, dụ dỗ trẻ em gặp gỡ để quan hệ, xâm hại tình dục. Một số đối tượng thông qua mạng xã hội, làm quen, đặt vấn đề quan hệ tình cảm hoặc hứa hẹn cho tiền, quà để dụ dỗ, đe dọa, ép buộc trẻ em trình diễn khiêu dâm qua mạng. Một số trường hợp còn đăng tải lên không gian mạng các hình ảnh, clip trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực học đường; các hình ảnh riêng tư, nhạy cảm của trẻ em, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, cuộc sống riêng tư của trẻ. Đặc biệt, thời gian gần đây nổi lên thủ đoạn thông qua mạng xã hội làm quen, “núp bóng” tuyển dụng để hẹn gặp gỡ, lôi kéo, khống chế, cưỡng ép đưa trẻ em đến các khu lao động bất hợp pháp tại nước ngoài để bóc lột lao động, bóc lột tình dục. Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Đồng thời, Điều 25 Luật Trẻ em 2016 cũng quy định: “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục”. Xâm hại trẻ em trên môi trường mạng không chỉ gây ra những tổn thương về thể xác mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và tâm lý của trẻ em. Trẻ em bị xâm hại có thể mắc phải các rối loạn về cảm xúc, hành vi và nhận thức như lo âu, ám ảnh, tự ti, tự kỷ, tự tử hoặc bạo lực. Bên cạnh đó, trẻ em bị xâm hại cũng có khả năng cao bị ảnh hưởng đến sự học tập, giao tiếp và hòa nhập xã hội. Đây là một vấn nạn cần được chấm dứt ngay lập tức bởi nó vi phạm quyền con người và quyền của trẻ em. Theo đó, nhà trường, gia đình và xã hội cần quan tâm hơn về phòng, chống xâm hại trẻ em, cần có những biện pháp để ngăn chặn vấn này. Tham khảo: Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) Tổng đài điện thoại Quốc gia Bảo vệ Trẻ em là dịch vụ công đặc biệt thành lập theo quy định của Luật Trẻ em 2016, chịu sự quản lý của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền Thông thuộc Cục Trẻ em Tổng đài 111 là đường dây khẩn cấp có nhiệm vụ thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại, kiểm tra thông tin tố giác ban đầu. Những thông tin về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại sẽ ngay lập tức được chuyển tới các cá nhân, cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em. Tổng đài không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công an triển khai kết nối cơ sở dữ liệu trẻ em vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; triển khai thu thập thông tin về tình hình trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em theo Thông tư 13/2021/TT-BLĐTBXH. Quy định về hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi? Theo Luật trẻ em 2016 quy định thì Trẻ em là người dưới 16, mọi hành vi xâm hại tình dục trẻ em đều bị nghiêm cấm. Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người dưới 16 tuổi tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với người dưới 16 tuổi và sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (ví dụ: hoạt động xâm hại tình dục được thực hiện do đồng thuận với người dưới 13 tuổi); do cưỡng bức, do hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...).” Do đó, hành vi giao cấu với người dưới 13 tuổi dù đồng thuận hay do cưỡng bức, hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...) đều là hoạt động xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi bị pháp luật nghiêm cấm. Tội hiếp dâm người dưới 13 tuổi bị xử lý thế nào? Theo Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì bị phạt tù từ 07-15 năm tại điểm b khoản 1 Điều 142 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Ngoài ra, việc quan hệ với người dưới 13 tuổi tự nguyện cũng được xếp vào một trong các hành vi phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Theo đó, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm hại tình dục đối với người dưới 13 tuổi với mức phạt tù từ 07-15 năm. Nếu hành vi đó thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hình phạt từ 12-20 năm tù: - Có tính chất loạn luân; - Làm nạn nhân có thai; - Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; - Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Đối với 02 người trở lên; - Tái phạm nguy hiểm. Theo đó, nếu hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi không phải lần đầu tiên, người phạm tội này có thể bị phạt tù từ 12-20 năm. Đối với mức phạt cao nhất của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, nếu thuộc một trong các trường hợp: - Có tổ chức; - Nhiều người hiếp một người; - Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; - Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; - Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. Theo đó, nếu trường hợp không chỉ một người, mà nhiều người cùng hiếp một người thì người phạm tội có thể đối diện với mức phạt cao nhất là tử hình. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01- 05 năm. Như vậy, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Bộ luật Hình sự hiện hành.
Tổng đài bảo vệ trẻ em (số 111) và một số mức phạt về xâm hại trẻ em
Trong 9 tháng năm 2023, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) tiếp nhận 238.500 cuộc gọi đến và đã tư vấn cho 15.991 trường hợp; hỗ trợ can thiệp, bảo vệ cho 845 trẻ em. (1) Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) Dựa theo Quyết định 555/QĐ-LĐTBXH ngày 11/5/2018, Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền Thông là đơn vị sự nghiệp công lập , trực thuộc Cục Trẻ em - Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, có chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, tư vấn, tham vấn về các quyền của trẻ em. Tổng đài điện thoại Quốc gia Bảo vệ Trẻ em là dịch vụ công đặc biệt thành lập theo quy định của Luật Trẻ em 2016, chịu sự quản lý của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền Thông thuộc Cục Trẻ em Tổng đài 111 là đường dây khẩn cấp có nhiệm vụ thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại, kiểm tra thông tin tố giác ban đầu. Những thông tin về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại sẽ ngay lập tức được chuyển tới các cá nhân, cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em. Tổng đài không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến. Trong 9 tháng năm 2023, Tổng đài 111 đã tiếp nhận 238.500 cuộc gọi đến, 950 lượt tiếp nhận qua App và Zalo, trong đó có 15.991 cuộc gọi tư vấn và 845 ca can thiệp hỗ trợ. Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân của mua bán người tiếp nhận và tư vấn 1.248 cuộc gọi, chuyển tuyến 44 ca để hỗ trợ cho 49 nạn nhân của mua bán người. Theo số liệu báo cáo của Bộ Công an, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, cả nước đã phát hiện 1.075 vụ xâm hại trẻ em, xâm hại 1.233 trẻ em, tăng 2,6% số vụ và tăng 13,3% số trẻ em bị xâm hại so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó xâm hại tình dục trẻ em là 917 vụ, xâm hại 1.041 trẻ em). Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công an triển khai kết nối cơ sở dữ liệu trẻ em vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; triển khai thu thập thông tin về tình hình trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em theo Thông tư 13/2021/TT-BLĐTBXH. (2) Một số quy định của pháp luật về xử lý hành vi xâm hại trẻ em Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, người thực hiện hành vi xâm hại trẻ em có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ và Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể như sau: Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em; + Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; + Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em; + Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) và buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em. Truy cứu trách nhiệm hình sự 1. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, thì bị phạt tù mức thấp nhất là 06 tháng, mức cao nhất là 02 năm (Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015). 2. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người dưới 16 tuổi do dùng vũ lực thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 127 BLHS). 3. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi Người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả gây ra, bị phạt tù, mức thấp nhất là 07 năm, cao nhất là 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015). 4. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Người phạm tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả gây ra, bị phạt tù, mức thấp nhất là 05 năm, cao nhất là 20 năm, tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015). 5. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Người phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, bị phạt tù, mức thấp nhất là 01 năm, cao nhất là 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015). 6. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi Người phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, bị phạt tù, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015). 7. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm Người nào phạm tội sử dụng trẻ em vào mục đích khiêu dâm, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, bị phạt tù, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 147 Bộ luật Hình sự 2015). 8. Tội mua bán người dưới 16 tuổi Người phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, thì bị phạt tù, mức thấp nhất là 07 năm, cao nhất là 20 năm, tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015). 9. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi Người phạm tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, bị phạt tù, mức thấp nhất là 03 năm, cao nhất là 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015). 10. Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi Người phạm tội đánh tráo người dưới 01 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, bị phạt tù mức thấp nhất là 02 năm, cao nhất là 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 152 Bộ luật Hình sự 2015). 11. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, thì bị phạt tù, mức thấp nhất là 03 năm, cao nhất là 15 năm Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015). Ngoài các tội phạm cụ thể nêu trên, người thực hiện hành vi phạm tội cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội phạm khác với các tình tiết định khung, khi nạn nhân là người dưới 16 tuổi.
Xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi bị xử lý thế nào?
Vừa qua, trên khắp các diễn đàn xôn xao vụ việc 3 nam sinh lớp 8 nghi xâm hại tình dục một nữ sinh lớp 6 ngay trong khu vực nhà vệ sinh trường. Được biết, sự việc diễn ra ở Quảng Ngãi, sau khi tiếp nhận trình báo của phụ huynh nữ sinh, nhà trường đã báo cáo với cơ quan công an làm rõ. Theo quy định pháp luật thì hành vi xâm hại tình dục đối với người dưới 13 tuổi phạm tội gì? Bao nhiêu tuổi thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Quy định về hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi? Theo Luật trẻ em 2016 quy định thì Trẻ em là người dưới 16, mọi hành vi xâm hại tình dục trẻ em đều bị nghiêm cấm. Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người dưới 16 tuổi tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với người dưới 16 tuổi và sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (ví dụ: hoạt động xâm hại tình dục được thực hiện do đồng thuận với người dưới 13 tuổi); do cưỡng bức, do hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...).” Do đó, hành vi giao cấu với người dưới 13 tuổi dù đồng thuận hay do cưỡng bức, hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...) đều là hoạt động xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi bị pháp luật nghiêm cấm. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi bị xử lý thế nào? Theo Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì bị phạt tù từ 07-15 năm tại điểm b khoản 1 Điều 142 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Ngoài ra, việc quan hệ với người dưới 13 tuổi tự nguyện cũng được xếp vào một trong các hành vi phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Theo đó, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm hại tình dục đối với người dưới 13 tuổi với mức phạt tù từ 07-15 năm. Nếu hành vi đó thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hình phạt từ 12-20 năm tù: - Có tính chất loạn luân; - Làm nạn nhân có thai; - Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; - Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Đối với 02 người trở lên; - Tái phạm nguy hiểm. Theo đó, nếu hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi không phải lần đầu tiên, người phạm tội này có thể bị phạt tù từ 12-20 năm. Đối với mức phạt cao nhất của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, nếu thuộc một trong các trường hợp: - Có tổ chức; - Nhiều người hiếp một người; - Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; - Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; - Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. Theo đó, nếu trường hợp không chỉ một người, mà nhiều người cùng hiếp một người thì người phạm tội có thể đối diện với mức phạt cao nhất là tử hình. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01- 05 năm. Như vậy, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Bộ luật Hình sự hiện hành. Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự? Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự: - Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự 2015 có quy định khác. - Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 143, 150, 151, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 285, 286, 287, 289, 290, 299, 304. Như vậy theo quy định trên thì chỉ có người 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng về các tội được quy định. Trong đó, người đủ từ 14 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Ngược lại, nếu người không đủ 14 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Áp dụng "thiến hóa học" với tội phạm xâm hại tình dục ở Việt Nam?
Đối diện với thực trạng xâm hại tình dục ở Việt Nam ngày càng một gia tăng, đặc biệt là tội phạm xâm hại tình dục ở trẻ em, đã đặt ra những vấn đề cần giải quyết liên quan đến chế tài hình phạt đối với loại tội phạm. Nhìn qua chế tài của các nước trên thế giới quy định đối với người phạm tội xâm hại tình dục, nhiều quốc gia, tiêu biểu là Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Ba Lan, Phần Lan – những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới hay Hàn Quốc, Indonesia cùng thuộc Châu Á đã lựa chọn “thiến hóa học” là biện pháp để giải quyết vấn nạn nhức nhối này. Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới, có nên xem xét việc áp dụng “thiến hóa học” tại Việt Nam hay không? Hiện nay, chưa có giải thích chính thức nào về định nghĩa “thiến hóa học” hay có sự ghi nhận nghiên cứu thống nhất định nghĩa mà tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia, mỗi quan điểm cá nhân hay tổ chức để đưa ra khái niệm cho thuật ngữ này. Tuy nhiên, “thiến hóa học” được hiểu như là việc sử dụng một liệu pháp hoóc-môn để làm giảm ham muốn cũng như khả năng tình dục của người phạm tội. Đối với các quốc gia trên thế giới, “thiến hóa học” được quy định như là một phương pháp điều trị hoặc là hình phạt cho tội phạm xâm hại tình dục. Với phương thức là sử dụng thuốc để giảm ham muốn tình dục, nên cũng có thể gây ra những tác dụng phụ như nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì, loãng xương… Cũng như gây ra các vấn đề về tâm lý như stress, trầm cảm…Đây cũng là đặc điểm gây nhiều tranh cãi nhất của “thiến hóa học” là tính nguy hiểm đối với sức khỏe của người bị áp dụng Tại các quốc gia đã áp dụng “thiến hóa học”, mục đích chung hướng đến là giảm thiểu tình trạng xâm hại tình dục. Với cơ chế làm giảm khả năng sản sinh ham muốn tình dục, sau khi áp dụng thiến hóa học tội phạm sẽ không còn ham muốn tình dục mạnh mẽ như ban đầu, thậm chí là mất luôn ham muốn này. Mà bản chất của tội phạm tình dục xuất phát từ việc không khống chế được ham muốn, vì thế cơ chế của “thiến hóa học” sẽ ngăn chặn được khả năng tái phạm của loại tội phạm này trong một khoảng thời gian nhất định. Xét trên phạm vi quốc tế, California là tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ quy định việc sử dụng thiến hóa học đối với những người quấy rối tình dục trẻ em. Tại Châu Á, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên sử dụng “thiến hóa học” đối với người phạm tội tình dục. Nhìn chung “thiến hóa học” được chấp nhận ở các nước châu Âu. Mặc dù nhiều quốc gia, lãnh thổ đã công nhận pháp lý đối với “thiến hóa học”, quy định trong các văn bản pháp luật quốc gia, nhưng nhìn nhận chung công nhận pháp lý đối với “thiến hóa học” là một vấn đề quan trọng gây tranh cãi ở nhiều quốc gia. Các vấn đề được đặt lên bàn cân bao gồm tính cấp thiết, tính khả thi, hiệu quả với sức khỏe, nhân quyền của người phạm tội. Việc cân bằng các điều kiện này dẫn đến sự khác nhau trong pháp luật áp dụng “thiến hóa học” ở mỗi quốc gia, lãnh thổ. Quy định về “thiến hóa học” trong pháp luật và thực tế áp dụng của các quốc gia đi trước sẽ là nguồn dữ liệu cho các quốc gia khác như Việt Nam khi xem xét đến phương thức này. Căn cứ vào thực trạng vấn nạn tại Việt Nam, cũng như hiệu quả của hệ thống chế tài, với hình phạt chính là phạt tù, đề xuất đưa "thiến hóa học" trở thành một chế tài đối với tội phạm xâm hại tình dục. Bên cạnh những hiệu quả được ghi nhận tại các quốc gia, cũng không thể phủ nhận hoàn toàn những hạn chế của nó, đây sẽ là bài toán của mỗi quốc gia cần tìm ra phương hướng phù hợp với tình hình xã hội của chính quốc gia đó để đảm bảo quyền cho xã hội nói chung bao gồm cả chính người phạm tội.
Yêu cầu bắt buộc khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi
Căn cứ Điều 7 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP thì khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, Tòa án phải thực hiện: - Xét xử kín, tuyên án công khai theo đúng quy định tại Điều 327 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Khi tuyên án, Hội đồng xét xử chỉ đọc phần quyết định trong bản án; - Phân công Thẩm phán có kiến thức hoặc kinh nghiệm xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi; - Khi tham gia xét xử, Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân, không mặc áo choàng; - Xử án tại Phòng xét xử thân thiện theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 và Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; - Có sự tham gia của người đại diện, người giám hộ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi. => Như vậy, có thể thấy người dưới 18 là người chưa có đầy đủ nhận thức, mà theo luật gọi là người chưa thành niên. Theo đó, việc bị xâm hại tình dục sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bị hại, và khi họ gặp những người lạ cũng sẽ rất sợ hải, ám ảnh. Mặt khác, có một số khác lại e dè, sợ sệt khi gặp những người quen vì sợ họ sẽ nói ra, nói vào, đàm tiếu,... Chính vì lẽ đó khi xét vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi thì tòa án phải tiến hành xét xử kín để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của bị hại.
Mới: Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn các tội về hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, giao cấu
Xem thêm: >>> Những việc cán bộ, công chức cấp xã không được làm >>> Mới: Thêm 09 đơn vị phải dừng cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học >>> Toàn bộ 72 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính (hiện hành) Ngày 01/10/2019 HĐTP TANDTC ban hành Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của BLHS về việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi. Nghị quyết giải thích một số từ ngữ sau: 1. Xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người dưới 16 tuổi tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với người dưới 16 tuổi và sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (ví dụ: hoạt động xâm hại tình dục được thực hiện do đồng thuận với người dưới 13 tuổi); do cưỡng bức, do hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...). 2. Bộ phận sinh dục bao gồm bộ phận sinh dục nam và bộ phận sinh dục nữ. Bộ phận sinh dục nam là dương vật; bộ phận sinh dục nữ bao gồm âm hộ, âm đạo. 3. Bộ phận nhạy cảm bao gồm bìu, mu, hậu môn, háng, đùi, mông, vú. 4. Bộ phận khác trên cơ thể là bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể không phải là bộ phận sinh dục và bộ phận nhạy cảm (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi, mũi, gáy, cổ, bụng...). 5. Dụng cụ tình dục là những dụng cụ được sản xuất chuyên dùng cho hoạt động tình dục (ví dụ: dương vật giả, âm hộ giả, âm đạo giả...) hoặc những đồ vật khác nhưng được sử dụng cho hoạt động tình dục. Các trường hợp loại trừ xử lý hình sự: 1. Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non...); b) Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, Sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước...). 2. Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật Hình sự đối với trường hợp người làm công tác giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế mô tả bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của con người vì mục đích giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế. Về một số tình tiết định tội: 1. Giao cấu quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào. Giao cấu với người dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập. 2. Hành vi quan hệ tình dục khác quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây: a) Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác; b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác. 3. Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây: a) Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi; b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi; c) Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi; d) Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác; đ) Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi). 4. Trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là hành vi dùng cử chỉ, hành động, lời nói, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích thích tình dục người dưới 16 tuổi; phô bày bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, khỏa thân, thoát y hoặc thực hiện các động tác mô phỏng hoạt động tình dục (bao gồm giao cấu, thủ dâm và các hành vi tình dục khác) dưới mọi hình thức. 5. Trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người dưới 16 tuổi trực tiếp chứng kiến người khác trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức. ... Nghị quyết được thông qua ngày 20/9/2019 có hiệu lực thi hành từ 05/11/2019 Xem chi tiết tại file đính kèm các nội dung về: - Các tình tiết định tội; - Các tình tiết định khung hình; - Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội xâm hại tình dục; -...
Phân biệt hành vi “quan hệ tình dục khác” với hành vi “dâm ô”
>>> Dự thảo nghị quyết hướng dẫn các tội về hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, giao cấu ĐINH VĂN QUẾ ( Nguyên Chánh tòa Hình sự TANDTC ) - Bộ luật Hình sự 2015 có quy định khái niệm: “hành vi quan hệ tình dục khác” . Đây là khái niệm không mới nhưng khi Bộ luật Hình sự đã quy định thành hành vi khách quan của tội phạm thì việc hiểu và áp dụng thống nhất là một việc vô cùng quan trọng. Bộ luật Hình sự 2015 có quy định khái niệm: “hành vi quan hệ tình dục khác” cũng là hành vi hiếp dâm, cưỡng dâm hoặc thực hiện “hành vi quan hệ tình dục khác” đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Còn hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi thì điều văn của điều luật chỉ quy định “người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác”, mà không mô tả thế nào là hành vi dâm ô. Cũng chính vì vậy mà trong thời gian qua có một số vụ “sàm sỡ” với các em dưới 16 tuổi, dư luận bức xúc nhưng Cơ quan điều tra thì lại rất lúng túng, vì điều luật quy định không rõ, lại chưa có hướng dẫn của các cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương. Đây là khái niệm không mới nhưng khi Bộ luật Hình sự đã quy định thành hành vi khách quan của tội phạm thì việc hiểu và áp dụng thống nhất là một việc vô cùng quan trọng. Nếu trước đây, đối với các tội xâm phạm nhân phẩm của con người thì hành vi “giao cấu” đã được định nghĩa là:“Giao tiếp bộ phận sinh dục ngoài của giống đực với bộ phân sinh dục của giống cái, ở động vật” và được hướng dẫn Bản tổng kết số 329-HS2 ngày 11/5/1967 của Tòa án nhân dân tối cao về đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về tình dục và Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT- TANDTC-VKSNDTC- BVN ngày 2/1/1998 của Toà án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an ) hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, sau khi Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 chưa có Cơ quan nào hướng dẫn “thế nào là hành vi quan hệ tình dục khác”. Vì vậy, việc nhận thức trong các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng mỗi nơi một khác. Điển hình là vụ Nguyễn Trọng Trình xâm phạm cháu V.N.Q ở Chương Mỹ, Hà Nội, Cơ quan điều tra chỉ khởi tố về tội “dâm ô người dưới 16 tuổi” và cho Nguyễn Trọng Trình được tại ngoại đã gây xôn xao dư luận. Chỉ sau khi dư luận, báo chí lên tiếng, thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội mới rút hồ sơ lên để xem xét và ra lệnh bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Trọng Trình. Việc bổ sung “hành vi quan hệ tình dục khác” vào các tội hiếp dâm, cưỡng dâm, được giải thích là do yêu cầu đấu tranh phòng, chống đối với loại tội phạm này trong tình hình hiện nay. Do đó, việc cần làm rõ khái niệm thế nào là “quan hệ tình dục khác” không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà còn ý nghĩa về thực tiễn. Trước hết cần khẳng định rằng, hành vi “quan hệ tình dục khác” không phải là hành vi giao cấu, vì chỉ coi là giao cấu “là việc giao tiếp bộ phận sinh dục ngoài của giống đực với bộ phận sinh dục của giống cái, ở động vật” , còn tại Bản tổng kết năm 1967 của Tòa án nhân dân tối cao về tình trạng tội phạm hiếp dâm thì “giao cấu là hành động chỉ cần có sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh hay không là tội Hiếp dâm được coi là hoàn thành, vì khi đó nhân phẩm danh dự của người phụ nữ đã bị chà đạp”. Tuy nhiên, khi nhà làm luật đưa hành vi “quan hệ tình dục khác” mà trước đây chỉ coi là dâm ô thành hành vi phạm tội hiếp dâm, cưỡng dâm… thì không thể không phân biệt với hành vi dâm ô được quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015. Như vậy, nếu không có sự “giao tiếp” (cọ sát) giữa dương vật với bộ phận sinh dục của người phụ nữ như: quan hệ bằng miệng, bằng hậu môn hoặc các bộ phận khác trên cơ thể của nạn nhân thì không phải là giao cấu, mà là hành vi “quan hệ tình dục khác”. Có lẽ cũng chỉ nên giới hạn hành vi “quan hệ tình dục khác” là hành vi quan hệ bằng miệng, bằng hậu môn, còn dùng dương vật “cọ sát” lên các bộ phận khác không nên coi đó là hành vi “quan hệ tình dục khác”, mà chỉ nên coi đó là hành vi dâm ô. Còn hành vi dâm ô là hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân như: sờ đùi, sờ mông, sờ ngực, sờ bộ phận sinh dục mà không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện hành vi quan hệ tình dục qua đường hậu môn, qua đường miệng. Việc xác định khái niệm “hành vi quan hệ tình dục khác” như nêu trên để phân biệt với hành vi dâm ô là có thể chấp nhận được, không nên mở rộng hơn nhưng nữa. Do đó, phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và nhất thiết phải xác định được mục đích là thỏa mãn dục vọng. Chỉ khi nào xác định được ý thức chủ quan của người có hành vi dâm ô thì mới xác định chính xác đó là hành vi quan hệ tình dục khác hay chỉ là hành vi dâm ô. Còn hành vi dâm ô có thể được xác định đó là những hành vi không phải là hành vi quan hệ tình dục khác nhằm thoả mãn khoái lạc tình dục. Chúng ta có thể liệt kê được một số trường hợp như: dùng tay sờ mó hoặc kích thích bộ phận sinh dục, dùng dương vật cọ sát vào những chỗ khác trong thân thể người phụ nữ ngoài bộ phận sinh dục hoặc chỉ quệt bên ngoài bộ phận sinh dục không có ý định ấn vào trong , có khi chỉ ấn dương vật vào mông, vào ngực thậm chí là vào đùi để cho xuất tinh; bắt nạn nhân sờ mó bộ phận sinh dục của mình cho đến khi xuất tinh. v.v… Vừa qua, Hội đồng Thẩm phán đã đưa ra một bản dự thảo hướng dẫn các tội “xâm phạm tình dục, trong đó có tội dâm ô, đồng thời tổ chức hội thảo để lấy ý kiến của các ngành, các chuyên gia về dự thảo Nghị quyết này. Có nhiều ý kiến khác nhau về hành vi quan hệ tình dục khác và hành vi dâm ô. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo Nghị quyết hướng dẫn hành vi sờ vào đầu cũng coi là vùng nhạy cảm là không phù hợp với cuộc sống. Có lẽ ta cũng nên tham khảo quy định của các nước về hành vi dâm ô, trong đó có Mỹ để khi Hội đồng Thẩm phán ban hành một Nghị quyết vừa đáp ứng yêu cầu của tình hình xâm phạm tình dục đối với người dưới 16 tuổi hiện nay, không vì áp lực của dư luận mà hướng dẫn không sát với cuộc sống. Một vấn đề đặt ra, đó là chủ thể của hành vi dâm ô có bao gồm phụ nữ không? Từ trước đến nay khi nói đến dâm ô là mọi người chỉ nghĩ đến hành vi của nam đối với nữ, chứ không ai nghĩ nữ đối với nam. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay nhất là văn hoá phương Tây du nhập vào nước ta, đồng thời trên mạng xã hội có không ít trường hợp phụ nữ mới chính là thủ phạm của hành vi dâm ô đối với các em dưới 16 tuổi. Có nhiều phụ nữ để thoả mãn dục vọng đã dụ dỗ, mua chuộc các em nam dưới 16 tuổi để làm tình với mình nhằm thoả mãn dục vọng nhưng, có trường hợp giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác, nhưng cũng không ít trường hợp không có ý định giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với các em trai này. Trong khi đó điều văn của điều luật chỉ quy định “người nào đủ 18 tuổi trở lên…” chứ không quy định “người nào có giới tính nam đủ 18 tuổi trở lên…” hay “người đàn ông nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dam ô với người phụ nữ dưới 16 tuổi”. Đây là vấn đề cần đặt ra khi xác định chủ thể của tội dâm ô với người dưới 16 tuổi trong tình hình hiện nay. Như vậy, khái niệm về hành vi dâm ô được hướng dẫn trong Bản tổng kết số 329-HS2 ngày 11/5/1967 của Tòa án nhân dân tối cao và Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT- TANDTC-VKSNDTC- BVN ngày 2/1/1998 của Toà án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Nội vụ không còn phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự 2015 nữa, nên cần phải hướng dẫn lại. Mặc dù, theo quy định khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội thì Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm hướng dẫn. Tuy nhiên, để việc nhận thức và áp dụng thống nhất trong các cơ quan tiến hành tố tụng thì Toà án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Công an – Bộ Tư pháp nên ban hành một Thông tư liên tịch hướng dẫn “thế nào là hành vi quan hệ tình dục khác” và hành vi dâm ô quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146 và 147 Bộ luật Hình sự 2015. Nguồn: Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử (http://tapchitoaan.vn)
Nói chuyện với trẻ về vấn đề nhạy cảm – tưởng không hay mà hay không tưởng!
Dạo gần đây, những hành vi xâm hại trẻ em ngày một nhiều, ngày một trắng trợn và công khai đã làm cho tất cả mọi người phẫn nộ. Đặc biệt là các bậc làm cha làm mẹ, phẫn nộ một thì lo lắng mười, luôn nơm nớp lo sợ một ngày nào đó, con mình có trở thành nạn nhân chăng? Thực tế cho thấy, lạm dụng và xâm hại tình dục có thể xảy ra bất cứ đâu, từ nhà cho đến trường học, nơi làm việc,…Và một điều đáng sợ là, phần lớn những thủ phạm là người quen biết với nạn nhân, thậm chí là anh em họ hàng, thầy cô giáo hay những chú hàng xóm “tốt bụng” cạnh nhà. Hầu hết những đứa trẻ khi bị xâm hại tình dục sẽ im lặng và giấu bố mẹ vì sợ hãi, hoảng loạn và sợ bố mẹ khi biết chuyện sẽ nói cho người khác và làm chúng xấu hổ hơn. Rất khó để bố mẹ bảo vệ con mình tuyệt đối khỏi tình trạng lạm dụng, xâm hại tình dục. Nhưng họ có thể trang bị cho con mình những kiến thức hữu hiệu để tránh “yêu râu xanh”. Bố mẹ thường tránh nói với con những vấn đề nhạy cảm liên quan đến giới tính vì thấy ngại, thấy không hay. Nhưng thực ra, vấn đề giáo dục giới tính là một biện pháp quan trọng hàng đầu và cực kỳ hiệu quả để con biết cách bảo vệ trước sự xâm hại. Tuy nhiên, nói như thế nào để vừa trang bị kiến thức cho con, vừa không làm mất đi sự hồn nhiên trong sáng của con không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi sự tinh tế, nhẫn nại và khéo léo của bố mẹ. Bố mẹ nên dạy cho con trẻ những kiến thức về giới tính càng sớm càng tốt, bởi số liệu thống kê cho thấy đối tượng bị xâm hại nhiều nhất là vào khoảng 4-5 tuổi. Bố mẹ nên mở đầu câu chuyện bằng cách tự nhiên và thoải mái nhất, tránh ngượng ngùng hay căng thẳng sẽ làm con căng thẳng theo. Chẳng hạn lúc tắm cho con, bố mẹ có thể chỉ con biết những bộ phận riêng tư của mình. Đồng thời, cho con thấy rằng, bố mẹ chỉ đang nhìn và làm sạch cho con, thông thường, không nên cho ai làm điều này. Bố mẹ cũng nên cho con biết tên thật của các bộ phận nhạy cảm, không có gì phải xấu hổ khi nhắc đến. Nên nhớ, bạn đang dạy con nhận thức những bộ phận này là đặc biệt nhất trên cơ thể, đến nỗi chỉ dành cho riêng trẻ, trừ khi bố mẹ hay người thân giúp giữ cơ thể trẻ được an toàn và sạch sẽ. Ngoài ra, bố mẹ cần dạy trẻ không được cho ai đụng chạm vào bộ phận nhạy cảm của mình cũng như không chạm vào những bộ phận này của người khác, kể cả khi ai đó yêu cầu trẻ làm như vậy. Trẻ em có quyền nói “không”với người lớn khi thấy không thoải mái với hành động vuốt ve, cưng nựng của người lớn. Hãy tỏ ra rằng, bố mẹ hoàn toàn ủng hộ quyết định của con và luôn đứng về phía con nếu con không thích và nói “không” với bất cứ ai. Bố mẹ hãy trở thành người bạn để con tâm sự, không ngại ngần, không la mắng. Hãy cho con cảm nhận được bạn sẽ luôn tin tưởng những gì con nói và giữ bí mật nếu cần thiết. Như vậy mới có thể giúp con tự bảo vệ mình trước những hành động xấu, cũng như giúp trẻ biết lên tiếng khi bị xâm hại.
Một số kinh nghiệm giải quyết các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em
Trong thời gian gần đây, tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em diễn biến phức tạp, tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng, gây bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên, việc phát hiện, xác minh, khởi tố điều tra loại tội phạm này còn gặp rất nhiều khó khăn. Từ thực tế giải quyết các vụ án xâm phạm tình dục đối với trẻ em, Kiểm sát viên chia sẻ một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em. Quá trình giải quyết các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em, các cơ quan tiến hành tố tụng thường gặp một số khó khăn, vướng mắc như sau: Các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em thường xảy ra ở nơi vắng vẻ, chỉ có đối tượng và nạn nhân tại hiện trường, không có người làm chứng trực tiếp, trong khi các đối tượng bị tố cáo thường là ngoan cố, khai báo quanh co, chối tội hoặc chỉ nhận một phần hành vi phạm tội như chỉ nhận có hành vi dâm ô nhằm chối tội hoặc do bộ phận sinh dục của bị hại còn quá nhỏ vì chưa phát triển đầy đủ, khi bị xâm hại, các cháu thường dãy dụa, la hét kêu đau nên hầu như hành vi giao cấu đều ở mức độ chưa đạt về hậu quả. Có bị can khai khi thực hiện hành vi giao cấu, đã không thể đưa được dương vật vào sâu trong âm đạo của nạn nhân, vì còn quá nhỏ, hoặc bị can chỉ có ý định cọ sát dương vật của mình vào âm hộ của nạn nhân nhằm thỏa mãn dục vọng. Có bị can chối tội, chỉ khai nhận dùng ngón tay đưa vào âm đạo của nạn nhân hoặc chỉ có hành vi sờ mó, hôn vào phận sinh dục của nạn nhân.... dẫn đến quan điểm khác nhau trong việc đánh giá chứng cứ và xác định tội danh của người thực hiện hành vi phạm tội. Trong một số vụ án về hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em, việc xác định tuổi của người bị hại gặp nhiều khó khăn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng không xác định được chính xác tuổi của người bị hại để xác định người bị hại có phải là trẻ em hay không. Có trường hợp bị hại không có giấy khai sinh gốc, hoặc có giấy khai sinh nhưng ngày, tháng, năm sinh không chính xác hoặc giấy khai sinh chỉ ghi năm sinh. Có vụ án cha mẹ người bị hại nhớ nhầm ngày sinh của người bị hại (ngày âm lịch, ngày dương lịch). Khi xảy ra hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em, để có căn cứ khởi tố, truy tố và xét xử đối tượng về các tội xâm hại tình dục trẻ em, thì cần phải có kết luận giám định pháp y và những vật chứng có liên quan để làm căn cứ, khẳng định ai là người thực hiện hành vi phạm tội. Có nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục, gia đình biết nhưng lưỡng lự trong cách giải quyết do lo sợ ảnh hưởng đến tương lai của các em, dẫn đến trình báo muộn, không biết cách thu giữ vật chứng cần thiết để giao nộp cho cơ quan chức năng, nên đã vô tình tạo điều kiện để người thực hiện hành vi phạm tội có đủ thời gian xóa hết dấu vết. Có một số trường hợp, sau khi bị xâm hại tình dục suốt một thời gian dài, người bị hại mới tố cáo hành vi của người phạm tội do sợ danh dự, nhân phẩm của bản thân và gia đình bị ảnh hưởng. Do đó, việc thu thập chứng cứ đầy đủ, chính xác gặp nhiều khó khăn (vùng kín bị hóa sẹo, không thu được tinh dịch…) nên rất khó để xác định người bị hại có bị hiếp dâm hay không và ai là người thực hiện hành vi. Sự phối hợp và kết quả trả lời của các cơ quan liên quan cũng làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em. Như cơ quan y tế và thăm khám ban đầu không mô tả rõ, không mô tả chi tiết, đầy đủ các thương tích trên cơ thể nạn nhân dẫn đến kết quả giám định của cơ quan có thẩm quyền cũng gặp nhiều khó khăn. Trong đó kết quả giám định là căn cứ quan trọng để xác định chính xác tội danh đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, ngay từ ban đầu các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ hơn để có kết quả chính xác giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có căn cứ quyết định giải quyết vụ việc. Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã được mở rộng hợn so với Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Trong Bộ luật Hình sự 2015 có quy định “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”, đây là quy định phù hợp với xu thế của sự phát triển xã hội và phù hợp với thực trạng xã hội. Tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”. Có quan điểm cho rằng: “hành vi quan hệ tình dục khác” được xác định là hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình với người khác dưới những hình thức nhất định: Như quan hệ bằng miệng, đường hậu môn, đưa ngón tay, dụng cụ tình dục vào âm đạo nhằm tạo ra hưng phấn tình dục. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng “hành vi quan hệ tình dục khác” như quan hệ bằng miệng, đường hậu môn… đây chỉ là bước khởi động để quan hệ tình dục. Vì vậy, để hiểu được, hiểu đúng cụm từ thực hiện“hành vi quan hệ tình dục khác” cũng cần được liên ngành Trung ương có hướng dẫn sớm để việc thực hiện không gặp nhiều khó khăn cũng như tránh bỏ lọt tội phạm. Từ thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án liên quan đến tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em, đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau đây: Cần có phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát ngay từ khi bắt đầu tiếp nhận đơn tố cáo của gia đình bị hại. Cần thực hiện ngay một số hoạt động như: kịp thời thu giữ dấu vết vật chất đặc biệt là lông, tóc, sợi, dịch, máu, quần áo, công cụ trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em; yêu cầu Cơ quan điều tra đưa ngay nạn nhân đi khám sản phụ khoa, kiểm tra xem xét toàn bộ các dấu vết nghi có liên quan trên thân thể nạn nhân; Công tác khám nghiệm hiện trường phải kịp thời, tỉ mỉ, toàn diện để đánh giá lời khai của bị hại có căn cứ hay không, sau đó là căn cứ để đấu tranh với bị can, thu giữ mẫu vật liên quan vụ án để giám định. Đồng thời, ra Quyết định trưng cầu giám định pháp y về tình dục đối với nạn nhân; Trưng cầu giám định dấu vết sinh học trong trường hợp thu giữ được các dấu vết tinh dịch; dấu vết lông, tóc... vì đây là những chứng cứ quan trọng để truy nguyên đối tượng. Kiểm sát viên nghiên cứu kỹ kết quả khám thương ban đầu về các tổn thương bên ngoài bộ phận sinh dục của nạn nhân, từ đó kiểm sát chặt chẽ các nội dung cần phải trưng cầu giám định pháp y về tình dục, làm rõ hậu quả của vụ án.Kiểm sát viên phải thực sự trách nhiệm, luôn bám sát các hoạt động điều tra, phối hợp chặt chẽ với Điều tra thực hiện các biện pháp điều tra, thu thập chứng cứ đảm bảo theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Trong quá trình xét xử, chủ động phối hợp với Tòa án nhằm sớm đưa các vụ án ra xét xử, đề nghị mức án nghiêm khắc, tương xứng với hành vi bị cáo để Hội đồng xét xử đưa ra bản án có mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội của các bị cáo, đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội. Đồng thời, trong quá trình xét xử phải đảm bảo các quyền của trẻ em, người chưa thành niên theo nguyên tắc “bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi”. Cơ quan điều tra cần khẩn trương lấy lời khai bị hại, đối tượng, nhân chứng; làm rõ người bị hại bị xâm hại tình dục một lần hay nhiều lần? Thời gian, không gian, địa điểm chính xác, hình thức, thủ đoạn của hành vi xâm hại; xem vụ án có đồng phạm hay không? bị can có tiền án tiền sự không? Bảo đảm để bị hại được thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người bị hại đặc biệt là trẻ em; tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em... Kịp thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền cử người giám hộ, người đại diện, người thực hiện trợ giúp pháp lý, người bào chữa, bào chữa viên nhân dân để tham gia tố tụng đối với bị hại là trẻ em. Theo vkshanoi.gov.vn Xem thêm: >>> Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô và giao cấu theo quy định mới
Vụ xâm hại bé 10 tuổi: Còn điều gì uẩn khúc
Sáng 19-3, liên quan đến vụ bé gái 10 tuổi bị xâm hại tình dục đang gây phẫn nộ dư luận, cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã rút hồ sơ vụ án này lên để giải quyết, đồng thời ra lệnh tạm giam đối với bị can Nguyễn Trọng Trình (31 tuổi, trú tại xã Hòa Chính). Trưa 24-2, chị NTH (37 tuổi, trú xã Hợp Đồng, Chương Mỹ, Hà Nội) nhận được cuộc điện thoại từ chồng nói chị đi đón con gái là bé VNQ (10 tuổi) đang đi lạc ngoài đường. Gặp được con, chị H. tá hỏa khi thấy trên mặt và quần áo con mình dính nhiều vết máu và liên tục gào khóc. Kiểm tra cơ thể con gái, chị H. phát hiện trên cổ con có vết hằn hình bàn tay, xương tay phải bị rạn, gãy răng hàm dưới và chảy máu ở bộ phận sinh dục. Nghi ngờ con bị xâm hại tình dục, gia đình chị H. trình báo cơ quan chức năng. Vào cuộc điều tra, nghi phạm được xác định là Nguyễn Trọng Trình. Làm việc với công an, Trình khai nhận trong lúc đi bán thịt heo về thì thấy bé Q. đi một mình nên nảy sinh ý định xâm hại. Trình dụ dỗ bé lên xe, chở tới một vườn chuối rồi dùng tay thực hiện hành vi dâm ô khiến nạn nhân bị xây xước, chảy nhiều máu từ vùng kín... Vấn đề tranh cãi trong vụ việc này là Dâm ô hay Hiếp dâm? Điều 142 BLHS quy định Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Có tính chất loạn luân; b) Làm nạn nhân có thai; c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Đối với 02 người trở lên; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Có tổ chức; b) Nhiều người hiếp một người; c) Đối với người dưới 10 tuổi; d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; ... Hiện tại chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể để định nghĩa hiếp dâm nhưng nội dung điều luật quy định rõ là hành vi “Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác...: Có thể hiểu: Hành vi quan hệ tình dục khác có thể bao gồm các hình thức quan hệ tình dục như : quan hệ tình dục qua đường hậu môn, quan hệ tình dục bằng miệng ( đưa bộ phận sinh dục nam vào miệng nữ, miệng nam xâm nhập bộ phận sinh dục nữ ), quan hệ sinh dục bằng tay ( tay của nam xâm nhập bộ phận sinh dục nữ, tay của nữ ....???? hay không? Ở đây tác giả không kết luận cũng như định tội danh cho đối tượng, tuy nhiên cần xem lại cụ thể vấn đề cũng như có hướng dẫn cụ thể với những quy định mang tính chung chung như vậy
Phân biệt xâm hại và lạm dụng tình dục
>>> Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô và giao cấu theo quy định mới >>> Chủ thể của tội hiếp dâm CÓ THỂ LÀ NỮ không? Vừa qua, Hiệu trưởng trường nội trú huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) bị cáo buộc xâm hại tình dục nhiều nam sinh trong thời gian dài. Chiều 15/12, lãnh đạo UBND huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) cho biết, công an huyện này đã ra quyết định khởi tố, bắt ông Đinh Bằng My (hiệu trưởng Trường THPT, THCS dân tộc nội trú huyện Thanh Sơn) để điều tra hành vi Dâm ô với người dưới 16 tuổi, theo Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015. Theo phản ánh trên báo chí, nạn nhân nghi bị ông My xâm hại chính là các học sinh nam đang học hoặc đã ra trường. Một số nam sinh cho hay, nhiều lần bị ông My gọi lên phòng làm việc nói chuyện. Sau mỗi lần lạm dụng tình dục, ông thường cho kẹo và vài chục nghìn đồng. Do tâm lý ngại và sợ hãi, nạn nhân không dám tố cáo. Đọc một số bài viết, mình thấy có người dùng xâm hại tình dục, có người dùng lạm dụng tình dục, vậy nó có gì khác nhau? Theo mình tìm hiểu được thì: Xâm hại tình dục Lạm dục tình dục Khái niệm Là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức. Luật trẻ em 2016 Lạm dụng tình dục là quá trình trong đó một người lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép người khác tham gia vào hoạt động tình dục. Hành vi Xâm hại tình dục có thể thay đổi từ việc sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn Không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ nghe về tình dục, cho xem phim, truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích thích tình dục trẻ, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em. Mình sẽ bổ sung khi tìm ra căn cứ mới. Bạn nào biết chia sẻ mình với nhé? Xem chi tiết nội dung tại đây:
Từ vụ nữ sinh lớp 9 bị xâm hại TẬP THỂ: Phân biệt Tội hiếp dâm và Giao cấu...
Thời gian qua, các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em đang gia tăng nhanh chóng, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội khiến dư luận phẫn nộ. Gần đây là vụ một nữ sinh lớp 9 ở Thái Binh bị bốn đối tượng thực hiện hành vi xâm hại. Vụ án đã được khởi tố về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến xoay quanh quyết định khởi tố vụ án. Bởi vì xâm hại tình dục được chia thành nhiều hành vi và mỗi hành vi này lại tương ứng với một tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự. Câu hỏi đặt ra đây là vụ án hiếp dâm trẻ em hay chỉ là giao cấu với trẻ em. Tiêu chí Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi Tội giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi Căn cứ pháp lý Điều 142 BLHS 2015 Điều 145 BLHS 2015 Chủ thể Bất kỳ ai đạt độ tuổi luật quy định Người từ đủ 18 tuổi trở lên Người bị hại Người dưới 16 tuổi Người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi Hành vi khách quan Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi. Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Trái với ý muốn nạn nhân Có Không Hình phạt Khoản 1: 07 – 15 năm Khoản 2: 12 – 20 năm Khoàn 3: 20 năm, tù chung thân, tử hình Khoản 1: 01 – 05 năm Khoản 2: 03- 10 năm Khoản 3: 07 – 15 năm Mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Rất nghiêm trọng; Đặc biệt nghiêm trọng Nghiêm trọng; Rất nghiêm trọng Hành vi tập thể Có Không Trong vụ án này, việc xác định có hay không sự tự nguyện của nạn nhân thì mới xác định được đúng tội danh của các đối tượng. Nếu hành vi giao cấu trái ý muốn nạn nhân thì đây là vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS 2015). Trong trường hợp không trái với ý muốn nạn nhân, thì phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS 2015). Còn tình tiết “giao cấu tập thể” không có trong cấu thành tội này. Những tình tiết chưa rõ ràng trong vụ án - Ban đầu nữ sinh đi chơi cùng bạn bè nhưng sau cùng lại ở cùng các đối tượng trong nhiều ngày - Một nữ sinh và bốn nguời đàn ông trung niên vào cùng phòng trong một khách sạn, nhưng quản lý, nhân viên khách sạn lại không nhận thấy bất thường ???? - Nữ sinh tình nguyện hay bị ép buộc đây là tình tiết quan trọng cần làm rõ ngay lúc này ??? - Còn những ai liên quan đến vụ án này nữa hay không ??? Các nghi vấn trong vụ án: Sau khi xâm hại nữ sinh, các đối tượng có thương lượng bồi thường với gia đình nạn nhân nhưng bị từ chối. Việc thương lượng bồi thường phần nào cũng cố nghi vấn các đối tượng đã thực hiện hành vi đồi bại và muốn dùng tiền để “bịt miệng” nạn nhân. Mặt khác, liệu các đối tượng đã lên kế hoạch chuẩn bị từ trước, tội phạm thực hiện nhiều lần trong nhiều ngày, … Trong 04 đối tượng liên quan vụ án, có một đối tượng nhận là "cha nuôi" của nạn nhân. Tuy nhiên, theo lời khai, quan hệ “cha nuôi” này là những lần nạn nhân đi hát văn nghệ rồi quen và tự nhận, đây có xem là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự. Cần xác định độ tuổi nạn nhân Cần thiết phải xác định độ tuổi của nạn nhân dựa vào Giấy khai sinh để xác định chính xác độ tuổi, tránh trường hợp xử lý sai tội danh. Cần thiết trưng cầu giám định Điều quan tâm nữa là do nạn nhân còn nhỏ tuổi, việc bị nhiều người xâm hại trong nhiều ngày thì tâm lý sẽ bị ảnh hưởng, từ đó tác động đến lời khai nạn nhân. Ngoài ra, cái khó khi xác định hiếp dâm hay giao cấu là làm sao phát hiện được nạn nhân tự nguyện hay không. Vì vậy, ngoài cách xác định dựa vào lời khai thì có thể dựa vào giám định. Nếu không tự nguyện thì trên người nạn nhân và cả các đối tượng sẽ để lại nhiều dấu vết do nạn nhân chống cự. Còn trong trường hợp nạn nhân tự nguyện thì sẽ khó tìm ra dấu vết để chứng minh tội phạm. Nên cần thiết trưng cầu giám định thương tích với nạn nhân để xác định hậu quả, làm căn cứ bổ sung để kết tội. Theo thông tin, có 1 đối tượng tại thời điểm phạm tội đang công tác trong ngành công an. Hành vi của đối tượng này không chỉ vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến uy tín ngành công an mà còn là biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống. Vì vậy, cần phải bị xử lý nghiêm minh về mặt pháp luật, cần loại bỏ đối tượng khỏi ngành công an. Tuy nhiên, nhìn nhận lại thực tế của vụ án, sẽ không có nạn nhân nào đồng ý để bốn người đáng tuổi “cha chú” của mình thay nhau thực hiện hành vi giao cấu mà không có sự phản đối, ít nhất là mặt ý chí. Do đó, việc xác định lại hành vi của các đối tượng trong quyết định khởi tố vụ án là cần thiết, nhằm tránh bỏ lọt tội phạm, đảm bảo xử lý đúng tội và không gây bất bình trong nhân dân.
Kiến nghị giáo dục giới tính từ lớp 1
Hiện nay bài học đầu tiên về giới tính được dạy trong môn Khoa học của học sinh lớp 5, tuy nhiên theo nhiều ý kiến của các chuyên gia trong các tổ chức, Ban ngành tại Hội thảo thì việc giáo dục giới tính cho trẻ như vậy là quá muộn, cần phải cung cấp kiến thức giáo dục giới tính ngay từ lớp 1. Gần với Việt Nam, Malayxia khuyến khích giáo dục giới tính cho trẻ từ năm 4 tuổi, còn trên thế giới, Anh quy định cho trẻ bắt buộc học về giới tính khi đủ 5 tuổi, Thụy Điển giáo dục ngừa thai cho trẻ từ 7 tuổi trở lên... Kiến thức ít, học sinh tiếp cận muộn Giáo dục giới tính đang trở thành một vấn đề quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh khi độ tuổi dậy thì của trẻ ngày một sớm đồng thời xã hội có những diễn biến phức tạp khi tình trạng xâm hại tình dục trẻ ngày càng nhiều. Thế nhưng, theo chương trình giáo dục hiện hành, giới tính chỉ là một nội dung tích hợp trong môn khoa học ở bậc tiểu học. Giáo viên đứng lớp thường e ấp, ngại ngùng, “đỏ mặt tía tai” khi phải nói đến cơ quan sinh dục, cơ chế sinh sản, giao hợp, sự thụ tinh… Còn nếu có tự tin để nói thì vấp phải sự chủ quan, cảm tính, ít chịu khó đào sâu chuyên môn và ứng dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hiện đại… Do đó, học sinh không lĩnh hội được đầy đủ, muốn hỏi cũng ngại, mà chịu hỏi chưa chắc đã nhận được câu trả lời như mong đợi. Cần đưa vào chương trình giáo dục từ lớp 1 Việc dạy trẻ trong một vài giờ đồng hồ chỉ là giải pháp tình thế, khó hình thành được kỹ năng ứng phó trước các tình huống có nguy cơ. Mà giáo dục giới tính là học hỏi suốt đời, hằng ngày, trong gia đình và nhà trường. Bộ GD-ĐT có nên hay phải đưa môn này vào nhà trường thành môn chính thức ? Thời gian qua liên tục xảy ra các vụ trẻ bị xâm hại tình dục, vì thế gia đình, nhà trường và xã hội cần tăng cường biện pháp bảo vệ các bé. Tôi nghĩ nhà trường phải giáo dục giới tính cho các em ngay từ lớp 1. Nếu không trẻ mù mờ thông tin, yếu kỹ năng, sẽ gặp nguy hiểm vì không biết cách tự vệ. Trong khi chúng ta cần những động thái mạnh mẽ từ việc viết sách giáo khoa, lên chương trình giáo dục giới tính với nội dung logic, đầy đủ và thiết thực thì bản thân mỗi người làm giáo dục cần là những lá cờ đầu trong việc tuyên truyền, giáo dục ý thức, kỹ năng, tâm lý giới tính cho học sinh trong khả năng có thể, ở mọi lúc, mọi nơi. Nhà trường căn cứ các chủ đề, chủ điểm tuần, tháng… để chủ động lồng ghép giáo dục giới tính, biến nó thành những cuộc thi, những tờ báo tường, những buổi tuyên truyền sinh động, hấp dẫn…
Hình phạt tội phạm ấu dâm tại một số quốc gia trên thế giới
Ấu dâm được hiểu là một chứng rối loạn tình dục bao gồm những ham muốn tình dục đối với trẻ em dưới tuổi vị thành niên. Người mắc chứng bệnh này có độ tuổi ít nhất là 16 và lớn hơn trẻ bị hại ít nhất 15 tuổi. Ấu dâm bao gồm các hành vi lạm dụng tình dục đối với trẻ em và hành hạ gây đau đớn cho trẻ. Chính vì thế loại tội phạm này đã và đang gây căm phẩn, bức xúc trong xã hội trong thời gian qua. Ngoài hình phạt tù đối với loại tội phạm này được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới thì bên cạnh đó một số nước còn áp dụng thêm các hình phạt mới, mang tính chế tài nặng hơn như thiến hóa học, tiêm hormone vào cơ thể, gắn thiết bị điện tử theo dõi. Ở Mỹ hình phạt cho tội phạm ấu dâm được quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt trong luật pháp. Theo các cấp độ phạm tội, những tội phạm xâm hại trẻ em sẽ bị phạt tiền, phạt tù. Nếu trường hợp cha mẹ lạm dụng chính con mình sẽ bị tước quyền nuôi con. Tuy nhiên ở Mỹ hình phạt chung thân là mức cao nhất được áp dụng cho người phạm tội ấu dâm, chưa có mức hình phạt tử hình. Hình phạt bằng cách cách thức thiến hóa học cũng đang được chín Bang áp dụng gồm California, Florida, Georgia, Lowa, Louisiana, Montana, Oregon, Texas và Wisconsin. Ở Ba Lan từ ngày 25/09/2009 chính phủ đã ban hành Luật Thiến hóa học dành cho những người phạm tội xâm hại tình dục trẻ em, còn người phạm tội hiếp dâm trẻ em dưới 15 tuổi thì sẽ bị hình phạt truyền hóa chất làm giảm ham muốn tình dục. Ở Indonesia người phạm tội ấu dâm có thể bị hình phạt cao nhất là tử hình, thiến hóa học bằng các hóa chất tiêm vào cơ thể để tiêu diệt dục tính. Án phạt tù tối thiểu là 10 năm và sau khi ra tù người phạm tội vẫn phải bắt buộc đeo thiết bị điện tử để cảnh sát có thể giám sát mọi hoạt động 24/24. Ở Hàn Quốc vào tháng 7 năm 2011 đã áp dụng hình phạt thiến hóa học dành cho người phạm tội ấu dâm và những người thực hiện hành vi xâm hại trẻ em dưới 16 tuổi. Còn tại ở Việt Nam chúng ta hãy chờ xem Bộ Luật Hình sự 2015 mới sẽ có những thay đổi gì và quy định hình phạt như thế nào đối với tội phạm ấu dâm.
Tuổi thơ bất hạnh dung dưỡng tội ác
Môi trường sống của một đứa trẻ là nhân tố quan trọng quyết định tính cách, sự phát triển về thể lực, trí tuệ và cả đạo đức của con người. Một đứa trẻ sống trong môi trường có đầy đủ sự yêu thương, giáo dục thì sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Trái lại một đứa trẻ sống trong môi trường đầy rẫy những đe dọa, xâm hại thì luôn tồn tại trong chúng sự sợ hãi và đến đỉnh điểm là sự căm thù, phẫn nộ…và là môi trường nuôi dưỡng tội ác cho xã hội. “Trong một khảo sát với 62 tên giết người hàng loạt, nhà tội phạm học Eric Hicky nhận thấy 48% số đó đã từng bị gia đình hoặc những người thân thiết chối bỏ. Mặc dù điều này cũng xảy ra với nhiều trẻ em khác nhưng đó có thể được xem như bước ngoặt đối với một số người, khiến họ trở thành kẻ giết người hàng loạt, trong đó có Aileen Wournos.” Aileen Wournos: Từ đứa trẻ bị xâm hại tình dục đến nữ sát thủ khét tiếng Cuối năm 1989, những tuyến đường cao tốc của nước Mỹ bỗng trở nên "chết chóc", không phải vì những vụ tai nạn giao thông thảm khốc, mà vì bất ngờ xuất hiện một kẻ sát nhân hàng loạt bí ẩn chỉ nhắm đến đàn ông. Kẻ sát nhân đó là Aileen Wournos, một nữ bán dâm với quá khứ "không bình yên". Aileen Wournos không phải là nữ sát thủ giết người hàng loạt đầu tiên của nước Mỹ nhưng y là người đầu tiên hoàn toàn trùng khớp với định nghĩa của FBI về một kẻ giết người hàng loạt với các đặc điểm sau: - Số lượng nạn nhân bị sát hại là trên ba người. - Các vụ giết người xảy ra ở những địa điểm khác nhau. - Có thời gian giãn cách giữa những lần gây án. Chính vì vậy mà vụ án của Aileen Wournos được giới điều tra tội phạm đặc biệt quan tâm. Những cái chết trên đường cao tốc Từ tháng 12-1989 đến cuối tháng 5-1990, xác của ba người đàn ông đã được phát hiện dọc theo những con đường cao tốc ở phía Bắc và trung tâm bang Florida. Danh tính nạn nhân được xác định bao gồm Richard Mallory, David Spears và Charles Carskaddon. Họ đều bị giết chết bởi nhiều phát súng bắn vào người và một số được phát hiện trong tình trạng lõa thể. Theo vỏ đạn thu được tại hiện trường, hung khí là loại súng lục ca-líp nòng 44 li. Trong vòng ba tháng tiếp theo, Troy Burress, Dick Humphreys và Gino Antonio cũng bị sát hại bằng phương thức tương tự và thi thể của họ cũng được tìm thấy gần đường cao tốc bang Florida. Một giả thiết được cảnh sát đặt ra cho rằng người gây án có thể là phụ nữ - đối tượng mà các nạn nhân thường nghĩ rằng không đủ khả năng làm hại họ. Một chi tiết đáng lưu ý là vào ngày 4-7, một nhân chứng trình báo với cảnh sát về một vụ tông xe gần đường 315 bang Florida. Hai phụ nữ từ trong xe sau khi khẩn khoản cầu xin nhân chứng không khai báo vụ việc cho cảnh sát thì lên xe bỏ đi. Manh mối đầu tiên Chiếc xe được tìm thấy sau đó và được xác nhận thuộc về Peter Siems - người đã bặt tin từ hơn một tháng khi đi thăm họ hàng ở Arkansas. Từ mô tả của nhân chứng, cảnh sát đã có được chân dung phác thảo và nghi vấn được dồn vào hai phụ nữ trên. Cảnh sát cũng đã nhờ đến sự trợ giúp của truyền thông để truy tìm nghi can qua các bản tin được đăng trên truyền hình và báo chí cùng ảnh phác thảo. Sau nhiều tháng điều tra truy xét, giữa tháng 12, cảnh sát tìm được một biên nhận của một tiệm cầm đồ với vật cầm cố là một máy camera và một máy cảm biến ra-đa thuộc về Richard Mallory - nạn nhân đầu tiên của vụ án. Tên khách hàng được ghi trong biên nhận là Cammie Marsh Greene. Chính người này cũng đã cầm cố một bộ dụng cụ được xác định thuộc về một nạn nhân khác là David Spears. Dấu vân tay mà cảnh sát thu được trên tờ biên nhận là dấu vân tay của Aileen Wournos - một phụ nữ hành nghề bán dâm với nhiều tiền án, thường đón khách trên các cung đường của bang Florida. Từ đây, mọi manh mối đã dần sáng tỏ. Aileen Wournos bị bắt ngày 9-1-1991. Theo lời khai của nghi phạm, tất cả vụ án đều do một mình y thực hiện với mục đích "tự vệ trước ý định cưỡng hiếp và tấn công tình dục của các nạn nhân". Ngày 31-1-1992, Aileen Wournos nhận bản án tử hình cho sáu trên bảy vụ giết người, chỉ loại trừ nạn nhân Richard Mallory vốn có tiền án về xâm hại tình dục. Aileen Wournos bị xử tử bằng thuốc độc vào ngày 9-10-2002. Đến nay, xác nạn nhân Peter Siems vẫn chưa được tìm thấy. Bị xâm hại tình dục từ nhỏ Như nhiều kẻ giết người hàng loạt khác, Aileen Wournos có một tuổi thơ đầy sóng gió và đó cũng là một trong những nguyên nhân chính đưa Aileen vào con đường tội ác sau này. Vì cha mẹ ruột đã li dị, cộng với việc người cha phạm tội ấu dâm đã chết trong tù, còn người mẹ bỏ đi vì không chịu được cảnh đơn thân, Aileen cùng anh trai tên Keith được đem cho ông bà ngoại nuôi dưỡng dưới danh nghĩa cha mẹ nuôi. Sự thật chỉ được phát hiện khi Aileen 12 tuổi và ngay sau đó, Aileen cùng anh trai đã bắt đầu nổi loạn. Lauri và Britta Wournos - ông và bà ngoại của Aileen - là những người nghiện rượu. Họ nóng tính, bạo lực và đối xử rất hà khắc với Aileen. Không những thế, Aileen còn bị ông ngoại Lauri Wournos xâm hại tình dục từ khi còn nhỏ. Theo lời của Billy Nolas - người đại diện cho Aileen Wournos tại phiên tòa năm 1992, Aileen mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới (borderline personality disorder) - một chứng rối loạn cảm xúc, là nguyên nhân gây bất ổn tình cảm, dẫn đến căng thẳng và các vấn đề khác. Đó là hệ quả của việc bị bỏ rơi và bị xâm hại tình dục bởi chính người thân của mình từ thuở vị thành niên. Có thai năm 14 tuổi, Aileen được gửi đến một trung tâm nhân đạo để chờ sinh và được nhận xét là một người “đầy thù địch, không thân thiện và bất hợp tác”. Sau khi chào đời, đứa bé trai được cho làm con nuôi còn Aileen bỏ học, bắt đầu cuộc sống lang thang hành nghề mại dâm để kiếm sống. Con đường tội ác của Aileen bắt đầu từ những việc như giả mạo giấy tờ, trộm cắp vặt và hành hung. Có thể nói, việc giết người hàng loạt của Aileen Wournos ngoài việc bắt nguồn từ nhu cầu tiền bạc để chu cấp cho cô nhân tình mà Aileen gặp gỡ tại một quán bar cho người đồng tính, còn bắt nguồn từ sự thù ghét con người và từ những tổn thương trong tâm lý mà y phải chịu đựng trong một thời gian dài. Nguồn: Báo Pháp Luật Thành phố
Xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng là gì?
Vừa qua, tình trạng xâm hại trẻ em qua mạng nói chung, xâm hại tình dục trẻ em qua mạng nói riêng gây nhức nhói trong cộng đồng. Vậy xâm hại tình dục trẻ em qua mạng là gì? Bài viết sẽ cũng cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Cảnh báo tình trạng xâm hại tình dục trẻ em qua mạng Theo lãnh đạo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, hoạt động của đối tượng sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em; xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em qua mạng đang diễn biến rất phức tạp. Thủ đoạn phổ biến là thông qua các dịch vụ mạng xã hội, ứng dụng hẹn hò để kết bạn, làm quen, dụ dỗ trẻ em gặp gỡ để quan hệ, xâm hại tình dục. Một số đối tượng thông qua mạng xã hội, làm quen, đặt vấn đề quan hệ tình cảm hoặc hứa hẹn cho tiền, quà để dụ dỗ, đe dọa, ép buộc trẻ em trình diễn khiêu dâm qua mạng. Một số trường hợp còn đăng tải lên không gian mạng các hình ảnh, clip trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực học đường; các hình ảnh riêng tư, nhạy cảm của trẻ em, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, cuộc sống riêng tư của trẻ. Đặc biệt, thời gian gần đây nổi lên thủ đoạn thông qua mạng xã hội làm quen, “núp bóng” tuyển dụng để hẹn gặp gỡ, lôi kéo, khống chế, cưỡng ép đưa trẻ em đến các khu lao động bất hợp pháp tại nước ngoài để bóc lột lao động, bóc lột tình dục. Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Đồng thời, Điều 25 Luật Trẻ em 2016 cũng quy định: “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục”. Xâm hại trẻ em trên môi trường mạng không chỉ gây ra những tổn thương về thể xác mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và tâm lý của trẻ em. Trẻ em bị xâm hại có thể mắc phải các rối loạn về cảm xúc, hành vi và nhận thức như lo âu, ám ảnh, tự ti, tự kỷ, tự tử hoặc bạo lực. Bên cạnh đó, trẻ em bị xâm hại cũng có khả năng cao bị ảnh hưởng đến sự học tập, giao tiếp và hòa nhập xã hội. Đây là một vấn nạn cần được chấm dứt ngay lập tức bởi nó vi phạm quyền con người và quyền của trẻ em. Theo đó, nhà trường, gia đình và xã hội cần quan tâm hơn về phòng, chống xâm hại trẻ em, cần có những biện pháp để ngăn chặn vấn này. Tham khảo: Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) Tổng đài điện thoại Quốc gia Bảo vệ Trẻ em là dịch vụ công đặc biệt thành lập theo quy định của Luật Trẻ em 2016, chịu sự quản lý của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền Thông thuộc Cục Trẻ em Tổng đài 111 là đường dây khẩn cấp có nhiệm vụ thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại, kiểm tra thông tin tố giác ban đầu. Những thông tin về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại sẽ ngay lập tức được chuyển tới các cá nhân, cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em. Tổng đài không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công an triển khai kết nối cơ sở dữ liệu trẻ em vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; triển khai thu thập thông tin về tình hình trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em theo Thông tư 13/2021/TT-BLĐTBXH. Quy định về hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi? Theo Luật trẻ em 2016 quy định thì Trẻ em là người dưới 16, mọi hành vi xâm hại tình dục trẻ em đều bị nghiêm cấm. Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người dưới 16 tuổi tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với người dưới 16 tuổi và sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (ví dụ: hoạt động xâm hại tình dục được thực hiện do đồng thuận với người dưới 13 tuổi); do cưỡng bức, do hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...).” Do đó, hành vi giao cấu với người dưới 13 tuổi dù đồng thuận hay do cưỡng bức, hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...) đều là hoạt động xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi bị pháp luật nghiêm cấm. Tội hiếp dâm người dưới 13 tuổi bị xử lý thế nào? Theo Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì bị phạt tù từ 07-15 năm tại điểm b khoản 1 Điều 142 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Ngoài ra, việc quan hệ với người dưới 13 tuổi tự nguyện cũng được xếp vào một trong các hành vi phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Theo đó, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm hại tình dục đối với người dưới 13 tuổi với mức phạt tù từ 07-15 năm. Nếu hành vi đó thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hình phạt từ 12-20 năm tù: - Có tính chất loạn luân; - Làm nạn nhân có thai; - Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; - Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Đối với 02 người trở lên; - Tái phạm nguy hiểm. Theo đó, nếu hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi không phải lần đầu tiên, người phạm tội này có thể bị phạt tù từ 12-20 năm. Đối với mức phạt cao nhất của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, nếu thuộc một trong các trường hợp: - Có tổ chức; - Nhiều người hiếp một người; - Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; - Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; - Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. Theo đó, nếu trường hợp không chỉ một người, mà nhiều người cùng hiếp một người thì người phạm tội có thể đối diện với mức phạt cao nhất là tử hình. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01- 05 năm. Như vậy, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Bộ luật Hình sự hiện hành.
Tổng đài bảo vệ trẻ em (số 111) và một số mức phạt về xâm hại trẻ em
Trong 9 tháng năm 2023, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) tiếp nhận 238.500 cuộc gọi đến và đã tư vấn cho 15.991 trường hợp; hỗ trợ can thiệp, bảo vệ cho 845 trẻ em. (1) Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) Dựa theo Quyết định 555/QĐ-LĐTBXH ngày 11/5/2018, Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền Thông là đơn vị sự nghiệp công lập , trực thuộc Cục Trẻ em - Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, có chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, tư vấn, tham vấn về các quyền của trẻ em. Tổng đài điện thoại Quốc gia Bảo vệ Trẻ em là dịch vụ công đặc biệt thành lập theo quy định của Luật Trẻ em 2016, chịu sự quản lý của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền Thông thuộc Cục Trẻ em Tổng đài 111 là đường dây khẩn cấp có nhiệm vụ thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại, kiểm tra thông tin tố giác ban đầu. Những thông tin về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại sẽ ngay lập tức được chuyển tới các cá nhân, cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em. Tổng đài không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến. Trong 9 tháng năm 2023, Tổng đài 111 đã tiếp nhận 238.500 cuộc gọi đến, 950 lượt tiếp nhận qua App và Zalo, trong đó có 15.991 cuộc gọi tư vấn và 845 ca can thiệp hỗ trợ. Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân của mua bán người tiếp nhận và tư vấn 1.248 cuộc gọi, chuyển tuyến 44 ca để hỗ trợ cho 49 nạn nhân của mua bán người. Theo số liệu báo cáo của Bộ Công an, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, cả nước đã phát hiện 1.075 vụ xâm hại trẻ em, xâm hại 1.233 trẻ em, tăng 2,6% số vụ và tăng 13,3% số trẻ em bị xâm hại so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó xâm hại tình dục trẻ em là 917 vụ, xâm hại 1.041 trẻ em). Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công an triển khai kết nối cơ sở dữ liệu trẻ em vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; triển khai thu thập thông tin về tình hình trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em theo Thông tư 13/2021/TT-BLĐTBXH. (2) Một số quy định của pháp luật về xử lý hành vi xâm hại trẻ em Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, người thực hiện hành vi xâm hại trẻ em có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ và Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể như sau: Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em; + Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; + Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em; + Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) và buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em. Truy cứu trách nhiệm hình sự 1. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, thì bị phạt tù mức thấp nhất là 06 tháng, mức cao nhất là 02 năm (Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015). 2. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người dưới 16 tuổi do dùng vũ lực thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 127 BLHS). 3. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi Người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả gây ra, bị phạt tù, mức thấp nhất là 07 năm, cao nhất là 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015). 4. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Người phạm tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả gây ra, bị phạt tù, mức thấp nhất là 05 năm, cao nhất là 20 năm, tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015). 5. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Người phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, bị phạt tù, mức thấp nhất là 01 năm, cao nhất là 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015). 6. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi Người phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, bị phạt tù, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015). 7. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm Người nào phạm tội sử dụng trẻ em vào mục đích khiêu dâm, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, bị phạt tù, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 147 Bộ luật Hình sự 2015). 8. Tội mua bán người dưới 16 tuổi Người phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, thì bị phạt tù, mức thấp nhất là 07 năm, cao nhất là 20 năm, tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015). 9. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi Người phạm tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, bị phạt tù, mức thấp nhất là 03 năm, cao nhất là 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015). 10. Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi Người phạm tội đánh tráo người dưới 01 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, bị phạt tù mức thấp nhất là 02 năm, cao nhất là 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 152 Bộ luật Hình sự 2015). 11. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, thì bị phạt tù, mức thấp nhất là 03 năm, cao nhất là 15 năm Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015). Ngoài các tội phạm cụ thể nêu trên, người thực hiện hành vi phạm tội cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội phạm khác với các tình tiết định khung, khi nạn nhân là người dưới 16 tuổi.
Xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi bị xử lý thế nào?
Vừa qua, trên khắp các diễn đàn xôn xao vụ việc 3 nam sinh lớp 8 nghi xâm hại tình dục một nữ sinh lớp 6 ngay trong khu vực nhà vệ sinh trường. Được biết, sự việc diễn ra ở Quảng Ngãi, sau khi tiếp nhận trình báo của phụ huynh nữ sinh, nhà trường đã báo cáo với cơ quan công an làm rõ. Theo quy định pháp luật thì hành vi xâm hại tình dục đối với người dưới 13 tuổi phạm tội gì? Bao nhiêu tuổi thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Quy định về hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi? Theo Luật trẻ em 2016 quy định thì Trẻ em là người dưới 16, mọi hành vi xâm hại tình dục trẻ em đều bị nghiêm cấm. Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người dưới 16 tuổi tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với người dưới 16 tuổi và sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (ví dụ: hoạt động xâm hại tình dục được thực hiện do đồng thuận với người dưới 13 tuổi); do cưỡng bức, do hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...).” Do đó, hành vi giao cấu với người dưới 13 tuổi dù đồng thuận hay do cưỡng bức, hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...) đều là hoạt động xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi bị pháp luật nghiêm cấm. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi bị xử lý thế nào? Theo Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì bị phạt tù từ 07-15 năm tại điểm b khoản 1 Điều 142 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Ngoài ra, việc quan hệ với người dưới 13 tuổi tự nguyện cũng được xếp vào một trong các hành vi phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Theo đó, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm hại tình dục đối với người dưới 13 tuổi với mức phạt tù từ 07-15 năm. Nếu hành vi đó thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hình phạt từ 12-20 năm tù: - Có tính chất loạn luân; - Làm nạn nhân có thai; - Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; - Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Đối với 02 người trở lên; - Tái phạm nguy hiểm. Theo đó, nếu hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi không phải lần đầu tiên, người phạm tội này có thể bị phạt tù từ 12-20 năm. Đối với mức phạt cao nhất của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, nếu thuộc một trong các trường hợp: - Có tổ chức; - Nhiều người hiếp một người; - Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; - Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; - Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. Theo đó, nếu trường hợp không chỉ một người, mà nhiều người cùng hiếp một người thì người phạm tội có thể đối diện với mức phạt cao nhất là tử hình. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01- 05 năm. Như vậy, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Bộ luật Hình sự hiện hành. Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự? Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự: - Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự 2015 có quy định khác. - Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 143, 150, 151, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 285, 286, 287, 289, 290, 299, 304. Như vậy theo quy định trên thì chỉ có người 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng về các tội được quy định. Trong đó, người đủ từ 14 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Ngược lại, nếu người không đủ 14 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Áp dụng "thiến hóa học" với tội phạm xâm hại tình dục ở Việt Nam?
Đối diện với thực trạng xâm hại tình dục ở Việt Nam ngày càng một gia tăng, đặc biệt là tội phạm xâm hại tình dục ở trẻ em, đã đặt ra những vấn đề cần giải quyết liên quan đến chế tài hình phạt đối với loại tội phạm. Nhìn qua chế tài của các nước trên thế giới quy định đối với người phạm tội xâm hại tình dục, nhiều quốc gia, tiêu biểu là Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Ba Lan, Phần Lan – những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới hay Hàn Quốc, Indonesia cùng thuộc Châu Á đã lựa chọn “thiến hóa học” là biện pháp để giải quyết vấn nạn nhức nhối này. Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới, có nên xem xét việc áp dụng “thiến hóa học” tại Việt Nam hay không? Hiện nay, chưa có giải thích chính thức nào về định nghĩa “thiến hóa học” hay có sự ghi nhận nghiên cứu thống nhất định nghĩa mà tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia, mỗi quan điểm cá nhân hay tổ chức để đưa ra khái niệm cho thuật ngữ này. Tuy nhiên, “thiến hóa học” được hiểu như là việc sử dụng một liệu pháp hoóc-môn để làm giảm ham muốn cũng như khả năng tình dục của người phạm tội. Đối với các quốc gia trên thế giới, “thiến hóa học” được quy định như là một phương pháp điều trị hoặc là hình phạt cho tội phạm xâm hại tình dục. Với phương thức là sử dụng thuốc để giảm ham muốn tình dục, nên cũng có thể gây ra những tác dụng phụ như nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì, loãng xương… Cũng như gây ra các vấn đề về tâm lý như stress, trầm cảm…Đây cũng là đặc điểm gây nhiều tranh cãi nhất của “thiến hóa học” là tính nguy hiểm đối với sức khỏe của người bị áp dụng Tại các quốc gia đã áp dụng “thiến hóa học”, mục đích chung hướng đến là giảm thiểu tình trạng xâm hại tình dục. Với cơ chế làm giảm khả năng sản sinh ham muốn tình dục, sau khi áp dụng thiến hóa học tội phạm sẽ không còn ham muốn tình dục mạnh mẽ như ban đầu, thậm chí là mất luôn ham muốn này. Mà bản chất của tội phạm tình dục xuất phát từ việc không khống chế được ham muốn, vì thế cơ chế của “thiến hóa học” sẽ ngăn chặn được khả năng tái phạm của loại tội phạm này trong một khoảng thời gian nhất định. Xét trên phạm vi quốc tế, California là tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ quy định việc sử dụng thiến hóa học đối với những người quấy rối tình dục trẻ em. Tại Châu Á, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên sử dụng “thiến hóa học” đối với người phạm tội tình dục. Nhìn chung “thiến hóa học” được chấp nhận ở các nước châu Âu. Mặc dù nhiều quốc gia, lãnh thổ đã công nhận pháp lý đối với “thiến hóa học”, quy định trong các văn bản pháp luật quốc gia, nhưng nhìn nhận chung công nhận pháp lý đối với “thiến hóa học” là một vấn đề quan trọng gây tranh cãi ở nhiều quốc gia. Các vấn đề được đặt lên bàn cân bao gồm tính cấp thiết, tính khả thi, hiệu quả với sức khỏe, nhân quyền của người phạm tội. Việc cân bằng các điều kiện này dẫn đến sự khác nhau trong pháp luật áp dụng “thiến hóa học” ở mỗi quốc gia, lãnh thổ. Quy định về “thiến hóa học” trong pháp luật và thực tế áp dụng của các quốc gia đi trước sẽ là nguồn dữ liệu cho các quốc gia khác như Việt Nam khi xem xét đến phương thức này. Căn cứ vào thực trạng vấn nạn tại Việt Nam, cũng như hiệu quả của hệ thống chế tài, với hình phạt chính là phạt tù, đề xuất đưa "thiến hóa học" trở thành một chế tài đối với tội phạm xâm hại tình dục. Bên cạnh những hiệu quả được ghi nhận tại các quốc gia, cũng không thể phủ nhận hoàn toàn những hạn chế của nó, đây sẽ là bài toán của mỗi quốc gia cần tìm ra phương hướng phù hợp với tình hình xã hội của chính quốc gia đó để đảm bảo quyền cho xã hội nói chung bao gồm cả chính người phạm tội.
Yêu cầu bắt buộc khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi
Căn cứ Điều 7 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP thì khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, Tòa án phải thực hiện: - Xét xử kín, tuyên án công khai theo đúng quy định tại Điều 327 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Khi tuyên án, Hội đồng xét xử chỉ đọc phần quyết định trong bản án; - Phân công Thẩm phán có kiến thức hoặc kinh nghiệm xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi; - Khi tham gia xét xử, Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân, không mặc áo choàng; - Xử án tại Phòng xét xử thân thiện theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 và Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; - Có sự tham gia của người đại diện, người giám hộ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi. => Như vậy, có thể thấy người dưới 18 là người chưa có đầy đủ nhận thức, mà theo luật gọi là người chưa thành niên. Theo đó, việc bị xâm hại tình dục sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bị hại, và khi họ gặp những người lạ cũng sẽ rất sợ hải, ám ảnh. Mặt khác, có một số khác lại e dè, sợ sệt khi gặp những người quen vì sợ họ sẽ nói ra, nói vào, đàm tiếu,... Chính vì lẽ đó khi xét vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi thì tòa án phải tiến hành xét xử kín để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của bị hại.
Mới: Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn các tội về hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, giao cấu
Xem thêm: >>> Những việc cán bộ, công chức cấp xã không được làm >>> Mới: Thêm 09 đơn vị phải dừng cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học >>> Toàn bộ 72 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính (hiện hành) Ngày 01/10/2019 HĐTP TANDTC ban hành Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của BLHS về việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi. Nghị quyết giải thích một số từ ngữ sau: 1. Xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người dưới 16 tuổi tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với người dưới 16 tuổi và sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (ví dụ: hoạt động xâm hại tình dục được thực hiện do đồng thuận với người dưới 13 tuổi); do cưỡng bức, do hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...). 2. Bộ phận sinh dục bao gồm bộ phận sinh dục nam và bộ phận sinh dục nữ. Bộ phận sinh dục nam là dương vật; bộ phận sinh dục nữ bao gồm âm hộ, âm đạo. 3. Bộ phận nhạy cảm bao gồm bìu, mu, hậu môn, háng, đùi, mông, vú. 4. Bộ phận khác trên cơ thể là bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể không phải là bộ phận sinh dục và bộ phận nhạy cảm (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi, mũi, gáy, cổ, bụng...). 5. Dụng cụ tình dục là những dụng cụ được sản xuất chuyên dùng cho hoạt động tình dục (ví dụ: dương vật giả, âm hộ giả, âm đạo giả...) hoặc những đồ vật khác nhưng được sử dụng cho hoạt động tình dục. Các trường hợp loại trừ xử lý hình sự: 1. Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non...); b) Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, Sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước...). 2. Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật Hình sự đối với trường hợp người làm công tác giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế mô tả bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của con người vì mục đích giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế. Về một số tình tiết định tội: 1. Giao cấu quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào. Giao cấu với người dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập. 2. Hành vi quan hệ tình dục khác quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây: a) Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác; b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác. 3. Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây: a) Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi; b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi; c) Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi; d) Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác; đ) Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi). 4. Trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là hành vi dùng cử chỉ, hành động, lời nói, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích thích tình dục người dưới 16 tuổi; phô bày bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, khỏa thân, thoát y hoặc thực hiện các động tác mô phỏng hoạt động tình dục (bao gồm giao cấu, thủ dâm và các hành vi tình dục khác) dưới mọi hình thức. 5. Trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người dưới 16 tuổi trực tiếp chứng kiến người khác trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức. ... Nghị quyết được thông qua ngày 20/9/2019 có hiệu lực thi hành từ 05/11/2019 Xem chi tiết tại file đính kèm các nội dung về: - Các tình tiết định tội; - Các tình tiết định khung hình; - Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội xâm hại tình dục; -...
Phân biệt hành vi “quan hệ tình dục khác” với hành vi “dâm ô”
>>> Dự thảo nghị quyết hướng dẫn các tội về hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, giao cấu ĐINH VĂN QUẾ ( Nguyên Chánh tòa Hình sự TANDTC ) - Bộ luật Hình sự 2015 có quy định khái niệm: “hành vi quan hệ tình dục khác” . Đây là khái niệm không mới nhưng khi Bộ luật Hình sự đã quy định thành hành vi khách quan của tội phạm thì việc hiểu và áp dụng thống nhất là một việc vô cùng quan trọng. Bộ luật Hình sự 2015 có quy định khái niệm: “hành vi quan hệ tình dục khác” cũng là hành vi hiếp dâm, cưỡng dâm hoặc thực hiện “hành vi quan hệ tình dục khác” đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Còn hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi thì điều văn của điều luật chỉ quy định “người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác”, mà không mô tả thế nào là hành vi dâm ô. Cũng chính vì vậy mà trong thời gian qua có một số vụ “sàm sỡ” với các em dưới 16 tuổi, dư luận bức xúc nhưng Cơ quan điều tra thì lại rất lúng túng, vì điều luật quy định không rõ, lại chưa có hướng dẫn của các cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương. Đây là khái niệm không mới nhưng khi Bộ luật Hình sự đã quy định thành hành vi khách quan của tội phạm thì việc hiểu và áp dụng thống nhất là một việc vô cùng quan trọng. Nếu trước đây, đối với các tội xâm phạm nhân phẩm của con người thì hành vi “giao cấu” đã được định nghĩa là:“Giao tiếp bộ phận sinh dục ngoài của giống đực với bộ phân sinh dục của giống cái, ở động vật” và được hướng dẫn Bản tổng kết số 329-HS2 ngày 11/5/1967 của Tòa án nhân dân tối cao về đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về tình dục và Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT- TANDTC-VKSNDTC- BVN ngày 2/1/1998 của Toà án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an ) hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, sau khi Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 chưa có Cơ quan nào hướng dẫn “thế nào là hành vi quan hệ tình dục khác”. Vì vậy, việc nhận thức trong các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng mỗi nơi một khác. Điển hình là vụ Nguyễn Trọng Trình xâm phạm cháu V.N.Q ở Chương Mỹ, Hà Nội, Cơ quan điều tra chỉ khởi tố về tội “dâm ô người dưới 16 tuổi” và cho Nguyễn Trọng Trình được tại ngoại đã gây xôn xao dư luận. Chỉ sau khi dư luận, báo chí lên tiếng, thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội mới rút hồ sơ lên để xem xét và ra lệnh bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Trọng Trình. Việc bổ sung “hành vi quan hệ tình dục khác” vào các tội hiếp dâm, cưỡng dâm, được giải thích là do yêu cầu đấu tranh phòng, chống đối với loại tội phạm này trong tình hình hiện nay. Do đó, việc cần làm rõ khái niệm thế nào là “quan hệ tình dục khác” không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà còn ý nghĩa về thực tiễn. Trước hết cần khẳng định rằng, hành vi “quan hệ tình dục khác” không phải là hành vi giao cấu, vì chỉ coi là giao cấu “là việc giao tiếp bộ phận sinh dục ngoài của giống đực với bộ phận sinh dục của giống cái, ở động vật” , còn tại Bản tổng kết năm 1967 của Tòa án nhân dân tối cao về tình trạng tội phạm hiếp dâm thì “giao cấu là hành động chỉ cần có sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh hay không là tội Hiếp dâm được coi là hoàn thành, vì khi đó nhân phẩm danh dự của người phụ nữ đã bị chà đạp”. Tuy nhiên, khi nhà làm luật đưa hành vi “quan hệ tình dục khác” mà trước đây chỉ coi là dâm ô thành hành vi phạm tội hiếp dâm, cưỡng dâm… thì không thể không phân biệt với hành vi dâm ô được quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015. Như vậy, nếu không có sự “giao tiếp” (cọ sát) giữa dương vật với bộ phận sinh dục của người phụ nữ như: quan hệ bằng miệng, bằng hậu môn hoặc các bộ phận khác trên cơ thể của nạn nhân thì không phải là giao cấu, mà là hành vi “quan hệ tình dục khác”. Có lẽ cũng chỉ nên giới hạn hành vi “quan hệ tình dục khác” là hành vi quan hệ bằng miệng, bằng hậu môn, còn dùng dương vật “cọ sát” lên các bộ phận khác không nên coi đó là hành vi “quan hệ tình dục khác”, mà chỉ nên coi đó là hành vi dâm ô. Còn hành vi dâm ô là hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân như: sờ đùi, sờ mông, sờ ngực, sờ bộ phận sinh dục mà không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện hành vi quan hệ tình dục qua đường hậu môn, qua đường miệng. Việc xác định khái niệm “hành vi quan hệ tình dục khác” như nêu trên để phân biệt với hành vi dâm ô là có thể chấp nhận được, không nên mở rộng hơn nhưng nữa. Do đó, phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và nhất thiết phải xác định được mục đích là thỏa mãn dục vọng. Chỉ khi nào xác định được ý thức chủ quan của người có hành vi dâm ô thì mới xác định chính xác đó là hành vi quan hệ tình dục khác hay chỉ là hành vi dâm ô. Còn hành vi dâm ô có thể được xác định đó là những hành vi không phải là hành vi quan hệ tình dục khác nhằm thoả mãn khoái lạc tình dục. Chúng ta có thể liệt kê được một số trường hợp như: dùng tay sờ mó hoặc kích thích bộ phận sinh dục, dùng dương vật cọ sát vào những chỗ khác trong thân thể người phụ nữ ngoài bộ phận sinh dục hoặc chỉ quệt bên ngoài bộ phận sinh dục không có ý định ấn vào trong , có khi chỉ ấn dương vật vào mông, vào ngực thậm chí là vào đùi để cho xuất tinh; bắt nạn nhân sờ mó bộ phận sinh dục của mình cho đến khi xuất tinh. v.v… Vừa qua, Hội đồng Thẩm phán đã đưa ra một bản dự thảo hướng dẫn các tội “xâm phạm tình dục, trong đó có tội dâm ô, đồng thời tổ chức hội thảo để lấy ý kiến của các ngành, các chuyên gia về dự thảo Nghị quyết này. Có nhiều ý kiến khác nhau về hành vi quan hệ tình dục khác và hành vi dâm ô. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo Nghị quyết hướng dẫn hành vi sờ vào đầu cũng coi là vùng nhạy cảm là không phù hợp với cuộc sống. Có lẽ ta cũng nên tham khảo quy định của các nước về hành vi dâm ô, trong đó có Mỹ để khi Hội đồng Thẩm phán ban hành một Nghị quyết vừa đáp ứng yêu cầu của tình hình xâm phạm tình dục đối với người dưới 16 tuổi hiện nay, không vì áp lực của dư luận mà hướng dẫn không sát với cuộc sống. Một vấn đề đặt ra, đó là chủ thể của hành vi dâm ô có bao gồm phụ nữ không? Từ trước đến nay khi nói đến dâm ô là mọi người chỉ nghĩ đến hành vi của nam đối với nữ, chứ không ai nghĩ nữ đối với nam. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay nhất là văn hoá phương Tây du nhập vào nước ta, đồng thời trên mạng xã hội có không ít trường hợp phụ nữ mới chính là thủ phạm của hành vi dâm ô đối với các em dưới 16 tuổi. Có nhiều phụ nữ để thoả mãn dục vọng đã dụ dỗ, mua chuộc các em nam dưới 16 tuổi để làm tình với mình nhằm thoả mãn dục vọng nhưng, có trường hợp giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác, nhưng cũng không ít trường hợp không có ý định giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với các em trai này. Trong khi đó điều văn của điều luật chỉ quy định “người nào đủ 18 tuổi trở lên…” chứ không quy định “người nào có giới tính nam đủ 18 tuổi trở lên…” hay “người đàn ông nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dam ô với người phụ nữ dưới 16 tuổi”. Đây là vấn đề cần đặt ra khi xác định chủ thể của tội dâm ô với người dưới 16 tuổi trong tình hình hiện nay. Như vậy, khái niệm về hành vi dâm ô được hướng dẫn trong Bản tổng kết số 329-HS2 ngày 11/5/1967 của Tòa án nhân dân tối cao và Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT- TANDTC-VKSNDTC- BVN ngày 2/1/1998 của Toà án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Nội vụ không còn phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự 2015 nữa, nên cần phải hướng dẫn lại. Mặc dù, theo quy định khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội thì Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm hướng dẫn. Tuy nhiên, để việc nhận thức và áp dụng thống nhất trong các cơ quan tiến hành tố tụng thì Toà án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Công an – Bộ Tư pháp nên ban hành một Thông tư liên tịch hướng dẫn “thế nào là hành vi quan hệ tình dục khác” và hành vi dâm ô quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146 và 147 Bộ luật Hình sự 2015. Nguồn: Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử (http://tapchitoaan.vn)
Nói chuyện với trẻ về vấn đề nhạy cảm – tưởng không hay mà hay không tưởng!
Dạo gần đây, những hành vi xâm hại trẻ em ngày một nhiều, ngày một trắng trợn và công khai đã làm cho tất cả mọi người phẫn nộ. Đặc biệt là các bậc làm cha làm mẹ, phẫn nộ một thì lo lắng mười, luôn nơm nớp lo sợ một ngày nào đó, con mình có trở thành nạn nhân chăng? Thực tế cho thấy, lạm dụng và xâm hại tình dục có thể xảy ra bất cứ đâu, từ nhà cho đến trường học, nơi làm việc,…Và một điều đáng sợ là, phần lớn những thủ phạm là người quen biết với nạn nhân, thậm chí là anh em họ hàng, thầy cô giáo hay những chú hàng xóm “tốt bụng” cạnh nhà. Hầu hết những đứa trẻ khi bị xâm hại tình dục sẽ im lặng và giấu bố mẹ vì sợ hãi, hoảng loạn và sợ bố mẹ khi biết chuyện sẽ nói cho người khác và làm chúng xấu hổ hơn. Rất khó để bố mẹ bảo vệ con mình tuyệt đối khỏi tình trạng lạm dụng, xâm hại tình dục. Nhưng họ có thể trang bị cho con mình những kiến thức hữu hiệu để tránh “yêu râu xanh”. Bố mẹ thường tránh nói với con những vấn đề nhạy cảm liên quan đến giới tính vì thấy ngại, thấy không hay. Nhưng thực ra, vấn đề giáo dục giới tính là một biện pháp quan trọng hàng đầu và cực kỳ hiệu quả để con biết cách bảo vệ trước sự xâm hại. Tuy nhiên, nói như thế nào để vừa trang bị kiến thức cho con, vừa không làm mất đi sự hồn nhiên trong sáng của con không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi sự tinh tế, nhẫn nại và khéo léo của bố mẹ. Bố mẹ nên dạy cho con trẻ những kiến thức về giới tính càng sớm càng tốt, bởi số liệu thống kê cho thấy đối tượng bị xâm hại nhiều nhất là vào khoảng 4-5 tuổi. Bố mẹ nên mở đầu câu chuyện bằng cách tự nhiên và thoải mái nhất, tránh ngượng ngùng hay căng thẳng sẽ làm con căng thẳng theo. Chẳng hạn lúc tắm cho con, bố mẹ có thể chỉ con biết những bộ phận riêng tư của mình. Đồng thời, cho con thấy rằng, bố mẹ chỉ đang nhìn và làm sạch cho con, thông thường, không nên cho ai làm điều này. Bố mẹ cũng nên cho con biết tên thật của các bộ phận nhạy cảm, không có gì phải xấu hổ khi nhắc đến. Nên nhớ, bạn đang dạy con nhận thức những bộ phận này là đặc biệt nhất trên cơ thể, đến nỗi chỉ dành cho riêng trẻ, trừ khi bố mẹ hay người thân giúp giữ cơ thể trẻ được an toàn và sạch sẽ. Ngoài ra, bố mẹ cần dạy trẻ không được cho ai đụng chạm vào bộ phận nhạy cảm của mình cũng như không chạm vào những bộ phận này của người khác, kể cả khi ai đó yêu cầu trẻ làm như vậy. Trẻ em có quyền nói “không”với người lớn khi thấy không thoải mái với hành động vuốt ve, cưng nựng của người lớn. Hãy tỏ ra rằng, bố mẹ hoàn toàn ủng hộ quyết định của con và luôn đứng về phía con nếu con không thích và nói “không” với bất cứ ai. Bố mẹ hãy trở thành người bạn để con tâm sự, không ngại ngần, không la mắng. Hãy cho con cảm nhận được bạn sẽ luôn tin tưởng những gì con nói và giữ bí mật nếu cần thiết. Như vậy mới có thể giúp con tự bảo vệ mình trước những hành động xấu, cũng như giúp trẻ biết lên tiếng khi bị xâm hại.
Một số kinh nghiệm giải quyết các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em
Trong thời gian gần đây, tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em diễn biến phức tạp, tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng, gây bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên, việc phát hiện, xác minh, khởi tố điều tra loại tội phạm này còn gặp rất nhiều khó khăn. Từ thực tế giải quyết các vụ án xâm phạm tình dục đối với trẻ em, Kiểm sát viên chia sẻ một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em. Quá trình giải quyết các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em, các cơ quan tiến hành tố tụng thường gặp một số khó khăn, vướng mắc như sau: Các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em thường xảy ra ở nơi vắng vẻ, chỉ có đối tượng và nạn nhân tại hiện trường, không có người làm chứng trực tiếp, trong khi các đối tượng bị tố cáo thường là ngoan cố, khai báo quanh co, chối tội hoặc chỉ nhận một phần hành vi phạm tội như chỉ nhận có hành vi dâm ô nhằm chối tội hoặc do bộ phận sinh dục của bị hại còn quá nhỏ vì chưa phát triển đầy đủ, khi bị xâm hại, các cháu thường dãy dụa, la hét kêu đau nên hầu như hành vi giao cấu đều ở mức độ chưa đạt về hậu quả. Có bị can khai khi thực hiện hành vi giao cấu, đã không thể đưa được dương vật vào sâu trong âm đạo của nạn nhân, vì còn quá nhỏ, hoặc bị can chỉ có ý định cọ sát dương vật của mình vào âm hộ của nạn nhân nhằm thỏa mãn dục vọng. Có bị can chối tội, chỉ khai nhận dùng ngón tay đưa vào âm đạo của nạn nhân hoặc chỉ có hành vi sờ mó, hôn vào phận sinh dục của nạn nhân.... dẫn đến quan điểm khác nhau trong việc đánh giá chứng cứ và xác định tội danh của người thực hiện hành vi phạm tội. Trong một số vụ án về hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em, việc xác định tuổi của người bị hại gặp nhiều khó khăn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng không xác định được chính xác tuổi của người bị hại để xác định người bị hại có phải là trẻ em hay không. Có trường hợp bị hại không có giấy khai sinh gốc, hoặc có giấy khai sinh nhưng ngày, tháng, năm sinh không chính xác hoặc giấy khai sinh chỉ ghi năm sinh. Có vụ án cha mẹ người bị hại nhớ nhầm ngày sinh của người bị hại (ngày âm lịch, ngày dương lịch). Khi xảy ra hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em, để có căn cứ khởi tố, truy tố và xét xử đối tượng về các tội xâm hại tình dục trẻ em, thì cần phải có kết luận giám định pháp y và những vật chứng có liên quan để làm căn cứ, khẳng định ai là người thực hiện hành vi phạm tội. Có nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục, gia đình biết nhưng lưỡng lự trong cách giải quyết do lo sợ ảnh hưởng đến tương lai của các em, dẫn đến trình báo muộn, không biết cách thu giữ vật chứng cần thiết để giao nộp cho cơ quan chức năng, nên đã vô tình tạo điều kiện để người thực hiện hành vi phạm tội có đủ thời gian xóa hết dấu vết. Có một số trường hợp, sau khi bị xâm hại tình dục suốt một thời gian dài, người bị hại mới tố cáo hành vi của người phạm tội do sợ danh dự, nhân phẩm của bản thân và gia đình bị ảnh hưởng. Do đó, việc thu thập chứng cứ đầy đủ, chính xác gặp nhiều khó khăn (vùng kín bị hóa sẹo, không thu được tinh dịch…) nên rất khó để xác định người bị hại có bị hiếp dâm hay không và ai là người thực hiện hành vi. Sự phối hợp và kết quả trả lời của các cơ quan liên quan cũng làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em. Như cơ quan y tế và thăm khám ban đầu không mô tả rõ, không mô tả chi tiết, đầy đủ các thương tích trên cơ thể nạn nhân dẫn đến kết quả giám định của cơ quan có thẩm quyền cũng gặp nhiều khó khăn. Trong đó kết quả giám định là căn cứ quan trọng để xác định chính xác tội danh đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, ngay từ ban đầu các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ hơn để có kết quả chính xác giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có căn cứ quyết định giải quyết vụ việc. Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã được mở rộng hợn so với Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Trong Bộ luật Hình sự 2015 có quy định “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”, đây là quy định phù hợp với xu thế của sự phát triển xã hội và phù hợp với thực trạng xã hội. Tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”. Có quan điểm cho rằng: “hành vi quan hệ tình dục khác” được xác định là hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình với người khác dưới những hình thức nhất định: Như quan hệ bằng miệng, đường hậu môn, đưa ngón tay, dụng cụ tình dục vào âm đạo nhằm tạo ra hưng phấn tình dục. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng “hành vi quan hệ tình dục khác” như quan hệ bằng miệng, đường hậu môn… đây chỉ là bước khởi động để quan hệ tình dục. Vì vậy, để hiểu được, hiểu đúng cụm từ thực hiện“hành vi quan hệ tình dục khác” cũng cần được liên ngành Trung ương có hướng dẫn sớm để việc thực hiện không gặp nhiều khó khăn cũng như tránh bỏ lọt tội phạm. Từ thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án liên quan đến tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em, đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau đây: Cần có phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát ngay từ khi bắt đầu tiếp nhận đơn tố cáo của gia đình bị hại. Cần thực hiện ngay một số hoạt động như: kịp thời thu giữ dấu vết vật chất đặc biệt là lông, tóc, sợi, dịch, máu, quần áo, công cụ trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em; yêu cầu Cơ quan điều tra đưa ngay nạn nhân đi khám sản phụ khoa, kiểm tra xem xét toàn bộ các dấu vết nghi có liên quan trên thân thể nạn nhân; Công tác khám nghiệm hiện trường phải kịp thời, tỉ mỉ, toàn diện để đánh giá lời khai của bị hại có căn cứ hay không, sau đó là căn cứ để đấu tranh với bị can, thu giữ mẫu vật liên quan vụ án để giám định. Đồng thời, ra Quyết định trưng cầu giám định pháp y về tình dục đối với nạn nhân; Trưng cầu giám định dấu vết sinh học trong trường hợp thu giữ được các dấu vết tinh dịch; dấu vết lông, tóc... vì đây là những chứng cứ quan trọng để truy nguyên đối tượng. Kiểm sát viên nghiên cứu kỹ kết quả khám thương ban đầu về các tổn thương bên ngoài bộ phận sinh dục của nạn nhân, từ đó kiểm sát chặt chẽ các nội dung cần phải trưng cầu giám định pháp y về tình dục, làm rõ hậu quả của vụ án.Kiểm sát viên phải thực sự trách nhiệm, luôn bám sát các hoạt động điều tra, phối hợp chặt chẽ với Điều tra thực hiện các biện pháp điều tra, thu thập chứng cứ đảm bảo theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Trong quá trình xét xử, chủ động phối hợp với Tòa án nhằm sớm đưa các vụ án ra xét xử, đề nghị mức án nghiêm khắc, tương xứng với hành vi bị cáo để Hội đồng xét xử đưa ra bản án có mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội của các bị cáo, đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội. Đồng thời, trong quá trình xét xử phải đảm bảo các quyền của trẻ em, người chưa thành niên theo nguyên tắc “bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi”. Cơ quan điều tra cần khẩn trương lấy lời khai bị hại, đối tượng, nhân chứng; làm rõ người bị hại bị xâm hại tình dục một lần hay nhiều lần? Thời gian, không gian, địa điểm chính xác, hình thức, thủ đoạn của hành vi xâm hại; xem vụ án có đồng phạm hay không? bị can có tiền án tiền sự không? Bảo đảm để bị hại được thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người bị hại đặc biệt là trẻ em; tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em... Kịp thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền cử người giám hộ, người đại diện, người thực hiện trợ giúp pháp lý, người bào chữa, bào chữa viên nhân dân để tham gia tố tụng đối với bị hại là trẻ em. Theo vkshanoi.gov.vn Xem thêm: >>> Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô và giao cấu theo quy định mới
Vụ xâm hại bé 10 tuổi: Còn điều gì uẩn khúc
Sáng 19-3, liên quan đến vụ bé gái 10 tuổi bị xâm hại tình dục đang gây phẫn nộ dư luận, cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã rút hồ sơ vụ án này lên để giải quyết, đồng thời ra lệnh tạm giam đối với bị can Nguyễn Trọng Trình (31 tuổi, trú tại xã Hòa Chính). Trưa 24-2, chị NTH (37 tuổi, trú xã Hợp Đồng, Chương Mỹ, Hà Nội) nhận được cuộc điện thoại từ chồng nói chị đi đón con gái là bé VNQ (10 tuổi) đang đi lạc ngoài đường. Gặp được con, chị H. tá hỏa khi thấy trên mặt và quần áo con mình dính nhiều vết máu và liên tục gào khóc. Kiểm tra cơ thể con gái, chị H. phát hiện trên cổ con có vết hằn hình bàn tay, xương tay phải bị rạn, gãy răng hàm dưới và chảy máu ở bộ phận sinh dục. Nghi ngờ con bị xâm hại tình dục, gia đình chị H. trình báo cơ quan chức năng. Vào cuộc điều tra, nghi phạm được xác định là Nguyễn Trọng Trình. Làm việc với công an, Trình khai nhận trong lúc đi bán thịt heo về thì thấy bé Q. đi một mình nên nảy sinh ý định xâm hại. Trình dụ dỗ bé lên xe, chở tới một vườn chuối rồi dùng tay thực hiện hành vi dâm ô khiến nạn nhân bị xây xước, chảy nhiều máu từ vùng kín... Vấn đề tranh cãi trong vụ việc này là Dâm ô hay Hiếp dâm? Điều 142 BLHS quy định Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Có tính chất loạn luân; b) Làm nạn nhân có thai; c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Đối với 02 người trở lên; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Có tổ chức; b) Nhiều người hiếp một người; c) Đối với người dưới 10 tuổi; d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; ... Hiện tại chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể để định nghĩa hiếp dâm nhưng nội dung điều luật quy định rõ là hành vi “Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác...: Có thể hiểu: Hành vi quan hệ tình dục khác có thể bao gồm các hình thức quan hệ tình dục như : quan hệ tình dục qua đường hậu môn, quan hệ tình dục bằng miệng ( đưa bộ phận sinh dục nam vào miệng nữ, miệng nam xâm nhập bộ phận sinh dục nữ ), quan hệ sinh dục bằng tay ( tay của nam xâm nhập bộ phận sinh dục nữ, tay của nữ ....???? hay không? Ở đây tác giả không kết luận cũng như định tội danh cho đối tượng, tuy nhiên cần xem lại cụ thể vấn đề cũng như có hướng dẫn cụ thể với những quy định mang tính chung chung như vậy
Phân biệt xâm hại và lạm dụng tình dục
>>> Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô và giao cấu theo quy định mới >>> Chủ thể của tội hiếp dâm CÓ THỂ LÀ NỮ không? Vừa qua, Hiệu trưởng trường nội trú huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) bị cáo buộc xâm hại tình dục nhiều nam sinh trong thời gian dài. Chiều 15/12, lãnh đạo UBND huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) cho biết, công an huyện này đã ra quyết định khởi tố, bắt ông Đinh Bằng My (hiệu trưởng Trường THPT, THCS dân tộc nội trú huyện Thanh Sơn) để điều tra hành vi Dâm ô với người dưới 16 tuổi, theo Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015. Theo phản ánh trên báo chí, nạn nhân nghi bị ông My xâm hại chính là các học sinh nam đang học hoặc đã ra trường. Một số nam sinh cho hay, nhiều lần bị ông My gọi lên phòng làm việc nói chuyện. Sau mỗi lần lạm dụng tình dục, ông thường cho kẹo và vài chục nghìn đồng. Do tâm lý ngại và sợ hãi, nạn nhân không dám tố cáo. Đọc một số bài viết, mình thấy có người dùng xâm hại tình dục, có người dùng lạm dụng tình dục, vậy nó có gì khác nhau? Theo mình tìm hiểu được thì: Xâm hại tình dục Lạm dục tình dục Khái niệm Là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức. Luật trẻ em 2016 Lạm dụng tình dục là quá trình trong đó một người lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép người khác tham gia vào hoạt động tình dục. Hành vi Xâm hại tình dục có thể thay đổi từ việc sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn Không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ nghe về tình dục, cho xem phim, truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích thích tình dục trẻ, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em. Mình sẽ bổ sung khi tìm ra căn cứ mới. Bạn nào biết chia sẻ mình với nhé? Xem chi tiết nội dung tại đây:
Từ vụ nữ sinh lớp 9 bị xâm hại TẬP THỂ: Phân biệt Tội hiếp dâm và Giao cấu...
Thời gian qua, các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em đang gia tăng nhanh chóng, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội khiến dư luận phẫn nộ. Gần đây là vụ một nữ sinh lớp 9 ở Thái Binh bị bốn đối tượng thực hiện hành vi xâm hại. Vụ án đã được khởi tố về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến xoay quanh quyết định khởi tố vụ án. Bởi vì xâm hại tình dục được chia thành nhiều hành vi và mỗi hành vi này lại tương ứng với một tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự. Câu hỏi đặt ra đây là vụ án hiếp dâm trẻ em hay chỉ là giao cấu với trẻ em. Tiêu chí Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi Tội giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi Căn cứ pháp lý Điều 142 BLHS 2015 Điều 145 BLHS 2015 Chủ thể Bất kỳ ai đạt độ tuổi luật quy định Người từ đủ 18 tuổi trở lên Người bị hại Người dưới 16 tuổi Người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi Hành vi khách quan Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi. Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Trái với ý muốn nạn nhân Có Không Hình phạt Khoản 1: 07 – 15 năm Khoản 2: 12 – 20 năm Khoàn 3: 20 năm, tù chung thân, tử hình Khoản 1: 01 – 05 năm Khoản 2: 03- 10 năm Khoản 3: 07 – 15 năm Mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Rất nghiêm trọng; Đặc biệt nghiêm trọng Nghiêm trọng; Rất nghiêm trọng Hành vi tập thể Có Không Trong vụ án này, việc xác định có hay không sự tự nguyện của nạn nhân thì mới xác định được đúng tội danh của các đối tượng. Nếu hành vi giao cấu trái ý muốn nạn nhân thì đây là vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS 2015). Trong trường hợp không trái với ý muốn nạn nhân, thì phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS 2015). Còn tình tiết “giao cấu tập thể” không có trong cấu thành tội này. Những tình tiết chưa rõ ràng trong vụ án - Ban đầu nữ sinh đi chơi cùng bạn bè nhưng sau cùng lại ở cùng các đối tượng trong nhiều ngày - Một nữ sinh và bốn nguời đàn ông trung niên vào cùng phòng trong một khách sạn, nhưng quản lý, nhân viên khách sạn lại không nhận thấy bất thường ???? - Nữ sinh tình nguyện hay bị ép buộc đây là tình tiết quan trọng cần làm rõ ngay lúc này ??? - Còn những ai liên quan đến vụ án này nữa hay không ??? Các nghi vấn trong vụ án: Sau khi xâm hại nữ sinh, các đối tượng có thương lượng bồi thường với gia đình nạn nhân nhưng bị từ chối. Việc thương lượng bồi thường phần nào cũng cố nghi vấn các đối tượng đã thực hiện hành vi đồi bại và muốn dùng tiền để “bịt miệng” nạn nhân. Mặt khác, liệu các đối tượng đã lên kế hoạch chuẩn bị từ trước, tội phạm thực hiện nhiều lần trong nhiều ngày, … Trong 04 đối tượng liên quan vụ án, có một đối tượng nhận là "cha nuôi" của nạn nhân. Tuy nhiên, theo lời khai, quan hệ “cha nuôi” này là những lần nạn nhân đi hát văn nghệ rồi quen và tự nhận, đây có xem là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự. Cần xác định độ tuổi nạn nhân Cần thiết phải xác định độ tuổi của nạn nhân dựa vào Giấy khai sinh để xác định chính xác độ tuổi, tránh trường hợp xử lý sai tội danh. Cần thiết trưng cầu giám định Điều quan tâm nữa là do nạn nhân còn nhỏ tuổi, việc bị nhiều người xâm hại trong nhiều ngày thì tâm lý sẽ bị ảnh hưởng, từ đó tác động đến lời khai nạn nhân. Ngoài ra, cái khó khi xác định hiếp dâm hay giao cấu là làm sao phát hiện được nạn nhân tự nguyện hay không. Vì vậy, ngoài cách xác định dựa vào lời khai thì có thể dựa vào giám định. Nếu không tự nguyện thì trên người nạn nhân và cả các đối tượng sẽ để lại nhiều dấu vết do nạn nhân chống cự. Còn trong trường hợp nạn nhân tự nguyện thì sẽ khó tìm ra dấu vết để chứng minh tội phạm. Nên cần thiết trưng cầu giám định thương tích với nạn nhân để xác định hậu quả, làm căn cứ bổ sung để kết tội. Theo thông tin, có 1 đối tượng tại thời điểm phạm tội đang công tác trong ngành công an. Hành vi của đối tượng này không chỉ vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến uy tín ngành công an mà còn là biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống. Vì vậy, cần phải bị xử lý nghiêm minh về mặt pháp luật, cần loại bỏ đối tượng khỏi ngành công an. Tuy nhiên, nhìn nhận lại thực tế của vụ án, sẽ không có nạn nhân nào đồng ý để bốn người đáng tuổi “cha chú” của mình thay nhau thực hiện hành vi giao cấu mà không có sự phản đối, ít nhất là mặt ý chí. Do đó, việc xác định lại hành vi của các đối tượng trong quyết định khởi tố vụ án là cần thiết, nhằm tránh bỏ lọt tội phạm, đảm bảo xử lý đúng tội và không gây bất bình trong nhân dân.
Kiến nghị giáo dục giới tính từ lớp 1
Hiện nay bài học đầu tiên về giới tính được dạy trong môn Khoa học của học sinh lớp 5, tuy nhiên theo nhiều ý kiến của các chuyên gia trong các tổ chức, Ban ngành tại Hội thảo thì việc giáo dục giới tính cho trẻ như vậy là quá muộn, cần phải cung cấp kiến thức giáo dục giới tính ngay từ lớp 1. Gần với Việt Nam, Malayxia khuyến khích giáo dục giới tính cho trẻ từ năm 4 tuổi, còn trên thế giới, Anh quy định cho trẻ bắt buộc học về giới tính khi đủ 5 tuổi, Thụy Điển giáo dục ngừa thai cho trẻ từ 7 tuổi trở lên... Kiến thức ít, học sinh tiếp cận muộn Giáo dục giới tính đang trở thành một vấn đề quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh khi độ tuổi dậy thì của trẻ ngày một sớm đồng thời xã hội có những diễn biến phức tạp khi tình trạng xâm hại tình dục trẻ ngày càng nhiều. Thế nhưng, theo chương trình giáo dục hiện hành, giới tính chỉ là một nội dung tích hợp trong môn khoa học ở bậc tiểu học. Giáo viên đứng lớp thường e ấp, ngại ngùng, “đỏ mặt tía tai” khi phải nói đến cơ quan sinh dục, cơ chế sinh sản, giao hợp, sự thụ tinh… Còn nếu có tự tin để nói thì vấp phải sự chủ quan, cảm tính, ít chịu khó đào sâu chuyên môn và ứng dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hiện đại… Do đó, học sinh không lĩnh hội được đầy đủ, muốn hỏi cũng ngại, mà chịu hỏi chưa chắc đã nhận được câu trả lời như mong đợi. Cần đưa vào chương trình giáo dục từ lớp 1 Việc dạy trẻ trong một vài giờ đồng hồ chỉ là giải pháp tình thế, khó hình thành được kỹ năng ứng phó trước các tình huống có nguy cơ. Mà giáo dục giới tính là học hỏi suốt đời, hằng ngày, trong gia đình và nhà trường. Bộ GD-ĐT có nên hay phải đưa môn này vào nhà trường thành môn chính thức ? Thời gian qua liên tục xảy ra các vụ trẻ bị xâm hại tình dục, vì thế gia đình, nhà trường và xã hội cần tăng cường biện pháp bảo vệ các bé. Tôi nghĩ nhà trường phải giáo dục giới tính cho các em ngay từ lớp 1. Nếu không trẻ mù mờ thông tin, yếu kỹ năng, sẽ gặp nguy hiểm vì không biết cách tự vệ. Trong khi chúng ta cần những động thái mạnh mẽ từ việc viết sách giáo khoa, lên chương trình giáo dục giới tính với nội dung logic, đầy đủ và thiết thực thì bản thân mỗi người làm giáo dục cần là những lá cờ đầu trong việc tuyên truyền, giáo dục ý thức, kỹ năng, tâm lý giới tính cho học sinh trong khả năng có thể, ở mọi lúc, mọi nơi. Nhà trường căn cứ các chủ đề, chủ điểm tuần, tháng… để chủ động lồng ghép giáo dục giới tính, biến nó thành những cuộc thi, những tờ báo tường, những buổi tuyên truyền sinh động, hấp dẫn…
Hình phạt tội phạm ấu dâm tại một số quốc gia trên thế giới
Ấu dâm được hiểu là một chứng rối loạn tình dục bao gồm những ham muốn tình dục đối với trẻ em dưới tuổi vị thành niên. Người mắc chứng bệnh này có độ tuổi ít nhất là 16 và lớn hơn trẻ bị hại ít nhất 15 tuổi. Ấu dâm bao gồm các hành vi lạm dụng tình dục đối với trẻ em và hành hạ gây đau đớn cho trẻ. Chính vì thế loại tội phạm này đã và đang gây căm phẩn, bức xúc trong xã hội trong thời gian qua. Ngoài hình phạt tù đối với loại tội phạm này được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới thì bên cạnh đó một số nước còn áp dụng thêm các hình phạt mới, mang tính chế tài nặng hơn như thiến hóa học, tiêm hormone vào cơ thể, gắn thiết bị điện tử theo dõi. Ở Mỹ hình phạt cho tội phạm ấu dâm được quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt trong luật pháp. Theo các cấp độ phạm tội, những tội phạm xâm hại trẻ em sẽ bị phạt tiền, phạt tù. Nếu trường hợp cha mẹ lạm dụng chính con mình sẽ bị tước quyền nuôi con. Tuy nhiên ở Mỹ hình phạt chung thân là mức cao nhất được áp dụng cho người phạm tội ấu dâm, chưa có mức hình phạt tử hình. Hình phạt bằng cách cách thức thiến hóa học cũng đang được chín Bang áp dụng gồm California, Florida, Georgia, Lowa, Louisiana, Montana, Oregon, Texas và Wisconsin. Ở Ba Lan từ ngày 25/09/2009 chính phủ đã ban hành Luật Thiến hóa học dành cho những người phạm tội xâm hại tình dục trẻ em, còn người phạm tội hiếp dâm trẻ em dưới 15 tuổi thì sẽ bị hình phạt truyền hóa chất làm giảm ham muốn tình dục. Ở Indonesia người phạm tội ấu dâm có thể bị hình phạt cao nhất là tử hình, thiến hóa học bằng các hóa chất tiêm vào cơ thể để tiêu diệt dục tính. Án phạt tù tối thiểu là 10 năm và sau khi ra tù người phạm tội vẫn phải bắt buộc đeo thiết bị điện tử để cảnh sát có thể giám sát mọi hoạt động 24/24. Ở Hàn Quốc vào tháng 7 năm 2011 đã áp dụng hình phạt thiến hóa học dành cho người phạm tội ấu dâm và những người thực hiện hành vi xâm hại trẻ em dưới 16 tuổi. Còn tại ở Việt Nam chúng ta hãy chờ xem Bộ Luật Hình sự 2015 mới sẽ có những thay đổi gì và quy định hình phạt như thế nào đối với tội phạm ấu dâm.
Tuổi thơ bất hạnh dung dưỡng tội ác
Môi trường sống của một đứa trẻ là nhân tố quan trọng quyết định tính cách, sự phát triển về thể lực, trí tuệ và cả đạo đức của con người. Một đứa trẻ sống trong môi trường có đầy đủ sự yêu thương, giáo dục thì sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Trái lại một đứa trẻ sống trong môi trường đầy rẫy những đe dọa, xâm hại thì luôn tồn tại trong chúng sự sợ hãi và đến đỉnh điểm là sự căm thù, phẫn nộ…và là môi trường nuôi dưỡng tội ác cho xã hội. “Trong một khảo sát với 62 tên giết người hàng loạt, nhà tội phạm học Eric Hicky nhận thấy 48% số đó đã từng bị gia đình hoặc những người thân thiết chối bỏ. Mặc dù điều này cũng xảy ra với nhiều trẻ em khác nhưng đó có thể được xem như bước ngoặt đối với một số người, khiến họ trở thành kẻ giết người hàng loạt, trong đó có Aileen Wournos.” Aileen Wournos: Từ đứa trẻ bị xâm hại tình dục đến nữ sát thủ khét tiếng Cuối năm 1989, những tuyến đường cao tốc của nước Mỹ bỗng trở nên "chết chóc", không phải vì những vụ tai nạn giao thông thảm khốc, mà vì bất ngờ xuất hiện một kẻ sát nhân hàng loạt bí ẩn chỉ nhắm đến đàn ông. Kẻ sát nhân đó là Aileen Wournos, một nữ bán dâm với quá khứ "không bình yên". Aileen Wournos không phải là nữ sát thủ giết người hàng loạt đầu tiên của nước Mỹ nhưng y là người đầu tiên hoàn toàn trùng khớp với định nghĩa của FBI về một kẻ giết người hàng loạt với các đặc điểm sau: - Số lượng nạn nhân bị sát hại là trên ba người. - Các vụ giết người xảy ra ở những địa điểm khác nhau. - Có thời gian giãn cách giữa những lần gây án. Chính vì vậy mà vụ án của Aileen Wournos được giới điều tra tội phạm đặc biệt quan tâm. Những cái chết trên đường cao tốc Từ tháng 12-1989 đến cuối tháng 5-1990, xác của ba người đàn ông đã được phát hiện dọc theo những con đường cao tốc ở phía Bắc và trung tâm bang Florida. Danh tính nạn nhân được xác định bao gồm Richard Mallory, David Spears và Charles Carskaddon. Họ đều bị giết chết bởi nhiều phát súng bắn vào người và một số được phát hiện trong tình trạng lõa thể. Theo vỏ đạn thu được tại hiện trường, hung khí là loại súng lục ca-líp nòng 44 li. Trong vòng ba tháng tiếp theo, Troy Burress, Dick Humphreys và Gino Antonio cũng bị sát hại bằng phương thức tương tự và thi thể của họ cũng được tìm thấy gần đường cao tốc bang Florida. Một giả thiết được cảnh sát đặt ra cho rằng người gây án có thể là phụ nữ - đối tượng mà các nạn nhân thường nghĩ rằng không đủ khả năng làm hại họ. Một chi tiết đáng lưu ý là vào ngày 4-7, một nhân chứng trình báo với cảnh sát về một vụ tông xe gần đường 315 bang Florida. Hai phụ nữ từ trong xe sau khi khẩn khoản cầu xin nhân chứng không khai báo vụ việc cho cảnh sát thì lên xe bỏ đi. Manh mối đầu tiên Chiếc xe được tìm thấy sau đó và được xác nhận thuộc về Peter Siems - người đã bặt tin từ hơn một tháng khi đi thăm họ hàng ở Arkansas. Từ mô tả của nhân chứng, cảnh sát đã có được chân dung phác thảo và nghi vấn được dồn vào hai phụ nữ trên. Cảnh sát cũng đã nhờ đến sự trợ giúp của truyền thông để truy tìm nghi can qua các bản tin được đăng trên truyền hình và báo chí cùng ảnh phác thảo. Sau nhiều tháng điều tra truy xét, giữa tháng 12, cảnh sát tìm được một biên nhận của một tiệm cầm đồ với vật cầm cố là một máy camera và một máy cảm biến ra-đa thuộc về Richard Mallory - nạn nhân đầu tiên của vụ án. Tên khách hàng được ghi trong biên nhận là Cammie Marsh Greene. Chính người này cũng đã cầm cố một bộ dụng cụ được xác định thuộc về một nạn nhân khác là David Spears. Dấu vân tay mà cảnh sát thu được trên tờ biên nhận là dấu vân tay của Aileen Wournos - một phụ nữ hành nghề bán dâm với nhiều tiền án, thường đón khách trên các cung đường của bang Florida. Từ đây, mọi manh mối đã dần sáng tỏ. Aileen Wournos bị bắt ngày 9-1-1991. Theo lời khai của nghi phạm, tất cả vụ án đều do một mình y thực hiện với mục đích "tự vệ trước ý định cưỡng hiếp và tấn công tình dục của các nạn nhân". Ngày 31-1-1992, Aileen Wournos nhận bản án tử hình cho sáu trên bảy vụ giết người, chỉ loại trừ nạn nhân Richard Mallory vốn có tiền án về xâm hại tình dục. Aileen Wournos bị xử tử bằng thuốc độc vào ngày 9-10-2002. Đến nay, xác nạn nhân Peter Siems vẫn chưa được tìm thấy. Bị xâm hại tình dục từ nhỏ Như nhiều kẻ giết người hàng loạt khác, Aileen Wournos có một tuổi thơ đầy sóng gió và đó cũng là một trong những nguyên nhân chính đưa Aileen vào con đường tội ác sau này. Vì cha mẹ ruột đã li dị, cộng với việc người cha phạm tội ấu dâm đã chết trong tù, còn người mẹ bỏ đi vì không chịu được cảnh đơn thân, Aileen cùng anh trai tên Keith được đem cho ông bà ngoại nuôi dưỡng dưới danh nghĩa cha mẹ nuôi. Sự thật chỉ được phát hiện khi Aileen 12 tuổi và ngay sau đó, Aileen cùng anh trai đã bắt đầu nổi loạn. Lauri và Britta Wournos - ông và bà ngoại của Aileen - là những người nghiện rượu. Họ nóng tính, bạo lực và đối xử rất hà khắc với Aileen. Không những thế, Aileen còn bị ông ngoại Lauri Wournos xâm hại tình dục từ khi còn nhỏ. Theo lời của Billy Nolas - người đại diện cho Aileen Wournos tại phiên tòa năm 1992, Aileen mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới (borderline personality disorder) - một chứng rối loạn cảm xúc, là nguyên nhân gây bất ổn tình cảm, dẫn đến căng thẳng và các vấn đề khác. Đó là hệ quả của việc bị bỏ rơi và bị xâm hại tình dục bởi chính người thân của mình từ thuở vị thành niên. Có thai năm 14 tuổi, Aileen được gửi đến một trung tâm nhân đạo để chờ sinh và được nhận xét là một người “đầy thù địch, không thân thiện và bất hợp tác”. Sau khi chào đời, đứa bé trai được cho làm con nuôi còn Aileen bỏ học, bắt đầu cuộc sống lang thang hành nghề mại dâm để kiếm sống. Con đường tội ác của Aileen bắt đầu từ những việc như giả mạo giấy tờ, trộm cắp vặt và hành hung. Có thể nói, việc giết người hàng loạt của Aileen Wournos ngoài việc bắt nguồn từ nhu cầu tiền bạc để chu cấp cho cô nhân tình mà Aileen gặp gỡ tại một quán bar cho người đồng tính, còn bắt nguồn từ sự thù ghét con người và từ những tổn thương trong tâm lý mà y phải chịu đựng trong một thời gian dài. Nguồn: Báo Pháp Luật Thành phố