Công văn 1140: Bộ Tư pháp giải đáp khái niệm và hiệu lực của “văn bản quy định chi tiết”
Văn bản quy định chi tiết là gì? - Minh họa Sau khi nhận được kiến nghị của Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật Unions trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp có ý kiến trả lời tại Công văn 1140/BTP-VĐCXDPL ngày 16/4/2021. Vấn đề quy định thế nào là “văn bản quy định chi tiết” và xác định hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi, bổ sung 2020) và Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 154/2020/NĐ-CP) đã có một số quy định liên quan như quy định về các trường hợp cần giao quy định chi tiết, yêu cầu về nội dung, thời hạn ban hành, hiệu lực của văn bản quy định chi tiết... Cụ thể, Khoản 1 Điều 11 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định: “1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể để khi có hiệu lực thì thi hành được ngay. Trong trường hợp văn bản có điều, khoản, điểm mà nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và những nội dung khác cần quy định chi tiết thì ngay tại điều, khoản, điểm đó có thể giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết, Văn bản quy định chi tiết chỉ được quy định nội dung được giao và không được quy định lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi tiết." Theo quy định này thì “văn bản quy định chi tiết” là văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể các nội dung được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Việc giao ban hành văn bản quy định chi tiết phải được quy định ngay tại điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật, trong đó nêu rõ cơ quan được ban hành văn bản quy định chi tiết và nội dung giao quy định chi tiết (nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và những nội dung khác) phải cụ thể. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được xác định là văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thì đương nhiên hết hiệu lực cùng thời điểm với văn bản được quy định chi tiết thi hành theo quy định tại khoản 4 Điều 154 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Tại khoản 2 Điều 38 của Nghị định 34/2016/NĐ-CP cũng đã quy định rõ về việc xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực, cụ thể như sau: Xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực: - Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp | luật quy định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực; - Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết hết | hiệu lực một phần thì các nội dung quy định chi tiết phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết. Trường hợp không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ - Trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực thì nội dung của văn bản quy định chi tiết thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực. Trường | hợp không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ Xem chi tiết Công văn tại file đính kèm.
05 trường hợp VB QPPL được xem là trái pháp luật từ 01/01/2021
VB QPPL được xem là trái pháp luật Về nguyên tắc văn bản QPPL trái pháp luật theo quy định sẽ được xử lý, tại nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hiệu lực ngày 1/1/2021) có sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 103 Nghị định 34 thì: Văn bản trái pháp luật gồm: - Văn bản ban hành không đúng thẩm quyền; - Văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn; - Văn bản quy định thời điểm có hiệu lực trái với quy định tại khoản 1 Điều 151 của Luật ban hành văn bản QPPL sửa đổi; - Văn bản vi phạm quy định của pháp luật về đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra dự thảo; - Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành trong trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo trình tự, thủ tục rút gọn nhưng không thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 147 của Luật; Theo quy định trước đây thì văn bản trái pháp luật gồm: - Văn bản ban hành không đúng thẩm quyền; - Văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn; - Văn bản vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành; Như vậy, so với quy định trước đây thì nghị định 154 đã sửa đổi bổ sung 3 nội dung về VB trái pháp luật. Ngoài ra, nếu văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày, Văn bản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 103 NĐ 34 thì sẽ được xử lý (nội dung này không thay đổi so với quy định hiện hành).
Hướng dẫn ký tên, đóng dấu trong VB QPPL theo hướng dẫn mới
Hướng dẫn cách ký tên trong VB QPPL theo hướng dẫn mới Đây là nội dung tại Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực từ 1/1/2021. Theo đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 65 về trình bày chữ ký văn bản của Nghị định 34 như sau: STT Loại VB QPPL Trình bày chữ ký 1 Đối với nghị định của Chính phủ, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký ban hành, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thay mặt Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tại các ký ban hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Ủy ban nhân dân ký ban hành và phải ghi chữ viết tắt “TM.” (thay mặt) vào trước từ “Chính phủ”, “Hội đồng Thẩm phán” và “Ủy ban nhân dân”. 2 Đối với nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thay mặt Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký ban hành ghi chữ “TM.” trước chữ “Chính phủ”, “Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”. 3 Đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành. 4 Đối với thông tư liên tịch quy định tại khoảng 8a Điều 4 của Luật => quy định được sửa đổi, bổ sung Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cùng ký ban hành. 5 Đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực. 6 Trường hợp cấp phó ký thay văn bản thì phải ghi chữ viết tắt KT (ký thay) vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định của Chính phủ về công tác văn thư. Xem chi tiết: TẠI ĐÂY
MỚI: Từ A – Z các trường hợp bắt buộc phải viết hoa trong VB QPPL từ 1/1/2021
các trường hợp bắt buộc phải viết hoa Tại Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 đã bổ sung khoản 7 vào điều 69 NĐ 34 về sử dụng ngôn ngữ trong văn bản. Cụ thể chữ viết hoa trong văn bản được sử dụng đúng quy tắc chính tả tiếng Việt và theo hướng dẫn tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định 154/2020/NĐ-CP. Cụ thể hướng dẫn tại phụ lục IV của Nghị định 154 các trường hợp viết hoa trong văn bản QPPL gồm: I. VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU 1. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: sau dấu chấm câu (.); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (:"..."); khi xuống dòng hoặc bắt đầu đoạn. 2. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của khoản, điểm. II. VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG CHỈ TÊN NGƯỜI 1. Danh từ riêng chỉ tên người Việt Nam: a) Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người. Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Giàng A Pao, Kơ Pa Kơ Long. b) Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết. Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Bác Hồ, Cụ Hồ. 2. Danh từ riêng chỉ tên người nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt: a) Trường hợp phiên âm sang âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam. Ví dụ: Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Thành Cát Tư Hãn. b) Trường hợp phiên âm không sang âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành phần. Ví dụ: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen, Phi-đen Cat-xtơ-rô. III. VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÝ 1. Tên địa lý Việt Nam: a) Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối. Ví dụ: thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định, tỉnh Đắk Lắk; quận Hải Châu, huyện Gia Lâm, huyện Ea H'leo, thị xã Sông Công, thị trấn Cầu Giát: phường Nguyễn Trãi, xã Ia Yeng, phường Điện Biên Phủ. b) Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ số: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó. Ví dụ: Phường 15, Quận 8. c) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. d) Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm v.v...) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh. Ví dụ: Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy. Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng. Ví dụ: biển Cửa Lò, chợ Bến Thành, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long. đ) Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương thức khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng, miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết. Ví dụ: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Nam Kỳ, Nam Trung Bộ. 2. Tên địa lý nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt: a) Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết hoa tên địa lý Việt Nam. Ví dụ: Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Pháp, Anh, Mỹ, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha. b) Tên địa lý phiên âm không sang âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người nước ngoài quy định tại điểm b khoản 2 Mục II. Ví dụ: Mát-xcơ-va, Men-bơn, Sing-ga-po, Cô-pen-ha-ghen, Béc-lin. IV. VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC 1. Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam: Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức. Ví dụ: - Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng; Ban Nội chính Trung ương; Ban Kinh tế Trung ương,...; - Ủy ban Thường vụ Quốc hội; - Hội đồng Dân tộc; Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tư pháp; Ủy ban Pháp luật... - Ban Công tác đại biểu; Ban Dân nguyện; - Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; - Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân; Kiểm toán nhà nước; - Bộ Tư pháp; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Ủy ban Dân tộc...; - Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam...; - Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định...; - Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình, Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản...; - Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan...; - Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư...; - Vụ Tổng hợp, Vụ Hợp tác quốc tế, Phòng Nghiên cứu khoa học, Phòng Chính sách xã hội, Hội đồng Thi tuyển viên chức... 2. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài: a) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam. Ví dụ: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). b) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La-tinh nếu nguyễn ngữ không thuộc hệ La-tinh. Ví dụ: WTO; UNDP; UNESCO; ASEAN; SNG. V. VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC 1. Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân (khi sử dụng như danh từ chỉ tên riêng, thể hiện sự trang trọng), Nhà nước (chỉ tên riêng Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; khi Nhà nước sử dụng như danh từ riêng). 2. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành phần tạo thành tên riêng và các từ chỉ thử, hạng. Ví dụ: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Nghệ sĩ Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân, Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang. 3. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu: Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể. Ví dụ: - Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc HOT, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Ủy viên Thường trực, Ủy viên Chuyên trách... - Giáo sư Tiến sĩ khoa học Phạm Văn M, Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn H. 4. Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm. Ví dụ: ngày Quốc khánh 2-9, ngày Tổng tuyển cử đầu tiên, ngày Truyền thống Văn phòng Quốc hội, ngày Quốc tế Lao động 1-5, ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, 5. Tên các loại văn bản: Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể. Ví dụ: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Bộ luật Hình sự Luật Tổ chức Quốc hội, Luật An toàn vệ sinh lao động... 6. Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều. Ví dụ: - Căn cứ Điều 10 của Luật Tổ chức Quốc hội... - Căn cứ khoản 4 Điều 18 của Luật An toàn vệ sinh lao động... - Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự... - Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Tiểu mục 1 Mục 1 Chương III của Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14... 7. Tên các năm âm lịch, ngày tốt, ngày và tháng trong năm: a) Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Ví dụ: Kỷ Tỵ, Tân Hợi, Mậu Tuất, Mậu Thân. b) Tên các ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi. Ví dụ: tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ, tết Trung thu. Viết hoa chữ Tết trong trường hợp dùng để thay cho một tết cụ thể (như Tết thay cho tết Nguyên đán). c) Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số: Ví dụ: thứ Hai, thứ Tư, tháng Năm, tháng Tám... 8. Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó. Ví dụ: Triều Lý, Triều Trần, Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, Cách mạng tháng Tám,... 9. Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo. Ví dụ: từ điển Bách khoa toàn thư, tạp chí Cộng sản,...
Những cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL từ 01/01/2021
Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL từ 01/01/2021 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021. Một trong những nội dung được nhiều người quan tâm là việc sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản QPPL so với quy định hiện hành. Vậy so với Luật ban hành văn bản 2015 thì những cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL có thay đổi gì không? Mời bạn xem nội dung chi tiết tại bảng dưới đây: STT Văn bản QPPL từ 01/01/2021 Thẩm quyền ban hành từ 01/01/2021 1 Hiến pháp Quốc hội 2 Bộ luật Quốc hội 3 Luật Quốc hội 4 Nghị quyết Quốc hội 5 Pháp lệnh Ủy ban thường vụ Quốc hội 6 Nghị quyết Ủy ban thường vụ Quốc hội 7 Nghị quyết liên tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 8 Nghị quyết liên tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 9 Lệnh Chủ tịch nước 10 Quyết định Chủ tịch nước 11 Nghị định Chính phủ 12 Nghị quyết liên tịch Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 13 Quyết định Thủ tướng Chính phủ 14 Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 15 Thông tư Chánh án Tòa án nhân dân tối cao 16 Thông tư Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao 17 Thông tư Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ 18 Quyết định Tổng Kiểm toán nhà nước 19 Thông tư liên tịch Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ 20 Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) 21 Quyết định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 22 Văn bản quy phạm pháp luật Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 23 Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) 24 Quyết định Ủy ban nhân dân cấp huyện 25 Nghị quyết Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). 26 Quyết định Ủy ban nhân dân cấp xã Như vậy, so với quy định hiện hành thì các cơ quan ban hành văn bản QPPL cơ bản không đổi, nội dung luật mới chỉ bổ sung thêm thẩm quyền ban hành một số loại văn bản QPPL.
21 văn bản QPPL về Hình sự, CMND,... hết hiệu lực toàn bộ
Dưới đây là danh mục 21 văn bản hết hiệu lực toàn bộ và 08 văn bản hết hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an (Thời điểm hết hiệu lực tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2020) được ban hành tại Quyết định về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an. Cụ thể 21 văn bản QPPL hết hiệu lực toàn bộ gồm: STT Tên loại văn bản Số, ký hiệu văn bản Tên gọi văn bản Ngày hết hiệu lực I. Luật, Pháp lệnh 1 Luật 53/2010/QH12 Luật Thi hành án hình sự 01/01/2020 II. Nghị định 1 Nghị định 21/2001/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 03/01/2020 2 Nghị định 80/2011/NĐ-CP Nghị định quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù 15/6/2020 3 Nghị định 82/2011/NĐ-CP Nghị định quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc 15/4/2020 4 Nghị định 09/2012/NĐ-CP Nghị định quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 15/6/2020 5 Nghị định 20/2012/NĐ-CP Nghị định quy định cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự 05/6/2020 6 Nghị định 47/2013/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc 15/4/2020 III. Thông tư 1 Thông tư 13/2008/TT-BCA Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2008/NĐ-CP ngày 08/5/2008 của Chính phủ về Giấy chứng minh Công an nhân dân 25/4/2020 2 Thông tư 30/2009/TT-BCA Thông tư quy định tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân 01/01/2020 3 Thông tư 44/2009/TT-BCA Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh của Công an nhân dân 30/6/2020 4 Thông tư 53/2009/TT-BCA Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy 06/4/2020 5 Thông tư 54/2009/TT-BCA Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 15/01/2020 6 Thông tư 55/2009/TT-BCA Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường 18/02/2020 7 Thông tư 35/2011/TT-BCA Thông tư sửa đổi Điều 5 Thông tư số 30/2009/TT-BCA ngày 20 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân 01/01/2020 8 Thông tư 36/2011/TT-BCA Thông tư ban hành Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân 03/4/2020 9 Thông tư 48/2011/TT-BCA Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội 30/3/2020 10 Thông tư 58/2011/TT-BCA Thông tư quy định về danh mục đồ vật cấm đưa vào trại giam và việc thu giữ, xử lý đồ vật cấm 20/3/2020 11 Thông tư 15/2013/TT-BCA Thông tư quy định chế độ tang lễ trong Công an nhân dân 08/01/2020 12 Thông tư 65/2014/TT-BCA(V22) Thông tư quy định về cấp phép nhập khẩu và đề nghị xét miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ an ninh, trật tự 18/6/2020 13 Thông tư 05/2016/TT-BCA Thông tư quy định về thực hiện dân chủ ở trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an 26/01/2020 14 Thông tư 07/2018/TT-BCA Thông tư quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân 26/3/2020 Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Xem chi tiết Quyết định tại file đính kèm:
Toàn bộ 34 văn bản QPPL có hiệu lực từ tháng 9/2020
Ảnh minh họa: chính sách có hiệu lực từ tháng 09/2020 Nhiều văn bản bắt đầu có hiệu lực từ tháng 09/2020 với nhiều lĩnh vực khác nhau như: hộ tịch, bảo hiểm, giáo dục, xử phạt hành chính, doanh nghiệp, kiến trúc, giao thông,... Các mems cập nhật các văn bản dưới đây nha: 1. QUYẾT ĐỊNH 1. Quyết định 299/QĐ-VKSTC năm 2020 về Quy chế kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân tối cao do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Ban hành: 19/08/2020 Hiệu lực: 03/09/2020 2. Quyết định 2284/QĐ-BGDĐT năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành: 10/08/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 3. Quyết định 20/2020/QĐ-TTg về mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành Ban hành: 22/07/2020 Hiệu lực: 15/09/2020 II. NGHỊ ĐỊNH 1. Nghị định 89/2020/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành: 04/08/2020 Hiệu lực: 20/09/2020 2. Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc Ban hành: 28/07/2020 Hiệu lực: 15/09/2020 3. Nghị định 87/2020/NĐ-CP quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến Ban hành: 28/07/2020 Hiệu lực: 15/09/2020 4. Nghị định 86/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 171/2016/NĐ-CP về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển Ban hành: 23/07/2020 Hiệu lực: 15/09/2020 5. Nghị định 84/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục Ban hành: 17/07/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 6. Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc Ban hành: 17/07/2020 Hiệu lực: 07/09/2020 7. Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã Ban hành: 15/07/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 8. Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp Ban hành: 09/07/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 9. Nghị định 80/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam Ban hành: 08/07/2020 Hiệu lực: 17/09/2020 III. THÔNG TƯ 1. Thông tư 77/2020/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Ban hành: 14/08/2020 Hiệu lực: 28/09/2020 2. Thông tư 03/2020/TT-BKHCN ngưng hiệu lực thi hành Thông tư 15/2019/TT-BKHCN về "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thép không gỉ" do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Ban hành: 10/08/2020 Hiệu lực: 23/09/2020 3. Thông tư 22/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 06/08/2020 Hiệu lực: 21/09/2020 4. Thông tư 23/2020/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 06/08/2020 Hiệu lực: 21/09/2020 5. Thông tư 03/2020/TT-BXD quy định về hồ sơ thiết kế kiến trúc và mẫu chứng chỉ hành nghề kiến trúc do Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 28/07/2020 Hiệu lực: 15/09/2020 6. Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT quy định về chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 27/07/2020 Hiệu lực: 11/09/2020 7. Thông tư 09/2020/TT-BNNPTNT về hướng dẫn xác nhận thiên tai, dịch bệnh trong thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Ban hành: 24/07/2020 Hiệu lực: 28/09/2020 8. Thông tư 15/2020/TT-BGTVT quy định về hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 22/07/2020 Hiệu lực: 15/09/2020 9. Thông tư 03/2020/TT-BNV quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Ban hành: 21/07/2020 Hiệu lực: 05/09/2020 10. Thông tư 02/2020/TT-BXD sửa đổi 04 Thông tư có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 20/07/2020 Hiệu lực: 05/09/2020 11. Thông tư 17/2020/TT-BCT quy định về bảo quản và hủy bỏ giếng khoan dầu khí do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Ban hành: 17/07/2020 Hiệu lực: 10/09/2020 12. Thông tư 68/2020/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý cấp bách sự cố đê điều do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Ban hành: 15/07/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 13. Thông tư 79/2020/TT-BCA về hướng dẫn thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh do Bộ Công an ban hành Ban hành: 14/07/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 14. Thông tư 02/2020/TT-BNV sửa đổi Thông tư 09/2014/TT-BNV hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lữu trữ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Ban hành: 14/07/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 15. Thông tư 14/2020/TT-BYT quy định về nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Ban hành: 10/07/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 16. Thông tư 67/2020/TT-BTC về Quy chế mẫu kiểm toán nội bộ áp dụng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành Ban hành: 10/07/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 17. Thông tư 66/2020/TT-BTC ban hành Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ áp dụng cho doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Ban hành: 10/07/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 18. Thông tư 05/2020/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT hướng dẫn lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Ban hành: 30/06/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 19. Thông tư 17/2020/TT-BGDĐT Quy định về chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu cho người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 29/06/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 20. Thông tư 63/2020/TT-BTC hướng dẫn về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ, hoạt động của Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Ban hành: 25/06/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 21. Thông tư 59/2020/TT-BTC về hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý do Bộ Tài chính ban hành Ban hành: 18/06/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 22. Thông tư 05/2020/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giống thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Ban hành: 16/03/2020 Hiệu lực: 18/09/2020
Thời điểm có hiệu lực của 26 loại văn bản quy phạm pháp luật từ 01/01/2021
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 với nhiều nội dung nổi bật. Ảnh minh họa: Thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL từ 01/01/2021 1. Luật mới sửa đổi, bổ sung thêm một số loại văn bản quy phạm pháp luật: Xem TẠI ĐÂY 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật như sau: 1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã. Hiện hành: Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã. => Bổ sung thêm chữ “thông qua” đối với các văn bản QPPL của UBND, HĐND 2. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; đăng Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”. Hiện hành: Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. => Sửa đổi, bổ sung về cấp đăng công báo đối với các loại VB QPPL cấp TW, UNBND, HĐND
Từ 03/8/2020: Bãi bỏ toàn bộ 8 văn bản QPPL trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Đây là nội dung tại Thông tư 60/2020/TT-BTC về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Theo đó, bãi bỏ toàn bộ 08 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp sau: 1. Thông tư 206/2012/TT-BTC hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng quỹ tập trung của Tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam. 2. Thông tư 21/2014/TT-BTC ban hành quy chế hoạt động của người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. 3. Thông tư 198/2011/TT-BTC hướng dẫn việc thu, quản lý, sử dụng, nộp ngân sách nhà nước phí hoa tiêu hàng hải và cơ chế đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu hàng hải. 4. Thông tư 131/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. 5. Thông tư 92/2007/TT-BTC hướng dẫn xác định tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc ngân sách nhà nước. 6. Thông tư 41/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 67/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP thi hành chi tiết một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. 7. Thông tư 178/2014/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về tài chính khi thực hiện đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi. 8. Quyết định 104/2008/QĐ-BTC về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ ban hành kèm theo Quyết định 09/2008/QĐ-BTC ngày 31/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 08 năm 2020.
Công văn 1140: Bộ Tư pháp giải đáp khái niệm và hiệu lực của “văn bản quy định chi tiết”
Văn bản quy định chi tiết là gì? - Minh họa Sau khi nhận được kiến nghị của Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật Unions trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp có ý kiến trả lời tại Công văn 1140/BTP-VĐCXDPL ngày 16/4/2021. Vấn đề quy định thế nào là “văn bản quy định chi tiết” và xác định hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi, bổ sung 2020) và Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 154/2020/NĐ-CP) đã có một số quy định liên quan như quy định về các trường hợp cần giao quy định chi tiết, yêu cầu về nội dung, thời hạn ban hành, hiệu lực của văn bản quy định chi tiết... Cụ thể, Khoản 1 Điều 11 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định: “1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể để khi có hiệu lực thì thi hành được ngay. Trong trường hợp văn bản có điều, khoản, điểm mà nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và những nội dung khác cần quy định chi tiết thì ngay tại điều, khoản, điểm đó có thể giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết, Văn bản quy định chi tiết chỉ được quy định nội dung được giao và không được quy định lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi tiết." Theo quy định này thì “văn bản quy định chi tiết” là văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể các nội dung được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Việc giao ban hành văn bản quy định chi tiết phải được quy định ngay tại điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật, trong đó nêu rõ cơ quan được ban hành văn bản quy định chi tiết và nội dung giao quy định chi tiết (nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và những nội dung khác) phải cụ thể. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được xác định là văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thì đương nhiên hết hiệu lực cùng thời điểm với văn bản được quy định chi tiết thi hành theo quy định tại khoản 4 Điều 154 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Tại khoản 2 Điều 38 của Nghị định 34/2016/NĐ-CP cũng đã quy định rõ về việc xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực, cụ thể như sau: Xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực: - Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp | luật quy định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực; - Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết hết | hiệu lực một phần thì các nội dung quy định chi tiết phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết. Trường hợp không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ - Trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực thì nội dung của văn bản quy định chi tiết thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực. Trường | hợp không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ Xem chi tiết Công văn tại file đính kèm.
05 trường hợp VB QPPL được xem là trái pháp luật từ 01/01/2021
VB QPPL được xem là trái pháp luật Về nguyên tắc văn bản QPPL trái pháp luật theo quy định sẽ được xử lý, tại nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hiệu lực ngày 1/1/2021) có sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 103 Nghị định 34 thì: Văn bản trái pháp luật gồm: - Văn bản ban hành không đúng thẩm quyền; - Văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn; - Văn bản quy định thời điểm có hiệu lực trái với quy định tại khoản 1 Điều 151 của Luật ban hành văn bản QPPL sửa đổi; - Văn bản vi phạm quy định của pháp luật về đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra dự thảo; - Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành trong trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo trình tự, thủ tục rút gọn nhưng không thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 147 của Luật; Theo quy định trước đây thì văn bản trái pháp luật gồm: - Văn bản ban hành không đúng thẩm quyền; - Văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn; - Văn bản vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành; Như vậy, so với quy định trước đây thì nghị định 154 đã sửa đổi bổ sung 3 nội dung về VB trái pháp luật. Ngoài ra, nếu văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày, Văn bản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 103 NĐ 34 thì sẽ được xử lý (nội dung này không thay đổi so với quy định hiện hành).
Hướng dẫn ký tên, đóng dấu trong VB QPPL theo hướng dẫn mới
Hướng dẫn cách ký tên trong VB QPPL theo hướng dẫn mới Đây là nội dung tại Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực từ 1/1/2021. Theo đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 65 về trình bày chữ ký văn bản của Nghị định 34 như sau: STT Loại VB QPPL Trình bày chữ ký 1 Đối với nghị định của Chính phủ, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký ban hành, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thay mặt Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tại các ký ban hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Ủy ban nhân dân ký ban hành và phải ghi chữ viết tắt “TM.” (thay mặt) vào trước từ “Chính phủ”, “Hội đồng Thẩm phán” và “Ủy ban nhân dân”. 2 Đối với nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thay mặt Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký ban hành ghi chữ “TM.” trước chữ “Chính phủ”, “Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”. 3 Đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành. 4 Đối với thông tư liên tịch quy định tại khoảng 8a Điều 4 của Luật => quy định được sửa đổi, bổ sung Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cùng ký ban hành. 5 Đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực. 6 Trường hợp cấp phó ký thay văn bản thì phải ghi chữ viết tắt KT (ký thay) vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định của Chính phủ về công tác văn thư. Xem chi tiết: TẠI ĐÂY
MỚI: Từ A – Z các trường hợp bắt buộc phải viết hoa trong VB QPPL từ 1/1/2021
các trường hợp bắt buộc phải viết hoa Tại Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 đã bổ sung khoản 7 vào điều 69 NĐ 34 về sử dụng ngôn ngữ trong văn bản. Cụ thể chữ viết hoa trong văn bản được sử dụng đúng quy tắc chính tả tiếng Việt và theo hướng dẫn tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định 154/2020/NĐ-CP. Cụ thể hướng dẫn tại phụ lục IV của Nghị định 154 các trường hợp viết hoa trong văn bản QPPL gồm: I. VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU 1. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: sau dấu chấm câu (.); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (:"..."); khi xuống dòng hoặc bắt đầu đoạn. 2. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của khoản, điểm. II. VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG CHỈ TÊN NGƯỜI 1. Danh từ riêng chỉ tên người Việt Nam: a) Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người. Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Giàng A Pao, Kơ Pa Kơ Long. b) Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết. Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Bác Hồ, Cụ Hồ. 2. Danh từ riêng chỉ tên người nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt: a) Trường hợp phiên âm sang âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam. Ví dụ: Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Thành Cát Tư Hãn. b) Trường hợp phiên âm không sang âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành phần. Ví dụ: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen, Phi-đen Cat-xtơ-rô. III. VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÝ 1. Tên địa lý Việt Nam: a) Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối. Ví dụ: thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định, tỉnh Đắk Lắk; quận Hải Châu, huyện Gia Lâm, huyện Ea H'leo, thị xã Sông Công, thị trấn Cầu Giát: phường Nguyễn Trãi, xã Ia Yeng, phường Điện Biên Phủ. b) Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ số: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó. Ví dụ: Phường 15, Quận 8. c) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. d) Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm v.v...) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh. Ví dụ: Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy. Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng. Ví dụ: biển Cửa Lò, chợ Bến Thành, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long. đ) Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương thức khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng, miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết. Ví dụ: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Nam Kỳ, Nam Trung Bộ. 2. Tên địa lý nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt: a) Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết hoa tên địa lý Việt Nam. Ví dụ: Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Pháp, Anh, Mỹ, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha. b) Tên địa lý phiên âm không sang âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người nước ngoài quy định tại điểm b khoản 2 Mục II. Ví dụ: Mát-xcơ-va, Men-bơn, Sing-ga-po, Cô-pen-ha-ghen, Béc-lin. IV. VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC 1. Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam: Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức. Ví dụ: - Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng; Ban Nội chính Trung ương; Ban Kinh tế Trung ương,...; - Ủy ban Thường vụ Quốc hội; - Hội đồng Dân tộc; Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tư pháp; Ủy ban Pháp luật... - Ban Công tác đại biểu; Ban Dân nguyện; - Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; - Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân; Kiểm toán nhà nước; - Bộ Tư pháp; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Ủy ban Dân tộc...; - Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam...; - Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định...; - Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình, Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản...; - Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan...; - Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư...; - Vụ Tổng hợp, Vụ Hợp tác quốc tế, Phòng Nghiên cứu khoa học, Phòng Chính sách xã hội, Hội đồng Thi tuyển viên chức... 2. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài: a) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam. Ví dụ: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). b) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La-tinh nếu nguyễn ngữ không thuộc hệ La-tinh. Ví dụ: WTO; UNDP; UNESCO; ASEAN; SNG. V. VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC 1. Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân (khi sử dụng như danh từ chỉ tên riêng, thể hiện sự trang trọng), Nhà nước (chỉ tên riêng Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; khi Nhà nước sử dụng như danh từ riêng). 2. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành phần tạo thành tên riêng và các từ chỉ thử, hạng. Ví dụ: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Nghệ sĩ Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân, Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang. 3. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu: Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể. Ví dụ: - Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc HOT, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Ủy viên Thường trực, Ủy viên Chuyên trách... - Giáo sư Tiến sĩ khoa học Phạm Văn M, Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn H. 4. Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm. Ví dụ: ngày Quốc khánh 2-9, ngày Tổng tuyển cử đầu tiên, ngày Truyền thống Văn phòng Quốc hội, ngày Quốc tế Lao động 1-5, ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, 5. Tên các loại văn bản: Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể. Ví dụ: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Bộ luật Hình sự Luật Tổ chức Quốc hội, Luật An toàn vệ sinh lao động... 6. Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều. Ví dụ: - Căn cứ Điều 10 của Luật Tổ chức Quốc hội... - Căn cứ khoản 4 Điều 18 của Luật An toàn vệ sinh lao động... - Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự... - Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Tiểu mục 1 Mục 1 Chương III của Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14... 7. Tên các năm âm lịch, ngày tốt, ngày và tháng trong năm: a) Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Ví dụ: Kỷ Tỵ, Tân Hợi, Mậu Tuất, Mậu Thân. b) Tên các ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi. Ví dụ: tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ, tết Trung thu. Viết hoa chữ Tết trong trường hợp dùng để thay cho một tết cụ thể (như Tết thay cho tết Nguyên đán). c) Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số: Ví dụ: thứ Hai, thứ Tư, tháng Năm, tháng Tám... 8. Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó. Ví dụ: Triều Lý, Triều Trần, Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, Cách mạng tháng Tám,... 9. Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo. Ví dụ: từ điển Bách khoa toàn thư, tạp chí Cộng sản,...
Những cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL từ 01/01/2021
Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL từ 01/01/2021 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021. Một trong những nội dung được nhiều người quan tâm là việc sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản QPPL so với quy định hiện hành. Vậy so với Luật ban hành văn bản 2015 thì những cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL có thay đổi gì không? Mời bạn xem nội dung chi tiết tại bảng dưới đây: STT Văn bản QPPL từ 01/01/2021 Thẩm quyền ban hành từ 01/01/2021 1 Hiến pháp Quốc hội 2 Bộ luật Quốc hội 3 Luật Quốc hội 4 Nghị quyết Quốc hội 5 Pháp lệnh Ủy ban thường vụ Quốc hội 6 Nghị quyết Ủy ban thường vụ Quốc hội 7 Nghị quyết liên tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 8 Nghị quyết liên tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 9 Lệnh Chủ tịch nước 10 Quyết định Chủ tịch nước 11 Nghị định Chính phủ 12 Nghị quyết liên tịch Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 13 Quyết định Thủ tướng Chính phủ 14 Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 15 Thông tư Chánh án Tòa án nhân dân tối cao 16 Thông tư Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao 17 Thông tư Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ 18 Quyết định Tổng Kiểm toán nhà nước 19 Thông tư liên tịch Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ 20 Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) 21 Quyết định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 22 Văn bản quy phạm pháp luật Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 23 Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) 24 Quyết định Ủy ban nhân dân cấp huyện 25 Nghị quyết Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). 26 Quyết định Ủy ban nhân dân cấp xã Như vậy, so với quy định hiện hành thì các cơ quan ban hành văn bản QPPL cơ bản không đổi, nội dung luật mới chỉ bổ sung thêm thẩm quyền ban hành một số loại văn bản QPPL.
21 văn bản QPPL về Hình sự, CMND,... hết hiệu lực toàn bộ
Dưới đây là danh mục 21 văn bản hết hiệu lực toàn bộ và 08 văn bản hết hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an (Thời điểm hết hiệu lực tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2020) được ban hành tại Quyết định về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an. Cụ thể 21 văn bản QPPL hết hiệu lực toàn bộ gồm: STT Tên loại văn bản Số, ký hiệu văn bản Tên gọi văn bản Ngày hết hiệu lực I. Luật, Pháp lệnh 1 Luật 53/2010/QH12 Luật Thi hành án hình sự 01/01/2020 II. Nghị định 1 Nghị định 21/2001/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 03/01/2020 2 Nghị định 80/2011/NĐ-CP Nghị định quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù 15/6/2020 3 Nghị định 82/2011/NĐ-CP Nghị định quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc 15/4/2020 4 Nghị định 09/2012/NĐ-CP Nghị định quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 15/6/2020 5 Nghị định 20/2012/NĐ-CP Nghị định quy định cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự 05/6/2020 6 Nghị định 47/2013/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc 15/4/2020 III. Thông tư 1 Thông tư 13/2008/TT-BCA Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2008/NĐ-CP ngày 08/5/2008 của Chính phủ về Giấy chứng minh Công an nhân dân 25/4/2020 2 Thông tư 30/2009/TT-BCA Thông tư quy định tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân 01/01/2020 3 Thông tư 44/2009/TT-BCA Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh của Công an nhân dân 30/6/2020 4 Thông tư 53/2009/TT-BCA Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy 06/4/2020 5 Thông tư 54/2009/TT-BCA Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 15/01/2020 6 Thông tư 55/2009/TT-BCA Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường 18/02/2020 7 Thông tư 35/2011/TT-BCA Thông tư sửa đổi Điều 5 Thông tư số 30/2009/TT-BCA ngày 20 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân 01/01/2020 8 Thông tư 36/2011/TT-BCA Thông tư ban hành Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân 03/4/2020 9 Thông tư 48/2011/TT-BCA Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội 30/3/2020 10 Thông tư 58/2011/TT-BCA Thông tư quy định về danh mục đồ vật cấm đưa vào trại giam và việc thu giữ, xử lý đồ vật cấm 20/3/2020 11 Thông tư 15/2013/TT-BCA Thông tư quy định chế độ tang lễ trong Công an nhân dân 08/01/2020 12 Thông tư 65/2014/TT-BCA(V22) Thông tư quy định về cấp phép nhập khẩu và đề nghị xét miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ an ninh, trật tự 18/6/2020 13 Thông tư 05/2016/TT-BCA Thông tư quy định về thực hiện dân chủ ở trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an 26/01/2020 14 Thông tư 07/2018/TT-BCA Thông tư quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân 26/3/2020 Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Xem chi tiết Quyết định tại file đính kèm:
Toàn bộ 34 văn bản QPPL có hiệu lực từ tháng 9/2020
Ảnh minh họa: chính sách có hiệu lực từ tháng 09/2020 Nhiều văn bản bắt đầu có hiệu lực từ tháng 09/2020 với nhiều lĩnh vực khác nhau như: hộ tịch, bảo hiểm, giáo dục, xử phạt hành chính, doanh nghiệp, kiến trúc, giao thông,... Các mems cập nhật các văn bản dưới đây nha: 1. QUYẾT ĐỊNH 1. Quyết định 299/QĐ-VKSTC năm 2020 về Quy chế kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân tối cao do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Ban hành: 19/08/2020 Hiệu lực: 03/09/2020 2. Quyết định 2284/QĐ-BGDĐT năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành: 10/08/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 3. Quyết định 20/2020/QĐ-TTg về mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành Ban hành: 22/07/2020 Hiệu lực: 15/09/2020 II. NGHỊ ĐỊNH 1. Nghị định 89/2020/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành: 04/08/2020 Hiệu lực: 20/09/2020 2. Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc Ban hành: 28/07/2020 Hiệu lực: 15/09/2020 3. Nghị định 87/2020/NĐ-CP quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến Ban hành: 28/07/2020 Hiệu lực: 15/09/2020 4. Nghị định 86/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 171/2016/NĐ-CP về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển Ban hành: 23/07/2020 Hiệu lực: 15/09/2020 5. Nghị định 84/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục Ban hành: 17/07/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 6. Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc Ban hành: 17/07/2020 Hiệu lực: 07/09/2020 7. Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã Ban hành: 15/07/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 8. Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp Ban hành: 09/07/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 9. Nghị định 80/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam Ban hành: 08/07/2020 Hiệu lực: 17/09/2020 III. THÔNG TƯ 1. Thông tư 77/2020/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Ban hành: 14/08/2020 Hiệu lực: 28/09/2020 2. Thông tư 03/2020/TT-BKHCN ngưng hiệu lực thi hành Thông tư 15/2019/TT-BKHCN về "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thép không gỉ" do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Ban hành: 10/08/2020 Hiệu lực: 23/09/2020 3. Thông tư 22/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 06/08/2020 Hiệu lực: 21/09/2020 4. Thông tư 23/2020/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 06/08/2020 Hiệu lực: 21/09/2020 5. Thông tư 03/2020/TT-BXD quy định về hồ sơ thiết kế kiến trúc và mẫu chứng chỉ hành nghề kiến trúc do Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 28/07/2020 Hiệu lực: 15/09/2020 6. Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT quy định về chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 27/07/2020 Hiệu lực: 11/09/2020 7. Thông tư 09/2020/TT-BNNPTNT về hướng dẫn xác nhận thiên tai, dịch bệnh trong thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Ban hành: 24/07/2020 Hiệu lực: 28/09/2020 8. Thông tư 15/2020/TT-BGTVT quy định về hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 22/07/2020 Hiệu lực: 15/09/2020 9. Thông tư 03/2020/TT-BNV quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Ban hành: 21/07/2020 Hiệu lực: 05/09/2020 10. Thông tư 02/2020/TT-BXD sửa đổi 04 Thông tư có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 20/07/2020 Hiệu lực: 05/09/2020 11. Thông tư 17/2020/TT-BCT quy định về bảo quản và hủy bỏ giếng khoan dầu khí do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Ban hành: 17/07/2020 Hiệu lực: 10/09/2020 12. Thông tư 68/2020/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý cấp bách sự cố đê điều do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Ban hành: 15/07/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 13. Thông tư 79/2020/TT-BCA về hướng dẫn thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh do Bộ Công an ban hành Ban hành: 14/07/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 14. Thông tư 02/2020/TT-BNV sửa đổi Thông tư 09/2014/TT-BNV hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lữu trữ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Ban hành: 14/07/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 15. Thông tư 14/2020/TT-BYT quy định về nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Ban hành: 10/07/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 16. Thông tư 67/2020/TT-BTC về Quy chế mẫu kiểm toán nội bộ áp dụng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành Ban hành: 10/07/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 17. Thông tư 66/2020/TT-BTC ban hành Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ áp dụng cho doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Ban hành: 10/07/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 18. Thông tư 05/2020/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT hướng dẫn lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Ban hành: 30/06/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 19. Thông tư 17/2020/TT-BGDĐT Quy định về chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu cho người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 29/06/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 20. Thông tư 63/2020/TT-BTC hướng dẫn về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ, hoạt động của Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Ban hành: 25/06/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 21. Thông tư 59/2020/TT-BTC về hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý do Bộ Tài chính ban hành Ban hành: 18/06/2020 Hiệu lực: 01/09/2020 22. Thông tư 05/2020/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giống thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Ban hành: 16/03/2020 Hiệu lực: 18/09/2020
Thời điểm có hiệu lực của 26 loại văn bản quy phạm pháp luật từ 01/01/2021
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 với nhiều nội dung nổi bật. Ảnh minh họa: Thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL từ 01/01/2021 1. Luật mới sửa đổi, bổ sung thêm một số loại văn bản quy phạm pháp luật: Xem TẠI ĐÂY 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật như sau: 1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã. Hiện hành: Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã. => Bổ sung thêm chữ “thông qua” đối với các văn bản QPPL của UBND, HĐND 2. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; đăng Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”. Hiện hành: Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. => Sửa đổi, bổ sung về cấp đăng công báo đối với các loại VB QPPL cấp TW, UNBND, HĐND
Từ 03/8/2020: Bãi bỏ toàn bộ 8 văn bản QPPL trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Đây là nội dung tại Thông tư 60/2020/TT-BTC về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Theo đó, bãi bỏ toàn bộ 08 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp sau: 1. Thông tư 206/2012/TT-BTC hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng quỹ tập trung của Tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam. 2. Thông tư 21/2014/TT-BTC ban hành quy chế hoạt động của người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. 3. Thông tư 198/2011/TT-BTC hướng dẫn việc thu, quản lý, sử dụng, nộp ngân sách nhà nước phí hoa tiêu hàng hải và cơ chế đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu hàng hải. 4. Thông tư 131/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. 5. Thông tư 92/2007/TT-BTC hướng dẫn xác định tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc ngân sách nhà nước. 6. Thông tư 41/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 67/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP thi hành chi tiết một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. 7. Thông tư 178/2014/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về tài chính khi thực hiện đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi. 8. Quyết định 104/2008/QĐ-BTC về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ ban hành kèm theo Quyết định 09/2008/QĐ-BTC ngày 31/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 08 năm 2020.