“Hối lộ tình dục” có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực đã bổ sung, sửa đổi một số nội dung của Chương XXIII các Tội phạm về chức vụ nhằm hoàn thiện quy định pháp luật theo hướng mở rộng hành vi sẽ bị xử lý hình sự. Theo đó, đối với tội Nhận hối lộ, ngoài lợi ích vật chất như Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 quy định thì Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung hành vi nhận lối lộ bằng “lợi ích phi vật chất”. Khoản 1 Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội nhận hối lộ như sau: “1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Lợi ích phi vật chất”. Lợi ích phi vật chất là lợi ích không quy đổi được thành tiền hay tài sản khác, hành vi nhận hối lộ lợi ích phi vật chất bao trùm cả hành vi “nhận hối lộ tình dục”. Như vậy, người nhận “hối lộ tình dục”, “đổi tình lấy chức”… cũng bị xử lý hình sự như nhận các lợi ích vật chất về tiền bạc, tài sản. Người có hành vi “hối lộ tình dục” sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Việc bổ sung hành vi nhận hối lộ lợi ích phi vật chất này sẽ góp phần tích cực bảo vệ hạnh phúc gia đình; đồng thời đáp ứng yêu cầu đấu tranh về phòng, chống tội phạm tham nhũng ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc xác định hành vi phạm tội này trên thực tế là tương đối khó. Trên thực tế, chưa có trường hợp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi “Nhận hối lộ tình dục”. Việc phát hiện, chứng minh hành vi nhận hội lộ tình dục để truy cứu trách nhiệm về hành vi này sẽ là bài toán khó đối với cơ quan tiến hành tố tụng. Hy vọng, quy định này sẽ không bị lợi dụng, biến tướng nhằm thực hiện những hành vi hối lộ tinh vi trong xã hội hiện nay.
Tranh luận pháp lý: Nhận hối lộ tình dục có thể bị tử hình hay không?
Theo Điều 354 của Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 thì hành vi nhận “lợi ích phi vật chất” để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ cũng được coi là nhận hối lộ. Nhận hối lộ tình dục có thể bị tử hình Như vậy, hành vi nhận hối lộ tình dục, nhận hối lộ tình cảm,… cũng là yếu tố cấu thành tội nhận hối lộ và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Mặt khác, Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định rõ việc nhận hối lộ bằng vật chất, phi vật chất và khung hình phạt tăng nặng tương ứng. Đơn cử, người nhận hối lộ bằng vật chất có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên; hoặc nhận hối lộ bằng vật chất dưới 1 tỷ đồng hoặc nhận hối lộ phi vật chất mà gây thiệt hại tài sản từ 5 tỷ đồng trở lên sẽ bị phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Như vậy, người nào nhận hối lộ tình dục để làm hoặc không làm việc nào đó một cách trái pháp luật gây thiệt hại tài sản từ 5 tỷ đồng trở lên cũng sẽ bị phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Không có chuyện nhận hối lộ tình dục bị tử hình!!! Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng “không có chuyện nhận hối lộ tình dục bị tử hình, người nào nhận hối lộ tình dục chỉ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”. Không hiểu tại sao lại có quan điểm như vậy; xét về mặt logic theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 lẫn thực tiễn thì quan điểm nêu trên hoàn toàn không chính xác, cụ thể như sau: - Một là, Bộ luật Hình sự 2015 không có quy định nào cho rằng việc nhận hối lộ tình dục nói riêng và nhận hối lộ bằng lợi ích phi vật chất nói chung chỉ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. - Hai là, xét về thực tiễn, nếu một người nào đó nhận hối lộ 2 triệu đồng mà gây thiệt hại tài sản lên đến 5 tỷ đồng thì có thể bị phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Vậy tại sao khi họ nhận hối lộ tình dục rồi gây thiệt hại lên đến 5 tỷ đồng, thậm chí nhiều hơn chỉ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Than ôi! Vạn sự trên đời đều có cái lý của nó, song hiện tại tôi và nhiều người chưa hiểu rõ cái lý nào mà người ta nêu ra quan điểm “không có chuyện nhận hối lộ tình dục bị tử hình”. Rất mong quý anh/chị Dân Luật dành chút thời gian quý giá của mình để giải đáp giúp tôi và mọi người. Trân trọng cảm ơn!
“Hối lộ tình dục” có phạm tội tội nhận hối lộ???
Nghiên cứu sự khác nhau giữa BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) và BLHS 2015 về tội nhận hối lộ Theo như quy định tại BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) thì việc cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc gián tiếp nhận tiền,tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kì hình thức nào và thực hiện việc làm một việc hoặc không làm một việc vì lợi ích của người yêu cầu đưa hối lộ. Theo đó, tiền ở đây là các loại tiền được lưu thông hợp pháp. Các lợi ích vật chất khác là các lợi ích vật chất phải quy đổi ra được bằng tiền. Chủ thể thực hiện việc nhận hối lộ ở đây là người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu từ người đưa hối lộ. Và theo như Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định tại Điều 279 của BLHS 1999 thì cũng chỉ đưa ra các trường hợp áp dụng đối với việc nhận hối lộ là các loại lợi ích vật chất mà hoàn toàn không đề cập đến yếu tố tinh thần. Nhưng về vấn đề thực tiễn, có rất nhiều trường hợp bên nhận hối lộ và bên đưa hối lộ về loại lợi ích phi vật chất, đó có thể là khen thưởng, thành tích, danh hiệu, “mua quan bán chức” và hơn nữa đó còn có thể là hối lộ về tình dục. Đây là vấn đề dường như khá phổ biến hiện nay, tại các hội thảo hoàn thiện về BLHS 1999 thì cũng đã có quan điểm đưa ra về vấn đề hối lộ tình dục (hối lộ các lợi ích phi vật chất) nhưng đến nay vẫn chưa được áp dụng. Theo đó, BLHS năm 1999 quy định: “1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Gây hậu quả nghiêm trọng; b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.” Các quy định tại BLHS năm 1999 chỉ quy định lợi ích vật chất là đối tượng tác động của tội này. Qua những hiện trạng của loại tội phạm này hiện nay, nhà làm luật đã có sự sửa đổi bổ sung quy định trên tại Điều 354 BLHS 2015 (có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2015) như sau : “1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Lợi ích phi vật chất.” Ở đây, luật mớiđã có sự bổ sung về đối tượng, trong đó lợi ích phi vật chất cũng là đối tượng tác động của tội này. Thiết nghĩ, việc quy định như vậy là phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, thực trạng của loại tội phạm này hiện nay, góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của nước ta. Để những trường hợp hối lộ về những lợi ích phi vật chất không còn là một lỗ hổng trong hệ thống pháp luật hình sự
Nhận hối lộ tình dục bị phạt 1 triệu đồng
Thời gian qua, dư luận đặt ra câu hỏi: Nhận hối lộ tình dục sẽ bị xử lý như thế nào? Không thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ Dù gọi là “hối lộ tình dục” nhưng hành vi nêu trên không cấu thành Tội nhận hối lộ tại điều 279 Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung bởi năm 2009) cũng như không cấu thành bất kỳ tội danh nào khác. Điều 279. Tội nhận hối lộ 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Gây hậu quả nghiêm trọng; b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Yếu tố bắt buộc để cấu thành Tội nhận hối lộ là đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. Trong khi đó, tình dục không phải là tiền, tài sản và cũng không phải lợi ích vật chất nên không thể truy cứu trách nhiệm hình sự người nhận hối lộ tình dục. Có thể xử phạt hành chính Trong trường hợp này có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với người nhân hối lộ mại dâm theo điều 22 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Điều 22. Hành vi mua dâm 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm. Mua dâm là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất trả cho người khác để thực hiện hành vi giao cấu với họ. Chắc chắn rằng trong các “phi vụ nhận hối lộ tình dục” thì người Nhận sẽ trả cho người Đưa một lợi ích vật chất khác. Ngoài hình thức xử phạt vi phạm hành chính nêu trên thì người nhận hối lộ còn chịu phải các hình thức xử lý sau: - Nếu trường hợp người nhận hối lộ tình dục là Đảng viên thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. - Nếu sau việc nhận hối lộ tình dục là hành vi trả bằng lợi ích vật chất khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, Nhân dân … thì tùy mức độ của hậu quả gây ra mà bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
“Hối lộ tình dục” có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực đã bổ sung, sửa đổi một số nội dung của Chương XXIII các Tội phạm về chức vụ nhằm hoàn thiện quy định pháp luật theo hướng mở rộng hành vi sẽ bị xử lý hình sự. Theo đó, đối với tội Nhận hối lộ, ngoài lợi ích vật chất như Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 quy định thì Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung hành vi nhận lối lộ bằng “lợi ích phi vật chất”. Khoản 1 Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội nhận hối lộ như sau: “1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Lợi ích phi vật chất”. Lợi ích phi vật chất là lợi ích không quy đổi được thành tiền hay tài sản khác, hành vi nhận hối lộ lợi ích phi vật chất bao trùm cả hành vi “nhận hối lộ tình dục”. Như vậy, người nhận “hối lộ tình dục”, “đổi tình lấy chức”… cũng bị xử lý hình sự như nhận các lợi ích vật chất về tiền bạc, tài sản. Người có hành vi “hối lộ tình dục” sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Việc bổ sung hành vi nhận hối lộ lợi ích phi vật chất này sẽ góp phần tích cực bảo vệ hạnh phúc gia đình; đồng thời đáp ứng yêu cầu đấu tranh về phòng, chống tội phạm tham nhũng ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc xác định hành vi phạm tội này trên thực tế là tương đối khó. Trên thực tế, chưa có trường hợp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi “Nhận hối lộ tình dục”. Việc phát hiện, chứng minh hành vi nhận hội lộ tình dục để truy cứu trách nhiệm về hành vi này sẽ là bài toán khó đối với cơ quan tiến hành tố tụng. Hy vọng, quy định này sẽ không bị lợi dụng, biến tướng nhằm thực hiện những hành vi hối lộ tinh vi trong xã hội hiện nay.
Tranh luận pháp lý: Nhận hối lộ tình dục có thể bị tử hình hay không?
Theo Điều 354 của Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 thì hành vi nhận “lợi ích phi vật chất” để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ cũng được coi là nhận hối lộ. Nhận hối lộ tình dục có thể bị tử hình Như vậy, hành vi nhận hối lộ tình dục, nhận hối lộ tình cảm,… cũng là yếu tố cấu thành tội nhận hối lộ và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Mặt khác, Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định rõ việc nhận hối lộ bằng vật chất, phi vật chất và khung hình phạt tăng nặng tương ứng. Đơn cử, người nhận hối lộ bằng vật chất có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên; hoặc nhận hối lộ bằng vật chất dưới 1 tỷ đồng hoặc nhận hối lộ phi vật chất mà gây thiệt hại tài sản từ 5 tỷ đồng trở lên sẽ bị phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Như vậy, người nào nhận hối lộ tình dục để làm hoặc không làm việc nào đó một cách trái pháp luật gây thiệt hại tài sản từ 5 tỷ đồng trở lên cũng sẽ bị phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Không có chuyện nhận hối lộ tình dục bị tử hình!!! Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng “không có chuyện nhận hối lộ tình dục bị tử hình, người nào nhận hối lộ tình dục chỉ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”. Không hiểu tại sao lại có quan điểm như vậy; xét về mặt logic theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 lẫn thực tiễn thì quan điểm nêu trên hoàn toàn không chính xác, cụ thể như sau: - Một là, Bộ luật Hình sự 2015 không có quy định nào cho rằng việc nhận hối lộ tình dục nói riêng và nhận hối lộ bằng lợi ích phi vật chất nói chung chỉ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. - Hai là, xét về thực tiễn, nếu một người nào đó nhận hối lộ 2 triệu đồng mà gây thiệt hại tài sản lên đến 5 tỷ đồng thì có thể bị phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Vậy tại sao khi họ nhận hối lộ tình dục rồi gây thiệt hại lên đến 5 tỷ đồng, thậm chí nhiều hơn chỉ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Than ôi! Vạn sự trên đời đều có cái lý của nó, song hiện tại tôi và nhiều người chưa hiểu rõ cái lý nào mà người ta nêu ra quan điểm “không có chuyện nhận hối lộ tình dục bị tử hình”. Rất mong quý anh/chị Dân Luật dành chút thời gian quý giá của mình để giải đáp giúp tôi và mọi người. Trân trọng cảm ơn!
“Hối lộ tình dục” có phạm tội tội nhận hối lộ???
Nghiên cứu sự khác nhau giữa BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) và BLHS 2015 về tội nhận hối lộ Theo như quy định tại BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) thì việc cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc gián tiếp nhận tiền,tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kì hình thức nào và thực hiện việc làm một việc hoặc không làm một việc vì lợi ích của người yêu cầu đưa hối lộ. Theo đó, tiền ở đây là các loại tiền được lưu thông hợp pháp. Các lợi ích vật chất khác là các lợi ích vật chất phải quy đổi ra được bằng tiền. Chủ thể thực hiện việc nhận hối lộ ở đây là người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu từ người đưa hối lộ. Và theo như Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định tại Điều 279 của BLHS 1999 thì cũng chỉ đưa ra các trường hợp áp dụng đối với việc nhận hối lộ là các loại lợi ích vật chất mà hoàn toàn không đề cập đến yếu tố tinh thần. Nhưng về vấn đề thực tiễn, có rất nhiều trường hợp bên nhận hối lộ và bên đưa hối lộ về loại lợi ích phi vật chất, đó có thể là khen thưởng, thành tích, danh hiệu, “mua quan bán chức” và hơn nữa đó còn có thể là hối lộ về tình dục. Đây là vấn đề dường như khá phổ biến hiện nay, tại các hội thảo hoàn thiện về BLHS 1999 thì cũng đã có quan điểm đưa ra về vấn đề hối lộ tình dục (hối lộ các lợi ích phi vật chất) nhưng đến nay vẫn chưa được áp dụng. Theo đó, BLHS năm 1999 quy định: “1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Gây hậu quả nghiêm trọng; b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.” Các quy định tại BLHS năm 1999 chỉ quy định lợi ích vật chất là đối tượng tác động của tội này. Qua những hiện trạng của loại tội phạm này hiện nay, nhà làm luật đã có sự sửa đổi bổ sung quy định trên tại Điều 354 BLHS 2015 (có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2015) như sau : “1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Lợi ích phi vật chất.” Ở đây, luật mớiđã có sự bổ sung về đối tượng, trong đó lợi ích phi vật chất cũng là đối tượng tác động của tội này. Thiết nghĩ, việc quy định như vậy là phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, thực trạng của loại tội phạm này hiện nay, góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của nước ta. Để những trường hợp hối lộ về những lợi ích phi vật chất không còn là một lỗ hổng trong hệ thống pháp luật hình sự
Nhận hối lộ tình dục bị phạt 1 triệu đồng
Thời gian qua, dư luận đặt ra câu hỏi: Nhận hối lộ tình dục sẽ bị xử lý như thế nào? Không thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ Dù gọi là “hối lộ tình dục” nhưng hành vi nêu trên không cấu thành Tội nhận hối lộ tại điều 279 Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung bởi năm 2009) cũng như không cấu thành bất kỳ tội danh nào khác. Điều 279. Tội nhận hối lộ 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Gây hậu quả nghiêm trọng; b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Yếu tố bắt buộc để cấu thành Tội nhận hối lộ là đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. Trong khi đó, tình dục không phải là tiền, tài sản và cũng không phải lợi ích vật chất nên không thể truy cứu trách nhiệm hình sự người nhận hối lộ tình dục. Có thể xử phạt hành chính Trong trường hợp này có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với người nhân hối lộ mại dâm theo điều 22 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Điều 22. Hành vi mua dâm 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm. Mua dâm là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất trả cho người khác để thực hiện hành vi giao cấu với họ. Chắc chắn rằng trong các “phi vụ nhận hối lộ tình dục” thì người Nhận sẽ trả cho người Đưa một lợi ích vật chất khác. Ngoài hình thức xử phạt vi phạm hành chính nêu trên thì người nhận hối lộ còn chịu phải các hình thức xử lý sau: - Nếu trường hợp người nhận hối lộ tình dục là Đảng viên thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. - Nếu sau việc nhận hối lộ tình dục là hành vi trả bằng lợi ích vật chất khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, Nhân dân … thì tùy mức độ của hậu quả gây ra mà bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.