Khi bỏ Sổ hộ khẩu, chuyển nhượng QSDĐ cần những giấy tờ gì?
Kể từ khi chính thức bỏ Sổ hộ khẩu, nhiều người dân lo lắng không biết khi thực hiện các giao dịch liên quan, nhất là giao dịch nhà đất sẽ thực hiện như thế nào? Cần giấy tờ gì để thay thế Sổ hổ khẩu giấy khi chuyển nhượng đất? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Trước khi Sổ hộ khẩu giấy bị “khai tử” chuyển nhượng GCN QSDĐ cần giấy tờ gì? Trong quá trình chuyển nhượng, sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người mua và người bán trước đó buộc phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ như: - Sổ hộ khẩu - Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã lập gia đình) hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân. Khi đó, việc thiếu sổ hộ khẩu sẽ không thể thực hiện được chuyển nhượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/nhà đất. Thế nhưng, kể từ ngày 01/01/2023, sổ hộ khẩu hết giá trị sử dụng theo quy định tại Điều 38 của Luật Cư trú 2020 (có hiệu lực từ 01/7/2021). Như vậy, người mua, bán sẽ không cần phải mang sổ hộ khẩu xuất trình tại văn phòng công chứng đất đai. Từ năm 2023, chuyển nhượng GCN QSDĐ cần giấy tờ gì? Theo đó, ngày 21/12/2022 cũng đã có Nghị định 104/2022/NĐ-CP chính thức quy định về bỏ Sổ hộ khẩu giấy từ năm 2023. Khi Sổ hộ khẩu giấy bị khai tử, người dân có thể dùng một trong các loại giấy tờ sau khi thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, thuế, nhà ở, nhà ở xã hội: - Thẻ Căn cước công dân - Chứng minh nhân dân - Giấy xác nhận thông tin về cư trú - Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong CSDL quốc gia về dân cư. Như vậy, việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong 04 phương thức căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP, bao gồm: Phương thức 1: Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia; Phương thức 2: Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID; Phương thức 3: Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp; Phương thức 4: Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức nêu tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú (đã nêu ở mục trên). Việc yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú được nêu cụ thể trong quyết định công bố thủ tục hành chính của bộ, cơ quan, địa phương hoặc các văn bản thông báo dịch vụ của cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Luật cư trú 2020 Luật cư trú 2020 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 10 ngày 13/11/2020 theo đó: - Bỏ toàn bộ các thủ tục về cấp đổi sổ hộ khẩu, cấp lại sổ hộ khẩu, cấp giấy chuyển hộ khẩu, cấp đổi sổ tạm trú, cấp lại sổ tạm trú, điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú, gia hạn tạm trú (Khoản 3 Điều 38) - Bổ sung trường hợp bị xoá đăng ký thường trú. Ngoài các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú như hiện nay, xem chi tiết các trường hợp TẠI ĐÂY - Luật bổ sung quy định điều kiện đăng ký thường trú vào chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ. Cụ thể, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ nếu bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08m2 sàn/người (Điểm b Khoản 3 Điều 20). Đồng thời, phải được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ. - Xóa điều kiện riêng khi muốn nhập khẩu các thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng nghĩa, công dân khi muốn đăng ký thường trú vào TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không bị phân biệt về điều kiện. Luật Cư trú gồm 7 chương với 38 điều. Luật có hiệu lực từ 01/07/2021 thay thế Luật cư trú 2006 và Luật cư trú sửa đổi 2013. Xem chi tiết cụ thể Luật tại file đính kèm:
Mới: Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp được sử dụng đến hết 31/12/2022
Đây là nội dung mới được tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, với 93,15% đại biểu Quốc hội tán thành luật cư trú (sửa đổi) được thông qua. Theo đó, Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/ 2021. Luật Cư trú 2006 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật 2013 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Theo đó, kể từ ngày Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai báo về cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định cấm lợi dụng việc thực hiện quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Làm giả giấy tờ, tài liệu, dữ liệu về cư trú; sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú Xem chi tiết: TẠI ĐÂY Xem thêm: Bỏ sổ hộ khẩu giấy, người dân sẽ được lợi gì?
Bỏ sổ hộ khẩu giấy, người dân sẽ được lợi gì?
Tại dự thảo Luật Cư trú sửa đổi, Bộ Công an đề xuất về việc thay đổi quản lý cư trú từ sổ hộ khẩu giấy sang mã số định danh, vậy người dân được lợi gì? Bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy, cảnh sát quản lý cư trú bằng cách nào? Bộ Công an trả lời Việc thay thế phương thức quản lý dân cư thông qua sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng phương thức quản lý theo số định danh cá nhân, cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, giảm những chi phí mà hiện nay người dân, doanh nghiệp đang phải chi trả trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính. Công dân làm các thủ tục hành chính có liên quan sẽ không cần xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú mà sẽ được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua mã số định danh cá nhân. Khi quản lý cư trú bằng mã số định danh, người dân sẽ được cập nhật, khai thác thông tin của mình trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi giải quyết các thủ tục hành chính sẽ thay thế cho việc phải xuất trình hoặc nộp bản sao có chứng thực các giấy tờ công dân khi thực hiện thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý, giảm chi phí và thời gian đi lại của nhân dân, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Khi bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, cảnh sát sẽ dựa trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua mã số định danh cá nhân để quản lý công dân. Khi tham gia các giao dịch, công dân có thể xuất trình Căn cước công dân (có thông tin về số định danh cá nhân) để cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin về nơi cư trú của công dân đã cung cấp với thông tin có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, không bắt buộc công dân phải xuất trình giấy tờ xác nhận về cư trú. Bên cạnh đó, khi triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an sẽ nghiên cứu để có nhiều hình thức khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu bảo đảm tính thông suốt, liên tục và dễ tiếp cận, dễ dử dụng, tạo thuận lợi tối đa cho công dân. Để chuẩn bị cho phương án bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, Bộ Công an đã rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú để đề xuất sửa đổi, bổ sung bảo đảm thống nhất, đồng bộ. Theo đó, các cơ quan nhà nước sẽ hạn chế các thủ tục hành chính có yêu cầu xuất trình giấy tờ xác nhận về cư trú, hạn chế các thủ tục hành chính có yêu cầu xuất trình giấy tờ xác nhận về cư trú để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật này. Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia đi vào vận hành hoạt động và được kết nối, chia sẻ, khai thác sử dụng chung thì công dân được sử dụng số định danh cá nhân để xác định thông tin nhân thân, thông tin về nơi cư trú; cơ quan Nhà nước không được yêu cầu người dân phải nộp thêm giấy tờ xác nhận về cư trú khi thực hiện các thủ tục hành chính. Bá Đô Theo Vnexpress
Nhiều lợi ích trong quản lý cư trú bằng mã số định danh
Trong phiên thảo luận tại Quốc hội về dự án Luật Cư trú (sửa đổi) vừa qua, dù có không ít ý kiến băn khoăn, song Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, vẫn kiên quyết đề nghị bỏ sổ hộ khẩu khi luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7-2021. Phóng viên Báo SGGP có cuộc trao đổi với Thượng tá Nguyễn Thị Quế Thu, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an, về nội dung này. PHÓNG VIÊN: Thưa bà, dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận, trong đó quy định sẽ bỏ phương thức quản lý theo sổ hộ khẩu. Việc không còn phương thức quản lý này sẽ mang lại lợi ích trực tiếp gì cho người dân? Thượng tá NGUYỄN THỊ QUẾ THU: Việc quản lý cư trú theo phương thức mới bằng mã số định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh, khai thác, sử dụng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ mang đến nhiều lợi ích. Sổ hộ khẩu trong gần 70 năm tồn tại, gắn với khoảng 30 thủ tục hành chính đã rất quen thuộc với người dân (đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký xe, đăng ký học…) nhưng cũng gây rất nhiều khó khăn, phức tạp, phiền hà. Với việc thay đổi này, công dân sẽ không cần mang theo các loại giấy tờ có chứa thông tin cá nhân và phải chứng thực khi làm các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự vì thông tin đã được thể hiện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Công dân chỉ cần mang theo thẻ căn cước công dân hoặc cung cấp mã số định danh cá nhân cho cơ quan chức năng để thực hiện các hoạt động nêu trên. Công dân sẽ được giảm thủ tục hành chính, chi phí liên quan đến đăng ký cư trú, như được bỏ hoàn toàn các thủ tục: cấp đổi sổ hộ khẩu, cấp lại sổ hộ khẩu, cấp giấy chuyển hộ khẩu, cấp đổi sổ tạm trú, cấp lại sổ tạm trú, điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú… Bên cạnh đó, công dân được tra cứu thông tin về đăng ký cư trú của bản thân và cấp giấy tờ xác nhận về cư trú theo yêu cầu chính đáng của mình; được cơ quan đăng ký, quản lý cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trên Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư… Bộ Công an mong muốn quy định trên sẽ được thực hiện từ ngày 1-7-2021. Vậy lộ trình thực hiện và chuyển đổi ra sao, thưa bà? Nếu được Quốc hội thông qua, từ ngày 1-7-2021 việc quản lý cư trú sẽ chuyển hoàn toàn sang phương thức mới thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ không còn giá trị sử dụng trong các giao dịch, quan hệ pháp luật được xác lập mới. Trong khi các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Do vậy, khi dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, sẽ không tác động đến những việc trước đây mà công dân đã thực hiện. Các giao dịch dân sự, thủ tục hành chính được thực hiện từ sau ngày 1-7-2021, cơ quan, tổ chức và công dân chỉ cần tra cứu, khai thác, sử dụng thông tin có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là có thể giải quyết được công việc của mình mà không cần đến các giấy tờ xác nhận về cư trú khác. Bộ Công an cũng đang triển khai dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân. Trong năm 2020, Bộ Công an sẽ hoàn thành việc xác lập số định danh cá nhân cho công dân và sang đầu năm 2021 thực hiện việc cấp thẻ căn cước công dân theo mẫu thẻ mới có gắn chip điện tử. Tất cả 63 địa phương sẽ thực hiện việc cấp thẻ căn cước công dân, thay thế việc cấp giấy chứng minh nhân dân như hiện nay. Công dân có thể sử dụng mã số định danh đã được cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho mình để khai thác, sử dụng thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư rất thuận lợi. Dự án này sẽ hoàn thành trước ngày 1-7-2021. Nhiều chuyên gia lo ngại việc bỏ sổ hộ khẩu ngay có thể sẽ làm phát sinh thêm thủ tục, gây khó khăn, phiền hà cho người dân. Thay vào đó, nên có thời gian chuyển tiếp để các cơ quan chức năng và người dân thích ứng với quy định mới...? Vấn đề tác động của việc bỏ sổ hộ khẩu trong quá trình xây dựng Luật Cư trú (sửa đổi), Bộ Công an đã có đánh giá cụ thể. Việc bỏ sổ hộ khẩu và thay thế bằng việc sử dụng mã số định danh cá nhân để quản lý dân cư thông qua việc cập nhật, kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ mang lại những lợi ích thiết thực trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ, chi phí mà người dân, doanh nghiệp đang chi trả. Thượng tá Nguyễn Thị Quế Thu, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an Bên cạnh đó, việc quản lý dân cư bằng số định danh cá nhân sẽ giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và giảm thiểu chi phí cho các cơ quan hành chính nhà nước trong việc khai thác dữ liệu khi có sự kết nối, liên thông giữa các cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (không cần tổ chức các đợt kiểm tra, tổng điều tra), giúp giảm nguồn lực, chi phí trong sửa thông tin trùng lặp về công dân; giảm chi phí lưu trữ khối lượng hồ sơ, giấy tờ tại cơ quan hành chính nhà nước. Bộ Công an đang triển khai xây dựng và vận hành, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước ngày 1-7-2021 nhằm bảo đảm phù hợp với thời điểm Luật Cư trú (sửa đổi) dự kiến có hiệu lực thi hành. Do vậy, việc thực hiện bỏ sổ hộ khẩu là hoàn toàn khả thi và đem lại nhiều thuận lợi cho người dân. Phương thức quản lý cư trú mới được xem là tiến bộ, đảm bảo tính đồng bộ, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia chung. Thượng tá có thể chia sẻ rõ hơn về sự đồng bộ này? Gần như không còn quốc gia nào thực hiện quản lý dân cư thủ công bằng sổ hộ khẩu như Việt Nam. Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đi vào vận hành, sẽ kết nối với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác, với cơ quan, tổ chức có liên quan. Thông tin về nơi thường trú, tạm trú của mỗi công dân đều được cập nhật, điều chỉnh trên cơ sở dữ liệu này. Công dân có thể sử dụng mã số định danh của mình để truy cập, khai thác, sử dụng thông tin này bằng nhiều hình thức khác nhau như qua cổng thông tin điện tử, dịch vụ nhắn tin… thay cho việc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy. Nếu luật được áp dụng từ ngày 1-7-2021, các thủ tục hiện hành như đăng ký nhập học đối với học sinh phổ thông, đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu theo bảo hiểm y tế, đăng ký sử dụng các dịch vụ điện, nước, viễn thông... sẽ được xử lý ra sao? Toàn bộ thông tin của công dân có trong sổ hộ khẩu sẽ được thể hiện trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cơ sở dữ liệu này được kết nối, chia sẻ với nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan để đáp ứng yêu cầu trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, giao dịch dân sự hoặc các công việc khác của công dân (đăng ký nhập học đối với học sinh phổ thông; đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu theo bảo hiểm y tế; đăng ký sử dụng các dịch vụ điện, nước, viễn thông…). Khi công dân tham gia các hoạt động này, cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin về nơi cư trú của công dân đã cung cấp với thông tin có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thông qua mã số định danh cá nhân của công dân và không bắt buộc công dân phải xuất trình giấy tờ xác nhận về cư trú nào khác. ĐỖ TRUNG thực hiện Theo Báo Sài Gòn giải phóng
2021 bỏ sổ hộ khẩu, sổ đã cấp vẫn dùng đến hết 2022
2 phương án quy định về việc bỏ sổ hộ khẩu giấy được đưa vào bản dự thảo luật Cư trú (sửa đổi) mới nhất để trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 10, bắt đầu diễn ra từ tuần sau… Tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Chủ trương lớn được đề ra trong dự luật là bãi bỏ phươngthức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu giấy, chuyển sang phương thức quản lý điện tử thông qua mã số định danh cá nhân. Sau kỳ họp, dự thảo luật tiếp tục được chỉnh lý, hoàn thiện thảo luận tại hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội. Sau quá trình tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo luật hiện tại có 7 chương và 38 điều (giữ nguyên số chương và giảm 5 điều do với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9). Cuối tuần qua, dự thảo luật mới nhất đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, phục vụ việc tiếp tục thảo luận và thông qua tại kỳ họp thứ 10 (khai mạc ngày 20/10 tới). Trong quá trình hoàn thiện dự thảo luật, Chính phủ luôn khẳng định sẽ hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú để có thể bỏ hộ khẩu giấy, chuyển sang quản lý bằng số hoá từ khi Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực, song không ít ý kiến còn lo ngại rằng, nếu việc này không kịp sẽ gây khó khăn cho người dân. Cùng với việc bỏ sổ hộ khẩu, hàng chục thủ tục hành chính liên quan cũng sẽ được bãi bỏ. Tại báo cáo tiếp thu, giải trình mới nhất, UB Thường vụ Quốc hội cho biết, đa số ý kiến tán thành việc thay đổi phương thức quản lý cư trú mới và nhất trí quy định Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021. Có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định thời điểm Luật có hiệu lực thi hành muộn hơn, có thể là từ ngày 1/1/2022 vì cho rằng, từ nay đến tháng 7/2021 là không đủ thời gian để bảo đảm các cơ sở dữ liệu liên quan có thể hoàn thiện và vận hành ngay được trên thực tế. Theo UB Thường vụ Quốc hội, việc đổi mới phương thức quản lý cư trú của công dân từ cách thức thủ công, truyền thống bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và các tàng thư văn bản sang quản lý bằng số hóa, có kết nối thông suốt giữa các cơ quan đăng ký, quản lý cư trú trên cả nước thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và số định danh cá nhân là hoàn toàn phù hợp với xu thế tất yếu của việc hiện đại hóa phương thức quản lý nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử hiện nay. Việc này vừa bảo đảm thuận lợi cho công dân trong việc thực hiện tốt hơn quyền tự do cư trú, vừa nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Nhất trí với quan điểm của Chính phủ là không quy định điều kiện đăng ký thường trú áp dụng riêng với thành phố trực thuộc Trung ương song Thường vụ Quốc hội vẫn chưa chốt quy định mức diện tích bình quân về chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ làm điều kiện đăng ký thường trú của công dân. Dự thảo luật vẫn thiết kế 2 phương án quy định: nhà ở hợp pháp có diện tích không thấp hơn 8 m2 sàn/người và công dân đã đăng ký tạm trú trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó từ 1 năm trở lên Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Công an cùng các cơ quan liên quan đã thể hiện quyết tâm rất cao, có nhiều văn bản chỉ đạo và hành động quyết liệt phấn đấu hoàn thành việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú để có thể vận hành chính thức từ ngày 1/7/2021. Vì vậy, về cơ bản, UB Thường vụ Quốc hội nhất trí thời điểm Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực thi hành là từ ngày 1/7/2021 như đề xuất và cam kết của Chính phủ. Tuy nhiên, do ý kiến còn khác nhau, nên bản dự thảo mới nhất trình Quốc hội vẫn thiết kế với 2 phương án quy định về thời điểm “khai tử” sổ hộ khẩu để Quốc hội quyết định. Cụ thể, phương án 1, kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của luật này cho đến hết ngày 31/12/2022. Trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai báo về cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của luật này và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Trong phương án 2, các loại giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không có giá trị sử dụng trong các giao dịch, quan hệ pháp luật được xác lập mới kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành. Theo Dân trí
Không còn sổ hộ khẩu các thủ tục hành chính liên quan thực hiện như thế nào?
Trước đây, khi đi làm các thủ tục hành chính, người dân cần mang theo sổ hộ khẩu. Nhưng từ năm 2021 trở đi chỉ cần “mã số định danh” là có thể tiến hành tất cả các thủ tục cần sổ hộ khẩu giấy. Sổ hộ khẩu - Ảnh minh họa Để chấm dứt tình trạng thủ công, rườm rà trong việc thực hiện các trình tự, thủ tục như đăng ký cư trú, đăng ký biến động quyền sử dụng đất, đăng ký xe, nhập học vào các loại hình đào tạo... (Hiện tại có 27 thủ tục hành chính yêu cầu có sổ hộ khẩu), Chính Phủ đã thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân. Cụ thể, tại Nghị quyết 112/NQ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2017 Chính phủ đã quyết nghị phương án bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân được cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Khi hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú, người dân sẽ được cập nhật thông tin lên cơ sở dữ liệu về cư trú, thay vì được cấp một sổ hộ khẩu bằng giấy như hiện nay. Mọi sự thay đổi về nơi thường trú cũng sẽ được cập nhật trên hệ thống. Điều này đồng nghĩa với việc khi hoàn tất đăng ký tạm trú, thông tin của người dân sẽ cập nhật lên cơ sở dữ liệu về cư trú, thay vì được cấp một sổ tạm trú bằng giấy như hiện nay. Các thông tin trên cơ sở dữ liệu về cư trú bao gồm: a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; b) Họ, chữ đệm và tên gọi khác; c) Ngày, tháng, năm sinh; d) Giới tính; đ) Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân; e) Nơi đăng ký khai sinh; g) Quê quán; h) Dân tộc; i) Tôn giáo; k) Quốc tịch; l) Tình trạng hôn nhân; m) Nơi thường trú; n) Nơi tạm trú; o) Tình trạng khai báo tạm vắng; p) Nơi ở hiện tại; q) Nghề nghiệp; r) Nhóm máu, khi công dân có yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó; s) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp; t) Chủ hộ hoặc mối quan hệ với chủ hộ. Dữ liệu sau khi được cập nhật sẽ được kết nối với nhau trong hệ thống của ngành công an và trong các cơ quan tổ chức khác đang cung cấp dịch vụ công, thực hiện thủ tục hành chính. Khi đó, người dân đi làm các thủ tục liên quan chỉ cần mang theo thẻ căn cước công dân hoặc cung cấp mã số định danh cá nhân cho cơ quan chức năng không cần mang theo rất nhiều loại giấy tờ như CMND, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, bằng lái xe… cũng không phải công chứng, chứng thực các loại giấy tờ này tránh mất thêm nhiều thời gian và tiền bạc. Các cơ quan, tổ chức sẽ tiến hành tra cứu, xác nhận thông tin trên hệ thống và thực hiện thủ tục hành chính mà người dân yêu cầu.
Sắp tới, bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú
Tại dự thảo Luật Cư trú 2020 Bộ Công an đề xuất chỉnh sửa một số nội dung về quyền cư trú của công dân; thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú; đồng thời nêu cao trách nhiệm của cơ quan quản lý cư trú. Nổi bật nhất là việc lược bỏ Sổ hộ khẩu và Sổ tạm trú. Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính, tại dự thảo Luật cư trú 2020 đã thực hiện việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến công tác đăng ký, quản lý cư trú. Cụ thể như sau: - Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng sổ hộ khẩu và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là sổ hộ khẩu và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. - Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư tạm trú bằng sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. >>> Như vậy, thông tin của công dân về nơi thường trú, tạm trú sau khi được đăng ký sẽ được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thay vì được cấp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú như trước đây. Đây là một hình thức quản lý mới bằng mã số định danh cá nhân theo định hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính tại Nghị quyết 112/NQ-CP. - Bên cạnh đó, dự thảo bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần các thủ tục hành chính có nội dung liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú như: Tách sổ hộ khẩu; cấp đổi sổ hộ khẩu; cấp lại sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu; xóa đăng ký thường trú; xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú; hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú trái pháp luật; cấp giấy chuyển hộ khẩu; cấp đổi sổ tạm trú; cấp lại sổ tạm trú; điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú; gia hạn tạm trú; hủy bỏ đăng ký tạm trú trái pháp luật. Luật Cư trú số 81/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2013/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. * Xem chi tiết văn bản tại đây:
Khi bỏ Sổ hộ khẩu, chuyển nhượng QSDĐ cần những giấy tờ gì?
Kể từ khi chính thức bỏ Sổ hộ khẩu, nhiều người dân lo lắng không biết khi thực hiện các giao dịch liên quan, nhất là giao dịch nhà đất sẽ thực hiện như thế nào? Cần giấy tờ gì để thay thế Sổ hổ khẩu giấy khi chuyển nhượng đất? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Trước khi Sổ hộ khẩu giấy bị “khai tử” chuyển nhượng GCN QSDĐ cần giấy tờ gì? Trong quá trình chuyển nhượng, sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người mua và người bán trước đó buộc phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ như: - Sổ hộ khẩu - Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã lập gia đình) hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân. Khi đó, việc thiếu sổ hộ khẩu sẽ không thể thực hiện được chuyển nhượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/nhà đất. Thế nhưng, kể từ ngày 01/01/2023, sổ hộ khẩu hết giá trị sử dụng theo quy định tại Điều 38 của Luật Cư trú 2020 (có hiệu lực từ 01/7/2021). Như vậy, người mua, bán sẽ không cần phải mang sổ hộ khẩu xuất trình tại văn phòng công chứng đất đai. Từ năm 2023, chuyển nhượng GCN QSDĐ cần giấy tờ gì? Theo đó, ngày 21/12/2022 cũng đã có Nghị định 104/2022/NĐ-CP chính thức quy định về bỏ Sổ hộ khẩu giấy từ năm 2023. Khi Sổ hộ khẩu giấy bị khai tử, người dân có thể dùng một trong các loại giấy tờ sau khi thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, thuế, nhà ở, nhà ở xã hội: - Thẻ Căn cước công dân - Chứng minh nhân dân - Giấy xác nhận thông tin về cư trú - Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong CSDL quốc gia về dân cư. Như vậy, việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong 04 phương thức căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP, bao gồm: Phương thức 1: Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia; Phương thức 2: Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID; Phương thức 3: Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp; Phương thức 4: Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức nêu tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú (đã nêu ở mục trên). Việc yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú được nêu cụ thể trong quyết định công bố thủ tục hành chính của bộ, cơ quan, địa phương hoặc các văn bản thông báo dịch vụ của cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Luật cư trú 2020 Luật cư trú 2020 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 10 ngày 13/11/2020 theo đó: - Bỏ toàn bộ các thủ tục về cấp đổi sổ hộ khẩu, cấp lại sổ hộ khẩu, cấp giấy chuyển hộ khẩu, cấp đổi sổ tạm trú, cấp lại sổ tạm trú, điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú, gia hạn tạm trú (Khoản 3 Điều 38) - Bổ sung trường hợp bị xoá đăng ký thường trú. Ngoài các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú như hiện nay, xem chi tiết các trường hợp TẠI ĐÂY - Luật bổ sung quy định điều kiện đăng ký thường trú vào chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ. Cụ thể, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ nếu bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08m2 sàn/người (Điểm b Khoản 3 Điều 20). Đồng thời, phải được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ. - Xóa điều kiện riêng khi muốn nhập khẩu các thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng nghĩa, công dân khi muốn đăng ký thường trú vào TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không bị phân biệt về điều kiện. Luật Cư trú gồm 7 chương với 38 điều. Luật có hiệu lực từ 01/07/2021 thay thế Luật cư trú 2006 và Luật cư trú sửa đổi 2013. Xem chi tiết cụ thể Luật tại file đính kèm:
Mới: Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp được sử dụng đến hết 31/12/2022
Đây là nội dung mới được tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, với 93,15% đại biểu Quốc hội tán thành luật cư trú (sửa đổi) được thông qua. Theo đó, Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/ 2021. Luật Cư trú 2006 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật 2013 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Theo đó, kể từ ngày Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai báo về cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định cấm lợi dụng việc thực hiện quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Làm giả giấy tờ, tài liệu, dữ liệu về cư trú; sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú Xem chi tiết: TẠI ĐÂY Xem thêm: Bỏ sổ hộ khẩu giấy, người dân sẽ được lợi gì?
Bỏ sổ hộ khẩu giấy, người dân sẽ được lợi gì?
Tại dự thảo Luật Cư trú sửa đổi, Bộ Công an đề xuất về việc thay đổi quản lý cư trú từ sổ hộ khẩu giấy sang mã số định danh, vậy người dân được lợi gì? Bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy, cảnh sát quản lý cư trú bằng cách nào? Bộ Công an trả lời Việc thay thế phương thức quản lý dân cư thông qua sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng phương thức quản lý theo số định danh cá nhân, cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, giảm những chi phí mà hiện nay người dân, doanh nghiệp đang phải chi trả trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính. Công dân làm các thủ tục hành chính có liên quan sẽ không cần xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú mà sẽ được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua mã số định danh cá nhân. Khi quản lý cư trú bằng mã số định danh, người dân sẽ được cập nhật, khai thác thông tin của mình trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi giải quyết các thủ tục hành chính sẽ thay thế cho việc phải xuất trình hoặc nộp bản sao có chứng thực các giấy tờ công dân khi thực hiện thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý, giảm chi phí và thời gian đi lại của nhân dân, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Khi bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, cảnh sát sẽ dựa trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua mã số định danh cá nhân để quản lý công dân. Khi tham gia các giao dịch, công dân có thể xuất trình Căn cước công dân (có thông tin về số định danh cá nhân) để cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin về nơi cư trú của công dân đã cung cấp với thông tin có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, không bắt buộc công dân phải xuất trình giấy tờ xác nhận về cư trú. Bên cạnh đó, khi triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an sẽ nghiên cứu để có nhiều hình thức khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu bảo đảm tính thông suốt, liên tục và dễ tiếp cận, dễ dử dụng, tạo thuận lợi tối đa cho công dân. Để chuẩn bị cho phương án bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, Bộ Công an đã rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú để đề xuất sửa đổi, bổ sung bảo đảm thống nhất, đồng bộ. Theo đó, các cơ quan nhà nước sẽ hạn chế các thủ tục hành chính có yêu cầu xuất trình giấy tờ xác nhận về cư trú, hạn chế các thủ tục hành chính có yêu cầu xuất trình giấy tờ xác nhận về cư trú để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật này. Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia đi vào vận hành hoạt động và được kết nối, chia sẻ, khai thác sử dụng chung thì công dân được sử dụng số định danh cá nhân để xác định thông tin nhân thân, thông tin về nơi cư trú; cơ quan Nhà nước không được yêu cầu người dân phải nộp thêm giấy tờ xác nhận về cư trú khi thực hiện các thủ tục hành chính. Bá Đô Theo Vnexpress
Nhiều lợi ích trong quản lý cư trú bằng mã số định danh
Trong phiên thảo luận tại Quốc hội về dự án Luật Cư trú (sửa đổi) vừa qua, dù có không ít ý kiến băn khoăn, song Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, vẫn kiên quyết đề nghị bỏ sổ hộ khẩu khi luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7-2021. Phóng viên Báo SGGP có cuộc trao đổi với Thượng tá Nguyễn Thị Quế Thu, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an, về nội dung này. PHÓNG VIÊN: Thưa bà, dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận, trong đó quy định sẽ bỏ phương thức quản lý theo sổ hộ khẩu. Việc không còn phương thức quản lý này sẽ mang lại lợi ích trực tiếp gì cho người dân? Thượng tá NGUYỄN THỊ QUẾ THU: Việc quản lý cư trú theo phương thức mới bằng mã số định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh, khai thác, sử dụng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ mang đến nhiều lợi ích. Sổ hộ khẩu trong gần 70 năm tồn tại, gắn với khoảng 30 thủ tục hành chính đã rất quen thuộc với người dân (đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký xe, đăng ký học…) nhưng cũng gây rất nhiều khó khăn, phức tạp, phiền hà. Với việc thay đổi này, công dân sẽ không cần mang theo các loại giấy tờ có chứa thông tin cá nhân và phải chứng thực khi làm các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự vì thông tin đã được thể hiện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Công dân chỉ cần mang theo thẻ căn cước công dân hoặc cung cấp mã số định danh cá nhân cho cơ quan chức năng để thực hiện các hoạt động nêu trên. Công dân sẽ được giảm thủ tục hành chính, chi phí liên quan đến đăng ký cư trú, như được bỏ hoàn toàn các thủ tục: cấp đổi sổ hộ khẩu, cấp lại sổ hộ khẩu, cấp giấy chuyển hộ khẩu, cấp đổi sổ tạm trú, cấp lại sổ tạm trú, điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú… Bên cạnh đó, công dân được tra cứu thông tin về đăng ký cư trú của bản thân và cấp giấy tờ xác nhận về cư trú theo yêu cầu chính đáng của mình; được cơ quan đăng ký, quản lý cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trên Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư… Bộ Công an mong muốn quy định trên sẽ được thực hiện từ ngày 1-7-2021. Vậy lộ trình thực hiện và chuyển đổi ra sao, thưa bà? Nếu được Quốc hội thông qua, từ ngày 1-7-2021 việc quản lý cư trú sẽ chuyển hoàn toàn sang phương thức mới thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ không còn giá trị sử dụng trong các giao dịch, quan hệ pháp luật được xác lập mới. Trong khi các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Do vậy, khi dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, sẽ không tác động đến những việc trước đây mà công dân đã thực hiện. Các giao dịch dân sự, thủ tục hành chính được thực hiện từ sau ngày 1-7-2021, cơ quan, tổ chức và công dân chỉ cần tra cứu, khai thác, sử dụng thông tin có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là có thể giải quyết được công việc của mình mà không cần đến các giấy tờ xác nhận về cư trú khác. Bộ Công an cũng đang triển khai dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân. Trong năm 2020, Bộ Công an sẽ hoàn thành việc xác lập số định danh cá nhân cho công dân và sang đầu năm 2021 thực hiện việc cấp thẻ căn cước công dân theo mẫu thẻ mới có gắn chip điện tử. Tất cả 63 địa phương sẽ thực hiện việc cấp thẻ căn cước công dân, thay thế việc cấp giấy chứng minh nhân dân như hiện nay. Công dân có thể sử dụng mã số định danh đã được cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho mình để khai thác, sử dụng thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư rất thuận lợi. Dự án này sẽ hoàn thành trước ngày 1-7-2021. Nhiều chuyên gia lo ngại việc bỏ sổ hộ khẩu ngay có thể sẽ làm phát sinh thêm thủ tục, gây khó khăn, phiền hà cho người dân. Thay vào đó, nên có thời gian chuyển tiếp để các cơ quan chức năng và người dân thích ứng với quy định mới...? Vấn đề tác động của việc bỏ sổ hộ khẩu trong quá trình xây dựng Luật Cư trú (sửa đổi), Bộ Công an đã có đánh giá cụ thể. Việc bỏ sổ hộ khẩu và thay thế bằng việc sử dụng mã số định danh cá nhân để quản lý dân cư thông qua việc cập nhật, kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ mang lại những lợi ích thiết thực trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ, chi phí mà người dân, doanh nghiệp đang chi trả. Thượng tá Nguyễn Thị Quế Thu, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an Bên cạnh đó, việc quản lý dân cư bằng số định danh cá nhân sẽ giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và giảm thiểu chi phí cho các cơ quan hành chính nhà nước trong việc khai thác dữ liệu khi có sự kết nối, liên thông giữa các cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (không cần tổ chức các đợt kiểm tra, tổng điều tra), giúp giảm nguồn lực, chi phí trong sửa thông tin trùng lặp về công dân; giảm chi phí lưu trữ khối lượng hồ sơ, giấy tờ tại cơ quan hành chính nhà nước. Bộ Công an đang triển khai xây dựng và vận hành, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước ngày 1-7-2021 nhằm bảo đảm phù hợp với thời điểm Luật Cư trú (sửa đổi) dự kiến có hiệu lực thi hành. Do vậy, việc thực hiện bỏ sổ hộ khẩu là hoàn toàn khả thi và đem lại nhiều thuận lợi cho người dân. Phương thức quản lý cư trú mới được xem là tiến bộ, đảm bảo tính đồng bộ, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia chung. Thượng tá có thể chia sẻ rõ hơn về sự đồng bộ này? Gần như không còn quốc gia nào thực hiện quản lý dân cư thủ công bằng sổ hộ khẩu như Việt Nam. Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đi vào vận hành, sẽ kết nối với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác, với cơ quan, tổ chức có liên quan. Thông tin về nơi thường trú, tạm trú của mỗi công dân đều được cập nhật, điều chỉnh trên cơ sở dữ liệu này. Công dân có thể sử dụng mã số định danh của mình để truy cập, khai thác, sử dụng thông tin này bằng nhiều hình thức khác nhau như qua cổng thông tin điện tử, dịch vụ nhắn tin… thay cho việc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy. Nếu luật được áp dụng từ ngày 1-7-2021, các thủ tục hiện hành như đăng ký nhập học đối với học sinh phổ thông, đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu theo bảo hiểm y tế, đăng ký sử dụng các dịch vụ điện, nước, viễn thông... sẽ được xử lý ra sao? Toàn bộ thông tin của công dân có trong sổ hộ khẩu sẽ được thể hiện trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cơ sở dữ liệu này được kết nối, chia sẻ với nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan để đáp ứng yêu cầu trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, giao dịch dân sự hoặc các công việc khác của công dân (đăng ký nhập học đối với học sinh phổ thông; đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu theo bảo hiểm y tế; đăng ký sử dụng các dịch vụ điện, nước, viễn thông…). Khi công dân tham gia các hoạt động này, cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin về nơi cư trú của công dân đã cung cấp với thông tin có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thông qua mã số định danh cá nhân của công dân và không bắt buộc công dân phải xuất trình giấy tờ xác nhận về cư trú nào khác. ĐỖ TRUNG thực hiện Theo Báo Sài Gòn giải phóng
2021 bỏ sổ hộ khẩu, sổ đã cấp vẫn dùng đến hết 2022
2 phương án quy định về việc bỏ sổ hộ khẩu giấy được đưa vào bản dự thảo luật Cư trú (sửa đổi) mới nhất để trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 10, bắt đầu diễn ra từ tuần sau… Tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Chủ trương lớn được đề ra trong dự luật là bãi bỏ phươngthức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu giấy, chuyển sang phương thức quản lý điện tử thông qua mã số định danh cá nhân. Sau kỳ họp, dự thảo luật tiếp tục được chỉnh lý, hoàn thiện thảo luận tại hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội. Sau quá trình tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo luật hiện tại có 7 chương và 38 điều (giữ nguyên số chương và giảm 5 điều do với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9). Cuối tuần qua, dự thảo luật mới nhất đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, phục vụ việc tiếp tục thảo luận và thông qua tại kỳ họp thứ 10 (khai mạc ngày 20/10 tới). Trong quá trình hoàn thiện dự thảo luật, Chính phủ luôn khẳng định sẽ hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú để có thể bỏ hộ khẩu giấy, chuyển sang quản lý bằng số hoá từ khi Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực, song không ít ý kiến còn lo ngại rằng, nếu việc này không kịp sẽ gây khó khăn cho người dân. Cùng với việc bỏ sổ hộ khẩu, hàng chục thủ tục hành chính liên quan cũng sẽ được bãi bỏ. Tại báo cáo tiếp thu, giải trình mới nhất, UB Thường vụ Quốc hội cho biết, đa số ý kiến tán thành việc thay đổi phương thức quản lý cư trú mới và nhất trí quy định Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021. Có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định thời điểm Luật có hiệu lực thi hành muộn hơn, có thể là từ ngày 1/1/2022 vì cho rằng, từ nay đến tháng 7/2021 là không đủ thời gian để bảo đảm các cơ sở dữ liệu liên quan có thể hoàn thiện và vận hành ngay được trên thực tế. Theo UB Thường vụ Quốc hội, việc đổi mới phương thức quản lý cư trú của công dân từ cách thức thủ công, truyền thống bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và các tàng thư văn bản sang quản lý bằng số hóa, có kết nối thông suốt giữa các cơ quan đăng ký, quản lý cư trú trên cả nước thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và số định danh cá nhân là hoàn toàn phù hợp với xu thế tất yếu của việc hiện đại hóa phương thức quản lý nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử hiện nay. Việc này vừa bảo đảm thuận lợi cho công dân trong việc thực hiện tốt hơn quyền tự do cư trú, vừa nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Nhất trí với quan điểm của Chính phủ là không quy định điều kiện đăng ký thường trú áp dụng riêng với thành phố trực thuộc Trung ương song Thường vụ Quốc hội vẫn chưa chốt quy định mức diện tích bình quân về chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ làm điều kiện đăng ký thường trú của công dân. Dự thảo luật vẫn thiết kế 2 phương án quy định: nhà ở hợp pháp có diện tích không thấp hơn 8 m2 sàn/người và công dân đã đăng ký tạm trú trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó từ 1 năm trở lên Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Công an cùng các cơ quan liên quan đã thể hiện quyết tâm rất cao, có nhiều văn bản chỉ đạo và hành động quyết liệt phấn đấu hoàn thành việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú để có thể vận hành chính thức từ ngày 1/7/2021. Vì vậy, về cơ bản, UB Thường vụ Quốc hội nhất trí thời điểm Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực thi hành là từ ngày 1/7/2021 như đề xuất và cam kết của Chính phủ. Tuy nhiên, do ý kiến còn khác nhau, nên bản dự thảo mới nhất trình Quốc hội vẫn thiết kế với 2 phương án quy định về thời điểm “khai tử” sổ hộ khẩu để Quốc hội quyết định. Cụ thể, phương án 1, kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của luật này cho đến hết ngày 31/12/2022. Trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai báo về cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của luật này và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Trong phương án 2, các loại giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không có giá trị sử dụng trong các giao dịch, quan hệ pháp luật được xác lập mới kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành. Theo Dân trí
Không còn sổ hộ khẩu các thủ tục hành chính liên quan thực hiện như thế nào?
Trước đây, khi đi làm các thủ tục hành chính, người dân cần mang theo sổ hộ khẩu. Nhưng từ năm 2021 trở đi chỉ cần “mã số định danh” là có thể tiến hành tất cả các thủ tục cần sổ hộ khẩu giấy. Sổ hộ khẩu - Ảnh minh họa Để chấm dứt tình trạng thủ công, rườm rà trong việc thực hiện các trình tự, thủ tục như đăng ký cư trú, đăng ký biến động quyền sử dụng đất, đăng ký xe, nhập học vào các loại hình đào tạo... (Hiện tại có 27 thủ tục hành chính yêu cầu có sổ hộ khẩu), Chính Phủ đã thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân. Cụ thể, tại Nghị quyết 112/NQ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2017 Chính phủ đã quyết nghị phương án bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân được cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Khi hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú, người dân sẽ được cập nhật thông tin lên cơ sở dữ liệu về cư trú, thay vì được cấp một sổ hộ khẩu bằng giấy như hiện nay. Mọi sự thay đổi về nơi thường trú cũng sẽ được cập nhật trên hệ thống. Điều này đồng nghĩa với việc khi hoàn tất đăng ký tạm trú, thông tin của người dân sẽ cập nhật lên cơ sở dữ liệu về cư trú, thay vì được cấp một sổ tạm trú bằng giấy như hiện nay. Các thông tin trên cơ sở dữ liệu về cư trú bao gồm: a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; b) Họ, chữ đệm và tên gọi khác; c) Ngày, tháng, năm sinh; d) Giới tính; đ) Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân; e) Nơi đăng ký khai sinh; g) Quê quán; h) Dân tộc; i) Tôn giáo; k) Quốc tịch; l) Tình trạng hôn nhân; m) Nơi thường trú; n) Nơi tạm trú; o) Tình trạng khai báo tạm vắng; p) Nơi ở hiện tại; q) Nghề nghiệp; r) Nhóm máu, khi công dân có yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó; s) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp; t) Chủ hộ hoặc mối quan hệ với chủ hộ. Dữ liệu sau khi được cập nhật sẽ được kết nối với nhau trong hệ thống của ngành công an và trong các cơ quan tổ chức khác đang cung cấp dịch vụ công, thực hiện thủ tục hành chính. Khi đó, người dân đi làm các thủ tục liên quan chỉ cần mang theo thẻ căn cước công dân hoặc cung cấp mã số định danh cá nhân cho cơ quan chức năng không cần mang theo rất nhiều loại giấy tờ như CMND, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, bằng lái xe… cũng không phải công chứng, chứng thực các loại giấy tờ này tránh mất thêm nhiều thời gian và tiền bạc. Các cơ quan, tổ chức sẽ tiến hành tra cứu, xác nhận thông tin trên hệ thống và thực hiện thủ tục hành chính mà người dân yêu cầu.
Sắp tới, bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú
Tại dự thảo Luật Cư trú 2020 Bộ Công an đề xuất chỉnh sửa một số nội dung về quyền cư trú của công dân; thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú; đồng thời nêu cao trách nhiệm của cơ quan quản lý cư trú. Nổi bật nhất là việc lược bỏ Sổ hộ khẩu và Sổ tạm trú. Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính, tại dự thảo Luật cư trú 2020 đã thực hiện việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến công tác đăng ký, quản lý cư trú. Cụ thể như sau: - Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng sổ hộ khẩu và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là sổ hộ khẩu và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. - Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư tạm trú bằng sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. >>> Như vậy, thông tin của công dân về nơi thường trú, tạm trú sau khi được đăng ký sẽ được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thay vì được cấp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú như trước đây. Đây là một hình thức quản lý mới bằng mã số định danh cá nhân theo định hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính tại Nghị quyết 112/NQ-CP. - Bên cạnh đó, dự thảo bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần các thủ tục hành chính có nội dung liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú như: Tách sổ hộ khẩu; cấp đổi sổ hộ khẩu; cấp lại sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu; xóa đăng ký thường trú; xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú; hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú trái pháp luật; cấp giấy chuyển hộ khẩu; cấp đổi sổ tạm trú; cấp lại sổ tạm trú; điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú; gia hạn tạm trú; hủy bỏ đăng ký tạm trú trái pháp luật. Luật Cư trú số 81/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2013/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. * Xem chi tiết văn bản tại đây: