Tham khảo kinh nghiệm quản lý KOL của Trung Quốc và Hoa Kỳ để quản lý KOL trong nước
Thị trường KOL Việt Nam đang phát triển rất nhanh, để quản lý KOL hiệu quả, chúng ta cần học hỏi những kinh nghiệm từ các thị trường phát triển như Trung Quốc và Hoa Kỳ. (1) KOL là gì? KOL (Key Opinion Leader) là thuật ngữ chỉ những cá nhân có ảnh hưởng lớn trong một lĩnh vực cụ thể, thường là trong marketing, truyền thông hoặc các ngành nghề chuyên biệt. Họ thường được xem là những người có uy tín, có khả năng định hình ý kiến và hành vi của người tiêu dùng thông qua việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hoặc quan điểm của mình. KOL thường xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội, blog, hoặc trong các sự kiện, và họ có thể là chuyên gia, nhà báo, nghệ sĩ hoặc những người nổi tiếng khác. Do đó, việc hợp tác với KOL có thể giúp các thương hiệu tăng cường nhận diện và tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn. Một số ví dụ về KOL như: - Trong lĩnh vực thời trang: Blogger thời trang, stylist nổi tiếng - Trong lĩnh vực làm đẹp: Beauty blogger, chuyên gia trang điểm - Trong lĩnh vực ẩm thực: Đầu bếp nổi tiếng, food blogger - Trong lĩnh vực công nghệ: Tech reviewer, game thủ chuyên nghiệp Tóm lại, KOL là những người có tầm ảnh hưởng lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ và xây dựng hình ảnh thương hiệu, chủ yếu là trên không gian mạng. (2) Vai trò của KOL trong xã hội Việt Nam Tại Việt Nam, các KOL hoạt động trong đa dạng lĩnh vực, ngành nghề từ làm đẹp, ẩm thực, du lịch đến chia sẻ kiến thức, trải nghiệm của mình trên các nền tảng mạng xã hội. Theo Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, hiện nay có khoảng 720 KOL đang hoạt động trên địa bàn thành phố, họ là những người ủng hộ các sự kiện truyền thông lớn của TP.HCM, dùng sức ảnh hưởng của mình để thu hút, quảng bá rộng rãi các sự kiện. Điều này đã giúp ích rất nhiều trong việc tuyên truyền chính sách, các sự kiện lớn về văn hóa, du lịch, thể thao, các chủ trương lớn của TP.HCM. Một số KOL thường xuyên giới thiệu những xu hướng thời trang mới nhất, từ đó tác động đến phong cách ăn mặc của giới trẻ; số khác thì chia sẻ về lối sống, phong cách sống, từ đó ảnh hưởng đến quyết định mua sắm, du lịch của nhiều người. Việc này làm tăng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng và phát triển kinh tế, du lịch nước nhà. Ngoài ra, một số KOL phát triển theo hướng tạo ra các nội dung về giáo dục, chia sẻ kiến thức chuyên môn một cách dễ hiểu cũng thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Có thể thấy, dựa vào sức ảnh hưởng của mình, KOL có thể giúp cho xã hội phát triển theo một khía cạnh nào đó. Tuy nhiên, để tránh việc KOL cũng lợi dụng sức ảnh hưởng của mình để quảng bá cho những sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng và đưa ra những thông tin sai lệch, Nhà nước ta đã bước đầu triển khai các công tác quản lý KOL trong nước. (3) Tham khảo kinh nghiệm quản lý KOL của Trung Quốc và Hoa Kỳ để quản lý KOL trong nước Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã kiến nghị đến Văn phòng Chính phủ về việc báo cáo kinh nghiệm quốc tế về quản lý KOL trên không gian mạng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng KOL tại Việt Nam tại Công văn 3060/BTTTT-PTTH&TTĐT năm 2024. Theo đó, sau khi xem xét kiến nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ban hành Công văn 5764/VPCP-KGVX ngày 14/8/2024 để cho ý kiến về kiến nghị trên. Trong công văn, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước, chủ động triển khai các giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, bảo đảm theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và quy định của pháp luật. Ngoài ra, Phó Thủ tướng giao cho các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an, Công Thương, Tài chính, Y tế theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ quản lý hoạt động của các KOL trên không gian mạng theo quy định pháp luật, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Theo Phó Thủ tướng đánh giá, việc xây dựng hành lang pháp lý phục vụ cho việc quản lý hoạt động của KOL sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội, đem lại lợi ích cho cộng đồng. Xem chi tiết tại Công văn 5764/VPCP-KGVX ban hành ngày 14/8/2024.
Thạc sĩ luật bị bắt vì trộm hàng trăm triệu tiền công đức bằng thủ đoạn không ai ngờ
Tại Trung Quốc, một thạc sĩ luật vừa bị bắt vì cáo buộc ăn cắp hàng trăm triệu đồng tiền công đức của hàng loạt ngôi chùa ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh và Thiểm Tây. (1) Trộm hàng trăm triệu bằng thủ đoạn không ai ngờ Ngày 03/8/2024, thông qua camera ở một ngôi chùa tại Bảo Kê, Thiểm Tây, Trung Quốc, đã ghi nhận lại cảnh một người đàn ông khấn lạy trước hòm công đức của chùa, sau đó nhanh tay gỡ mã QR được dán trên hòm công đức rồi dán mã QR của mình lên. Bằng thủ đoạn này, người đàn ông trên đã chiếm đoạt hơn 30.000 Nhân dân tệ (khoảng 105 triệu Việt Nam đồng) tiền công đức do khách thập phương cúng dường bằng phương pháp quét mã QR. Trong video mà cảnh sát công bố, người đàn ông sau khi dán mã QR của mình lên hòm công đức còn…bái lạy 03 lần rất thành khẩn rồi mới rời đi. Cảnh sát cho biết, nghi phạm có bằng thạc sĩ luật tại một trường đại học danh tiếng tại Trung Quốc, trước khi bị phát hiện tại Thiểm Tây, nghi phạm đã thực hiện thủ đoạn tương tự tại nhiều ngôi chùa ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh. Hiện cơ quan đã thu giữ toàn bộ số tiền bị chiếm đoạt bất hợp pháp và đang phối hợp với các đơn vị liên quan tại Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Thiểm Tây để hoàn trả lại cho các ngôi chùa. (2) Tội trộm cắp tài sản tại Việt Nam bị xử phạt như thế nào? Theo quy định tại Điều 173 Bộ Luật Hình sự 2015, người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ Luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại Bên cạnh đó, nếu phạm tội và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: - Có tổ chức - Có tính chất chuyên nghiệp - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng - Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm - Hành hung để tẩu thoát - Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 173 Bộ Luật Hình sự 2015 - Tái phạm nguy hiểm. Còn phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; - Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; - Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. Ngoài ra, khi trộm cắp, chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; hoặc từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 173 Bộ Luật Hình sự 2015 hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Cuối cùng, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Như vậy, với khung hình phạt nặng nhất, tội trộm cắp tài sản là một tội đặc biệt nghiêm trọng, người vi phạm tội này sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
"Tiểu tam" đòi quyền thừa kế cho con được sinh ra từ phôi đông lạnh của người quá cố, xử lý thế nào?
Gần đây, trên mạng Trung Quốc đang lan truyền một việc khá hy hữu, làm dấy lên nhiều luồng ý kiến trái chiều về quyền thừa kế và quyền lợi của trẻ em (1) "Tiểu tam" đòi quyền thừa kế cho con được sinh ra từ phôi đông lạnh của người quá cố Tòa án thành phố Thanh Viễn, thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) có nhận được đơn kiện của một người phụ nữ họ Lăng, yêu cầu chia sẻ bảo hiểm nhân thọ, tài sản và cổ phần công ty của người đàn ông họ Văn cho con trai Tiểu Văn của hai người. Điều đáng chú ý ở đây, là người đàn ông họ Văn kia đã có gia đình, người này đã qua đời do tai nạn giao thông vào tháng 01/2021, đến tháng 12/2021 thì Lăng mới hạ sinh Tiểu Văn từ một phôi đã được thụ tinh và đông lạnh trước đó tại một phòng khám tư nhân. Tòa án đã tiến hành xét xử và đưa ra phán quyết không ủng hộ Lăng. Các thẩm phán xác định rằng cô không thể cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng phôi được thụ tinh bởi Văn hoặc rằng người đàn ông đã cho phép sử dụng tinh trùng của mình cho mục đích này. Hơn nữa, trong di chúc của mình, Văn không để lại bất kỳ điều khoản nào liên quan đến việc sử dụng phôi sau khi chết. Dù vậy, trường hợp của Tiểu Văn mở ra một hướng tranh luận mới về quyền lợi của những đứa trẻ được sinh ra từ phôi đông lạnh. Mặc dù Bộ Luật Dân sự năm 2021 của Trung Quốc công nhận quyền thừa kế của thai nhi, nhưng không đề cập rõ ràng đến phôi đông lạnh. (2) Pháp luật Việt Nam quy định về thừa kế như thế nào? Theo Điều 613 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.” Theo đó, luật pháp nước ta quy định người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, trẻ em được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Chiếu theo sự việc trên, nếu vụ việc diễn ra ở Việt Nam, thời gian cô Lăng mang thai và hạ sinh Tiểu Văn là sau khi ông Văn qua đời, do đó, nếu áp dụng luật pháp Việt Nam cho sự việc trên thì cô Văn và con của mình là Tiểu Văn sẽ không phải là người thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, nếu ông Văn chết mà không có di chúc, việc phân chia di sản được chia theo pháp luật thì có khả năng, Tiểu Văn sẽ được hưởng phần di sản bằng ⅔ suất của một người thừa kế theo pháp luật. Cụ thể tại Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: - Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; - Con thành niên mà không có khả năng lao động. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, Tiểu Văn có thể sẽ được chia thừa kế nếu ông Văn chết không để lại di chúc và có các kết quả kiểm chứng Tiểu Văn là con ruột của ông Văn. Vụ kiện của Lăng và Tiểu Văn không chỉ là tranh chấp về mặt pháp lý mà còn là một bài học sâu sắc về những hệ lụy mà công nghệ hỗ trợ sinh sản mang lại. Sự việc này đặt ra nhiều vấn đề cần được quy định rõ ràng hơn trong tương lai để tránh những tình huống tương tự, đồng thời bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là đứa trẻ vô tội.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công văn 4835/BNN-BVTV về việc kiểm soát đối tượng KDTV tại các vùng trồng, CSĐG xuất khẩu và tại các cửa khẩu. Theo Bộ NN&PTNT cho biết, liên quan đến vi phạm về yêu cầu kiểm dịch thực vật (KDTV) của các lô hàng chuối, mít, xoài,.. xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc làm ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát, thậm chí có nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu quan trọng này. Vì thế, để bảo đảm tuân thủ quy định và tránh nguy cơ bị áp các biện pháp kiểm soát chặt chẽ từ phía Trung Quốc; đồng thời để quản lý tốt và hiệu quả các đối tượng KDTV ngay từ các vùng trồng và CSĐG, Bộ NN&PTNT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương một số nội dung sau: (1) Bố trí đủ nguồn lực để thực hiện công tác kiểm tra và giám sát các vùng trồng và CSĐG đã được cấp mã số; tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến rộng rãi quy định của Trung Quốc cũng như tài liệu hướng dẫn kỹ thuật từ Bộ NN&PTNT (Cục Bảo vệ thực vật) để tổ chức và cá nhân tham gia sản xuất và xuất khẩu sang Trung Quốc biết và tuân thủ. (2) Chỉ đạo Sở NN&PTNT tăng cường kiểm soát chặt chẽ các đối tượng KDTV của Trung Quốc tại các vùng trồng, CSĐG đã được cấp mã số trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu các CSĐG phải thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật đảm bảo làm sạch sinh vật gây hại trên hàng hóa trước khi xuất khẩu; có cơ chế giám sát quy trình đóng gói tại các CSĐG. (3) Đối với các trường hợp vi phạm quy định KDTV theo thông báo từ phía Trung Quốc, Bộ NN&PTNT sẽ thực hiện tạm dừng đối với các mã số liên quan để điều tra nguyên nhân để áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp. (4) Bộ NN&PTNT cũng sẽ áp dụng biện pháp tạm dừng sử dụng mã số vùng trồng, CSĐG liên quan tới các lô hàng xuất khẩu không đáp ứng yêu cầu của phía Trung Quốc và tái phạm nhiều lần trong quá trình kiểm tra KDTV. (5) Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có cửa khẩu xuất khẩu chỉ đạo cho các cơ quan chức năng liên quan phối hợp với cơ quan KDTV tại cửa khẩu thực hiện kiểm tra chặt chẽ hàng hóa theo quy định của Trung Quốc và các nước nhập khẩu. Việc không kiểm tra hoặc không đảm bảo tuân thủ quy trình có thể dẫn đến bỏ sót các trường hợp không đáp ứng yêu cầu mà vẫn được xuất khẩu. Điều này có thể dẫn đến việc bị phía Trung Quốc và nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn, thậm chí tạm ngừng nhập khẩu một hoặc toàn bộ các mặt hàng nông sản từ Việt Nam. Xem chi tiết tại Công văn 4853/BNN-BVTV ngày 21/7/2023. Xem và tải Công văn 4853/BNN-BVTV https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/22/cong-van-4835-bnn-bvtv-2023-kiem-soat-doi-tuong-kiem-dich-thuc-vat.pdf
Công văn 49/XNK-NS: Lưu ý 4 loại giấy tờ kiểm dịch khi xuất khẩu hàng đông lạnh sang TQ
Trung Quốc tăng cường kiểm dịch hàng hóa đông lạnh từ VN Ngày 21/1/021, Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương có Công văn 49/XNK-NS về việc Trung Quốc tăng cường các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Covid-19 lây lan thông qua hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là các yêu cầu về hàng hóa đông lạnh từ Việt Nam. Trước đó, ngày 14/1/2021, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã có Công điện thông báo về việc Trung Quốc tiến hành kiểm tra và khử trùng phòng dịch đối với hàng hóa được vận chuyển trong công-ten-nơ thông thường do lo ngại dịch Covid-19 dễ lây lan qua biên giới. Các biện pháp kiểm tra bao gồm: lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu trong công-ten-nơ để tiến hành kiểm tra, xét nghiệm, tiến hành khử trùng công đoạn bốc dỡ hàng hóa; thực hiện phun khử trùng phòng dịch đối với công-ten-nơ rỗng trong lúc lau dọn, bốc xếp hàng hóa. (Không áp dụng với các hàng hóa không có bao bị hoặc dễ bị thấm thuốc khử trùng) Ngoài ra, các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang có biên giới giáp với Quảng Tây cũng cần lưu ý một số yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu đối với thực phẩm đông lạnh. Cụ thể như sau: - Mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu nếu không có đầy đủ 04 loại giấy tờ sau sẽ không được phép tiêu thụ trên thị trường: + Chứng nhận kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu + Chứng nhận khử trùng + Chứng nhận thông tin truy xuất nguồn gốc hợp pháp + Chứng nhận xét nghiệm axit nucleic âm tính với Covid-19 - Các sản phẩm thực phẩm đông lạnh nhập khẩu vào Quảng Tây qua các cửa khẩu, cảng biển khi bảo quản, tiêu thụ và gia công trên địa bàn phải được nhập kho giám sát tập trung của địa phương, thực hiện nghiêm túc lấy mẫu axit nucleic, khử trùng toàn bộ bề mặt hàng hóa, quản lý truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Xem chi tiết Công văn tại file đính kèm.
Góc nhìn dân luật: Việt Nam dẫn độ 400 nghi can về Trung Quốc không hề trái luật
Những tranh cãi bắt đầu nổ ra khi Việt Nam tiến hành dẫn độ khoảng 400 nghi can về giao cho Công an Trung Quốc tiếp tục điều tra, xét xử hành vi tổ chức đánh bạc. Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam không được phép dẫn độ, Trung Quốc không có quyền yêu cầu Việt Nam dẫn độ những người này về nước, liệu ý kiến nào là đúng? Chúng ta cần phải xem Việt Nam và Trung Quốc có hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự hay không? Hiệp định quy định những gì? Bộ luật hình sự Việt Nam quy định ra sao? Luật tương trợ tư pháp Việt Nam quy định như thế nào? Chỉ chiếu lại đầy đủ các quy định trên thì mới biết việc dẫn độ có vi phạm hay là không được. Vậy chúng ta đi từng bước một nhé. Thứ nhất, chúng ta xem quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam xem quy định về người nước ngoài phạm tội như thế nào? Tại Khoản 2 Điều 5 Bộ luật hình sự 2015 có quy định: 2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao. Như vậy, việc dẫn độ người có hành vi phạm tội về Trung Quốc là không trái với pháp luật hình sự Việt Nam. Thứ 2, chúng ta cùng xem Luật tương trợ tư pháp Việt Nam quy định về dẫn độ như thế nào? Điều 33 Luật tương trợ tư pháp 2007 có quy định Điều 33. Trường hợp bị dẫn độ 1. Người có thể bị dẫn độ theo quy định của Luật này là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng. 2. Hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu. 3. Trường hợp hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội. Với hành vi tổ chức đánh bạc, chiếu theo các quy định hiện hành, việc dẫn độ 400 nghi can người Trung Quốc về nước là đúng với Luật định. Thứ 3, chúng ta cùng xem Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Trung Quốc có thỏa thuận những gì? Tại Điều 1 của Hiệp định này có quy định, các bên có trách nhiệm tương trợ lẫn nhau trong hoạt động tư pháp hình sự, dân sự trong đó bao gồm việc Điều tra, thu thập chứng cứ. Vụ án tổ chức đánh bạc này được phát hiện ở Việt Nam, nhưng tại Trung Quốc cũng đang tổ chức điều tra. Chính vì vậy, việc Việt Nam tương trợ Trung Quốc, ban giao nghi can trong vụ án này để phục vụ quá trình điều tra là đúng với những gì đã thỏa thuận. Thứ tư, nhiều bạn cho rằng trong Hiệp định tương trợ tư pháp không có quy định về việc dẫn độ nên Việt Nam không có nghĩa vụ phải dẫn độ. Nhận định này nghe có vẻ đúng nhưng chưa được xem xét đầy đủ và toàn diện. Bởi trong hoạt động tương trợ tư pháp, ngoài các hiệp định song phương, các nước phải tôn trọng Điều ước quốc tế mà các bên cùng tham gia kí kết. Ở đây, Việt Nam và Trung Quốc đều là thanh viên của Liên hiệp quốc, mà Liên hiệp quốc đã có Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Tại Công ước này có quy định: 1. Điều này sẽ áp dụng đối với các hành vi phạm tội được Công ước này điều chỉnh hoặc trong những trường hợp khi một hành vi phạm tội được đề cập đến trong Điều 2 bis Khoản 1 (a) hoặc (b) có liên quan đến một nhóm tội phạm có tổ chức và người là đối tượng của yêu cầu dẫn độ đang sống ở Quốc gia thành viên được yêu cầu, với điều kiện là hành vi phạm tội dẫn đến việc dẫn độ đáng bị trừng phạt theo pháp luật trong nước của cả quốc gia yêu cầu lẫn quốc gia được yêu cầu. Hành vi tổ chức đánh bạc đều bị pháp luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc quy định là tội phạm, như vậy việc dẫn độ nghi can về Trung Quốc theo yêu cầu tương trợ tư pháp của Trung Quốc là KHÔNG TRÁI VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM, KHÔNG TRÁI VỚI HIỆP ĐỊNH SONG PHƯƠNG ĐÃ KÝ KẾT VÀ ĐẶC BIỆT KHÔNG TRÁI VỚI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ mà các bên cùng tham gia. Và xin lưu ý một điều rằng, trong Ngoại giao, nguyên tắc có đi có lại là nguyên tắc được các bên tuyệt đối tôn trọng, giả sử không có Điều ước quốc tế, Không có hiệp định chung thì các bên sẽ giải quyết bằng con đường ngoại giao, và lúc này nguyên tắc "có đi có lại" sẽ được vận dụng linh hoạt.
Lý do Việt Nam ‘kịch liệt phản đối’ mà không dùng vũ lực với Trung Quốc chính là đây
Những khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, thay vì dùng vũ lực thì chúng ta chỉ ‘kịch liệt phản đối’ – đây được xem là vũ khí nguy hiểm cho Trung Quốc nhưng an toàn với Việt Nam. Thứ nhất, nếu chúng ta nổ súng thì chưa chắc bên nào sẽ giành chiến thắng nhưng tất yếu cả hai đều bị thiệt hại về người và của; khi ấy Trung Quốc sẽ có cớ tấn công chúng ta, Việt Nam rơi vào bẫy của Trung Quốc là biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp, đưa hòa bình thành chiến tranh. Thứ hai, trong xu thế toàn cầu hóa, thương mại hóa nếu Việt Nam nổ súng trước, chiến tranh xảy ra thì tổn thất về mặt kinh tế cho chúng ta cũng vô cùng lớn. Thứ ba, việc tuyên bố ‘kịch liệt phản đối’ tưởng nhẹ nhàng nhưng là vũ khí rất lớn đập tan âm mưu thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu của Trung Quốc. Theo luật pháp quốc tế, trong các hình thức thụ đắc chủ quyền lãnh thổ, có nguyên tắc thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu, một nguyên tắc mà một số nước lợi dụng để mạo nhận chủ quyền đối với một số vùng lãnh thổ mà họ đang chiếm đóng một cách bất hợp pháp. Thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu được hiểu là thụ đắc chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ bằng chiếm hữu trên thực tế trong một thời gian dài và không có sự tranh chấp trực tiếp (Chiếm hữu trên thực tế + Trong thời gian dài + Không có sự tranh chấp trực tiếp = Chủ quyền lãnh thổ). Để có được chủ quyền lãnh thổ tại một vùng tranh chấp thì Trung Quốc phải thỏa mãn ba yếu tố chiếm hữu trên thực tế, trong thời gian dài, không có sự tranh chấp trực tiếp. Nhưng ở đây, Trung Quốc chỉ đạt tối đa 2/3 tiêu chí đối với Quần đảo Hoàng Sa, một phần của Quần đảo Trường Sa và không bao giờ có được Chủ quyền lãnh thổ vì Việt Nam bác bỏ yếu tố thứ ba (không có sự tranh chấp trực tiếp) bằng những tuyên bố ‘kịch liệt phản đối’. Như vậy, ý nghĩa của những tuyên bố ‘kịch liệt phản đối’ từ Việt Nam dưới góc độ pháp luật quốc tế thì các vùng tranh chấp nêu trên dù Trung Quốc đang chiếm hữu thực tế vẫn là lãnh thổ của Việt Nam.
Làm Giấy thông hành đi du lịch Trung Quốc
Với thủ tục xin visa phức tạp và tốn thời gian nếu bạn có nhu cầu sang Trung Quốc để du lịch tại các tỉnh lân cận giáp biên giới với Việt Nam bạn có thể làm Giấy thông hành để nhập cảnh vào Trung Quốc. Đối tượng được cấp Giấy thông hành: công dân Việt Nam sang du lịch các tỉnh, thành phố biên giới Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam, thời hạn của giấy thông hành không quá 12 tháng. Không thuộc đối tượng cấm xuất cảnh. Các bước để xin cấp Giấy thông hành Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 01 tờ khai “Đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh” theo mẫu 02 ảnh mới chụp, cỡ 4x6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng, trong đó 01 ảnh dán vào tờ khai (Tại phòng quản lý xuất nhập cảnh cán bộ sẽ chụp ảnh cho bạn nếu bạn quên chưa mang theo ảnh) Đối với trẻ em dưới 14 tuổi, tờ khai phải do bố, mẹ hoặc người giám hộ khai và ký thay, nộp kèm theo bản sao giấy khai sinh và bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ giữa trẻ em với người giám hộ. Tờ khai phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em thường trú hoặc tạm trú và đóng dấu giáp lai ảnh. Người nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân để kiểm tra, đối chiếu. Trường hợp cấp lại Giấy thông hành nhập xuất cảnh thì phải nộp lại giấy thông hành đã được cấp, nếu giấy đó còn thời hạn. Bước 2: Nộp hồ sơ Công dân Việt Nam đang thường trú tại các tỉnh, thành phố của Việt Nam có nhu cầu sang các tỉnh, thành phố biên giới của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam để tham quan du lịch hoặc kết hợp giải quyết mục đích riêng khác nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh biên giới tiếp giáp Trung Quốc. Bước 3: Nhận kết quả Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì bạn sẽ nộp lệ phí cấp giấy thông hành theo quy định sau thời gian 03 ngày làm việc bạn sẽ nhận được giấy thông hành.
Xác định hàng Trung Quốc thông qua mã vạch sản phẩm
Gần đây, Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế chỉ trích nặng nề vì chất lượng các sản phẩm xuất xứ từ quốc gia này không được đảm bảo. Do vậy, xác định được nguồn gốc, xuất xứ của các sản phẩm sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong việc sử dụng các sản phẩm hay các loại thực phẩm trên cơ thể mình. Ba con số đầu tiên của mã vạch UPC là những con số dùng để xác định nhà máy và quốc gia xuất khẩu sản phẩm. Ví dụ, nếu ba chữ số đầu tiên trên mã vạch của một sản phẩm nằm trong khoảng từ 690 tới 695 thì mặt hàng này có xuất xứ từ Trung Quốc. Nhưng trong một số trường hợp, rất khó xác định xuất xứ của một mặt hàng. Ví dụ, một công ty Ấn Độ nhập khẩu hoa quả từ Trung Quốc sau đó xuất khẩu ra các nước khác thì mã vạch sẽ hiển thị xuất xứ của hoa quả là từ Ấn Độ chứ không phải Trung Quốc. Trong trường hợp này, nếu cần thiết, bạn nên kiểm tra thêm thông tin về doanh nghiệp. Do đó, ngoài mã vạch, khi kiểm tra hàng hóa ta cần chú ý đến các yếu tố khác như kiểm tra hóa đơn chứng từ, tem chống hàng giả, thông tin nhãn phụ bằng tiếng việt đối với hàng hóa nhập khẩu, hình thức sản phẩm, độ bóng, đẹp, sắc cạnh của các đường viền, logo, vỏ bao bì, nội dung, bố cục, thông tin sản phẩm phải được ghi chi tiết, rõ ràng. Đó chỉ là những bước kiểm tra ban đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì cần liên hệ với các công ty chủ thể quyền và các cơ quan chức năng khác để phối hợp giám định, xác minh làm rõ. Ngoài cách kiểm tra thủ công như trên, có một số cách kiểm tra đơn giản có thể thực hiện như: - Down phần mềm Barcode Scanner cho Android/iOS để quét mã vạch. Phần mềm này chạy trên hệ điều hành Android ít bị lỗi hơn và kết quả đúng 90% - Hoặc vào trang web http://www.upcdatabase.com/itemform.asp Hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ của các sản phẩm giúp người tiêu dùng tránh được những mối nguy hiểm tiềm tàng từ hóa chất hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
NHỮNG HÌNH PHẠT "CHỈ CÓ THỂ LÀ TRUNG QUỐC"
Các doanh nghiệp thường ưu ái nhân viên đạt hiệu quả công việc cao và cũng thẳng tay kỷ luật nếu họ vi phạm quy định, nhưng tới mức kỳ quái và hà khắc như những công ty dưới đây thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay. 1. Bán khỏa thân chạy bộ 10km Nam nhân viên vi phạm của công ty thực phẩm ở Tứ Xuyên cởi trần chạy bộ dưới thời tiết giá rét. Tháng 2/2013, một công ty thực phẩm ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã khiến dư luận cảm thấy vô cùng bất bình trước hình phạt hà khắc mà họ dành cho nhân viên của mình. Theo quy định của công ty, từ năm 2012, những nhân viên không đạt chỉ tiêu doanh thu đã đăng ký sẽ phải chạy bộ trên đường. Không chỉ đưa ra "yêu sách" kỳ quặc, công ty này còn bắt nhân viên nam không được mặc áo mà chỉ được mặc quần short chạy bộ 10km, trong khi nhân viên nữ thì được ưu ái hơn với 5km và trang phục tự chọn. Mặc dù các nhân viên đều chấp nhận và ủng hộ hình phạt kỳ quặc này nhưng từ phương diện người ngoài nhìn vào, đây lại được coi là một hình thức kỷ luật khắc nghiệt, thiếu tôn trọng người lao động. 2. Mặc quần lót đỏ trùm ra quần dài Nhân viên nam của công ty bất động sản nọ phải ăn mặc kiểu dị hợm chạy bộ trên đường. Đầu tháng 6/2013 vừa qua, một công ty bất động sản ở Lư Châu, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã phát động cuộc thi chạy bộ. Tuy nhiên, điều đặc biệt của cuộc thi là một số nam vận động viên lại được yêu cầu mặc... quần lót đỏ trùm ra ngoài quần dài. Bộ trang phục thi đấu của những vận động viên bất đắc dĩ này đã thu hút sự chú ý của hầu hết người dân qua lại trên phố. Qua tìm hiểu, một nhân viên cho biết, hoạt động này không phải do công ty tổ chức, mà do một số chi nhánh tự nghĩ ra. Trong đó, những người phải mặc quần lót là những nhân viên có thành tích không tốt. Họ làm vậy để thể hiện quyết tâm, khích lệ bản thân cố gắng và rèn luyện khả năng chịu áp lực trong công việc. Tuy đã đưa ra lời giải thích rõ ràng, nhưng cách thức rèn luyện ý chí dị hợm kiểu này đã nhận được không ít ý kiến phản hồi tiêu cực từ phía dư luận. 3. Quỳ gối bò lê trước cổng công ty Các nữ nhân viên vừa rơi nước mắt, vừa quỳ gối bò lê trước sự chứng kiến của nhiều người qua lại. Có lẽ hình phạt quỳ gối bò lê lết giữa đường của một công ty mỹ phẩm (giấu tên) tại Trung Quốc xảy ra hồi đầu tháng 5 vừa qua được coi là một trong những hình phạt hà khắc nhất của các doanh nghiệp. Trước cảnh tượng một đoàn dài các nhân viên cả nam lẫn nữ phải quỳ gối bò lê trong bộ đồng phục công ty đã khiến những người qua đường không ngừng chú ý. Mặc dù xấu hổ nhưng các nữ nhân viên vẫn phải vừa khóc, vừa bò dưới đường. Biện hộ cho quy định khác người của mình, công ty này cho biết, đây là một hình phạt dành cho các nhân viên sau khi tình hình làm ăn của công ty quá bê bết. Họ biện minh rằng, quỳ gối bò còn là một cách "rèn luyện ý chí" trong công việc. Chứng kiến cảnh tượng này, dư luận Trung Quốc tỏ ra vô cùng bức xúc. Họ gay gắt lên tiếng chỉ trích rằng, đây là một hình thức ngược đãi người lao động cần được xóa bỏ ngay lập tức. (sưu tầm) ------------------------------------------------------------------------------- Ở Việt Nam mà có những hình phạt này thì có bị ghép vào "Tội làm nhục người khác không nhỉ?"
Việt Nam không bao giờ phụ thuộc Trung Quốc
50 năm trước, ngày 5-6-1964 trên chuyên mục “Năm cột trên trang nhất” của Cơ quan Phát thanh-Truyền hình Quốc gia Pháp ORTF, Hồ Chủ tịch khẳng định với nữ nhà báo Pháp Danielle Hunebelle quan điểm về quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc: “Jamais!” Một từ chắc nịch có nghĩa là “Không bao giờ”. Không bao giờ có thể xảy ra một sự phụ thuộc nào tổn hại đến độc lập chính trị và chủ quyền quốc gia. http://www.youtube.com/watch?v=TJyh8hGnsCs
Góc nhìn pháp lý: Giàn khoan HD981 của Trung Quốc là sai trái
Cùng xem qua vị trí đặt giàn khoan HD981 của Trung Quốc ở ảnh bên dưới: Cùng xem qua chế độ pháp lý của từng vùng để từ đó biết được sự sai trái của Trung Quốc: KHU VỰC CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ Điều 9. Nội thuỷ Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Điều 10. Chế độ pháp lý của nội thuỷ Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền. Điều 11. Lãnh hải Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Điều 12. Chế độ pháp lý của lãnh hải 1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. 2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. 3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam. Điều 13. Vùng tiếp giáp lãnh hải Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Điều 14. Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải 1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy định tại Điều 16 của Luật này đối với vùng tiếp giáp lãnh hải. 2. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. Điều 15. Vùng đặc quyền kinh tế Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều 16. Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế 1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện: a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế; b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế. 2. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. 3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan. 4. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật này. Điều 17. Thềm lục địa Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét. Điều 18. Chế độ pháp lý của thềm lục địa 1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên. 2. Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 Điều này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam. 3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa. 4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. 5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.
Săn vợ nhưng không phải cho mình mà lạ cho các đại gia có nhu cầu tìm vợ với tiêu chuẩn cao - đây là công việc hàng ngày của anh Gao Yongxiang, 25 tuổi là một trong những "thợ săn tình" hàng đầu ở Trung Quốc hiện nay, một nhánh mới trong nghề mai mối đang nở rộ ở quốc gia này. Khu vực làm việc của anh thường là ở các khu trung tâm, thương mại hay các trường đại học nhằm tuyển các cô gái hay chàng trai có điều kiện chuẩn về ngoại hình, dáng dấp, tính cách, chiều cao và cân nặng dựa trên yêu cầu của khách hàng. Các ứng viên xếp hàng chờ phỏng vấn xin làm “thợ săn tình“ với mức lương bình quân năm 250.000 nhân dân tệ (41.000 USD) cộng một xe hơi. Công ty anh chuyên nhắm đến đối tượng khách hàng là giới nhà giàu Trung Quốc, hầu hết là đàn ông, đôi khi có cả phụ nữ, những người sẵn sàng chi ra ít nhất 10.000 nhân dân tệ (1.600 USD) để thuê "thợ săn" Để làm được việc này anh gao cho biết cần phải có khả năng nói chuyệnm thuyết phục để các cô gái có thể cho anh những thông tin cần thiết ngay lần nói chuyện đầu tiên và đồng ý được chụp ảnh. Các "thợ săn" thành công, những người tìm được bạn đời đáp ứng các tiêu chí của khách hàng, được thưởng thêm 30.000 USD, gấp 5 lần mức lương bình quân hàng năm của họ. Đây có lẽ là một ngành có thu nhập cũng khá cao tại Trung Quốc. Không chỉ có nhu cầu kiếm vợ trong nước mà các vị "đại gia" Trung Quốccũng có nhu cầu kiếm vợ tại Việt Nam rất cao, hàng năm lúc nào cũng có các đợt tuyển vợ cho họ, và liệu nghề "tuyển vợ" tại Việt Nam như vậy có được xem là hợp pháp? Theo Vnexpress
Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động sai trái, ngang ngược! Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi trở về từ vùng biển Hoàng Sa (ảnh chụp chiều 15-5) - Ảnh: HỮU KHÁ TTO - Hôm nay 16-5, Hội Nghề cá VN chính thức có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao, Ban đối ngoại T.Ư “phản đối kịch liệt những hành động sai trái, ngang ngược, có hệ thống của phía Trung Quốc (TQ)”. Theo Hội Nghề cá VN, việc đội tàu cá TQ gồm 32 chiếc, trong đó có cả tàu hậu cần cỡ lớn đang triển khai hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa của VN là hành động tiếp theo kể từ khi 30 tàu cá của tỉnh Hải Nam, TQ tới Trường Sa hồi tháng 7-2012. Ngoài hành động này, TQ còn thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển thuộc chủ quyền VN từ 16-5 đến 1-8. Trước những hành động “sai trái, ngang ngược” kể trên, Hội Nghề cá VN yêu cầu “TQ chấm dứt ngay và không tái diễn những hành động trên”. Theo tổ chức này, việc TQ đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông, với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển thuộc chủ quyền của VN là vi phạm chủ quyền của VN, quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN theo công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, không phù hợp với tinh thần tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)”. Hội Nghề cá VN đề nghị các cơ quan chức năng cần lên tiếng phản đối mạnh mẽ và có biện pháp quyết liệt, ngăn chặn những hành động vi phạm của TQ, yêu cầu TQ rút toàn bộ tàu thuyền ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền VN, nhằm bảo vệ sản xuất và tài nguyên biển, giữ vững an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Theo công văn, Hội Nghề cá VN sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền, động viên ngư dân yên tâm bám biển sản xuất, thực hiện đúng luật pháp quốc tế về biển, hợp tác, hỗ trợ nhau trong sản xuất để đạt hiệu quả cao. Nguồn từ tuoitre.vn (Đ.BÌNH) Cộng đồng DanLuat cùng hưởng ứng: "phản đối kịch liệt những hành động sai trái, ngang ngược, có hệ thống của phía Trung Quốc"
Xử lý thế nào với sách dành cho trẻ em in cờ Trung Quốc?
Trong cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí có hình ảnh lá cờ Trung Quốc trên một ngôi trường. Trang 16 cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí đăng cờ của Trung Quốc - Ảnh: THUẬN THẮNG Xem kỹ, chúng tôi thấy cuốn sách được trình bày khá bắt mắt, trang 4 có ghi "Nhiều tác giả" chứ không công bố cụ thể tác giả nào, và "Chịu trách nhiệm xuất bản: Bùi Thị Hương. Liên kết xuất bản và phát hành tại: Công ty văn hóa Hương Thủy". Ở trang 5 có phần "Lời giới thiệu": "Nối tiếp giai đoạn mầm non là vấn đề khó khăn đối với cả cha mẹ và con trẻ. Bộ sách Chuẩn bị toàn diện cho trẻ bước vào lớp 1 là bộ sách giới thiệu các kiến thức trên nhiều phương diện cần thiết cho trẻ bước vào giai đoạn tiểu học [...]. Cuốn sách được biên tập dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ÐT cùng với những vấn đề trẻ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày [...]" Trang 16 của cuốn a là trang dành cho bé tập kể chuyện với câu hỏi: "Trong tranh đã xảy ra chuyện gì nhỉ? Bé quan sát kỹ tranh, sau đó căn cứ vào nội dung trong tranh kể cho mọi người nghe một câu chuyện nhé". Phía dưới là bức tranh vẽ một em bé và một người phụ nữ đang đứng trước ngôi trường học. Ðiều đáng nói là trên cổng trường có cắm cờ đỏ nhưng không phải cờ Việt Nam mà lại là cờ Trung Quốc (tranh vẽ rất rõ nét, có lẽ vì vậy nên em bé 5 tuổi cũng phát hiện "không phải cờ nước mình"). Khi chúng tôi đưa bức tranh trong sách cho một em học sinh tiểu học xem, kèm câu hỏi "đã xảy ra chuyện gì nhỉ", em cũng thốt lên: "Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?". Cổng trường có cắm cờ đỏ nhưng không phải cờ Việt Nam trong trang 16 của cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ - Ảnh: CHÂU ANH Theo Bà Bùi Thị Hương - giám đốc NXB Dân Trí, người chịu trách nhiệm xuất bản "Chúng tôi đã kiểm tra hợp đồng bản quyền thì thấy các điều khoản trong đó rất chặt chẽ, đơn vị phát hành sách phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi". "Hình ảnh trong sách là hình ảnh trường của Trung Quốc thì phải treo cờ Trung Quốc chứ không thể treo cờ Việt Nam được. Tôi thấy nội dung và hình ảnh rất bình thường, không có gì nặng nề" Ông Phạm Tất Dong - phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cơ quan chủ quản của NXB Dân Trí "Tuy tôi chưa xem cuốn sách đó, nhưng tôi thấy một cuốn sách được ghi rõ là biên soạn cho trẻ em Việt Nam, theo chương trình giáo dục Việt Nam thì nội dung, hình ảnh phải phù hợp với trẻ em Việt Nam, và trong hình ảnh ngôi trường không thể vẽ cờ Trung Quốc". Bà Ngô Thị Hợp - phụ trách Vụ GD mầm non Bộ GD-ÐT "Chúng tôi không biết về cuốn sách này vì NXB Dân Trí không trao đổi hay hỏi ý kiến chúng tôi. Vì vậy, NXB Dân Trí phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung, hình thức của cuốn sách". ThS Nguyễn Thị Kim Thanh (nguyên trưởng phòng giáo dục mầm non Sở GD-ÐT TP.HCM) Cuốn sách trên phải được chỉnh sửa cho đúng, cho trẻ em Việt Nam hiểu rằng: cờ Tổ quốc chỉ có một mà thôi. Những nội dung gì thuộc về đất nước, về Tổ quốc bắt buộc phải chính xác chứ không phải là chuyện cổ tích mà tưởng tượng, hư cấu. Theo tuoitre.vn Như vậy trong trường hợp này, nếu 1 cuốn sách được xuất bản dành cho trẻ em Việt Nam, với mục đích giáo dục và phát triển kỹ năng của trẻ từ nhỏ, thì liệu việc để cờ Trung Quốc có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của các em nhỏ? Ở đây theo lập luận của Bà Hương thì NXB thỏa thuận việc không thay đổi hình ảnh lá cờ bên trên từ nguyên gốc trong điều khoản giữ nguyên bản quyền. Nếu ép buộc họ phải thay đổi như vậy có được phép?
Sự việc áo ngực xuất xứ từ Trung Quốc có chứa “hóa chất” độc hại đã gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. Nhiều câu hỏi được đặt ra ở đây: Một là, trong áo ngực có chứa “hóa chất” độc hại với mục đích gì? Trong khi yêu tố hàng đầu của nhà kinh doanh là lợi nhuận, nhằm làm giảm giá thành sản phẩm đến mức thấp nhất để bán chạy hàng, tuy nhiên trong trường hợp này việc có thêm hóa chất trong áo ngực rõ ràng “tình hình” không còn nằm ở khía cạnh kinh doanh. Hai là, tuy áo ngực có “khuyến mãi” thêm “thuốc” nhưng giá vẫn cứ rẻ. Đây là 1 điều khó hiểu. Ba là, “con đường” nào mà áo ngực “giảm” lại vào Việt Nam? Cơ quan chức năng có lỗi gì trong trường hợp này không? Có thể thấy, ở Việt Nam điều gì quản lý không được thì cấm (ví dụ: đốt pháo, đánh bài...) liệu có khi nào cấm người dân mặc áo ngực hay không? Vấn đề đặt ra thấy hơi “nực cười”, nhưng có còn cách nào khác để bảo vệ người dân lúc này. Bởi tâm lý thích hàng giá rẻ mà quên đi chất lượng, sức khỏe đã ăn sâu vào trong máu của người Việt Nam. Có người sẽ bảo rằng: Cấm nhập hàng Trung Quốc là “OK” thôi, nhưng vấn đề nó không đơn giản như vậy, trong khi Việt Nam đã là thành viên của WTO. Hoặc tăng cường khâu "gác cổng" đối với loại hàng này, nhưng khả năng "gác cổng" của cơ quan chức năng cực kỳ thấp (nào là gà lậu, chân gà lậu...). Nhưng nếu có quy định cấm mặc áo ngực trong tương lai, có lẽ nó sẽ bảo vệ được sức khỏe của người dân; nhưng dường như đó là điều không thể bởi yếu tố “VĂN HÓA VIỆT”. Song khi nào người dân còn dùng áo ngực thì khi đó “thuốc độc” Trung Quốc" sẽ còn kề bên! Bởi vậy, trước hết người dân cần cân nhắc để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất!
Trung Quốc: Hành xử Đàn Em, Tư duy Con cháu... - Phản đối tư duy "Trọng Tàu - Tự kỷ" của VN
Sau khi đọc bài viết của 1 số báo, cũng như 1 số bài viết trong Dân luật, và nhiều nguồn thông tin khác Dinhlex muốn viết ra bài này để đưa ra 1 quan điểm, đó là: "Phản đối lối tư duy Trọng Tàu - Tự Kỷ của con người Việt Nam" ---------------------- Gần đây, các biểu ngữ, câu từ phổ biến được biết đến kiểu như " Trung Quốc Vĩ Đại - Xử sự tầm thường" Hay " Đất nước Trung Quốc to lớn và Hùng Mạnh" và "ngài Chủ tịch vĩ đại của TQ" trong bài "Thư gửi chủ tịch nước Trung Quốc" mà bạn Kajnodo đã đăng... => Tất cả đều thể hiện cái lối tư duy mà Dinhlex gọi đó là " Trong Tàu - Tự kỷ" Vậy, thử hỏi: Đất nước Trung Quốc là gì mà rất nhiều người dân VN vẫn gọi đó là "Đất nước Trung Quốc Vĩ Đại"?? và nước Việt Nam ta là gì mà người dân và đất nước VN luôn tự khép mình trước đất nước TQ láng giềng ?? => XIN TRẢ LỜI RẰNG: Đất nước Trung Quốc chỉ đáng bậc Đàn Em của Việt Nam trong cách Ứng Xử, và chỉ đáng bậc Con Cháu của Việt Nam trong lối tư duy. Bởi lẽ: - Thứ 1: VỀ CÁCH ỨNG XỬ TQ chẳng hề biết đến quan hệ ngoại giao có thể được gọi là "anh em máu thịt" giữa 2 nước Việt - Trung trong suốt thời kỳ chiến tranh Chống Mỹ, chống đế quốc. Chẳng hề biết đến quan hệ láng giềng hữu nghị mà 2 nước đã nêu trong 16 chữ vàng TQ cũng chẳng thèm để ý đến cam kết của mình trong bản Tuyên bố về ứng xử ở Biển đông DOC TQ chẳng thèm quan tâm đến Luật pháp Quốc tế - hành xử trái ngược với Công Ước Luật Biển QT 1982 mà TQ đã tham gia. ........ Chính bởi lẽ ấy, TQ đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền lãnh hải ra tận Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, ngang nhiên tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa với thuyết chủ quyền theo "Đường Lưỡi Bò" hết sức vô lý. ngang nhiên bắt bớ, cướp phá, và bắn giết ngư dân Việt Nam trên chính lãnh hải thuộc Chủ quyền Việt Nam. => Như vậy, thử hỏi rằng: Cách ứng xử này của Trung Quốc có xứng đáng làm bậc Đàn Em của Việt Nam hay không??? - Thứ 2: VỀ LỐI TƯ DUY Về tư duy thì ai cũng biết về cái gọi là "Tư tưởng Đại Hán" của thằng Tàu, và nó đã ngấm vào máu thịt của nhà cầm quyền TQ. Kéo theo đó là lối tư duy "Lấy Thịt Đè Người" của chúng. Cái "tư tưởng Đại Hán" và tư duy "Lấy thịt đè người" đó quyết định việc hành xử trong nước cũng như quốc tế. Về vấn đề nội bộ trong nước TQ thì dinhlex ko bàn, nhưng qua các sự kiện tại về Đài Loan, Tân Cương thì ít nhiều mọi người cũng biết. Còn về hành xử trong quan hệ Quốc tế thì như đã nói ở trên, cách hành xử Bành Trướng, Ngạo mạn và Ngang ngược của TQ khiến cả Thế Giới không ai không lên tiếng. Cái tư duy Tự cao, Tự đại của thằng TQ đó Chỉ phù hợp với thời kỳ Đồ Đá của nhân loại mà thôi Lối tư duy và ứng xử đó chỉ phù hợp với cái thời kỳ mà con người ta đối xử với nhau không phải bằng "Lễ và Nghĩa của ông Khổng Tử", mà Con người ta đối xử với nhau bằng Sức mạnh của tứ chi - là cách ứng xử bản năng của Thế Giới Động Vật chứ không phải hoặc chưa phải của con người. => Như vậy, thử hỏi rằng: Lối tư duy Đại Hán tự cao, tự đại, bành trướng, ngạo mạn và Ngang ngược này của TQ có Xứng đáng làm Bậc Con Cháu của Việt Nam ta hay không?? ------------------------------- Hãy Biết Tự Tôn Vị thế Dân Tộc Việt - và Nhìn nhận đúng Bản Chất vị láng giềng. Và theo như bác nói, đừng nên áp dụng cái chính sách "Xin giặc rủ lòng thương" => Tất cả vì 1 Việt Nam: ĐỘC LẬP - TỰ CƯỜNG
Re:DanLuat nói về Hoàng Sa- Trường Sa
Những thước phim mới và chi tiết nhất về vụ tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Xin đăng tải thêm chi tiết quá trình các tàu Hải giám Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, cắt cáp tham dò địa chấn, uy hiếp tàu Bình Minh 02. Hình ảnh do các thủy thủ có mặt trên tàu Bình Minh 02 ghi lại. Nguồn: petrotimes
Tham khảo kinh nghiệm quản lý KOL của Trung Quốc và Hoa Kỳ để quản lý KOL trong nước
Thị trường KOL Việt Nam đang phát triển rất nhanh, để quản lý KOL hiệu quả, chúng ta cần học hỏi những kinh nghiệm từ các thị trường phát triển như Trung Quốc và Hoa Kỳ. (1) KOL là gì? KOL (Key Opinion Leader) là thuật ngữ chỉ những cá nhân có ảnh hưởng lớn trong một lĩnh vực cụ thể, thường là trong marketing, truyền thông hoặc các ngành nghề chuyên biệt. Họ thường được xem là những người có uy tín, có khả năng định hình ý kiến và hành vi của người tiêu dùng thông qua việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hoặc quan điểm của mình. KOL thường xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội, blog, hoặc trong các sự kiện, và họ có thể là chuyên gia, nhà báo, nghệ sĩ hoặc những người nổi tiếng khác. Do đó, việc hợp tác với KOL có thể giúp các thương hiệu tăng cường nhận diện và tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn. Một số ví dụ về KOL như: - Trong lĩnh vực thời trang: Blogger thời trang, stylist nổi tiếng - Trong lĩnh vực làm đẹp: Beauty blogger, chuyên gia trang điểm - Trong lĩnh vực ẩm thực: Đầu bếp nổi tiếng, food blogger - Trong lĩnh vực công nghệ: Tech reviewer, game thủ chuyên nghiệp Tóm lại, KOL là những người có tầm ảnh hưởng lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ và xây dựng hình ảnh thương hiệu, chủ yếu là trên không gian mạng. (2) Vai trò của KOL trong xã hội Việt Nam Tại Việt Nam, các KOL hoạt động trong đa dạng lĩnh vực, ngành nghề từ làm đẹp, ẩm thực, du lịch đến chia sẻ kiến thức, trải nghiệm của mình trên các nền tảng mạng xã hội. Theo Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, hiện nay có khoảng 720 KOL đang hoạt động trên địa bàn thành phố, họ là những người ủng hộ các sự kiện truyền thông lớn của TP.HCM, dùng sức ảnh hưởng của mình để thu hút, quảng bá rộng rãi các sự kiện. Điều này đã giúp ích rất nhiều trong việc tuyên truyền chính sách, các sự kiện lớn về văn hóa, du lịch, thể thao, các chủ trương lớn của TP.HCM. Một số KOL thường xuyên giới thiệu những xu hướng thời trang mới nhất, từ đó tác động đến phong cách ăn mặc của giới trẻ; số khác thì chia sẻ về lối sống, phong cách sống, từ đó ảnh hưởng đến quyết định mua sắm, du lịch của nhiều người. Việc này làm tăng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng và phát triển kinh tế, du lịch nước nhà. Ngoài ra, một số KOL phát triển theo hướng tạo ra các nội dung về giáo dục, chia sẻ kiến thức chuyên môn một cách dễ hiểu cũng thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Có thể thấy, dựa vào sức ảnh hưởng của mình, KOL có thể giúp cho xã hội phát triển theo một khía cạnh nào đó. Tuy nhiên, để tránh việc KOL cũng lợi dụng sức ảnh hưởng của mình để quảng bá cho những sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng và đưa ra những thông tin sai lệch, Nhà nước ta đã bước đầu triển khai các công tác quản lý KOL trong nước. (3) Tham khảo kinh nghiệm quản lý KOL của Trung Quốc và Hoa Kỳ để quản lý KOL trong nước Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã kiến nghị đến Văn phòng Chính phủ về việc báo cáo kinh nghiệm quốc tế về quản lý KOL trên không gian mạng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng KOL tại Việt Nam tại Công văn 3060/BTTTT-PTTH&TTĐT năm 2024. Theo đó, sau khi xem xét kiến nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ban hành Công văn 5764/VPCP-KGVX ngày 14/8/2024 để cho ý kiến về kiến nghị trên. Trong công văn, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước, chủ động triển khai các giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, bảo đảm theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và quy định của pháp luật. Ngoài ra, Phó Thủ tướng giao cho các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an, Công Thương, Tài chính, Y tế theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ quản lý hoạt động của các KOL trên không gian mạng theo quy định pháp luật, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Theo Phó Thủ tướng đánh giá, việc xây dựng hành lang pháp lý phục vụ cho việc quản lý hoạt động của KOL sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội, đem lại lợi ích cho cộng đồng. Xem chi tiết tại Công văn 5764/VPCP-KGVX ban hành ngày 14/8/2024.
Thạc sĩ luật bị bắt vì trộm hàng trăm triệu tiền công đức bằng thủ đoạn không ai ngờ
Tại Trung Quốc, một thạc sĩ luật vừa bị bắt vì cáo buộc ăn cắp hàng trăm triệu đồng tiền công đức của hàng loạt ngôi chùa ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh và Thiểm Tây. (1) Trộm hàng trăm triệu bằng thủ đoạn không ai ngờ Ngày 03/8/2024, thông qua camera ở một ngôi chùa tại Bảo Kê, Thiểm Tây, Trung Quốc, đã ghi nhận lại cảnh một người đàn ông khấn lạy trước hòm công đức của chùa, sau đó nhanh tay gỡ mã QR được dán trên hòm công đức rồi dán mã QR của mình lên. Bằng thủ đoạn này, người đàn ông trên đã chiếm đoạt hơn 30.000 Nhân dân tệ (khoảng 105 triệu Việt Nam đồng) tiền công đức do khách thập phương cúng dường bằng phương pháp quét mã QR. Trong video mà cảnh sát công bố, người đàn ông sau khi dán mã QR của mình lên hòm công đức còn…bái lạy 03 lần rất thành khẩn rồi mới rời đi. Cảnh sát cho biết, nghi phạm có bằng thạc sĩ luật tại một trường đại học danh tiếng tại Trung Quốc, trước khi bị phát hiện tại Thiểm Tây, nghi phạm đã thực hiện thủ đoạn tương tự tại nhiều ngôi chùa ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh. Hiện cơ quan đã thu giữ toàn bộ số tiền bị chiếm đoạt bất hợp pháp và đang phối hợp với các đơn vị liên quan tại Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Thiểm Tây để hoàn trả lại cho các ngôi chùa. (2) Tội trộm cắp tài sản tại Việt Nam bị xử phạt như thế nào? Theo quy định tại Điều 173 Bộ Luật Hình sự 2015, người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ Luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại Bên cạnh đó, nếu phạm tội và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: - Có tổ chức - Có tính chất chuyên nghiệp - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng - Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm - Hành hung để tẩu thoát - Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 173 Bộ Luật Hình sự 2015 - Tái phạm nguy hiểm. Còn phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; - Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; - Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. Ngoài ra, khi trộm cắp, chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; hoặc từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 173 Bộ Luật Hình sự 2015 hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Cuối cùng, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Như vậy, với khung hình phạt nặng nhất, tội trộm cắp tài sản là một tội đặc biệt nghiêm trọng, người vi phạm tội này sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
"Tiểu tam" đòi quyền thừa kế cho con được sinh ra từ phôi đông lạnh của người quá cố, xử lý thế nào?
Gần đây, trên mạng Trung Quốc đang lan truyền một việc khá hy hữu, làm dấy lên nhiều luồng ý kiến trái chiều về quyền thừa kế và quyền lợi của trẻ em (1) "Tiểu tam" đòi quyền thừa kế cho con được sinh ra từ phôi đông lạnh của người quá cố Tòa án thành phố Thanh Viễn, thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) có nhận được đơn kiện của một người phụ nữ họ Lăng, yêu cầu chia sẻ bảo hiểm nhân thọ, tài sản và cổ phần công ty của người đàn ông họ Văn cho con trai Tiểu Văn của hai người. Điều đáng chú ý ở đây, là người đàn ông họ Văn kia đã có gia đình, người này đã qua đời do tai nạn giao thông vào tháng 01/2021, đến tháng 12/2021 thì Lăng mới hạ sinh Tiểu Văn từ một phôi đã được thụ tinh và đông lạnh trước đó tại một phòng khám tư nhân. Tòa án đã tiến hành xét xử và đưa ra phán quyết không ủng hộ Lăng. Các thẩm phán xác định rằng cô không thể cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng phôi được thụ tinh bởi Văn hoặc rằng người đàn ông đã cho phép sử dụng tinh trùng của mình cho mục đích này. Hơn nữa, trong di chúc của mình, Văn không để lại bất kỳ điều khoản nào liên quan đến việc sử dụng phôi sau khi chết. Dù vậy, trường hợp của Tiểu Văn mở ra một hướng tranh luận mới về quyền lợi của những đứa trẻ được sinh ra từ phôi đông lạnh. Mặc dù Bộ Luật Dân sự năm 2021 của Trung Quốc công nhận quyền thừa kế của thai nhi, nhưng không đề cập rõ ràng đến phôi đông lạnh. (2) Pháp luật Việt Nam quy định về thừa kế như thế nào? Theo Điều 613 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.” Theo đó, luật pháp nước ta quy định người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, trẻ em được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Chiếu theo sự việc trên, nếu vụ việc diễn ra ở Việt Nam, thời gian cô Lăng mang thai và hạ sinh Tiểu Văn là sau khi ông Văn qua đời, do đó, nếu áp dụng luật pháp Việt Nam cho sự việc trên thì cô Văn và con của mình là Tiểu Văn sẽ không phải là người thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, nếu ông Văn chết mà không có di chúc, việc phân chia di sản được chia theo pháp luật thì có khả năng, Tiểu Văn sẽ được hưởng phần di sản bằng ⅔ suất của một người thừa kế theo pháp luật. Cụ thể tại Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: - Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; - Con thành niên mà không có khả năng lao động. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, Tiểu Văn có thể sẽ được chia thừa kế nếu ông Văn chết không để lại di chúc và có các kết quả kiểm chứng Tiểu Văn là con ruột của ông Văn. Vụ kiện của Lăng và Tiểu Văn không chỉ là tranh chấp về mặt pháp lý mà còn là một bài học sâu sắc về những hệ lụy mà công nghệ hỗ trợ sinh sản mang lại. Sự việc này đặt ra nhiều vấn đề cần được quy định rõ ràng hơn trong tương lai để tránh những tình huống tương tự, đồng thời bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là đứa trẻ vô tội.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công văn 4835/BNN-BVTV về việc kiểm soát đối tượng KDTV tại các vùng trồng, CSĐG xuất khẩu và tại các cửa khẩu. Theo Bộ NN&PTNT cho biết, liên quan đến vi phạm về yêu cầu kiểm dịch thực vật (KDTV) của các lô hàng chuối, mít, xoài,.. xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc làm ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát, thậm chí có nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu quan trọng này. Vì thế, để bảo đảm tuân thủ quy định và tránh nguy cơ bị áp các biện pháp kiểm soát chặt chẽ từ phía Trung Quốc; đồng thời để quản lý tốt và hiệu quả các đối tượng KDTV ngay từ các vùng trồng và CSĐG, Bộ NN&PTNT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương một số nội dung sau: (1) Bố trí đủ nguồn lực để thực hiện công tác kiểm tra và giám sát các vùng trồng và CSĐG đã được cấp mã số; tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến rộng rãi quy định của Trung Quốc cũng như tài liệu hướng dẫn kỹ thuật từ Bộ NN&PTNT (Cục Bảo vệ thực vật) để tổ chức và cá nhân tham gia sản xuất và xuất khẩu sang Trung Quốc biết và tuân thủ. (2) Chỉ đạo Sở NN&PTNT tăng cường kiểm soát chặt chẽ các đối tượng KDTV của Trung Quốc tại các vùng trồng, CSĐG đã được cấp mã số trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu các CSĐG phải thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật đảm bảo làm sạch sinh vật gây hại trên hàng hóa trước khi xuất khẩu; có cơ chế giám sát quy trình đóng gói tại các CSĐG. (3) Đối với các trường hợp vi phạm quy định KDTV theo thông báo từ phía Trung Quốc, Bộ NN&PTNT sẽ thực hiện tạm dừng đối với các mã số liên quan để điều tra nguyên nhân để áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp. (4) Bộ NN&PTNT cũng sẽ áp dụng biện pháp tạm dừng sử dụng mã số vùng trồng, CSĐG liên quan tới các lô hàng xuất khẩu không đáp ứng yêu cầu của phía Trung Quốc và tái phạm nhiều lần trong quá trình kiểm tra KDTV. (5) Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có cửa khẩu xuất khẩu chỉ đạo cho các cơ quan chức năng liên quan phối hợp với cơ quan KDTV tại cửa khẩu thực hiện kiểm tra chặt chẽ hàng hóa theo quy định của Trung Quốc và các nước nhập khẩu. Việc không kiểm tra hoặc không đảm bảo tuân thủ quy trình có thể dẫn đến bỏ sót các trường hợp không đáp ứng yêu cầu mà vẫn được xuất khẩu. Điều này có thể dẫn đến việc bị phía Trung Quốc và nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn, thậm chí tạm ngừng nhập khẩu một hoặc toàn bộ các mặt hàng nông sản từ Việt Nam. Xem chi tiết tại Công văn 4853/BNN-BVTV ngày 21/7/2023. Xem và tải Công văn 4853/BNN-BVTV https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/22/cong-van-4835-bnn-bvtv-2023-kiem-soat-doi-tuong-kiem-dich-thuc-vat.pdf
Công văn 49/XNK-NS: Lưu ý 4 loại giấy tờ kiểm dịch khi xuất khẩu hàng đông lạnh sang TQ
Trung Quốc tăng cường kiểm dịch hàng hóa đông lạnh từ VN Ngày 21/1/021, Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương có Công văn 49/XNK-NS về việc Trung Quốc tăng cường các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Covid-19 lây lan thông qua hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là các yêu cầu về hàng hóa đông lạnh từ Việt Nam. Trước đó, ngày 14/1/2021, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã có Công điện thông báo về việc Trung Quốc tiến hành kiểm tra và khử trùng phòng dịch đối với hàng hóa được vận chuyển trong công-ten-nơ thông thường do lo ngại dịch Covid-19 dễ lây lan qua biên giới. Các biện pháp kiểm tra bao gồm: lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu trong công-ten-nơ để tiến hành kiểm tra, xét nghiệm, tiến hành khử trùng công đoạn bốc dỡ hàng hóa; thực hiện phun khử trùng phòng dịch đối với công-ten-nơ rỗng trong lúc lau dọn, bốc xếp hàng hóa. (Không áp dụng với các hàng hóa không có bao bị hoặc dễ bị thấm thuốc khử trùng) Ngoài ra, các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang có biên giới giáp với Quảng Tây cũng cần lưu ý một số yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu đối với thực phẩm đông lạnh. Cụ thể như sau: - Mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu nếu không có đầy đủ 04 loại giấy tờ sau sẽ không được phép tiêu thụ trên thị trường: + Chứng nhận kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu + Chứng nhận khử trùng + Chứng nhận thông tin truy xuất nguồn gốc hợp pháp + Chứng nhận xét nghiệm axit nucleic âm tính với Covid-19 - Các sản phẩm thực phẩm đông lạnh nhập khẩu vào Quảng Tây qua các cửa khẩu, cảng biển khi bảo quản, tiêu thụ và gia công trên địa bàn phải được nhập kho giám sát tập trung của địa phương, thực hiện nghiêm túc lấy mẫu axit nucleic, khử trùng toàn bộ bề mặt hàng hóa, quản lý truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Xem chi tiết Công văn tại file đính kèm.
Góc nhìn dân luật: Việt Nam dẫn độ 400 nghi can về Trung Quốc không hề trái luật
Những tranh cãi bắt đầu nổ ra khi Việt Nam tiến hành dẫn độ khoảng 400 nghi can về giao cho Công an Trung Quốc tiếp tục điều tra, xét xử hành vi tổ chức đánh bạc. Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam không được phép dẫn độ, Trung Quốc không có quyền yêu cầu Việt Nam dẫn độ những người này về nước, liệu ý kiến nào là đúng? Chúng ta cần phải xem Việt Nam và Trung Quốc có hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự hay không? Hiệp định quy định những gì? Bộ luật hình sự Việt Nam quy định ra sao? Luật tương trợ tư pháp Việt Nam quy định như thế nào? Chỉ chiếu lại đầy đủ các quy định trên thì mới biết việc dẫn độ có vi phạm hay là không được. Vậy chúng ta đi từng bước một nhé. Thứ nhất, chúng ta xem quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam xem quy định về người nước ngoài phạm tội như thế nào? Tại Khoản 2 Điều 5 Bộ luật hình sự 2015 có quy định: 2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao. Như vậy, việc dẫn độ người có hành vi phạm tội về Trung Quốc là không trái với pháp luật hình sự Việt Nam. Thứ 2, chúng ta cùng xem Luật tương trợ tư pháp Việt Nam quy định về dẫn độ như thế nào? Điều 33 Luật tương trợ tư pháp 2007 có quy định Điều 33. Trường hợp bị dẫn độ 1. Người có thể bị dẫn độ theo quy định của Luật này là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng. 2. Hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu. 3. Trường hợp hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội. Với hành vi tổ chức đánh bạc, chiếu theo các quy định hiện hành, việc dẫn độ 400 nghi can người Trung Quốc về nước là đúng với Luật định. Thứ 3, chúng ta cùng xem Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Trung Quốc có thỏa thuận những gì? Tại Điều 1 của Hiệp định này có quy định, các bên có trách nhiệm tương trợ lẫn nhau trong hoạt động tư pháp hình sự, dân sự trong đó bao gồm việc Điều tra, thu thập chứng cứ. Vụ án tổ chức đánh bạc này được phát hiện ở Việt Nam, nhưng tại Trung Quốc cũng đang tổ chức điều tra. Chính vì vậy, việc Việt Nam tương trợ Trung Quốc, ban giao nghi can trong vụ án này để phục vụ quá trình điều tra là đúng với những gì đã thỏa thuận. Thứ tư, nhiều bạn cho rằng trong Hiệp định tương trợ tư pháp không có quy định về việc dẫn độ nên Việt Nam không có nghĩa vụ phải dẫn độ. Nhận định này nghe có vẻ đúng nhưng chưa được xem xét đầy đủ và toàn diện. Bởi trong hoạt động tương trợ tư pháp, ngoài các hiệp định song phương, các nước phải tôn trọng Điều ước quốc tế mà các bên cùng tham gia kí kết. Ở đây, Việt Nam và Trung Quốc đều là thanh viên của Liên hiệp quốc, mà Liên hiệp quốc đã có Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Tại Công ước này có quy định: 1. Điều này sẽ áp dụng đối với các hành vi phạm tội được Công ước này điều chỉnh hoặc trong những trường hợp khi một hành vi phạm tội được đề cập đến trong Điều 2 bis Khoản 1 (a) hoặc (b) có liên quan đến một nhóm tội phạm có tổ chức và người là đối tượng của yêu cầu dẫn độ đang sống ở Quốc gia thành viên được yêu cầu, với điều kiện là hành vi phạm tội dẫn đến việc dẫn độ đáng bị trừng phạt theo pháp luật trong nước của cả quốc gia yêu cầu lẫn quốc gia được yêu cầu. Hành vi tổ chức đánh bạc đều bị pháp luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc quy định là tội phạm, như vậy việc dẫn độ nghi can về Trung Quốc theo yêu cầu tương trợ tư pháp của Trung Quốc là KHÔNG TRÁI VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM, KHÔNG TRÁI VỚI HIỆP ĐỊNH SONG PHƯƠNG ĐÃ KÝ KẾT VÀ ĐẶC BIỆT KHÔNG TRÁI VỚI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ mà các bên cùng tham gia. Và xin lưu ý một điều rằng, trong Ngoại giao, nguyên tắc có đi có lại là nguyên tắc được các bên tuyệt đối tôn trọng, giả sử không có Điều ước quốc tế, Không có hiệp định chung thì các bên sẽ giải quyết bằng con đường ngoại giao, và lúc này nguyên tắc "có đi có lại" sẽ được vận dụng linh hoạt.
Lý do Việt Nam ‘kịch liệt phản đối’ mà không dùng vũ lực với Trung Quốc chính là đây
Những khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, thay vì dùng vũ lực thì chúng ta chỉ ‘kịch liệt phản đối’ – đây được xem là vũ khí nguy hiểm cho Trung Quốc nhưng an toàn với Việt Nam. Thứ nhất, nếu chúng ta nổ súng thì chưa chắc bên nào sẽ giành chiến thắng nhưng tất yếu cả hai đều bị thiệt hại về người và của; khi ấy Trung Quốc sẽ có cớ tấn công chúng ta, Việt Nam rơi vào bẫy của Trung Quốc là biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp, đưa hòa bình thành chiến tranh. Thứ hai, trong xu thế toàn cầu hóa, thương mại hóa nếu Việt Nam nổ súng trước, chiến tranh xảy ra thì tổn thất về mặt kinh tế cho chúng ta cũng vô cùng lớn. Thứ ba, việc tuyên bố ‘kịch liệt phản đối’ tưởng nhẹ nhàng nhưng là vũ khí rất lớn đập tan âm mưu thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu của Trung Quốc. Theo luật pháp quốc tế, trong các hình thức thụ đắc chủ quyền lãnh thổ, có nguyên tắc thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu, một nguyên tắc mà một số nước lợi dụng để mạo nhận chủ quyền đối với một số vùng lãnh thổ mà họ đang chiếm đóng một cách bất hợp pháp. Thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu được hiểu là thụ đắc chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ bằng chiếm hữu trên thực tế trong một thời gian dài và không có sự tranh chấp trực tiếp (Chiếm hữu trên thực tế + Trong thời gian dài + Không có sự tranh chấp trực tiếp = Chủ quyền lãnh thổ). Để có được chủ quyền lãnh thổ tại một vùng tranh chấp thì Trung Quốc phải thỏa mãn ba yếu tố chiếm hữu trên thực tế, trong thời gian dài, không có sự tranh chấp trực tiếp. Nhưng ở đây, Trung Quốc chỉ đạt tối đa 2/3 tiêu chí đối với Quần đảo Hoàng Sa, một phần của Quần đảo Trường Sa và không bao giờ có được Chủ quyền lãnh thổ vì Việt Nam bác bỏ yếu tố thứ ba (không có sự tranh chấp trực tiếp) bằng những tuyên bố ‘kịch liệt phản đối’. Như vậy, ý nghĩa của những tuyên bố ‘kịch liệt phản đối’ từ Việt Nam dưới góc độ pháp luật quốc tế thì các vùng tranh chấp nêu trên dù Trung Quốc đang chiếm hữu thực tế vẫn là lãnh thổ của Việt Nam.
Làm Giấy thông hành đi du lịch Trung Quốc
Với thủ tục xin visa phức tạp và tốn thời gian nếu bạn có nhu cầu sang Trung Quốc để du lịch tại các tỉnh lân cận giáp biên giới với Việt Nam bạn có thể làm Giấy thông hành để nhập cảnh vào Trung Quốc. Đối tượng được cấp Giấy thông hành: công dân Việt Nam sang du lịch các tỉnh, thành phố biên giới Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam, thời hạn của giấy thông hành không quá 12 tháng. Không thuộc đối tượng cấm xuất cảnh. Các bước để xin cấp Giấy thông hành Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 01 tờ khai “Đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh” theo mẫu 02 ảnh mới chụp, cỡ 4x6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng, trong đó 01 ảnh dán vào tờ khai (Tại phòng quản lý xuất nhập cảnh cán bộ sẽ chụp ảnh cho bạn nếu bạn quên chưa mang theo ảnh) Đối với trẻ em dưới 14 tuổi, tờ khai phải do bố, mẹ hoặc người giám hộ khai và ký thay, nộp kèm theo bản sao giấy khai sinh và bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ giữa trẻ em với người giám hộ. Tờ khai phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em thường trú hoặc tạm trú và đóng dấu giáp lai ảnh. Người nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân để kiểm tra, đối chiếu. Trường hợp cấp lại Giấy thông hành nhập xuất cảnh thì phải nộp lại giấy thông hành đã được cấp, nếu giấy đó còn thời hạn. Bước 2: Nộp hồ sơ Công dân Việt Nam đang thường trú tại các tỉnh, thành phố của Việt Nam có nhu cầu sang các tỉnh, thành phố biên giới của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam để tham quan du lịch hoặc kết hợp giải quyết mục đích riêng khác nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh biên giới tiếp giáp Trung Quốc. Bước 3: Nhận kết quả Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì bạn sẽ nộp lệ phí cấp giấy thông hành theo quy định sau thời gian 03 ngày làm việc bạn sẽ nhận được giấy thông hành.
Xác định hàng Trung Quốc thông qua mã vạch sản phẩm
Gần đây, Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế chỉ trích nặng nề vì chất lượng các sản phẩm xuất xứ từ quốc gia này không được đảm bảo. Do vậy, xác định được nguồn gốc, xuất xứ của các sản phẩm sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong việc sử dụng các sản phẩm hay các loại thực phẩm trên cơ thể mình. Ba con số đầu tiên của mã vạch UPC là những con số dùng để xác định nhà máy và quốc gia xuất khẩu sản phẩm. Ví dụ, nếu ba chữ số đầu tiên trên mã vạch của một sản phẩm nằm trong khoảng từ 690 tới 695 thì mặt hàng này có xuất xứ từ Trung Quốc. Nhưng trong một số trường hợp, rất khó xác định xuất xứ của một mặt hàng. Ví dụ, một công ty Ấn Độ nhập khẩu hoa quả từ Trung Quốc sau đó xuất khẩu ra các nước khác thì mã vạch sẽ hiển thị xuất xứ của hoa quả là từ Ấn Độ chứ không phải Trung Quốc. Trong trường hợp này, nếu cần thiết, bạn nên kiểm tra thêm thông tin về doanh nghiệp. Do đó, ngoài mã vạch, khi kiểm tra hàng hóa ta cần chú ý đến các yếu tố khác như kiểm tra hóa đơn chứng từ, tem chống hàng giả, thông tin nhãn phụ bằng tiếng việt đối với hàng hóa nhập khẩu, hình thức sản phẩm, độ bóng, đẹp, sắc cạnh của các đường viền, logo, vỏ bao bì, nội dung, bố cục, thông tin sản phẩm phải được ghi chi tiết, rõ ràng. Đó chỉ là những bước kiểm tra ban đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì cần liên hệ với các công ty chủ thể quyền và các cơ quan chức năng khác để phối hợp giám định, xác minh làm rõ. Ngoài cách kiểm tra thủ công như trên, có một số cách kiểm tra đơn giản có thể thực hiện như: - Down phần mềm Barcode Scanner cho Android/iOS để quét mã vạch. Phần mềm này chạy trên hệ điều hành Android ít bị lỗi hơn và kết quả đúng 90% - Hoặc vào trang web http://www.upcdatabase.com/itemform.asp Hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ của các sản phẩm giúp người tiêu dùng tránh được những mối nguy hiểm tiềm tàng từ hóa chất hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
NHỮNG HÌNH PHẠT "CHỈ CÓ THỂ LÀ TRUNG QUỐC"
Các doanh nghiệp thường ưu ái nhân viên đạt hiệu quả công việc cao và cũng thẳng tay kỷ luật nếu họ vi phạm quy định, nhưng tới mức kỳ quái và hà khắc như những công ty dưới đây thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay. 1. Bán khỏa thân chạy bộ 10km Nam nhân viên vi phạm của công ty thực phẩm ở Tứ Xuyên cởi trần chạy bộ dưới thời tiết giá rét. Tháng 2/2013, một công ty thực phẩm ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã khiến dư luận cảm thấy vô cùng bất bình trước hình phạt hà khắc mà họ dành cho nhân viên của mình. Theo quy định của công ty, từ năm 2012, những nhân viên không đạt chỉ tiêu doanh thu đã đăng ký sẽ phải chạy bộ trên đường. Không chỉ đưa ra "yêu sách" kỳ quặc, công ty này còn bắt nhân viên nam không được mặc áo mà chỉ được mặc quần short chạy bộ 10km, trong khi nhân viên nữ thì được ưu ái hơn với 5km và trang phục tự chọn. Mặc dù các nhân viên đều chấp nhận và ủng hộ hình phạt kỳ quặc này nhưng từ phương diện người ngoài nhìn vào, đây lại được coi là một hình thức kỷ luật khắc nghiệt, thiếu tôn trọng người lao động. 2. Mặc quần lót đỏ trùm ra quần dài Nhân viên nam của công ty bất động sản nọ phải ăn mặc kiểu dị hợm chạy bộ trên đường. Đầu tháng 6/2013 vừa qua, một công ty bất động sản ở Lư Châu, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã phát động cuộc thi chạy bộ. Tuy nhiên, điều đặc biệt của cuộc thi là một số nam vận động viên lại được yêu cầu mặc... quần lót đỏ trùm ra ngoài quần dài. Bộ trang phục thi đấu của những vận động viên bất đắc dĩ này đã thu hút sự chú ý của hầu hết người dân qua lại trên phố. Qua tìm hiểu, một nhân viên cho biết, hoạt động này không phải do công ty tổ chức, mà do một số chi nhánh tự nghĩ ra. Trong đó, những người phải mặc quần lót là những nhân viên có thành tích không tốt. Họ làm vậy để thể hiện quyết tâm, khích lệ bản thân cố gắng và rèn luyện khả năng chịu áp lực trong công việc. Tuy đã đưa ra lời giải thích rõ ràng, nhưng cách thức rèn luyện ý chí dị hợm kiểu này đã nhận được không ít ý kiến phản hồi tiêu cực từ phía dư luận. 3. Quỳ gối bò lê trước cổng công ty Các nữ nhân viên vừa rơi nước mắt, vừa quỳ gối bò lê trước sự chứng kiến của nhiều người qua lại. Có lẽ hình phạt quỳ gối bò lê lết giữa đường của một công ty mỹ phẩm (giấu tên) tại Trung Quốc xảy ra hồi đầu tháng 5 vừa qua được coi là một trong những hình phạt hà khắc nhất của các doanh nghiệp. Trước cảnh tượng một đoàn dài các nhân viên cả nam lẫn nữ phải quỳ gối bò lê trong bộ đồng phục công ty đã khiến những người qua đường không ngừng chú ý. Mặc dù xấu hổ nhưng các nữ nhân viên vẫn phải vừa khóc, vừa bò dưới đường. Biện hộ cho quy định khác người của mình, công ty này cho biết, đây là một hình phạt dành cho các nhân viên sau khi tình hình làm ăn của công ty quá bê bết. Họ biện minh rằng, quỳ gối bò còn là một cách "rèn luyện ý chí" trong công việc. Chứng kiến cảnh tượng này, dư luận Trung Quốc tỏ ra vô cùng bức xúc. Họ gay gắt lên tiếng chỉ trích rằng, đây là một hình thức ngược đãi người lao động cần được xóa bỏ ngay lập tức. (sưu tầm) ------------------------------------------------------------------------------- Ở Việt Nam mà có những hình phạt này thì có bị ghép vào "Tội làm nhục người khác không nhỉ?"
Việt Nam không bao giờ phụ thuộc Trung Quốc
50 năm trước, ngày 5-6-1964 trên chuyên mục “Năm cột trên trang nhất” của Cơ quan Phát thanh-Truyền hình Quốc gia Pháp ORTF, Hồ Chủ tịch khẳng định với nữ nhà báo Pháp Danielle Hunebelle quan điểm về quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc: “Jamais!” Một từ chắc nịch có nghĩa là “Không bao giờ”. Không bao giờ có thể xảy ra một sự phụ thuộc nào tổn hại đến độc lập chính trị và chủ quyền quốc gia. http://www.youtube.com/watch?v=TJyh8hGnsCs
Góc nhìn pháp lý: Giàn khoan HD981 của Trung Quốc là sai trái
Cùng xem qua vị trí đặt giàn khoan HD981 của Trung Quốc ở ảnh bên dưới: Cùng xem qua chế độ pháp lý của từng vùng để từ đó biết được sự sai trái của Trung Quốc: KHU VỰC CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ Điều 9. Nội thuỷ Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Điều 10. Chế độ pháp lý của nội thuỷ Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền. Điều 11. Lãnh hải Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Điều 12. Chế độ pháp lý của lãnh hải 1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. 2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. 3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam. Điều 13. Vùng tiếp giáp lãnh hải Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Điều 14. Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải 1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy định tại Điều 16 của Luật này đối với vùng tiếp giáp lãnh hải. 2. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. Điều 15. Vùng đặc quyền kinh tế Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều 16. Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế 1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện: a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế; b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế. 2. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. 3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan. 4. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật này. Điều 17. Thềm lục địa Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét. Điều 18. Chế độ pháp lý của thềm lục địa 1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên. 2. Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 Điều này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam. 3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa. 4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. 5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.
Săn vợ nhưng không phải cho mình mà lạ cho các đại gia có nhu cầu tìm vợ với tiêu chuẩn cao - đây là công việc hàng ngày của anh Gao Yongxiang, 25 tuổi là một trong những "thợ săn tình" hàng đầu ở Trung Quốc hiện nay, một nhánh mới trong nghề mai mối đang nở rộ ở quốc gia này. Khu vực làm việc của anh thường là ở các khu trung tâm, thương mại hay các trường đại học nhằm tuyển các cô gái hay chàng trai có điều kiện chuẩn về ngoại hình, dáng dấp, tính cách, chiều cao và cân nặng dựa trên yêu cầu của khách hàng. Các ứng viên xếp hàng chờ phỏng vấn xin làm “thợ săn tình“ với mức lương bình quân năm 250.000 nhân dân tệ (41.000 USD) cộng một xe hơi. Công ty anh chuyên nhắm đến đối tượng khách hàng là giới nhà giàu Trung Quốc, hầu hết là đàn ông, đôi khi có cả phụ nữ, những người sẵn sàng chi ra ít nhất 10.000 nhân dân tệ (1.600 USD) để thuê "thợ săn" Để làm được việc này anh gao cho biết cần phải có khả năng nói chuyệnm thuyết phục để các cô gái có thể cho anh những thông tin cần thiết ngay lần nói chuyện đầu tiên và đồng ý được chụp ảnh. Các "thợ săn" thành công, những người tìm được bạn đời đáp ứng các tiêu chí của khách hàng, được thưởng thêm 30.000 USD, gấp 5 lần mức lương bình quân hàng năm của họ. Đây có lẽ là một ngành có thu nhập cũng khá cao tại Trung Quốc. Không chỉ có nhu cầu kiếm vợ trong nước mà các vị "đại gia" Trung Quốccũng có nhu cầu kiếm vợ tại Việt Nam rất cao, hàng năm lúc nào cũng có các đợt tuyển vợ cho họ, và liệu nghề "tuyển vợ" tại Việt Nam như vậy có được xem là hợp pháp? Theo Vnexpress
Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động sai trái, ngang ngược! Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi trở về từ vùng biển Hoàng Sa (ảnh chụp chiều 15-5) - Ảnh: HỮU KHÁ TTO - Hôm nay 16-5, Hội Nghề cá VN chính thức có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao, Ban đối ngoại T.Ư “phản đối kịch liệt những hành động sai trái, ngang ngược, có hệ thống của phía Trung Quốc (TQ)”. Theo Hội Nghề cá VN, việc đội tàu cá TQ gồm 32 chiếc, trong đó có cả tàu hậu cần cỡ lớn đang triển khai hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa của VN là hành động tiếp theo kể từ khi 30 tàu cá của tỉnh Hải Nam, TQ tới Trường Sa hồi tháng 7-2012. Ngoài hành động này, TQ còn thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển thuộc chủ quyền VN từ 16-5 đến 1-8. Trước những hành động “sai trái, ngang ngược” kể trên, Hội Nghề cá VN yêu cầu “TQ chấm dứt ngay và không tái diễn những hành động trên”. Theo tổ chức này, việc TQ đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông, với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển thuộc chủ quyền của VN là vi phạm chủ quyền của VN, quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN theo công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, không phù hợp với tinh thần tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)”. Hội Nghề cá VN đề nghị các cơ quan chức năng cần lên tiếng phản đối mạnh mẽ và có biện pháp quyết liệt, ngăn chặn những hành động vi phạm của TQ, yêu cầu TQ rút toàn bộ tàu thuyền ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền VN, nhằm bảo vệ sản xuất và tài nguyên biển, giữ vững an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Theo công văn, Hội Nghề cá VN sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền, động viên ngư dân yên tâm bám biển sản xuất, thực hiện đúng luật pháp quốc tế về biển, hợp tác, hỗ trợ nhau trong sản xuất để đạt hiệu quả cao. Nguồn từ tuoitre.vn (Đ.BÌNH) Cộng đồng DanLuat cùng hưởng ứng: "phản đối kịch liệt những hành động sai trái, ngang ngược, có hệ thống của phía Trung Quốc"
Xử lý thế nào với sách dành cho trẻ em in cờ Trung Quốc?
Trong cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí có hình ảnh lá cờ Trung Quốc trên một ngôi trường. Trang 16 cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí đăng cờ của Trung Quốc - Ảnh: THUẬN THẮNG Xem kỹ, chúng tôi thấy cuốn sách được trình bày khá bắt mắt, trang 4 có ghi "Nhiều tác giả" chứ không công bố cụ thể tác giả nào, và "Chịu trách nhiệm xuất bản: Bùi Thị Hương. Liên kết xuất bản và phát hành tại: Công ty văn hóa Hương Thủy". Ở trang 5 có phần "Lời giới thiệu": "Nối tiếp giai đoạn mầm non là vấn đề khó khăn đối với cả cha mẹ và con trẻ. Bộ sách Chuẩn bị toàn diện cho trẻ bước vào lớp 1 là bộ sách giới thiệu các kiến thức trên nhiều phương diện cần thiết cho trẻ bước vào giai đoạn tiểu học [...]. Cuốn sách được biên tập dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ÐT cùng với những vấn đề trẻ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày [...]" Trang 16 của cuốn a là trang dành cho bé tập kể chuyện với câu hỏi: "Trong tranh đã xảy ra chuyện gì nhỉ? Bé quan sát kỹ tranh, sau đó căn cứ vào nội dung trong tranh kể cho mọi người nghe một câu chuyện nhé". Phía dưới là bức tranh vẽ một em bé và một người phụ nữ đang đứng trước ngôi trường học. Ðiều đáng nói là trên cổng trường có cắm cờ đỏ nhưng không phải cờ Việt Nam mà lại là cờ Trung Quốc (tranh vẽ rất rõ nét, có lẽ vì vậy nên em bé 5 tuổi cũng phát hiện "không phải cờ nước mình"). Khi chúng tôi đưa bức tranh trong sách cho một em học sinh tiểu học xem, kèm câu hỏi "đã xảy ra chuyện gì nhỉ", em cũng thốt lên: "Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?". Cổng trường có cắm cờ đỏ nhưng không phải cờ Việt Nam trong trang 16 của cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ - Ảnh: CHÂU ANH Theo Bà Bùi Thị Hương - giám đốc NXB Dân Trí, người chịu trách nhiệm xuất bản "Chúng tôi đã kiểm tra hợp đồng bản quyền thì thấy các điều khoản trong đó rất chặt chẽ, đơn vị phát hành sách phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi". "Hình ảnh trong sách là hình ảnh trường của Trung Quốc thì phải treo cờ Trung Quốc chứ không thể treo cờ Việt Nam được. Tôi thấy nội dung và hình ảnh rất bình thường, không có gì nặng nề" Ông Phạm Tất Dong - phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cơ quan chủ quản của NXB Dân Trí "Tuy tôi chưa xem cuốn sách đó, nhưng tôi thấy một cuốn sách được ghi rõ là biên soạn cho trẻ em Việt Nam, theo chương trình giáo dục Việt Nam thì nội dung, hình ảnh phải phù hợp với trẻ em Việt Nam, và trong hình ảnh ngôi trường không thể vẽ cờ Trung Quốc". Bà Ngô Thị Hợp - phụ trách Vụ GD mầm non Bộ GD-ÐT "Chúng tôi không biết về cuốn sách này vì NXB Dân Trí không trao đổi hay hỏi ý kiến chúng tôi. Vì vậy, NXB Dân Trí phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung, hình thức của cuốn sách". ThS Nguyễn Thị Kim Thanh (nguyên trưởng phòng giáo dục mầm non Sở GD-ÐT TP.HCM) Cuốn sách trên phải được chỉnh sửa cho đúng, cho trẻ em Việt Nam hiểu rằng: cờ Tổ quốc chỉ có một mà thôi. Những nội dung gì thuộc về đất nước, về Tổ quốc bắt buộc phải chính xác chứ không phải là chuyện cổ tích mà tưởng tượng, hư cấu. Theo tuoitre.vn Như vậy trong trường hợp này, nếu 1 cuốn sách được xuất bản dành cho trẻ em Việt Nam, với mục đích giáo dục và phát triển kỹ năng của trẻ từ nhỏ, thì liệu việc để cờ Trung Quốc có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của các em nhỏ? Ở đây theo lập luận của Bà Hương thì NXB thỏa thuận việc không thay đổi hình ảnh lá cờ bên trên từ nguyên gốc trong điều khoản giữ nguyên bản quyền. Nếu ép buộc họ phải thay đổi như vậy có được phép?
Sự việc áo ngực xuất xứ từ Trung Quốc có chứa “hóa chất” độc hại đã gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. Nhiều câu hỏi được đặt ra ở đây: Một là, trong áo ngực có chứa “hóa chất” độc hại với mục đích gì? Trong khi yêu tố hàng đầu của nhà kinh doanh là lợi nhuận, nhằm làm giảm giá thành sản phẩm đến mức thấp nhất để bán chạy hàng, tuy nhiên trong trường hợp này việc có thêm hóa chất trong áo ngực rõ ràng “tình hình” không còn nằm ở khía cạnh kinh doanh. Hai là, tuy áo ngực có “khuyến mãi” thêm “thuốc” nhưng giá vẫn cứ rẻ. Đây là 1 điều khó hiểu. Ba là, “con đường” nào mà áo ngực “giảm” lại vào Việt Nam? Cơ quan chức năng có lỗi gì trong trường hợp này không? Có thể thấy, ở Việt Nam điều gì quản lý không được thì cấm (ví dụ: đốt pháo, đánh bài...) liệu có khi nào cấm người dân mặc áo ngực hay không? Vấn đề đặt ra thấy hơi “nực cười”, nhưng có còn cách nào khác để bảo vệ người dân lúc này. Bởi tâm lý thích hàng giá rẻ mà quên đi chất lượng, sức khỏe đã ăn sâu vào trong máu của người Việt Nam. Có người sẽ bảo rằng: Cấm nhập hàng Trung Quốc là “OK” thôi, nhưng vấn đề nó không đơn giản như vậy, trong khi Việt Nam đã là thành viên của WTO. Hoặc tăng cường khâu "gác cổng" đối với loại hàng này, nhưng khả năng "gác cổng" của cơ quan chức năng cực kỳ thấp (nào là gà lậu, chân gà lậu...). Nhưng nếu có quy định cấm mặc áo ngực trong tương lai, có lẽ nó sẽ bảo vệ được sức khỏe của người dân; nhưng dường như đó là điều không thể bởi yếu tố “VĂN HÓA VIỆT”. Song khi nào người dân còn dùng áo ngực thì khi đó “thuốc độc” Trung Quốc" sẽ còn kề bên! Bởi vậy, trước hết người dân cần cân nhắc để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất!
Trung Quốc: Hành xử Đàn Em, Tư duy Con cháu... - Phản đối tư duy "Trọng Tàu - Tự kỷ" của VN
Sau khi đọc bài viết của 1 số báo, cũng như 1 số bài viết trong Dân luật, và nhiều nguồn thông tin khác Dinhlex muốn viết ra bài này để đưa ra 1 quan điểm, đó là: "Phản đối lối tư duy Trọng Tàu - Tự Kỷ của con người Việt Nam" ---------------------- Gần đây, các biểu ngữ, câu từ phổ biến được biết đến kiểu như " Trung Quốc Vĩ Đại - Xử sự tầm thường" Hay " Đất nước Trung Quốc to lớn và Hùng Mạnh" và "ngài Chủ tịch vĩ đại của TQ" trong bài "Thư gửi chủ tịch nước Trung Quốc" mà bạn Kajnodo đã đăng... => Tất cả đều thể hiện cái lối tư duy mà Dinhlex gọi đó là " Trong Tàu - Tự kỷ" Vậy, thử hỏi: Đất nước Trung Quốc là gì mà rất nhiều người dân VN vẫn gọi đó là "Đất nước Trung Quốc Vĩ Đại"?? và nước Việt Nam ta là gì mà người dân và đất nước VN luôn tự khép mình trước đất nước TQ láng giềng ?? => XIN TRẢ LỜI RẰNG: Đất nước Trung Quốc chỉ đáng bậc Đàn Em của Việt Nam trong cách Ứng Xử, và chỉ đáng bậc Con Cháu của Việt Nam trong lối tư duy. Bởi lẽ: - Thứ 1: VỀ CÁCH ỨNG XỬ TQ chẳng hề biết đến quan hệ ngoại giao có thể được gọi là "anh em máu thịt" giữa 2 nước Việt - Trung trong suốt thời kỳ chiến tranh Chống Mỹ, chống đế quốc. Chẳng hề biết đến quan hệ láng giềng hữu nghị mà 2 nước đã nêu trong 16 chữ vàng TQ cũng chẳng thèm để ý đến cam kết của mình trong bản Tuyên bố về ứng xử ở Biển đông DOC TQ chẳng thèm quan tâm đến Luật pháp Quốc tế - hành xử trái ngược với Công Ước Luật Biển QT 1982 mà TQ đã tham gia. ........ Chính bởi lẽ ấy, TQ đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền lãnh hải ra tận Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, ngang nhiên tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa với thuyết chủ quyền theo "Đường Lưỡi Bò" hết sức vô lý. ngang nhiên bắt bớ, cướp phá, và bắn giết ngư dân Việt Nam trên chính lãnh hải thuộc Chủ quyền Việt Nam. => Như vậy, thử hỏi rằng: Cách ứng xử này của Trung Quốc có xứng đáng làm bậc Đàn Em của Việt Nam hay không??? - Thứ 2: VỀ LỐI TƯ DUY Về tư duy thì ai cũng biết về cái gọi là "Tư tưởng Đại Hán" của thằng Tàu, và nó đã ngấm vào máu thịt của nhà cầm quyền TQ. Kéo theo đó là lối tư duy "Lấy Thịt Đè Người" của chúng. Cái "tư tưởng Đại Hán" và tư duy "Lấy thịt đè người" đó quyết định việc hành xử trong nước cũng như quốc tế. Về vấn đề nội bộ trong nước TQ thì dinhlex ko bàn, nhưng qua các sự kiện tại về Đài Loan, Tân Cương thì ít nhiều mọi người cũng biết. Còn về hành xử trong quan hệ Quốc tế thì như đã nói ở trên, cách hành xử Bành Trướng, Ngạo mạn và Ngang ngược của TQ khiến cả Thế Giới không ai không lên tiếng. Cái tư duy Tự cao, Tự đại của thằng TQ đó Chỉ phù hợp với thời kỳ Đồ Đá của nhân loại mà thôi Lối tư duy và ứng xử đó chỉ phù hợp với cái thời kỳ mà con người ta đối xử với nhau không phải bằng "Lễ và Nghĩa của ông Khổng Tử", mà Con người ta đối xử với nhau bằng Sức mạnh của tứ chi - là cách ứng xử bản năng của Thế Giới Động Vật chứ không phải hoặc chưa phải của con người. => Như vậy, thử hỏi rằng: Lối tư duy Đại Hán tự cao, tự đại, bành trướng, ngạo mạn và Ngang ngược này của TQ có Xứng đáng làm Bậc Con Cháu của Việt Nam ta hay không?? ------------------------------- Hãy Biết Tự Tôn Vị thế Dân Tộc Việt - và Nhìn nhận đúng Bản Chất vị láng giềng. Và theo như bác nói, đừng nên áp dụng cái chính sách "Xin giặc rủ lòng thương" => Tất cả vì 1 Việt Nam: ĐỘC LẬP - TỰ CƯỜNG
Re:DanLuat nói về Hoàng Sa- Trường Sa
Những thước phim mới và chi tiết nhất về vụ tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam Xin đăng tải thêm chi tiết quá trình các tàu Hải giám Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, cắt cáp tham dò địa chấn, uy hiếp tàu Bình Minh 02. Hình ảnh do các thủy thủ có mặt trên tàu Bình Minh 02 ghi lại. Nguồn: petrotimes