10 loại xe được miễn phí khi đi cao tốc từ ngày 10/10/2024
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc, trong đó có quy định về 10 loại xe được miễn phí và 05 nhóm xe phải chịu phí khi đi trên đường cao tốc. (1) 10 loại xe được miễn phí khi đi cao tốc từ ngày 10/10/2024 Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 130/2024/NĐ-CP, 10 loại xe sau đây được miễn thu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác: 1- Xe cứu thương. 2- Xe chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy có tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật. 3- Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng bao gồm: - Xe mang biển số nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (bao gồm: Xe xi téc, xe cần cẩu, xe chở lực lượng vũ trang hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên; - Xe vận tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe; - Xe kiểm soát, xe kiểm tra quân sự, xe chuyên dùng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn, xe thông tin vệ tinh, các xe ô tô đặc chủng khác phục vụ quốc phòng); - Xe đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp sử dụng một trong các tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật trong trường hợp làm nhiệm vụ khẩn cấp. 4- Xe chuyên dùng của các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của lực lượng Công an nhân dân bao gồm: - Xe ô tô tuần tra kiểm soát giao thông của cảnh sát giao thông có đặc điểm: trên nóc xe ô tô có đèn xoay và hai bên thân xe ô tô có in dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG”; - Xe ô tô cảnh sát 113 có in dòng chữ “CẢNH SÁT 113” ở hai bên thân xe; - Xe ô tô cảnh sát cơ động có in dòng chữ “CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG” ở hai bên thân xe; - Xe vận tải có lắp ghế ngồi trong thùng xe của lực lượng Công an nhân dân làm nhiệm vụ; - Xe chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn và các xe chuyên dùng khác của lực lượng Công an nhân dân; - Xe đặc chủng (xe thông tin vệ tinh, xe chống đạn, xe phòng chống khủng bố, chống bạo loạn và các xe đặc chủng khác của lực lượng Công an nhân dân); - Xe của lực lượng Công an đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp sử dụng tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật. 5- Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ, gồm: - Xe có kết cấu chuyên dùng phục vụ tang lễ (bao gồm: Xe tang, xe tải lạnh dùng để lưu xác và chở xác); - Các xe liên quan phục vụ tang lễ (bao gồm: Xe chở khách đi cùng xe tang, xe tải chở hoa, xe rước ảnh) là xe chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ có giấy chứng nhận đăng ký xe mang tên đơn vị phục vụ tang lễ. Đơn vị phục vụ tang lễ có văn bản cam kết các loại xe này chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ gửi nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử (trong đó nêu cụ thể số lượng xe, biển số xe theo từng loại). 6- Đoàn xe có xe cảnh sát giao thông dẫn đường. 7- Xe của lực lượng quốc phòng tham gia diễn tập, hành quân cơ động lực lượng, vận chuyển vũ khí, trang bị có xe chuyên dụng quân sự dẫn đường. 8- Xe ô tô của lực lượng Công an, quốc phòng sử dụng vé đường bộ toàn quốc quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 130/2024/NĐ-CP. 9- Xe hộ đê; xe đang làm nhiệm vụ khẩn cấp phòng, chống lụt bão theo điều động của cấp có thẩm quyền. 10- Xe làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc men, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa đến những nơi bị thảm họa hoặc đến vùng có dịch bệnh theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm. Như vậy, 10 loại xe nêu trên sẽ được miễn phí khi lưu thông trên đường cao tốc do nhà nước đầu tư, khai thác và trực tiếp quản lý. (2) Các loại xe phải trả phí khi đi cao tốc Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 130/2024/NĐ-CP, 05 nhóm xe sau đây phải trả phí khi đi qua đường cao tốc: - Nhóm 1: Xe dưới 12 chỗ, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng; - Nhóm 2: Xe từ 12 chỗ đến 30 chỗ; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn; - Nhóm 3: Xe từ 31 chỗ trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn; - Nhóm 4: Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container dưới 40 feet; - Nhóm 5: Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container từ 40 feet trở lên. Theo đó, người nộp phí là tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng hoặc quản lý phương tiện thuộc nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc nêu trên. Nghị định 130/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/10/2024.
Hạ tầng phục vụ làm việc của CSGT là một phần trung tâm QL, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc
Đường cao tốc được xác định theo quy hoạch nào? Chính sách phát triển đường cao tốc được áp dụng thế nào. Cơ sở hạ tầng phục vụ làm việc của lực lượng Cảnh sát giao thông có được xem là Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc? 1.Đường cao tốc được xác định theo quy hoạch nào? Căn cứ khoản 1, 2 Điều 44 Luật Đường bộ 2024 đường cao tốc được quy định như sau: Đường bộ cao tốc (sau đây gọi là đường cao tốc) là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho một số loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định, có hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình. Đường cao tốc thuộc hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị được xác định trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Theo đó đường cao tốc được xác định trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. 2.Chính sách phát triển đường cao tốc Căn cứ Điều 46 Luật Đường bộ 2024 quy định chính sách phát triển đường cao tốc như sau: Chính sách phát triển đường cao tốc thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Luật Đường bộ 2024 và các quy định sau đây: 1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng các nguồn lực tham gia đầu tư, xây dựng, vận hành, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư và hình thức khác theo quy định của pháp luật; 2. Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để đầu tư, xây dựng các dự án có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh; dự án đi qua địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án kết nối tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và dự án khác không thu hút được nguồn vốn ngoài ngân sách; 3. Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, nguồn lực khác trong các trường hợp sau đây: - Thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước theo quy định của pháp luật và hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; - Mở rộng, nâng cấp đường cao tốc đang đầu tư hoặc đã khai thác theo quy mô phân kỳ. Theo đó chính sách phát triển đường cao tốc sẽ thực hiện theo quy định về Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ. Đồng thời 03 chính sách dành riêng cho đường cao tốc tại Điều 46 Luật Đường bộ 2024 3. Cơ sở hạ tầng phục vụ làm việc của lực lượng Cảnh sát giao thông là một một phần của trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc Căn cứ Điều 58 Luật Đường bộ 2024 quy định trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc như sau: Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc là một thành phần của hệ thống quản lý giao thông thông minh, được đầu tư đồng thời khi xây dựng đường cao tốc để phục vụ quản lý, điều hành, bảo trì cho một hoặc một số tuyến cao tốc kết nối với nhau; hỗ trợ người tham gia giao thông đường bộ. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc bao gồm: - Nhà làm việc của người quản lý, vận hành đường cao tốc; các cơ sở hạ tầng, công trình dân dụng phục vụ quản lý, điều hành và lắp đặt các thiết bị công nghệ; các công trình hạ tầng kỹ thuật cần thiết khác; hệ thống thiết bị công nghệ để lưu trữ, phân tích, xử lý dữ liệu, hiển thị thông tin về tình hình giao thông trên tuyến hoặc một số tuyến cao tốc kết nối với nhau; - Cơ sở hạ tầng phục vụ làm việc của lực lượng Cảnh sát giao thông thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường cao tốc; - Thiết bị lắp đặt dọc tuyến đường cao tốc bao gồm các hệ thống thiết bị công nghệ để thu thập thông tin phục vụ việc quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, cung cấp thông tin cho người tham gia giao thông đường bộ, phương tiện giao thông thông minh. Theo đó, cơ sở hạ tầng phục vụ làm việc của lực lượng Cảnh sát giao thông thực thi nhiệm vụ trên đường cao tốc cũng là một phần trong trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc.
Chạy xe máy lên cao tốc phạt bao nhiêu?
Đường cao tốc là loại đường dành cho xe cơ giới, được thiết kế để có dải phân cách cho phép xe chạy hai chiều riêng biệt, không có các điểm giao nhau cùng mức. Vậy xe máy được chạy lên cao tốc không, nếu chạy thì bị phạt bao nhiêu? Chạy xe máy lên cao tốc phạt bao nhiêu? Theo khoản 4 Điều 26 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về giao thông trên đường cao tốc thì người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Theo đó, xe máy thông thường sẽ không được đi lên cao tốc. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo điểm b khoản 6, điểm d khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; + Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc; + Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng. Như vậy, người chạy xe máy lên cao tốc sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng và bị trước Giấy phép lái xe từ 3 - 5 tháng. Xe được chạy trên cao tốc với tốc độ tối đa là bao nhiêu? Theo Điều 8, Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định: - Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) tốc độ tối đa không quá 40 km/h. - Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc + Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h. + Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. Như vậy, các loại xe được chạy trên cao tốc thì sẽ được chạy tốc độ tối đa là 120km/h. Đường cao tốc có mấy cấp độ? Theo Mục 3 TCVN 5729:2012 về Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu và thiết kế quy định về cấp độ của đường cao tốc như sau: - Đường cao tốc (Expressway) Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định. - Cấp đường cao tốc (Classification of expressway) Theo tốc độ tính toán, đường cao tốc được phân làm 4 cấp: + Cấp 60 có tốc độ tính toán là 60 km/h; + Cấp 80 có tốc độ tính toán là 80 km/h; + Cấp 100 có tốc độ tính toán là 100 km/h; + Cấp 120 có tốc độ tính toán là 120 km/h. Trong đó, cấp 60 và 80 áp dụng ở địa hình khó khăn vùng núi, đồi cao và ở những vùng có hạn chế khác; cấp 100 và 120 cho vùng đồng bằng. Như vậy, đường cao tốc sẽ bao gồm 4 cấp là cấp 60, 80, 100 và 120.
Mở rộng đường bộ đang khai thác nâng cấp thành đường cao tốc từ ngày 01/01/2025
Luật Đường bộ 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 trong đó có quy định về việc mở rộng, nâng cấp đường cao tốc và trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý, vận hành, khai thác đường cao tốc như sau: Chính sách phát triển đường cao tốc Ngoài chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ tại Điều 4 Luật Đường bộ 2024, chính sách phát triển đường cao tốc thực hiện theo quy định tại Điều 46 Luật Đường bộ 2024 như sau: - Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng các nguồn lực tham gia đầu tư, xây dựng, vận hành, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư và hình thức khác theo quy định của pháp luật; - Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để đầu tư, xây dựng các dự án có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh; dự án đi qua địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án kết nối tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và dự án khác không thu hút được nguồn vốn ngoài ngân sách; - Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, nguồn lực khác trong các trường hợp sau đây: + Thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước theo quy định của pháp luật và hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; + Mở rộng, nâng cấp đường cao tốc đang đầu tư hoặc đã khai thác theo quy mô phân kỳ. Mở rộng, nâng cấp đường cao tốc, đường bộ đang khai thác nâng cấp thành đường cao tốc Theo Điều 48 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau: - Đối với dự án đã được đầu tư theo phương thức đối tác công tư đang trong giai đoạn thực hiện hợp đồng dự án, cơ quan ký kết hợp đồng thỏa thuận với nhà đầu tư về việc mở rộng, nâng cấp đường cao tốc hoặc đường bộ đang khai thác nâng cấp thành đường cao tốc theo một trong các phương án sau đây: + Nhà đầu tư đề xuất điều chỉnh dự án đầu tư để mở rộng, nâng cấp; + Nhà nước tổ chức lập dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp theo phương thức đối tác công tư hoặc đầu tư công, trừ trường hợp trùng lặp với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định dự án hoặc trùng lặp với dự án đầu tư công đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, pháp luật về đầu tư công. - Trường hợp thỏa thuận được với nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và tổ chức đàm phán với nhà đầu tư hiện hữu để điều chỉnh hợp đồng. - Trường hợp không thỏa thuận được với nhà đầu tư theo 2 nội dung trên, cơ quan có thẩm quyền thực hiện chấm dứt hợp đồng theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng vì lợi ích quốc gia, bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia. Quy định về công tác thực hiện quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc Theo Điều 49 Luật Đường bộ 2024, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức khác thực hiện quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc như sau: - Ứng dụng giao thông thông minh trong quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường cao tốc nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho người tham gia giao thông đường bộ; phát hiện, cảnh báo và xử lý sự cố trên đường cao tốc; theo dõi phương tiện, thu thập, quản lý và khai thác dữ liệu giao thông; - Công tác kiểm tra, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc được thực hiện thường xuyên, kịp thời xử lý sự cố trên đường cao tốc; - Đối với các hạng mục liên quan đến an toàn xe chạy, các công trình cầu, hầm đường bộ và các công trình, thiết bị liên quan đến an toàn trong vận hành, khai thác phải được kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ; sửa chữa, khắc phục kịp thời; - Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, việc mở rộng, nâng cấp đường cao tốc hoặc đường bộ đang khai thác nâng cấp thành đường cao tốc được thực hiện để đáp ứng yêu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh và phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Từ ngày 01/01/2025 khi Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 sẽ bắt đầu áp dụng những quy định trên.
Các trường hợp phải tạm dừng khai thác đường cao tốc từ ngày 01/01/2025
Luật Đường bộ 2024 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Theo đó có bổ sung một số quy định liên quan đến việc khai thác đường bộ cao tốc. Các nội dung về tạm dừng khai thác đường cao tốc được quy định như sau: Đường cao tốc là gì? Tại Điều 44 Luật Đường bộ 2024 quy định: Đường bộ cao tốc - được gọi là đường cao tốc là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho một số loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định, có hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình. - Đường cao tốc thuộc hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị được xác định trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. - Đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đường cao tốc bao gồm: + Đất của đường bộ gồm phần đất để xây dựng công trình đường bộ và phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ; + Đất để xây dựng bến xe; bãi đỗ xe; điểm dừng xe, đỗ xe; trạm dừng nghỉ; các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động đường bộ + Đất để xây dựng trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc. Các trường hợp tạm dừng khai thác đường cao tốc Tạm dừng khai thác đường cao tốc là trường hợp tạm không cho phương tiện tham gia giao thông đường bộ trên một chiều, hai chiều, một đoạn hoặc cả tuyến đường cao tốc, trừ phương tiện làm nhiệm vụ của lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, phương tiện thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, cứu thương, hộ đê, khắc phục sự cố, bảo đảm an toàn giao thông đường bộ. Theo Khoản 2 Điều 51 Luật Đường bộ 2024, 03 trường hợp đường cao tốc phải tạm dừng khai thác bao gồm: - Công trình bị hư hỏng do xảy ra sự cố công trình, do hậu quả của thiên tai không thể khai thác, sử dụng an toàn; - Khi xảy ra sự cố cháy, nổ, tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng buộc phải tạm dừng khai thác để phục vụ cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an toàn giao thông đường bộ; - Khi có yêu cầu phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc các trường hợp đặc biệt khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo Khoản 3 Điều 51 Luật Đường bộ 2024 khi phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình đường cao tốc ảnh hưởng đến an toàn cho người, phương tiện giao thông, tài sản khác thì người quản lý, sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm sau đây: - Kịp thời dừng sử dụng đường cao tốc, trong thời hạn không quá 60 phút kể từ thời điểm dừng phải thông báo cho người có thẩm quyền về nguyên nhân phải tạm dừng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; - Thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện giao thông, tài sản khác; hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra đối với công trình; - Bảo vệ hiện trường; tham gia cứu nạn, cứu hộ, giải quyết ùn tắc giao thông; - Thông báo cho Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến, cơ quan quản lý đường bộ, trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc, chính quyền địa phương. Theo đó, đường cao tốc phải tạm dừng khai thác khi thuộc 3 trường hợp được nêu trên. Các công việc phải thực hiện khi tạm dừng khai thác đường cao tốc Tại Khoản 4 Điều 51 Luật Đường bộ 2024 quy định khi tạm dừng khai thác đường cao tốc phải thực hiện các công việc sau đây: - Người quản lý, sử dụng đường cao tốc phải khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông để hạn chế ùn tắc giao thông; điều chỉnh, bổ sung các công trình báo hiệu đường bộ và các công trình khác phục vụ bảo đảm giao thông; tham gia hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; phối hợp với Cảnh sát giao thông, chính quyền địa phương trong việc tổ chức giao thông trên đường cao tốc; sửa chữa hư hỏng, khắc phục các tồn tại trên đường cao tốc để bảo đảm đưa đường cao tốc vào khai thác, sử dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế; - Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông; - Chính quyền địa phương phối hợp thực hiện bảo đảm giao thông khi cần điều tiết các phương tiện tham gia giao thông đường cao tốc sang đường do địa phương quản lý; - Công tác cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định của Luật Đường bộ 2024, quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, từ 01/01/2025, khi công trình bị hư hỏng do xảy ra sự cố công trình, do hậu quả của thiên tai; xảy ra sự cố cháy, nổ, tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng hoặc khi có yêu cầu phục vụ quốc phòng, an ninh thì đường cao tốc sẽ phải tạm dừng khai thác. Khi tạm dừng khai thì sẽ phải thực hiện những công việc theo quy định như trên.
Ý nghĩa biển báo 0m, 50m, 100m trên đường cao tốc
Khi di chuyển trên cao tốc ta thường quan sát thấy những vạch kẻ hay biển báo có ghi các số 0m, 50m, 100m. Vậy, những số này có ý nghĩa gì? Ý nghĩa biển báo 0m, 50m, 100m trên đường cao tốc Theo Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường như sau: - Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo. - Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường: + Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau: Tốc độ lưu hành (km/h) Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) V = 60 35 60 55 80 70 100 100 Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông. + Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định. Như vậy, không chỉ riêng đường bộ thông thường mà khi lưu thông trên đường cao tốc, người điều khiển xe cũng phải chạy theo khoảng cách an toàn quy định. Theo đó, các biển báo màu xanh lá cây có ghi các số 0m, 50m, 100m là các mốc khoảng cách. Người lái xe sẽ dựa vào các biển này để biết xe mình đang cách xe phía trước bao nhiêu mét để giữ khoảng cách an toàn thích hợp. Thông thường, các biển này không đứng độc lập mà sẽ đi cùng vạch kẻ dưới lòng đường, để người tham gia giao thông xác định khoảng cách an toàn từ vị trí của mình tới xe phía trước. Xem các mức phạt khi không giữ khoảng cách an toàn tại bài viết: Khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định hiện nay là bao nhiêu? Từ 01/01/2025 việc giao thông trên đường cao tốc thế nào? Theo Điều 26 Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định về giao thông trên đường cao tốc như sau: - Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ sau đây: + Trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, quan sát xe phía sau bảo đảm khoảng cách an toàn mới cho xe nhập vào làn đường sát bên phải, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc; + Khi chuẩn bị ra khỏi đường cao tốc phải quan sát biển báo hiệu chỉ dẫn, thực hiện chuyển dần sang làn đường sát bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe di chuyển trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc; + Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường; + Các quy tắc giao thông đường bộ khác. - Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp; Trường hợp xe không thể di chuyển được vào làn dừng khẩn cấp, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét, nhanh chóng báo cho cơ quan Cảnh sát giao thông hoặc cơ quan quản lý đường cao tốc. - Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn tốc độ tối thiểu quy định đối với đường cao tốc, xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ không được đi trên đường cao tốc, trừ người, phương tiện giao thông, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Theo đó, Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ đã quy định về việc tham gia giao thông trên đường cao tốc và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Xem thêm: Những điểm mới về đường cao tốc trong Luật Đường bộ vừa được thông qua
Những điểm mới về đường cao tốc trong Luật Đường bộ vừa được thông qua
Sáng 27/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Luật Đường bộ với 447/454 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 91,98% tổng số đại biểu). Xem toàn văn Luật Đường bộ: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/27/luat-duong-bo.doc Luật Đường bộ được thông qua, tăng cường các quy định về cao tốc Sáng nay ngày 27/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đường bộ bằng hình thức biểu quyết điện tử, với 447/454 đại biểu có mặt tán thành. Luật này có 86 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, trừ một số điều luật sẽ có hiệu lực thi hành sớm hơn, từ 1/10/2024. Theo Điều 44 Luật Đường bộ, đường bộ cao tốc (đường cao tốc) là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho xe cơ giới, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, được bố trí hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình, chỉ cho xe cơ giới ra, vào ở những điểm nhất định. Luật Đường bộ đã dành riêng chương III, từ Điều 44 đến Điều 55 với các quy định liên quan đến đường cao tốc. Cụ thể những điểm mới về đường cao tốc trong Luật Đường bộ vừa được thông qua như sau: Đầu tư xây dựng, phát triển đường cao tốc phải đồng bộ với các công trình Theo Điều 47 Luật Đường bộ, đường cao tốc được đầu tư, xây dựng phù hợp với quy hoạch và đồng bộ các công trình sau: - Đường gom hoặc đường bên; Trung tâm quản lý, vận hành giao thông tuyến đường cao tốc; - Trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe; - Hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu tiền sử dụng đường bộ; - Công trình kiểm soát tải trọng xe. Căn cứ nhu cầu vận tải và khả năng nguồn lực đầu tư, cấp quyết định chủ trương đầu tư quyết định việc phân kỳ đầu tư; công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo quy mô làn xe quy hoạch mạng lưới đường bộ. Đối tượng chịu thu phí đường cao tốc Theo Điều 50 Luật Đường bộ, Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc với phương tiện lưu thông trên đường cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác, bao gồm: - Đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo hình thức đầu tư công; - Đường cao tốc được đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao cho Nhà nước. Cơ quan quản lý đường bộ tổ chức khai thác tài sản nộp số phí thu được vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Riêng số tiền phí thu được trong thời gian thực hiện hợp đồng chuyển nhượng không phải nộp ngân sách Nhà nước, trừ phần doanh thu phải chia sẻ cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. Phải xác định vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ ngay khi lập dự án Theo Điều 52 Luật Đường bộ quy định về trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe như sau: - Trạm dừng nghỉ trên đường được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành và tiêu chuẩn kỹ thuật do cấp có thẩm quyền công bố. - Trạm dừng nghỉ có mục đích phục vụ khai thác đồng bộ với công trình đường cao tốc, cung cấp các dịch vụ cho người tham gia giao thông đường bộ, hỗ trợ công tác cứu nạn, cứu hộ, sửa chữa, cung cấp nhiên liệu, năng lượng cho phương tiện tham gia giao thông đường bộ. - Trường hợp dự án đường cao tốc được đầu tư theo hình thức đầu tư công, trạm dừng nghỉ được đầu tư cùng với dự án theo hình thức đầu tư công hoặc lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu. - Đối với dự án đường cao tốc được đầu tư theo phương thức đối tác công tư, trạm dừng nghỉ được đầu tư xây dựng cùng với dự án. - Đối với công trình trạm dừng nghỉ sẵn có là tài sản công, Nhà nước lựa chọn nhà đầu tư vận hành, khai thác hoặc nâng cấp, mở rộng, cải tạo, hiện đại hóa, vận hành, khai thác theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công hoặc kết hợp thực hiện trong dự án đường bộ cao tốc theo phương thức đối tác công tư. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ nhu cầu sử dụng dịch vụ, tính chất dự án, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe để phục vụ người tham gia giao thông đường bộ trên đường cao tốc. Đồng thời vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe được xác định khi lập dự án, thiết kế xây dựng. Như vậy, Luật Đường bộ đã được thông qua và bổ sung một loạt các quy định mới về đường cao tốc - vấn đề được người dân hết sức quan tâm trong thời gian gần đây. Xem toàn văn Luật Đường bộ: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/27/luat-duong-bo.doc
Từ ngày 01/10/2024, đường cao tốc phải có tối thiểu 04 làn, có làn dừng xe khẩn cấp
Ngày 31/03/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 06/2024/TT-BGTVT quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về đường bộ cao tốc. Trong đó, từ ngày 01/10/2024, đường cao tốc phải có tối thiểu 04 làn và có làn dừng xe khẩn cấp trở thành điểm đáng chú ý. Đường cao tốc nắm giữa vai trò quan trọng của hệ thống giao thông hiện đại, giúp kết nối các vùng kinh tế, rút ngắn thời gian di chuyển và giảm thiểu ùn tắc. Tuy nhiên, với lưu lượng phương tiện ngày càng tăng, việc mở rộng và nâng cấp đường cao tốc trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. (1) Từ ngày 01/10/2024, đường cao tốc phải có tối thiểu 04 làn, có làn dừng xe khẩn cấp Căn cứ theo tiểu mục 2.1 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 115:2024/BGTVT quy định như sau: - Kết cấu công trình đường bộ cao tốc phải bảo đảm ổn định, bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên. - Đường bộ cao tốc có quy mô tối thiểu 04 làn xe chạy (02 làn xe cho mỗi chiều), có làn dừng xe khẩn cấp được bố trí liên tục (trừ các vị trí: qua cầu có khẩu độ nhịp từ 150,00 m trở lên; cầu có trụ cao từ 50,00 m trở lên; hầm; có bố trí làn tăng, giảm tốc; làn phụ leo dốc). - Các công trình gắn với đường bộ cao tốc bao gồm: Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến; Trạm dừng nghỉ; Hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu phí; Trạm kiểm tra tải trọng xe; Hàng rào bảo vệ. -Mặt cắt ngang đường bộ cao tốc có thể được bố trí trên cùng một nền đường hoặc hai chiều xe chạy được bố trí trên hai nền đường riêng biệt. Đối với làn dừng xe khẩn cấp, QCVN 115:2024/BGTVT đã quy định như sau: - Làn dừng xe khẩn cấp được thiết kế để làm nơi dừng đỗ tạm thời của các phương tiện gặp sự cố, để các phương tiện cứu hộ, cứu nạn hoạt động. - Các phương tiện khác không được chạy xe và không tự ý dừng xe ở làn dừng xe khẩn cấp, trừ xe ưu tiên. - Ngoài ra, làn dừng xe khẩn cấp phải có chiều rộng tối thiểu 3,00 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 2,50 m đối với đường cấp 80. Như vậy, trừ vị trí qua cầu có khẩu độ nhịp từ 150,00 m trở lên; cầu có trụ cao từ 50,00 m trở lên; hầm; có bố trí làn tăng, giảm tốc; làn phụ leo dốc thì đường cao tốc có quy mô tối thiểu 04 làn xe chạy, có làn dừng xe khẩn cấp được bố trí liên tục. Lợi ích của quy định mới - An toàn giao thông: Với làn dừng xe khẩn cấp, các phương tiện gặp sự cố có thể dừng lại mà không gây cản trở lưu thông, giảm thiểu nguy cơ tai nạn. - Giảm ùn tắc: Việc mở rộng số làn xe giúp tăng khả năng lưu thông, giảm thời gian di chuyển và hạn chế tình trạng ùn tắc, đặc biệt trong giờ cao điểm. - Phát triển kinh tế: Hạ tầng giao thông được cải thiện giúp kết nối các vùng kinh tế, thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế địa phương. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Điều này không chỉ góp phần cải thiện an toàn giao thông mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. (2) Từ ngày 01/10/2024, tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc là bao nhiêu? Theo TCVN 5729 : 2012 quy định theo tốc độ tính toán, đường cao tốc được phân làm 4 cấp: - Cấp 60 có tốc độ tính toán là 60 km/h. - Cấp 80 có tốc độ tính toán là 80 km/h. - Cấp 100 có tốc độ tính toán là 100 km/h. - Cấp 120 có tốc độ tính toán là 120 km/h. Trong đó, cấp 60 và 80 áp dụng ở địa hình khó khăn vùng núi, đồi cao và ở những vùng có hạn chế khác; cấp 100 và 120 cho vùng đồng bằng. Tuy nhiên, so với quy chuẩn cũ, tại QCVN 115:2024/BGTVT có hiệu lực vào ngày 01/10/2024 quy định tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được phân làm 03 cấp như sau: - Cấp 120 có tốc độ thiết kế là 120 km/h. - Cấp 100 có tốc độ thiết kế là 100 km/h. - Cấp 80 có tốc độ thiết kế là 80 km/h Đối với vị trí địa hình đặc biệt khó khăn, yếu tố quốc phòng an ninh khống chế, cho phép áp dụng tốc độ thiết kế 60 km/h. Trên đường bộ cao tốc có thể có những đoạn áp dụng cấp khác nhau, nhưng đoạn này phải dài từ 15km trở lên và tốc độ thiết kế của hai đoạn liên tiếp không được chênh nhau quá 20 km/h. Trường hợp đường bộ cao tốc áp dụng cấp tốc độ thiết kế quá một cấp (20 km/h), phải có một đoạn quá độ dài ít nhất 02 km có cấp tốc độ thiết kế trung gian. Như vậy, so với TCVN 5729 : 2012, tại QCVN 115:2024/BGTVT, tốc độ được chia làm 03 cấp, và tùy vào các cấp, địa hình vị trí địa lý khác nhau mà có tốc độ khác nhau. Tóm lại, theo quy định mới tại QCVN 115:2024/BGTVT, đường bộ cao tốc có quy mô tối thiểu 04 làn xe chạy (02 làn xe cho mỗi chiều), có làn dừng xe khẩn cấp được bố trí liên tục. QCVN 115:2024/BGTVT có hiệu lực vào tháng 01/10/2024.
Phải có tối thiểu 4 làn xe trên đường cao tốc theo quy chuẩn mới
Theo quy chuẩn mới được Bộ GTVT ban hành, đường bộ cao tốc tối thiểu phải có 4 làn xe, tốc độ tối đa cho phép trên đường bộ cao tốc không vượt quá 120km/h… (1) Tốc độ thiết kế đường cao tốc như thế nào Thông tư 06/2024/TT-BGTVT vừa mới ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 115:2024 đường bộ cao tốc. Theo QCVN 115:2024, đường bộ cao tốc là một cấp kỹ thuật của đường bộ dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ xe ra, vào ở những điểm nhất định. Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được phân làm 03 cấp như sau: - Cấp 120 có tốc độ thiết kế là 120 km/h; - Cấp 100 có tốc độ thiết kế là 100 km/h; - Cấp 80 có tốc độ thiết kế là 80 km/h; đối với vị trí địa hình đặc biệt khó khăn, yếu tố quốc phòng an ninh khống chế, cho phép áp dụng tốc độ thiết kế 60 km/h. Trên đường bộ cao tốc có thể có những đoạn áp dụng cấp khác nhau, những đoạn này phải dài từ 15km trở lên và tốc độ thiết kế của hai đoạn liên tiếp không được chênh nhau quá 20 km/h. Trường hợp đường bộ cao tốc áp dụng cấp tốc độ thiết kế quá một cấp (20 km/h), phải có một đoạn quá độ dài ít nhất 02 km có cấp tốc độ thiết kế trung gian. Các công trình gắn với đường bộ cao tốc bao gồm: - Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến; - Trạm dừng nghỉ; hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu phí; trạm kiểm tra tải trọng xe; - Hàng rào bảo vệ. (2) Số làn xe tối thiểu mỗi chiều không ít hơn 2 Số làn xe tối thiểu được quy định trên mỗi chiều theo quy chuẩn mới yêu cầu không được ít hơn 2 làn xe cho mỗi chiều, số làn xe được xác định trên cơ sở lưu lượng xe thiết kế. Chiều rộng làn xe chạy tối thiểu 3,75m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 3,50m đối với đường cấp 80. Làn dừng xe khẩn cấp có chiều rộng tối thiểu 3,00m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 2,50m đối với đường cấp 80. Làn dừng xe khẩn cấp được bố trí liên tục (trừ các vị trí: qua cầu có khẩu độ nhịp từ 150,00 m trở lên; cầu có trụ cao từ 50,00 m trở lên; hầm; có bố trí làn tăng, giảm tốc; làn phụ leo dốc). Liên quan đến dải giữa đường cao tốc, quy chuẩn quy định phải bố trí dải giữa (gồm dải phân cách giữa và dải an toàn ở hai bên của dải phân cách giữa) để phân chia hai chiều xe chạy đối với trường hợp mặt cắt ngang đường cao tốc được bố trí trên cùng một nền đường. Chiều rộng của dải an toàn tối thiểu là 0,75m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 0,50m đối với đường cấp 80. Dải phân cách giữa được thiết kế để bảo đảm an toàn. Trường hợp 2 chiều xe chạy được bố trí trên 2 nền đường riêng biệt không có dải giữa, phía bên trái theo chiều xe chạy bố trí dải an toàn và lề đất. Dải an toàn có chiều rộng tối thiểu 1m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 0,75m đối với đường cấp 80. (3) Tốc độ tối đa khi tham gia đường cao tốc Đối với quản lý, vận hành khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường cao tốc, quy chuẩn mới nêu rõ: Việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ cao tốc thực hiện quy định tại Nghị định 32/2014/NĐ-CP về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 25/2023/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn. Theo quy định về khai thác đường cao tốc, tốc độ khai thác cho phép trên đường bộ cao tốc được xác định trên cơ sở tốc độ thiết kế của tuyến đường, hiện trạng kỹ thuật của đường bộ cao tốc, điều kiện thời tiết, khí hậu, lưu lượng, chủng loại phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ cao tốc. Tốc độ tối đa cho phép trên đường bộ cao tốc không vượt quá 120km/h. Tốc độ tối đa cho phép và tốc độ thiết kế không được chênh nhau quá 20km/h; tốc độ tối đa cho phép của 2 đoạn tuyến liên tiếp không được chênh nhau quá 20km/h (4) Thời gian có hiệu lực của Thông tư 06/2024/TT-BGTVT Thông tư 06/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2024. Các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc đã được quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 01/10/2024 thì tiếp tục thực hiện theo các quy định tại thời điểm quyết định chủ trương đầu tư; Đối với các tuyến đường cao tốc có tốc độ thiết kế từ 80km/h trở xuống đang khai thác trước ngày Thông tư 06/2024/TT-BGTVT có hiệu lực, khi đầu tư nâng cấp, mở rộng thì cho phép áp dụng các yếu tố kỹ thuật cho dự án đã được phê duyệt trước ngày 01/10/2024. Xem thêm chi tiết tại Thông tư 06/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 1/10/2024
Thủ tục phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc
Ngày 19/01/2024 Bộ GTVT đã ban hành Quyết định 60/QĐ-BGTVT năm 2024 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GTVT. Theo đó, Bộ GTVT đã phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc như sau: (1) Trình tự thực hiện phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc - Nộp hồ sơ TTHC: Chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư chịu trách nhiệm lập phương án tổ chức giao thông trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước khi đưa công trình vào khai thác, cụ thể: + Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc theo phân cấp, ủy quyền đối với đường cao tốc do Bộ Giao thông vận tải quản lý hoặc đường cao tốc do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án tổ chức giao thông đối với đường cao tốc do Doanh nghiệp thuộc Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý, vận hành khai thác. + Cục Đường cao tốc Việt Nam có trách nhiệm phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc theo phân cấp, ủy quyền đối với đường cao tốc do Bộ Giao thông vận tải quản lý hoặc đường cao tốc do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư. + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý. - Giải quyết TTHC: + Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản yêu cầu nhà đầu tư, chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; + Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tổ chức giao thông giao cơ quan quản lý đường cao tốc tiến hành thẩm định hồ sơ. Thời gian thẩm định không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Sau khi có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện, ra quyết định phê duyệt phương án tổ chức giao thông trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. (2) Cách thức thực hiện phê duyệt phương án - Gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác. (3) Thành phần, số lượng hồ sơ phê duyệt phương án - Thành phần hồ sơ: + Tờ trình phê duyệt (bản chính) theo mẫu; + Phương án tổ chức giao thông. - Số lượng hồ sơ: 01 bộ. (4) Thời hạn giải quyết phê duyệt phương án - Thời gian thẩm định: không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; - Thời gian ra quyết định phê duyệt: 03 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định đủ điều kiện phê duyệt. (5) Đối tượng và cơ quan thực hiện TTHC phê duyệt phương án - Tổ chức, cá nhân. - Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có; - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Cơ quan phối hợp: Không có. (6) Kết quả của việc thực hiện TTHC phê duyệt phương án - Quyết định phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc. - Phí, lệ phí: Không có. - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Tờ trình Đề nghị phê duyệt phương án tổ chức giao thông. - Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có. (7) Căn cứ pháp lý của TTHC phê duyệt phương án - Thông tư 90/2014/TT-BGTVT hướng dẫn một số nội dung về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc; - Thông tư 48/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 90/2014/TT- BGTVT hướng dẫn một số nội dung về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc. Xem thêm Quyết định 60/QĐ-BGTVT năm 2024 có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.
Ô tô phóng xe 210km/h trên đường cao tốc thì có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo như báo chí đưa tin thì có một nam thanh niên chưa rõ lai lịch tung đoạn clip lên TikTok khoe thành tích phóng xe ô tô với tốc độ 210km/h trên đường cao tốc. Chắc chắn là đã quá tốc độ tối đa cho phép. Vậy cho hỏi trường hợp nam thanh niên này có thể bị phạt bao nhiêu tiền về lỗi chạy xe quá tốc độ? 1. Tốc độ cho phép tối đa khi đi trên đường cao tốc là bao nhiêu? Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định (Theo Luật Giao thông đường bộ 2008). Xe cơ giới thì bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ của các loại xe cơ giới trên đường cao tốc như sau: - Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h. - Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. Theo quy định trên, tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h. Như vậy, tốc độ tối đa mà người điều khiển xe ô tô được phép chạy trên đường cao tốc là 120 km/h. Lưu ý, khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. 2. Ô tô phóng xe 210km/h trên đường cao tốc thì có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Như có đề cập thì tốc độ tối đa mà người điều khiển xe ô tô được phép chạy trên đường cao tốc là 120 km/h. Tuy nhiên cũng cần lưu ý tuân thủ tốc độ tối đa ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe (có thể có những đoạn đường yêu cầu tốc độ tối đa ít hơn 120km/h). Giả sử như đoạn đường mà người lái xe ô tô này đi được phép chạy tối đa đến 120k/h thì người lái xe đã vượt quá tốc độ cho phép là 90 km/h. Căn cứ theo điểm c khoản 7 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: ... + Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h. ... Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: … + Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng… ... Theo quy định thì người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Cho nên trường hợp ô tô phóng xe 210km/h trên đường cao tốc thì, vượt tốc độ ít nhất là 90 km/h như tình huống giả định đã nêu thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Đồng thời còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Khi di chuyển trên đường cao tốc, người điều khiển xe ô tô không được chạy quá bao nhiêu km/h?
Trên đường cao tốc, người điều khiển xe ô tô không được chạy quá bao nhiêu km/h? Trị số tốc độ trên biển báo hạn chế tốc độ ở các đường nhánh ra, vào đường cao tốc là bao nhiêu? Khi di chuyển trên đường cao tốc, người điều khiển xe ô tô không được chạy quá bao nhiêu km/h? Theo Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc như sau: - Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h. - Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. Theo đó, tốc độ tối đa cho phép khi di chuyển trên đường cao tốc đối với người điều khiển xe ô tô là 120 (km/h). Lưu ý: Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. Khi đặt biển báo hạn chế tốc độ tại các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, trị số tốc độ trên biển tối thiểu là bao nhiêu? Việc đặt biển báo hạn chế tốc độ được quy định tại Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 15 Thông tư 06/2023/TT-BGTVT) như sau: - Việc đặt biển báo hạn chế tốc độ thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ và phải căn cứ vào điều kiện thực tế của đoạn tuyến, tuyến đường về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, về lưu lượng, chủng loại phương tiện và về thời gian trong ngày. Đối với dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ, lắp đặt đầy đủ biển báo hạn chế tốc độ trước khi đưa công trình vào sử dụng. Đối với đoạn tuyến, tuyến đường bộ đang khai thác thuộc phạm vi quản lý, cơ quan quản lý đường bộ phải chủ động, kịp thời lắp đặt biển báo hiệu đường bộ theo quy định. - Trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h. - Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, quyết định đặt biển báo hiệu các trường hợp dưới đây: + Đối với đường đôi, đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng cho từng chiều đường; + Đặt biển báo hạn chế tốc độ cho một khoảng thời gian trong ngày (biển phụ, biển điện tử); + Đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao; + Đặt biển báo hạn chế tốc độ có trị số lớn hơn 60 km/h (đối với đoạn đường trong khu vực đông dân cư), lớn hơn 90 km/h (đối với đoạn đường ngoài khu vực đông dân cư) cho các tuyến đường có vận tốc thiết kế lớn hơn vận tốc tối đa quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT nhưng phải đảm bảo khai thác an toàn giao thông. - Cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, bao gồm: + Bộ Giao thông vận tải đối với đường bộ cao tốc; + Cục Đường bộ Việt Nam đối với hệ thống quốc lộ và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (trừ đường bộ cao tốc); + Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý. Tóm lại, tốc độ tối đa cho phép khi di chuyển trên đường cao tốc đối với người điều khiển xe ô tô là 120 (km/h). Lưu ý: Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.
Nhận, trả hàng trên đường cao tốc, tài xế ô tô tải có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Nhận, trả hàng trên đường cao tốc, tài xế ô tô tải có thể bị phạt hành chính bao nhiêu? Tài xế ô tô tải phải tuân thủ các quy định gì khi tham gia giao thông trên đường cao tốc? Nhận, trả hàng trên đường cao tốc, tài xế ô tô tải có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? Theo khoản 8a Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm c khoản 13 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau: - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%; + Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%. - Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%; + Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%; + Vi phạm quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4 Điều này mà gây tai nạn giao thông - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.0000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi nhận, trả hàng trên đường cao tốc. Như vậy, tài xế ô tô tải nhận, trả hàng trên đường cao tốc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 10.000.000 đồng đến 12.000.0000 đồng. Tài xế ô tô tải phải tuân thủ các quy định gì khi tham gia giao thông trên đường cao tốc? Theo Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tham gia giao thông, tài xế ô tô tải phải tuân thủ các quy định như sau: - Tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 và phải thực hiện các quy định sau đây: + Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc; + Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc; + Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường; + Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường. - Cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu. - Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì tài xế ô tô tải phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết. Tóm lại, tài xế ô tô tải nhận, trả hàng trên đường cao tốc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 10.000.000 đồng đến 12.000.0000 đồng.
Thúc đẩy 3 dự án đường cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
Ngày 14/7/2023, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 277/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi họp về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án đường cao tốc và triển khai vốn ODA khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 08/7/2023, tại thành phố cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì buổi họp về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án đường cao tốc và triển khai vốn ODA khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đường cao tốc (trong đó có các giải pháp tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu san lấp đắp nền đường). Theo đó, để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, đề nghị các bộ, ngành, địa phương chủ động, quyết liệt giải quyết các nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau: (1) Đề nghị các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt là Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh, thành phố nghiêm túc quán triệt 6 yêu cầu: - Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn, kỹ - mỹ thuật, môi trường sinh thái; - Không được tăng vốn bất hợp lý; - Không chia nhỏ gói thầu; - Chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí ở tất cả các khâu; - Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân, bảo đảm hài hòa lợi Ích của nhà nước - người dân - doanh nghiệp; - Kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các sai phạm (nếu có). (2) Đề nghị đồng chí Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo theo thẩm quyền; chính quyền vào cuộc một cách chủ động, tích cực, thường xuyên, giám sát, quản lý chất lượng, đẩy nhanh tiến độ. (3) Ngoài ra Chính phủ còn đặt ra trách nhiệm đối với các bộ, ngành liên quan và các nhà thầu khẩn trương huy động tối đa nhân lực, sớm hoàn thành các nhiệm vụ được giao; giám sát phòng, chống tham nhũng. Đặc biệt đối với một số dự án cụ thể: 1. Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu - UBND tỉnh Tiền Giang thống nhất với UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo chủ đầu tư dự án phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án trong tháng 7/2023. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn ngân sách trung ương để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ đối với phần kinh phí tăng thêm cho Dự án theo đúng quy định của pháp luật. 2. Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau - UBND các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau tập trung giải quyết các vướng mắc về di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là di dời đường điện cao thế... để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư trong tháng 7/2023. - UBND các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành của địa phương căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai ngay thủ tục giao trực tiếp mỏ vật liệu cho các nhà thầu để khai thác theo đúng quy định của pháp luật, không để phát sinh các thủ tục hành chính, không làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra theo dõi đôn đốc, nếu có vướng mắc thì báo cáo trực tiếp Thủ tướng Chính phủ. - UBND tỉnh Vĩnh Long làm thủ tục giao 02 mỏ vật liệu để các nhà thầu triển khai thủ tục trong tháng 7/2023 và ưu tiên giao các mỏ còn lại cho nhà thầu thi công dự án được khai thác, bảo đảm cung cấp đủ 5 triệu m3 cát san lấp trong năm 2023; UBND tỉnh An Giang sớm xem xét có phương án ngay, cụ thể cung cấp phần khối lượng còn lại của năm 2024, bảo đảm đủ khối lượng cát san lấp cho Dự án. 3. Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng - Chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng bám sát tiến độ để thực hiện công việc liên quan theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng trong quý III năm 2023 (chậm nhất trước ngày 31/12/2023). - UBND thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang làm việc ngay với UBND tỉnh An Giang để xác định cụ thể đủ nguồn cát san lấp đắp nền đường cho dự án thành phần 2 và dự án thành phần 3, hoàn thành thủ tục khai thác trong quý III năm 2023. Xem chi tiết tại Thông báo 277/TB-VPCP ngày 14/7/2023.
Ngày 19/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 25/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 32/2014/NĐ-CP ngày 22/4/2014 về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc. (1) Thu tiền dịch vụ sử dụng và khai thác đường cao tốc Theo đó, sửa đổi quy định về thu tiền dịch vụ sử dụng và khai thác các công trình đường cao tốc, cụ thể: Đối với đường cao tốc được thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải áp dụng hình thức thu phí điện tử không dừng (ETC). Đường cao tốc là tài sản công của Nhà nước, Cơ quan được giao quản lý đường cao tốc có trách nhiệm quản lý, sử dụng và khai thác công trình đường cao tốc theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật khác có liên quan. (2) Điều kiện đường cao tốc được đưa vào sử dụng Ngoài ra, Nghị định 25/2023/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung một số quy định về công trình đường cao tốc đưa vào khai thác sử dụng và việc tạm dừng khai thác đường cao tốc. Theo đó, đường cao tốc được đưa vào khai thác sử dụng khi đáp ứng các quy định: - Đã được nghiệm thu hoàn thành xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; - Phương án tổ chức giao thông đã được duyệt; - Có quy trình vận hành khai thác đối với các hạng mục, thiết bị. Công trình hầm trên đường cao tốc có sử dụng các thiết bị thông gió, lọc bụi, kiểm soát môi trường, phòng cháy, chữa cháy, hệ thống điện và các thiết bị khác phục vụ khai thác sử dụng; trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia; Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến. Các thiết bị lắp đặt vào công trình đường cao tốc gồm: thiết bị nhận dạng phương tiện giao thông, cân tải trọng, kiểm soát giao thông, quan trắc công trình, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ... (3) 05 trường hợp tạm dừng khai thác đường cao tốc Tạm dừng khai thác đường cao tốc là trường hợp tạm không sử dụng cho các phương tiện giao thông khai thác sử dụng một chiều, hai chiều, một đoạn hoặc cả tuyến đường cao tốc, trừ các phương tiện làm nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông. Theo đó, 05 trường hợp đường cao tốc phải tạm dừng khai thác do không bảo đảm an toàn cho khai thác, sử dụng gồm: - Công trình bị hư hỏng do xảy ra sự cố công trình, do hậu quả của thiên tai; - Công trình bị hư hỏng không thể khai thác, sử dụng an toàn; - Sự cố cháy, nổ; - Xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng buộc phải tạm dừng khai thác để phục vụ cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an toàn giao thông; - Khi xảy ra thảm họa, dịch bệnh hoặc khi có yêu cầu phục vụ quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Xem chi tiết tại Nghị định 25/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2023.
Đi xe mô tô phân khối lớn vào đường cao tốc được không?
Không ít người thắc mắc đối với xe mô tô phân khối lớn thì có được phép đi vào đường cao tốc hay không? Nếu không được đi vào thì cơ chế xử lý như thế nào? Có được đi xe mô tô vào đường cao tốc hay không? Theo quy định tại Khoản 12 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định. Và khi lái xe, điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc thì người điều khiển phương tiện ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 thì còn phải thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2018 như sau: - Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc; - Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc; - Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường; - Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường. Ngoài ra, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi di chuyển trên đường cao tốc phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu. Đồng thời, chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trong trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết. Theo Khoản 4 Điều 28 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì các trường hợp không được đi vào đường cao tốc gồm người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Như vậy, xe mô tô (bao gồm cả xe phân phối lớn) sẽ không được phép đi vào đường cao tốc. Mức phạt nếu xe mô tô đi vào đường cao tốc Tại khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì trường hợp xe mô tô đi vào đường cao tốc sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Nếu không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì mức phạt sẽ là mức trung bình của khung hình phạt là 2.500.000 đồng. Trong trường hợp đi vào đường cao tốc gây tai nạn giao thông thì mức phạt tiền 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Nếu không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì mức phạt là 4.500.000 đồng. Ngoài ra, trường hợp đi xe mô tô vào đường cao tốc ngoài việc bị phạt tiền còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (đối với trường hợp đi vào đường cao tốc gây tai nạn giao thông) và từ 03 tháng đến 05 tháng (đối với trường hợp đi xe vào đường cao tốc) theo quy định tại điểm c, điểm d Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Công trình đường cao tốc đưa vào khai thác sử dụng; tạm dừng khai thác đường cao tốc
Đây là nội dung mới về công trình đường cao tốc đưa vào khai thác sử dụng; tạm dừng khai thác đường cao tốc quy định tại Nghị định 25/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 32/2014/NĐ-CP về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc do Chính phủ ban hành ngày 19/5/2023. Quy đinh mới về công trình đường cao tốc đưa vào khai thác sử dụng như thế nào? Theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định 25/2023/NĐ-CP, quy đinh mới về công trình đường cao tốc đưa vào khai thác sử dụng như sau: - Đường cao tốc được đưa vào khai thác sử dụng khi đáp ứng các quy định sau: + Đã được nghiệm thu hoàn thành xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; + Phương án tổ chức giao thông đã được duyệt; + Có quy trình vận hành khai thác đối với các hạng mục, thiết bị quy định tại khoản 2 Điều này. - Các hạng mục công trình và thiết bị phải có quy trình vận hành khai thác a) Công trình hầm trên đường cao tốc có sử dụng các thiết bị thông gió, lọc bụi, kiểm soát môi trường, phòng cháy, chữa cháy, hệ thống điện và các thiết bị khác phục vụ khai thác sử dụng; + Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia; Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến; + Các thiết bị lắp đặt vào công trình đường cao tốc gồm: thiết bị nhận dạng phương tiện giao thông, cân tải trọng, kiểm soát giao thông, quan trắc công trình, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ; + Các trường hợp cần thiết khác do chủ đầu tư, người quản lý sử dụng đường cao tốc quyết định. Quy đinh mới về tạm dừng khai thác đường cao tốc như thế nào? Theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định 25/2023/NĐ-CP, quy đinh mới về tạm dừng khai thác đường cao tốc như sau: - Tạm dừng khai thác đường cao tốc + Tạm dừng khai thác đường cao tốc là trường hợp tạm không sử dụng cho các phương tiện giao thông khai thác sử dụng một chiều, hai chiều, một đoạn hoặc cả tuyến đường cao tốc, trừ các phương tiện làm nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông. + Các trường hợp đường cao tốc phải tạm dừng khai thác do không bảo đảm an toàn cho khai thác, sử dụng gồm: công trình bị hư hỏng do xảy ra sự cố công trình, do hậu quả của thiên tai, công trình bị hư hỏng không thể khai thác, sử dụng an toàn; sự cố cháy, nổ; xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng buộc phải tạm dừng khai thác để phục vụ cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an toàn giao thông; khi xảy ra thảm họa, dịch bệnh hoặc khi có yêu cầu phục vụ quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định tạm dừng khai thác đường cao tốc thuộc hệ thống quốc lộ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ. + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm dừng khai thác đường cao tốc trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ. + Khi phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình đường cao tốc ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng, thì người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm kịp thời dừng khai thác sử dụng đường cao tốc và thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện giao thông, tài sản khác; thực hiện các công việc để hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra đối với công trình; bảo vệ hiện trường; tham gia cứu nạn, cứu hộ, giải quyết ùn tắc giao thông. Sau khi quyết định tạm dừng khai thác sử dụng đường cao tốc, người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm thông báo ngay cho Cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường cao tốc, Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến, chính quyền địa phương. - Khi tạm dừng khai thác đường cao tốc phải thực hiện các công việc sau: + Người quản lý sử dụng đường cao tốc, đơn vị khai thác, bảo trì phải khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông, điều chỉnh giao thông để hạn chế ùn tắc giao thông; sửa chữa hư hỏng, khắc phục các tồn tại trên đường cao tốc, tuyến đường khác sử dụng để điều tiết giao thông; điều chỉnh, bổ sung các công trình báo hiệu đường bộ và các công trình khác phục vụ bảo đảm giao thông; tham gia hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông; phối hợp với Cảnh sát giao thông, chính quyền địa phương trong việc tổ chức giao thông trên đường cao tốc. + Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông. + Chính quyền địa phương phối hợp thực hiện bảo đảm giao thông khi cần điều tiết các phương tiện tham gia giao thông đường cao tốc sang đường do địa phương quản lý. + Công tác cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; công tác khắc phục sự cố công trình, khắc phục hư hỏng công trình bảo đảm an toàn trong khai thác sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng; công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả cháy, nổ thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. + Sau khi hoàn thành việc tổ chức lại giao thông, hoàn thành cứu nạn, điều tra sự cố, người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm sửa chữa hư hỏng, khắc phục các tồn tại để đưa đường cao tốc vào khai thác sử dụng đúng tiêu chuẩn thiết kế. Xem chi tiết Nghị định 25/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/7/2023.
Làn đường khẩn cấp!!! Văn hóa giao thông khi đi cao tốc
Gần đây có một vụ tai nạn trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương vào ngày 04/5 vừa qua. Nhưng vấn đề mà tôi muốn nói đến ở đây là tại sao xe cứu thương, xe cứu hỏa lại đến trễ để đã làm đám cháy lan ra hàng chục mét trên mặt đường, làm hư hại đường cao tốc, thiệt hại đã ước tính khoảng 2 tỉ đồng. Trên cao tốc đó mỗi bên thường sẽ chia thành 3 làn, 2 làn cho xe ô tô chạy và 1 làn dành cho các trường hợp khẩn cấp dành cho xe có vấn đề đột ngột hoặc dành cho các xe ưu tiên gọi là làn đường khẩn cấp. Theo thông tin đọc được, các xe dịch vụ, xe khách, xe tải như các hãng xe Tân Lập Thành, xe Huệ Nghĩa,… đã đánh lái vào làn đường ưu tiên để không phải dừng lại chờ đi qua đoạn bị tai nạn. Tuy nhiên, cuối cùng cả 3 làn đều bị kẹt và khi xe cứu thương, xe cứu hỏa chạy đến cũng phải chịu cảnh nhích lên từng chút. Điều đó cho thấy hiện này, thái độ của không ít tài xế khi tham gia giao thông còn thấp. Họ chưa nhận thức rõ được vai trò quan trọng của làn đường khẩn cấp và cứ vô tư đi ngày cả khi các làn đường còn lại không bị ùn tắt. Vậy mức phạt cho hành vi này là bao nhiêu? Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP tại điểm g, khoản 5, điều 5 quy định cụ thể là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi tài xế có hành vi điều khiển phương tiện không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc. Ngoài ra, tại điểm b, khoản 11 điều 5 tại Nghị định này còn quy định người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Tuy nghị định này mới có hiệu lực gần đây (01/01/2020) nhưng với chế tài như vậy, liệu có làm chấm dứt, hạn chế được vấn đề này hay sẽ cần một chế tài mạnh hơn, biện pháp khác để khắc phục? Mình hy vọng mọi người nên nâng cao ý thức khi tham gia giao thông để tránh gây họa cho bản thân, gia đình và cả mọi người xung quanh.
Nên biết những điều này khi lưu thông trên tuyến đường cao tốc
Sự việc về vi phạm an toàn giao thông khi di chuyển trên đường cao tốc gần đây diễn ra khá phổ biến. có những đối tượng chủ xe cơ giới thản nhiên dừng xe đột ngột trên cao tốc để chụp ảnh, ăn uống, đi vệ sinh,...gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác khi lưu thông trên đường với tốc độ cao. Thậm chí có thể xảy ra những tai nạn bất ngờ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của các bên. Do đó, cần có những hình phạt khắt khe đối với những đối tượng này để hạn chế những hành vi vi phạm nêu trên. Dưới đây là bảng tổng hợp những quy định hiện hành mà những ai sẽ và đang lưu thông trên đường cao tốc cần biết để đảm bảo quyền lợi. Bên cạnh đó, cũng ý thực hơn về việc tuân thủ quy định khi lưu thông trên đường hạn chế những hành vi vi phạm nêu trên. hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn. Căn cứ: Nghị định 46/2016/NĐ-CP Căn cứ Hành vi Mức phạt (Triệu đồng) Quy định về dừng xe trên đường cao tốc Điểm h khoản 4 Điều 5 - Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; - Điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; - Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; - Quay đầu xe, lùi xe trên đường cao tốc; - Không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc; Từ 8.000.000 đồng đến 1.200.000 đồng Điểm c khoản 7 Điều 5 Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; khi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm theo quy định. Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng Điểm a khoản 8 Điều 5 Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; Từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng điểm b khoản 6 Điều 15 Để thời gian đi qua trạm thu phí của một xe ô tô bất kỳ kể từ lúc dừng xe chờ thu phí đến lúc ra khỏi trạm thu phí lớn hơn 10 phút đến 20 phút Từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng Điểm g khoản 2 Điều 5 - Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; - Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; - Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; Đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn; Từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng Quy định về đối tượng người điều khiển Điểm b khoản 5 Điều 6 Phát hiện người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. - Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) - hoặc phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) Khoản 7 Điều 7 - Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; - Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; - Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ. Từ 16. 000.000 đồng đến 18.000.000 đồng Khoản 5 Điều 6 Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng Quy định về tốc độ Điểm b khoản 2 Điều 5 Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định; Từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng Điểm d khoản 6 Điều 5 Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h. Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng Điểm a khoản 7 Điều 5 Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h; Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng Điểm d Khoản 8 Điều 5 Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h. từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng Lưu ý: Theo quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT về tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc. 1. Về tốc độ: - Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h. - Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. Trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h. 2. về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường - Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau: Tốc độ lưu hành (km/h) Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) V = 60 35 60 55 80 70 100 100 - Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông. - Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định tại bảng trên để đảm bảo an toàn. Xem thêm: >>> 11 lỗi vi phạm giao thông phổ biến của người đi xe máy và mức phạt >>> Quy trình xử phạt vi phạm giao thông đường bộ mới nhất >>> Những điều cần lưu ý khi lưu thông trên đường cao tốc
Những điều cần lưu ý khi lưu thông trên đường cao tốc
Sự việc về vi phạm an toàn giao thông khi di chuyển trên đường cao tốc của Ngô Bá Khá ( còn gọi là Khá Bảnh) thản nhiên dừng xe trên cao tốc để chụp ảnh. Cục quản lý giao thông đường bộ đã mời nhóm thanh niên này lên làm việc khi cho rằng nhóm thanh niên này đậu xe sai quy định và không có tín hiệu đèn gây ảnh hưởng giao thông và có khả năng gây tai nạn cho những phương tiện tham gia giao thông trên cao tốc. Cho thấy nhóm người này xem thường sự an toàn của mình và người khác, ý thức tham gia giao thông kém. Tuy nhiên những hiểu biết về đường cao tốc cũng như những hiểu biết về quy định của pháp luật khi tham gia giao thông trên cao tốc không phải người tham gia giao thông nào cũng am hiểu. Từ hành vi trên chúng ta có thể tham khảo và tìm hiểu thêm một số quy định cụ thể khi tham gia giao thông trên đường cao tốc như sau: Quy định về tham gia giao thông trên đường cao tốc (Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008 ): - Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật Giao thông đường bộ còn phải thực hiện các quy định sau đây: + Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc; + Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc; + Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường; + Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường. - Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu. - Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết. - Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm khi tham gia giao thông trên đường cao tốc : * Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm: Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; quay đầu xe, lui xe trên đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định ghi trên biển báo hiệu về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc (Điểm i, khoản 4, điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP) - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h; điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Điểm a, khoản 7, điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP) Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm trên còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng (Điểm c, khoản 11, điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP). * Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm: Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc (Điểm e, khoản 4, điều 6, Nghị định 171/2013/NĐ-CP) Ngoài ra còn nhiều quy định cụ thể khác khi tham gia giao thông trên cao tốc chúng ta có thể tham khảo thêm.
10 loại xe được miễn phí khi đi cao tốc từ ngày 10/10/2024
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc, trong đó có quy định về 10 loại xe được miễn phí và 05 nhóm xe phải chịu phí khi đi trên đường cao tốc. (1) 10 loại xe được miễn phí khi đi cao tốc từ ngày 10/10/2024 Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 130/2024/NĐ-CP, 10 loại xe sau đây được miễn thu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác: 1- Xe cứu thương. 2- Xe chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy có tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật. 3- Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng bao gồm: - Xe mang biển số nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (bao gồm: Xe xi téc, xe cần cẩu, xe chở lực lượng vũ trang hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên; - Xe vận tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe; - Xe kiểm soát, xe kiểm tra quân sự, xe chuyên dùng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn, xe thông tin vệ tinh, các xe ô tô đặc chủng khác phục vụ quốc phòng); - Xe đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp sử dụng một trong các tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật trong trường hợp làm nhiệm vụ khẩn cấp. 4- Xe chuyên dùng của các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của lực lượng Công an nhân dân bao gồm: - Xe ô tô tuần tra kiểm soát giao thông của cảnh sát giao thông có đặc điểm: trên nóc xe ô tô có đèn xoay và hai bên thân xe ô tô có in dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG”; - Xe ô tô cảnh sát 113 có in dòng chữ “CẢNH SÁT 113” ở hai bên thân xe; - Xe ô tô cảnh sát cơ động có in dòng chữ “CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG” ở hai bên thân xe; - Xe vận tải có lắp ghế ngồi trong thùng xe của lực lượng Công an nhân dân làm nhiệm vụ; - Xe chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn và các xe chuyên dùng khác của lực lượng Công an nhân dân; - Xe đặc chủng (xe thông tin vệ tinh, xe chống đạn, xe phòng chống khủng bố, chống bạo loạn và các xe đặc chủng khác của lực lượng Công an nhân dân); - Xe của lực lượng Công an đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp sử dụng tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật. 5- Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ, gồm: - Xe có kết cấu chuyên dùng phục vụ tang lễ (bao gồm: Xe tang, xe tải lạnh dùng để lưu xác và chở xác); - Các xe liên quan phục vụ tang lễ (bao gồm: Xe chở khách đi cùng xe tang, xe tải chở hoa, xe rước ảnh) là xe chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ có giấy chứng nhận đăng ký xe mang tên đơn vị phục vụ tang lễ. Đơn vị phục vụ tang lễ có văn bản cam kết các loại xe này chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ gửi nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử (trong đó nêu cụ thể số lượng xe, biển số xe theo từng loại). 6- Đoàn xe có xe cảnh sát giao thông dẫn đường. 7- Xe của lực lượng quốc phòng tham gia diễn tập, hành quân cơ động lực lượng, vận chuyển vũ khí, trang bị có xe chuyên dụng quân sự dẫn đường. 8- Xe ô tô của lực lượng Công an, quốc phòng sử dụng vé đường bộ toàn quốc quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 130/2024/NĐ-CP. 9- Xe hộ đê; xe đang làm nhiệm vụ khẩn cấp phòng, chống lụt bão theo điều động của cấp có thẩm quyền. 10- Xe làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc men, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa đến những nơi bị thảm họa hoặc đến vùng có dịch bệnh theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm. Như vậy, 10 loại xe nêu trên sẽ được miễn phí khi lưu thông trên đường cao tốc do nhà nước đầu tư, khai thác và trực tiếp quản lý. (2) Các loại xe phải trả phí khi đi cao tốc Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 130/2024/NĐ-CP, 05 nhóm xe sau đây phải trả phí khi đi qua đường cao tốc: - Nhóm 1: Xe dưới 12 chỗ, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng; - Nhóm 2: Xe từ 12 chỗ đến 30 chỗ; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn; - Nhóm 3: Xe từ 31 chỗ trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn; - Nhóm 4: Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container dưới 40 feet; - Nhóm 5: Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container từ 40 feet trở lên. Theo đó, người nộp phí là tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng hoặc quản lý phương tiện thuộc nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc nêu trên. Nghị định 130/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/10/2024.
Hạ tầng phục vụ làm việc của CSGT là một phần trung tâm QL, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc
Đường cao tốc được xác định theo quy hoạch nào? Chính sách phát triển đường cao tốc được áp dụng thế nào. Cơ sở hạ tầng phục vụ làm việc của lực lượng Cảnh sát giao thông có được xem là Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc? 1.Đường cao tốc được xác định theo quy hoạch nào? Căn cứ khoản 1, 2 Điều 44 Luật Đường bộ 2024 đường cao tốc được quy định như sau: Đường bộ cao tốc (sau đây gọi là đường cao tốc) là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho một số loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định, có hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình. Đường cao tốc thuộc hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị được xác định trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Theo đó đường cao tốc được xác định trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. 2.Chính sách phát triển đường cao tốc Căn cứ Điều 46 Luật Đường bộ 2024 quy định chính sách phát triển đường cao tốc như sau: Chính sách phát triển đường cao tốc thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Luật Đường bộ 2024 và các quy định sau đây: 1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng các nguồn lực tham gia đầu tư, xây dựng, vận hành, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư và hình thức khác theo quy định của pháp luật; 2. Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để đầu tư, xây dựng các dự án có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh; dự án đi qua địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án kết nối tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và dự án khác không thu hút được nguồn vốn ngoài ngân sách; 3. Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, nguồn lực khác trong các trường hợp sau đây: - Thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước theo quy định của pháp luật và hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; - Mở rộng, nâng cấp đường cao tốc đang đầu tư hoặc đã khai thác theo quy mô phân kỳ. Theo đó chính sách phát triển đường cao tốc sẽ thực hiện theo quy định về Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ. Đồng thời 03 chính sách dành riêng cho đường cao tốc tại Điều 46 Luật Đường bộ 2024 3. Cơ sở hạ tầng phục vụ làm việc của lực lượng Cảnh sát giao thông là một một phần của trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc Căn cứ Điều 58 Luật Đường bộ 2024 quy định trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc như sau: Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc là một thành phần của hệ thống quản lý giao thông thông minh, được đầu tư đồng thời khi xây dựng đường cao tốc để phục vụ quản lý, điều hành, bảo trì cho một hoặc một số tuyến cao tốc kết nối với nhau; hỗ trợ người tham gia giao thông đường bộ. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc bao gồm: - Nhà làm việc của người quản lý, vận hành đường cao tốc; các cơ sở hạ tầng, công trình dân dụng phục vụ quản lý, điều hành và lắp đặt các thiết bị công nghệ; các công trình hạ tầng kỹ thuật cần thiết khác; hệ thống thiết bị công nghệ để lưu trữ, phân tích, xử lý dữ liệu, hiển thị thông tin về tình hình giao thông trên tuyến hoặc một số tuyến cao tốc kết nối với nhau; - Cơ sở hạ tầng phục vụ làm việc của lực lượng Cảnh sát giao thông thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường cao tốc; - Thiết bị lắp đặt dọc tuyến đường cao tốc bao gồm các hệ thống thiết bị công nghệ để thu thập thông tin phục vụ việc quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, cung cấp thông tin cho người tham gia giao thông đường bộ, phương tiện giao thông thông minh. Theo đó, cơ sở hạ tầng phục vụ làm việc của lực lượng Cảnh sát giao thông thực thi nhiệm vụ trên đường cao tốc cũng là một phần trong trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc.
Chạy xe máy lên cao tốc phạt bao nhiêu?
Đường cao tốc là loại đường dành cho xe cơ giới, được thiết kế để có dải phân cách cho phép xe chạy hai chiều riêng biệt, không có các điểm giao nhau cùng mức. Vậy xe máy được chạy lên cao tốc không, nếu chạy thì bị phạt bao nhiêu? Chạy xe máy lên cao tốc phạt bao nhiêu? Theo khoản 4 Điều 26 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về giao thông trên đường cao tốc thì người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Theo đó, xe máy thông thường sẽ không được đi lên cao tốc. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo điểm b khoản 6, điểm d khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; + Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc; + Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng. Như vậy, người chạy xe máy lên cao tốc sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng và bị trước Giấy phép lái xe từ 3 - 5 tháng. Xe được chạy trên cao tốc với tốc độ tối đa là bao nhiêu? Theo Điều 8, Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định: - Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) tốc độ tối đa không quá 40 km/h. - Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc + Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h. + Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. Như vậy, các loại xe được chạy trên cao tốc thì sẽ được chạy tốc độ tối đa là 120km/h. Đường cao tốc có mấy cấp độ? Theo Mục 3 TCVN 5729:2012 về Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu và thiết kế quy định về cấp độ của đường cao tốc như sau: - Đường cao tốc (Expressway) Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định. - Cấp đường cao tốc (Classification of expressway) Theo tốc độ tính toán, đường cao tốc được phân làm 4 cấp: + Cấp 60 có tốc độ tính toán là 60 km/h; + Cấp 80 có tốc độ tính toán là 80 km/h; + Cấp 100 có tốc độ tính toán là 100 km/h; + Cấp 120 có tốc độ tính toán là 120 km/h. Trong đó, cấp 60 và 80 áp dụng ở địa hình khó khăn vùng núi, đồi cao và ở những vùng có hạn chế khác; cấp 100 và 120 cho vùng đồng bằng. Như vậy, đường cao tốc sẽ bao gồm 4 cấp là cấp 60, 80, 100 và 120.
Mở rộng đường bộ đang khai thác nâng cấp thành đường cao tốc từ ngày 01/01/2025
Luật Đường bộ 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 trong đó có quy định về việc mở rộng, nâng cấp đường cao tốc và trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý, vận hành, khai thác đường cao tốc như sau: Chính sách phát triển đường cao tốc Ngoài chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ tại Điều 4 Luật Đường bộ 2024, chính sách phát triển đường cao tốc thực hiện theo quy định tại Điều 46 Luật Đường bộ 2024 như sau: - Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng các nguồn lực tham gia đầu tư, xây dựng, vận hành, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư và hình thức khác theo quy định của pháp luật; - Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để đầu tư, xây dựng các dự án có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh; dự án đi qua địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án kết nối tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và dự án khác không thu hút được nguồn vốn ngoài ngân sách; - Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, nguồn lực khác trong các trường hợp sau đây: + Thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước theo quy định của pháp luật và hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; + Mở rộng, nâng cấp đường cao tốc đang đầu tư hoặc đã khai thác theo quy mô phân kỳ. Mở rộng, nâng cấp đường cao tốc, đường bộ đang khai thác nâng cấp thành đường cao tốc Theo Điều 48 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau: - Đối với dự án đã được đầu tư theo phương thức đối tác công tư đang trong giai đoạn thực hiện hợp đồng dự án, cơ quan ký kết hợp đồng thỏa thuận với nhà đầu tư về việc mở rộng, nâng cấp đường cao tốc hoặc đường bộ đang khai thác nâng cấp thành đường cao tốc theo một trong các phương án sau đây: + Nhà đầu tư đề xuất điều chỉnh dự án đầu tư để mở rộng, nâng cấp; + Nhà nước tổ chức lập dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp theo phương thức đối tác công tư hoặc đầu tư công, trừ trường hợp trùng lặp với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định dự án hoặc trùng lặp với dự án đầu tư công đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, pháp luật về đầu tư công. - Trường hợp thỏa thuận được với nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và tổ chức đàm phán với nhà đầu tư hiện hữu để điều chỉnh hợp đồng. - Trường hợp không thỏa thuận được với nhà đầu tư theo 2 nội dung trên, cơ quan có thẩm quyền thực hiện chấm dứt hợp đồng theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng vì lợi ích quốc gia, bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia. Quy định về công tác thực hiện quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc Theo Điều 49 Luật Đường bộ 2024, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức khác thực hiện quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc như sau: - Ứng dụng giao thông thông minh trong quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường cao tốc nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho người tham gia giao thông đường bộ; phát hiện, cảnh báo và xử lý sự cố trên đường cao tốc; theo dõi phương tiện, thu thập, quản lý và khai thác dữ liệu giao thông; - Công tác kiểm tra, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc được thực hiện thường xuyên, kịp thời xử lý sự cố trên đường cao tốc; - Đối với các hạng mục liên quan đến an toàn xe chạy, các công trình cầu, hầm đường bộ và các công trình, thiết bị liên quan đến an toàn trong vận hành, khai thác phải được kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ; sửa chữa, khắc phục kịp thời; - Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, việc mở rộng, nâng cấp đường cao tốc hoặc đường bộ đang khai thác nâng cấp thành đường cao tốc được thực hiện để đáp ứng yêu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh và phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Từ ngày 01/01/2025 khi Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 sẽ bắt đầu áp dụng những quy định trên.
Các trường hợp phải tạm dừng khai thác đường cao tốc từ ngày 01/01/2025
Luật Đường bộ 2024 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Theo đó có bổ sung một số quy định liên quan đến việc khai thác đường bộ cao tốc. Các nội dung về tạm dừng khai thác đường cao tốc được quy định như sau: Đường cao tốc là gì? Tại Điều 44 Luật Đường bộ 2024 quy định: Đường bộ cao tốc - được gọi là đường cao tốc là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho một số loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định, có hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình. - Đường cao tốc thuộc hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị được xác định trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. - Đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đường cao tốc bao gồm: + Đất của đường bộ gồm phần đất để xây dựng công trình đường bộ và phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ; + Đất để xây dựng bến xe; bãi đỗ xe; điểm dừng xe, đỗ xe; trạm dừng nghỉ; các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động đường bộ + Đất để xây dựng trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc. Các trường hợp tạm dừng khai thác đường cao tốc Tạm dừng khai thác đường cao tốc là trường hợp tạm không cho phương tiện tham gia giao thông đường bộ trên một chiều, hai chiều, một đoạn hoặc cả tuyến đường cao tốc, trừ phương tiện làm nhiệm vụ của lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, phương tiện thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, cứu thương, hộ đê, khắc phục sự cố, bảo đảm an toàn giao thông đường bộ. Theo Khoản 2 Điều 51 Luật Đường bộ 2024, 03 trường hợp đường cao tốc phải tạm dừng khai thác bao gồm: - Công trình bị hư hỏng do xảy ra sự cố công trình, do hậu quả của thiên tai không thể khai thác, sử dụng an toàn; - Khi xảy ra sự cố cháy, nổ, tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng buộc phải tạm dừng khai thác để phục vụ cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an toàn giao thông đường bộ; - Khi có yêu cầu phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc các trường hợp đặc biệt khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo Khoản 3 Điều 51 Luật Đường bộ 2024 khi phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình đường cao tốc ảnh hưởng đến an toàn cho người, phương tiện giao thông, tài sản khác thì người quản lý, sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm sau đây: - Kịp thời dừng sử dụng đường cao tốc, trong thời hạn không quá 60 phút kể từ thời điểm dừng phải thông báo cho người có thẩm quyền về nguyên nhân phải tạm dừng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; - Thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện giao thông, tài sản khác; hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra đối với công trình; - Bảo vệ hiện trường; tham gia cứu nạn, cứu hộ, giải quyết ùn tắc giao thông; - Thông báo cho Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến, cơ quan quản lý đường bộ, trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc, chính quyền địa phương. Theo đó, đường cao tốc phải tạm dừng khai thác khi thuộc 3 trường hợp được nêu trên. Các công việc phải thực hiện khi tạm dừng khai thác đường cao tốc Tại Khoản 4 Điều 51 Luật Đường bộ 2024 quy định khi tạm dừng khai thác đường cao tốc phải thực hiện các công việc sau đây: - Người quản lý, sử dụng đường cao tốc phải khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông để hạn chế ùn tắc giao thông; điều chỉnh, bổ sung các công trình báo hiệu đường bộ và các công trình khác phục vụ bảo đảm giao thông; tham gia hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; phối hợp với Cảnh sát giao thông, chính quyền địa phương trong việc tổ chức giao thông trên đường cao tốc; sửa chữa hư hỏng, khắc phục các tồn tại trên đường cao tốc để bảo đảm đưa đường cao tốc vào khai thác, sử dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế; - Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông; - Chính quyền địa phương phối hợp thực hiện bảo đảm giao thông khi cần điều tiết các phương tiện tham gia giao thông đường cao tốc sang đường do địa phương quản lý; - Công tác cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định của Luật Đường bộ 2024, quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, từ 01/01/2025, khi công trình bị hư hỏng do xảy ra sự cố công trình, do hậu quả của thiên tai; xảy ra sự cố cháy, nổ, tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng hoặc khi có yêu cầu phục vụ quốc phòng, an ninh thì đường cao tốc sẽ phải tạm dừng khai thác. Khi tạm dừng khai thì sẽ phải thực hiện những công việc theo quy định như trên.
Ý nghĩa biển báo 0m, 50m, 100m trên đường cao tốc
Khi di chuyển trên cao tốc ta thường quan sát thấy những vạch kẻ hay biển báo có ghi các số 0m, 50m, 100m. Vậy, những số này có ý nghĩa gì? Ý nghĩa biển báo 0m, 50m, 100m trên đường cao tốc Theo Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường như sau: - Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo. - Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường: + Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau: Tốc độ lưu hành (km/h) Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) V = 60 35 60 55 80 70 100 100 Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông. + Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định. Như vậy, không chỉ riêng đường bộ thông thường mà khi lưu thông trên đường cao tốc, người điều khiển xe cũng phải chạy theo khoảng cách an toàn quy định. Theo đó, các biển báo màu xanh lá cây có ghi các số 0m, 50m, 100m là các mốc khoảng cách. Người lái xe sẽ dựa vào các biển này để biết xe mình đang cách xe phía trước bao nhiêu mét để giữ khoảng cách an toàn thích hợp. Thông thường, các biển này không đứng độc lập mà sẽ đi cùng vạch kẻ dưới lòng đường, để người tham gia giao thông xác định khoảng cách an toàn từ vị trí của mình tới xe phía trước. Xem các mức phạt khi không giữ khoảng cách an toàn tại bài viết: Khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định hiện nay là bao nhiêu? Từ 01/01/2025 việc giao thông trên đường cao tốc thế nào? Theo Điều 26 Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định về giao thông trên đường cao tốc như sau: - Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ sau đây: + Trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, quan sát xe phía sau bảo đảm khoảng cách an toàn mới cho xe nhập vào làn đường sát bên phải, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc; + Khi chuẩn bị ra khỏi đường cao tốc phải quan sát biển báo hiệu chỉ dẫn, thực hiện chuyển dần sang làn đường sát bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe di chuyển trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc; + Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường; + Các quy tắc giao thông đường bộ khác. - Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp; Trường hợp xe không thể di chuyển được vào làn dừng khẩn cấp, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét, nhanh chóng báo cho cơ quan Cảnh sát giao thông hoặc cơ quan quản lý đường cao tốc. - Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn tốc độ tối thiểu quy định đối với đường cao tốc, xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ không được đi trên đường cao tốc, trừ người, phương tiện giao thông, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Theo đó, Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ đã quy định về việc tham gia giao thông trên đường cao tốc và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Xem thêm: Những điểm mới về đường cao tốc trong Luật Đường bộ vừa được thông qua
Những điểm mới về đường cao tốc trong Luật Đường bộ vừa được thông qua
Sáng 27/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Luật Đường bộ với 447/454 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 91,98% tổng số đại biểu). Xem toàn văn Luật Đường bộ: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/27/luat-duong-bo.doc Luật Đường bộ được thông qua, tăng cường các quy định về cao tốc Sáng nay ngày 27/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đường bộ bằng hình thức biểu quyết điện tử, với 447/454 đại biểu có mặt tán thành. Luật này có 86 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, trừ một số điều luật sẽ có hiệu lực thi hành sớm hơn, từ 1/10/2024. Theo Điều 44 Luật Đường bộ, đường bộ cao tốc (đường cao tốc) là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho xe cơ giới, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, được bố trí hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình, chỉ cho xe cơ giới ra, vào ở những điểm nhất định. Luật Đường bộ đã dành riêng chương III, từ Điều 44 đến Điều 55 với các quy định liên quan đến đường cao tốc. Cụ thể những điểm mới về đường cao tốc trong Luật Đường bộ vừa được thông qua như sau: Đầu tư xây dựng, phát triển đường cao tốc phải đồng bộ với các công trình Theo Điều 47 Luật Đường bộ, đường cao tốc được đầu tư, xây dựng phù hợp với quy hoạch và đồng bộ các công trình sau: - Đường gom hoặc đường bên; Trung tâm quản lý, vận hành giao thông tuyến đường cao tốc; - Trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe; - Hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu tiền sử dụng đường bộ; - Công trình kiểm soát tải trọng xe. Căn cứ nhu cầu vận tải và khả năng nguồn lực đầu tư, cấp quyết định chủ trương đầu tư quyết định việc phân kỳ đầu tư; công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo quy mô làn xe quy hoạch mạng lưới đường bộ. Đối tượng chịu thu phí đường cao tốc Theo Điều 50 Luật Đường bộ, Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc với phương tiện lưu thông trên đường cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác, bao gồm: - Đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo hình thức đầu tư công; - Đường cao tốc được đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao cho Nhà nước. Cơ quan quản lý đường bộ tổ chức khai thác tài sản nộp số phí thu được vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Riêng số tiền phí thu được trong thời gian thực hiện hợp đồng chuyển nhượng không phải nộp ngân sách Nhà nước, trừ phần doanh thu phải chia sẻ cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. Phải xác định vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ ngay khi lập dự án Theo Điều 52 Luật Đường bộ quy định về trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe như sau: - Trạm dừng nghỉ trên đường được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành và tiêu chuẩn kỹ thuật do cấp có thẩm quyền công bố. - Trạm dừng nghỉ có mục đích phục vụ khai thác đồng bộ với công trình đường cao tốc, cung cấp các dịch vụ cho người tham gia giao thông đường bộ, hỗ trợ công tác cứu nạn, cứu hộ, sửa chữa, cung cấp nhiên liệu, năng lượng cho phương tiện tham gia giao thông đường bộ. - Trường hợp dự án đường cao tốc được đầu tư theo hình thức đầu tư công, trạm dừng nghỉ được đầu tư cùng với dự án theo hình thức đầu tư công hoặc lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu. - Đối với dự án đường cao tốc được đầu tư theo phương thức đối tác công tư, trạm dừng nghỉ được đầu tư xây dựng cùng với dự án. - Đối với công trình trạm dừng nghỉ sẵn có là tài sản công, Nhà nước lựa chọn nhà đầu tư vận hành, khai thác hoặc nâng cấp, mở rộng, cải tạo, hiện đại hóa, vận hành, khai thác theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công hoặc kết hợp thực hiện trong dự án đường bộ cao tốc theo phương thức đối tác công tư. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ nhu cầu sử dụng dịch vụ, tính chất dự án, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe để phục vụ người tham gia giao thông đường bộ trên đường cao tốc. Đồng thời vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe được xác định khi lập dự án, thiết kế xây dựng. Như vậy, Luật Đường bộ đã được thông qua và bổ sung một loạt các quy định mới về đường cao tốc - vấn đề được người dân hết sức quan tâm trong thời gian gần đây. Xem toàn văn Luật Đường bộ: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/27/luat-duong-bo.doc
Từ ngày 01/10/2024, đường cao tốc phải có tối thiểu 04 làn, có làn dừng xe khẩn cấp
Ngày 31/03/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 06/2024/TT-BGTVT quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về đường bộ cao tốc. Trong đó, từ ngày 01/10/2024, đường cao tốc phải có tối thiểu 04 làn và có làn dừng xe khẩn cấp trở thành điểm đáng chú ý. Đường cao tốc nắm giữa vai trò quan trọng của hệ thống giao thông hiện đại, giúp kết nối các vùng kinh tế, rút ngắn thời gian di chuyển và giảm thiểu ùn tắc. Tuy nhiên, với lưu lượng phương tiện ngày càng tăng, việc mở rộng và nâng cấp đường cao tốc trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. (1) Từ ngày 01/10/2024, đường cao tốc phải có tối thiểu 04 làn, có làn dừng xe khẩn cấp Căn cứ theo tiểu mục 2.1 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 115:2024/BGTVT quy định như sau: - Kết cấu công trình đường bộ cao tốc phải bảo đảm ổn định, bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên. - Đường bộ cao tốc có quy mô tối thiểu 04 làn xe chạy (02 làn xe cho mỗi chiều), có làn dừng xe khẩn cấp được bố trí liên tục (trừ các vị trí: qua cầu có khẩu độ nhịp từ 150,00 m trở lên; cầu có trụ cao từ 50,00 m trở lên; hầm; có bố trí làn tăng, giảm tốc; làn phụ leo dốc). - Các công trình gắn với đường bộ cao tốc bao gồm: Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến; Trạm dừng nghỉ; Hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu phí; Trạm kiểm tra tải trọng xe; Hàng rào bảo vệ. -Mặt cắt ngang đường bộ cao tốc có thể được bố trí trên cùng một nền đường hoặc hai chiều xe chạy được bố trí trên hai nền đường riêng biệt. Đối với làn dừng xe khẩn cấp, QCVN 115:2024/BGTVT đã quy định như sau: - Làn dừng xe khẩn cấp được thiết kế để làm nơi dừng đỗ tạm thời của các phương tiện gặp sự cố, để các phương tiện cứu hộ, cứu nạn hoạt động. - Các phương tiện khác không được chạy xe và không tự ý dừng xe ở làn dừng xe khẩn cấp, trừ xe ưu tiên. - Ngoài ra, làn dừng xe khẩn cấp phải có chiều rộng tối thiểu 3,00 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 2,50 m đối với đường cấp 80. Như vậy, trừ vị trí qua cầu có khẩu độ nhịp từ 150,00 m trở lên; cầu có trụ cao từ 50,00 m trở lên; hầm; có bố trí làn tăng, giảm tốc; làn phụ leo dốc thì đường cao tốc có quy mô tối thiểu 04 làn xe chạy, có làn dừng xe khẩn cấp được bố trí liên tục. Lợi ích của quy định mới - An toàn giao thông: Với làn dừng xe khẩn cấp, các phương tiện gặp sự cố có thể dừng lại mà không gây cản trở lưu thông, giảm thiểu nguy cơ tai nạn. - Giảm ùn tắc: Việc mở rộng số làn xe giúp tăng khả năng lưu thông, giảm thời gian di chuyển và hạn chế tình trạng ùn tắc, đặc biệt trong giờ cao điểm. - Phát triển kinh tế: Hạ tầng giao thông được cải thiện giúp kết nối các vùng kinh tế, thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế địa phương. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Điều này không chỉ góp phần cải thiện an toàn giao thông mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. (2) Từ ngày 01/10/2024, tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc là bao nhiêu? Theo TCVN 5729 : 2012 quy định theo tốc độ tính toán, đường cao tốc được phân làm 4 cấp: - Cấp 60 có tốc độ tính toán là 60 km/h. - Cấp 80 có tốc độ tính toán là 80 km/h. - Cấp 100 có tốc độ tính toán là 100 km/h. - Cấp 120 có tốc độ tính toán là 120 km/h. Trong đó, cấp 60 và 80 áp dụng ở địa hình khó khăn vùng núi, đồi cao và ở những vùng có hạn chế khác; cấp 100 và 120 cho vùng đồng bằng. Tuy nhiên, so với quy chuẩn cũ, tại QCVN 115:2024/BGTVT có hiệu lực vào ngày 01/10/2024 quy định tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được phân làm 03 cấp như sau: - Cấp 120 có tốc độ thiết kế là 120 km/h. - Cấp 100 có tốc độ thiết kế là 100 km/h. - Cấp 80 có tốc độ thiết kế là 80 km/h Đối với vị trí địa hình đặc biệt khó khăn, yếu tố quốc phòng an ninh khống chế, cho phép áp dụng tốc độ thiết kế 60 km/h. Trên đường bộ cao tốc có thể có những đoạn áp dụng cấp khác nhau, nhưng đoạn này phải dài từ 15km trở lên và tốc độ thiết kế của hai đoạn liên tiếp không được chênh nhau quá 20 km/h. Trường hợp đường bộ cao tốc áp dụng cấp tốc độ thiết kế quá một cấp (20 km/h), phải có một đoạn quá độ dài ít nhất 02 km có cấp tốc độ thiết kế trung gian. Như vậy, so với TCVN 5729 : 2012, tại QCVN 115:2024/BGTVT, tốc độ được chia làm 03 cấp, và tùy vào các cấp, địa hình vị trí địa lý khác nhau mà có tốc độ khác nhau. Tóm lại, theo quy định mới tại QCVN 115:2024/BGTVT, đường bộ cao tốc có quy mô tối thiểu 04 làn xe chạy (02 làn xe cho mỗi chiều), có làn dừng xe khẩn cấp được bố trí liên tục. QCVN 115:2024/BGTVT có hiệu lực vào tháng 01/10/2024.
Phải có tối thiểu 4 làn xe trên đường cao tốc theo quy chuẩn mới
Theo quy chuẩn mới được Bộ GTVT ban hành, đường bộ cao tốc tối thiểu phải có 4 làn xe, tốc độ tối đa cho phép trên đường bộ cao tốc không vượt quá 120km/h… (1) Tốc độ thiết kế đường cao tốc như thế nào Thông tư 06/2024/TT-BGTVT vừa mới ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 115:2024 đường bộ cao tốc. Theo QCVN 115:2024, đường bộ cao tốc là một cấp kỹ thuật của đường bộ dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ xe ra, vào ở những điểm nhất định. Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được phân làm 03 cấp như sau: - Cấp 120 có tốc độ thiết kế là 120 km/h; - Cấp 100 có tốc độ thiết kế là 100 km/h; - Cấp 80 có tốc độ thiết kế là 80 km/h; đối với vị trí địa hình đặc biệt khó khăn, yếu tố quốc phòng an ninh khống chế, cho phép áp dụng tốc độ thiết kế 60 km/h. Trên đường bộ cao tốc có thể có những đoạn áp dụng cấp khác nhau, những đoạn này phải dài từ 15km trở lên và tốc độ thiết kế của hai đoạn liên tiếp không được chênh nhau quá 20 km/h. Trường hợp đường bộ cao tốc áp dụng cấp tốc độ thiết kế quá một cấp (20 km/h), phải có một đoạn quá độ dài ít nhất 02 km có cấp tốc độ thiết kế trung gian. Các công trình gắn với đường bộ cao tốc bao gồm: - Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến; - Trạm dừng nghỉ; hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu phí; trạm kiểm tra tải trọng xe; - Hàng rào bảo vệ. (2) Số làn xe tối thiểu mỗi chiều không ít hơn 2 Số làn xe tối thiểu được quy định trên mỗi chiều theo quy chuẩn mới yêu cầu không được ít hơn 2 làn xe cho mỗi chiều, số làn xe được xác định trên cơ sở lưu lượng xe thiết kế. Chiều rộng làn xe chạy tối thiểu 3,75m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 3,50m đối với đường cấp 80. Làn dừng xe khẩn cấp có chiều rộng tối thiểu 3,00m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 2,50m đối với đường cấp 80. Làn dừng xe khẩn cấp được bố trí liên tục (trừ các vị trí: qua cầu có khẩu độ nhịp từ 150,00 m trở lên; cầu có trụ cao từ 50,00 m trở lên; hầm; có bố trí làn tăng, giảm tốc; làn phụ leo dốc). Liên quan đến dải giữa đường cao tốc, quy chuẩn quy định phải bố trí dải giữa (gồm dải phân cách giữa và dải an toàn ở hai bên của dải phân cách giữa) để phân chia hai chiều xe chạy đối với trường hợp mặt cắt ngang đường cao tốc được bố trí trên cùng một nền đường. Chiều rộng của dải an toàn tối thiểu là 0,75m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 0,50m đối với đường cấp 80. Dải phân cách giữa được thiết kế để bảo đảm an toàn. Trường hợp 2 chiều xe chạy được bố trí trên 2 nền đường riêng biệt không có dải giữa, phía bên trái theo chiều xe chạy bố trí dải an toàn và lề đất. Dải an toàn có chiều rộng tối thiểu 1m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 0,75m đối với đường cấp 80. (3) Tốc độ tối đa khi tham gia đường cao tốc Đối với quản lý, vận hành khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường cao tốc, quy chuẩn mới nêu rõ: Việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ cao tốc thực hiện quy định tại Nghị định 32/2014/NĐ-CP về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 25/2023/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn. Theo quy định về khai thác đường cao tốc, tốc độ khai thác cho phép trên đường bộ cao tốc được xác định trên cơ sở tốc độ thiết kế của tuyến đường, hiện trạng kỹ thuật của đường bộ cao tốc, điều kiện thời tiết, khí hậu, lưu lượng, chủng loại phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ cao tốc. Tốc độ tối đa cho phép trên đường bộ cao tốc không vượt quá 120km/h. Tốc độ tối đa cho phép và tốc độ thiết kế không được chênh nhau quá 20km/h; tốc độ tối đa cho phép của 2 đoạn tuyến liên tiếp không được chênh nhau quá 20km/h (4) Thời gian có hiệu lực của Thông tư 06/2024/TT-BGTVT Thông tư 06/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2024. Các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc đã được quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 01/10/2024 thì tiếp tục thực hiện theo các quy định tại thời điểm quyết định chủ trương đầu tư; Đối với các tuyến đường cao tốc có tốc độ thiết kế từ 80km/h trở xuống đang khai thác trước ngày Thông tư 06/2024/TT-BGTVT có hiệu lực, khi đầu tư nâng cấp, mở rộng thì cho phép áp dụng các yếu tố kỹ thuật cho dự án đã được phê duyệt trước ngày 01/10/2024. Xem thêm chi tiết tại Thông tư 06/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 1/10/2024
Thủ tục phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc
Ngày 19/01/2024 Bộ GTVT đã ban hành Quyết định 60/QĐ-BGTVT năm 2024 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GTVT. Theo đó, Bộ GTVT đã phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc như sau: (1) Trình tự thực hiện phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc - Nộp hồ sơ TTHC: Chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư chịu trách nhiệm lập phương án tổ chức giao thông trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước khi đưa công trình vào khai thác, cụ thể: + Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc theo phân cấp, ủy quyền đối với đường cao tốc do Bộ Giao thông vận tải quản lý hoặc đường cao tốc do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án tổ chức giao thông đối với đường cao tốc do Doanh nghiệp thuộc Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý, vận hành khai thác. + Cục Đường cao tốc Việt Nam có trách nhiệm phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc theo phân cấp, ủy quyền đối với đường cao tốc do Bộ Giao thông vận tải quản lý hoặc đường cao tốc do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư. + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý. - Giải quyết TTHC: + Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản yêu cầu nhà đầu tư, chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; + Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tổ chức giao thông giao cơ quan quản lý đường cao tốc tiến hành thẩm định hồ sơ. Thời gian thẩm định không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Sau khi có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện, ra quyết định phê duyệt phương án tổ chức giao thông trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. (2) Cách thức thực hiện phê duyệt phương án - Gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác. (3) Thành phần, số lượng hồ sơ phê duyệt phương án - Thành phần hồ sơ: + Tờ trình phê duyệt (bản chính) theo mẫu; + Phương án tổ chức giao thông. - Số lượng hồ sơ: 01 bộ. (4) Thời hạn giải quyết phê duyệt phương án - Thời gian thẩm định: không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; - Thời gian ra quyết định phê duyệt: 03 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định đủ điều kiện phê duyệt. (5) Đối tượng và cơ quan thực hiện TTHC phê duyệt phương án - Tổ chức, cá nhân. - Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có; - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Cơ quan phối hợp: Không có. (6) Kết quả của việc thực hiện TTHC phê duyệt phương án - Quyết định phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc. - Phí, lệ phí: Không có. - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Tờ trình Đề nghị phê duyệt phương án tổ chức giao thông. - Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có. (7) Căn cứ pháp lý của TTHC phê duyệt phương án - Thông tư 90/2014/TT-BGTVT hướng dẫn một số nội dung về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc; - Thông tư 48/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 90/2014/TT- BGTVT hướng dẫn một số nội dung về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc. Xem thêm Quyết định 60/QĐ-BGTVT năm 2024 có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.
Ô tô phóng xe 210km/h trên đường cao tốc thì có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo như báo chí đưa tin thì có một nam thanh niên chưa rõ lai lịch tung đoạn clip lên TikTok khoe thành tích phóng xe ô tô với tốc độ 210km/h trên đường cao tốc. Chắc chắn là đã quá tốc độ tối đa cho phép. Vậy cho hỏi trường hợp nam thanh niên này có thể bị phạt bao nhiêu tiền về lỗi chạy xe quá tốc độ? 1. Tốc độ cho phép tối đa khi đi trên đường cao tốc là bao nhiêu? Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định (Theo Luật Giao thông đường bộ 2008). Xe cơ giới thì bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ của các loại xe cơ giới trên đường cao tốc như sau: - Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h. - Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. Theo quy định trên, tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h. Như vậy, tốc độ tối đa mà người điều khiển xe ô tô được phép chạy trên đường cao tốc là 120 km/h. Lưu ý, khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. 2. Ô tô phóng xe 210km/h trên đường cao tốc thì có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Như có đề cập thì tốc độ tối đa mà người điều khiển xe ô tô được phép chạy trên đường cao tốc là 120 km/h. Tuy nhiên cũng cần lưu ý tuân thủ tốc độ tối đa ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe (có thể có những đoạn đường yêu cầu tốc độ tối đa ít hơn 120km/h). Giả sử như đoạn đường mà người lái xe ô tô này đi được phép chạy tối đa đến 120k/h thì người lái xe đã vượt quá tốc độ cho phép là 90 km/h. Căn cứ theo điểm c khoản 7 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: ... + Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h. ... Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: … + Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng… ... Theo quy định thì người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Cho nên trường hợp ô tô phóng xe 210km/h trên đường cao tốc thì, vượt tốc độ ít nhất là 90 km/h như tình huống giả định đã nêu thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Đồng thời còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Khi di chuyển trên đường cao tốc, người điều khiển xe ô tô không được chạy quá bao nhiêu km/h?
Trên đường cao tốc, người điều khiển xe ô tô không được chạy quá bao nhiêu km/h? Trị số tốc độ trên biển báo hạn chế tốc độ ở các đường nhánh ra, vào đường cao tốc là bao nhiêu? Khi di chuyển trên đường cao tốc, người điều khiển xe ô tô không được chạy quá bao nhiêu km/h? Theo Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc như sau: - Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h. - Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. Theo đó, tốc độ tối đa cho phép khi di chuyển trên đường cao tốc đối với người điều khiển xe ô tô là 120 (km/h). Lưu ý: Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. Khi đặt biển báo hạn chế tốc độ tại các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, trị số tốc độ trên biển tối thiểu là bao nhiêu? Việc đặt biển báo hạn chế tốc độ được quy định tại Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 15 Thông tư 06/2023/TT-BGTVT) như sau: - Việc đặt biển báo hạn chế tốc độ thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ và phải căn cứ vào điều kiện thực tế của đoạn tuyến, tuyến đường về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, về lưu lượng, chủng loại phương tiện và về thời gian trong ngày. Đối với dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ, lắp đặt đầy đủ biển báo hạn chế tốc độ trước khi đưa công trình vào sử dụng. Đối với đoạn tuyến, tuyến đường bộ đang khai thác thuộc phạm vi quản lý, cơ quan quản lý đường bộ phải chủ động, kịp thời lắp đặt biển báo hiệu đường bộ theo quy định. - Trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h. - Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, quyết định đặt biển báo hiệu các trường hợp dưới đây: + Đối với đường đôi, đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng cho từng chiều đường; + Đặt biển báo hạn chế tốc độ cho một khoảng thời gian trong ngày (biển phụ, biển điện tử); + Đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao; + Đặt biển báo hạn chế tốc độ có trị số lớn hơn 60 km/h (đối với đoạn đường trong khu vực đông dân cư), lớn hơn 90 km/h (đối với đoạn đường ngoài khu vực đông dân cư) cho các tuyến đường có vận tốc thiết kế lớn hơn vận tốc tối đa quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT nhưng phải đảm bảo khai thác an toàn giao thông. - Cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, bao gồm: + Bộ Giao thông vận tải đối với đường bộ cao tốc; + Cục Đường bộ Việt Nam đối với hệ thống quốc lộ và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (trừ đường bộ cao tốc); + Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý. Tóm lại, tốc độ tối đa cho phép khi di chuyển trên đường cao tốc đối với người điều khiển xe ô tô là 120 (km/h). Lưu ý: Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.
Nhận, trả hàng trên đường cao tốc, tài xế ô tô tải có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Nhận, trả hàng trên đường cao tốc, tài xế ô tô tải có thể bị phạt hành chính bao nhiêu? Tài xế ô tô tải phải tuân thủ các quy định gì khi tham gia giao thông trên đường cao tốc? Nhận, trả hàng trên đường cao tốc, tài xế ô tô tải có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? Theo khoản 8a Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm c khoản 13 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau: - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%; + Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%. - Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%; + Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%; + Vi phạm quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4 Điều này mà gây tai nạn giao thông - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.0000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi nhận, trả hàng trên đường cao tốc. Như vậy, tài xế ô tô tải nhận, trả hàng trên đường cao tốc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 10.000.000 đồng đến 12.000.0000 đồng. Tài xế ô tô tải phải tuân thủ các quy định gì khi tham gia giao thông trên đường cao tốc? Theo Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tham gia giao thông, tài xế ô tô tải phải tuân thủ các quy định như sau: - Tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 và phải thực hiện các quy định sau đây: + Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc; + Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc; + Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường; + Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường. - Cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu. - Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì tài xế ô tô tải phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết. Tóm lại, tài xế ô tô tải nhận, trả hàng trên đường cao tốc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 10.000.000 đồng đến 12.000.0000 đồng.
Thúc đẩy 3 dự án đường cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
Ngày 14/7/2023, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 277/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi họp về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án đường cao tốc và triển khai vốn ODA khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 08/7/2023, tại thành phố cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì buổi họp về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án đường cao tốc và triển khai vốn ODA khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đường cao tốc (trong đó có các giải pháp tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu san lấp đắp nền đường). Theo đó, để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, đề nghị các bộ, ngành, địa phương chủ động, quyết liệt giải quyết các nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau: (1) Đề nghị các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt là Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh, thành phố nghiêm túc quán triệt 6 yêu cầu: - Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn, kỹ - mỹ thuật, môi trường sinh thái; - Không được tăng vốn bất hợp lý; - Không chia nhỏ gói thầu; - Chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí ở tất cả các khâu; - Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân, bảo đảm hài hòa lợi Ích của nhà nước - người dân - doanh nghiệp; - Kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các sai phạm (nếu có). (2) Đề nghị đồng chí Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo theo thẩm quyền; chính quyền vào cuộc một cách chủ động, tích cực, thường xuyên, giám sát, quản lý chất lượng, đẩy nhanh tiến độ. (3) Ngoài ra Chính phủ còn đặt ra trách nhiệm đối với các bộ, ngành liên quan và các nhà thầu khẩn trương huy động tối đa nhân lực, sớm hoàn thành các nhiệm vụ được giao; giám sát phòng, chống tham nhũng. Đặc biệt đối với một số dự án cụ thể: 1. Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu - UBND tỉnh Tiền Giang thống nhất với UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo chủ đầu tư dự án phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án trong tháng 7/2023. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn ngân sách trung ương để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ đối với phần kinh phí tăng thêm cho Dự án theo đúng quy định của pháp luật. 2. Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau - UBND các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau tập trung giải quyết các vướng mắc về di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là di dời đường điện cao thế... để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư trong tháng 7/2023. - UBND các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành của địa phương căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai ngay thủ tục giao trực tiếp mỏ vật liệu cho các nhà thầu để khai thác theo đúng quy định của pháp luật, không để phát sinh các thủ tục hành chính, không làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra theo dõi đôn đốc, nếu có vướng mắc thì báo cáo trực tiếp Thủ tướng Chính phủ. - UBND tỉnh Vĩnh Long làm thủ tục giao 02 mỏ vật liệu để các nhà thầu triển khai thủ tục trong tháng 7/2023 và ưu tiên giao các mỏ còn lại cho nhà thầu thi công dự án được khai thác, bảo đảm cung cấp đủ 5 triệu m3 cát san lấp trong năm 2023; UBND tỉnh An Giang sớm xem xét có phương án ngay, cụ thể cung cấp phần khối lượng còn lại của năm 2024, bảo đảm đủ khối lượng cát san lấp cho Dự án. 3. Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng - Chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng bám sát tiến độ để thực hiện công việc liên quan theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng trong quý III năm 2023 (chậm nhất trước ngày 31/12/2023). - UBND thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang làm việc ngay với UBND tỉnh An Giang để xác định cụ thể đủ nguồn cát san lấp đắp nền đường cho dự án thành phần 2 và dự án thành phần 3, hoàn thành thủ tục khai thác trong quý III năm 2023. Xem chi tiết tại Thông báo 277/TB-VPCP ngày 14/7/2023.
Ngày 19/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 25/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 32/2014/NĐ-CP ngày 22/4/2014 về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc. (1) Thu tiền dịch vụ sử dụng và khai thác đường cao tốc Theo đó, sửa đổi quy định về thu tiền dịch vụ sử dụng và khai thác các công trình đường cao tốc, cụ thể: Đối với đường cao tốc được thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải áp dụng hình thức thu phí điện tử không dừng (ETC). Đường cao tốc là tài sản công của Nhà nước, Cơ quan được giao quản lý đường cao tốc có trách nhiệm quản lý, sử dụng và khai thác công trình đường cao tốc theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật khác có liên quan. (2) Điều kiện đường cao tốc được đưa vào sử dụng Ngoài ra, Nghị định 25/2023/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung một số quy định về công trình đường cao tốc đưa vào khai thác sử dụng và việc tạm dừng khai thác đường cao tốc. Theo đó, đường cao tốc được đưa vào khai thác sử dụng khi đáp ứng các quy định: - Đã được nghiệm thu hoàn thành xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; - Phương án tổ chức giao thông đã được duyệt; - Có quy trình vận hành khai thác đối với các hạng mục, thiết bị. Công trình hầm trên đường cao tốc có sử dụng các thiết bị thông gió, lọc bụi, kiểm soát môi trường, phòng cháy, chữa cháy, hệ thống điện và các thiết bị khác phục vụ khai thác sử dụng; trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia; Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến. Các thiết bị lắp đặt vào công trình đường cao tốc gồm: thiết bị nhận dạng phương tiện giao thông, cân tải trọng, kiểm soát giao thông, quan trắc công trình, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ... (3) 05 trường hợp tạm dừng khai thác đường cao tốc Tạm dừng khai thác đường cao tốc là trường hợp tạm không sử dụng cho các phương tiện giao thông khai thác sử dụng một chiều, hai chiều, một đoạn hoặc cả tuyến đường cao tốc, trừ các phương tiện làm nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông. Theo đó, 05 trường hợp đường cao tốc phải tạm dừng khai thác do không bảo đảm an toàn cho khai thác, sử dụng gồm: - Công trình bị hư hỏng do xảy ra sự cố công trình, do hậu quả của thiên tai; - Công trình bị hư hỏng không thể khai thác, sử dụng an toàn; - Sự cố cháy, nổ; - Xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng buộc phải tạm dừng khai thác để phục vụ cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an toàn giao thông; - Khi xảy ra thảm họa, dịch bệnh hoặc khi có yêu cầu phục vụ quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Xem chi tiết tại Nghị định 25/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2023.
Đi xe mô tô phân khối lớn vào đường cao tốc được không?
Không ít người thắc mắc đối với xe mô tô phân khối lớn thì có được phép đi vào đường cao tốc hay không? Nếu không được đi vào thì cơ chế xử lý như thế nào? Có được đi xe mô tô vào đường cao tốc hay không? Theo quy định tại Khoản 12 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định. Và khi lái xe, điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc thì người điều khiển phương tiện ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 thì còn phải thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2018 như sau: - Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc; - Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc; - Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường; - Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường. Ngoài ra, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi di chuyển trên đường cao tốc phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu. Đồng thời, chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trong trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết. Theo Khoản 4 Điều 28 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì các trường hợp không được đi vào đường cao tốc gồm người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Như vậy, xe mô tô (bao gồm cả xe phân phối lớn) sẽ không được phép đi vào đường cao tốc. Mức phạt nếu xe mô tô đi vào đường cao tốc Tại khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì trường hợp xe mô tô đi vào đường cao tốc sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Nếu không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì mức phạt sẽ là mức trung bình của khung hình phạt là 2.500.000 đồng. Trong trường hợp đi vào đường cao tốc gây tai nạn giao thông thì mức phạt tiền 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Nếu không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì mức phạt là 4.500.000 đồng. Ngoài ra, trường hợp đi xe mô tô vào đường cao tốc ngoài việc bị phạt tiền còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (đối với trường hợp đi vào đường cao tốc gây tai nạn giao thông) và từ 03 tháng đến 05 tháng (đối với trường hợp đi xe vào đường cao tốc) theo quy định tại điểm c, điểm d Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Công trình đường cao tốc đưa vào khai thác sử dụng; tạm dừng khai thác đường cao tốc
Đây là nội dung mới về công trình đường cao tốc đưa vào khai thác sử dụng; tạm dừng khai thác đường cao tốc quy định tại Nghị định 25/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 32/2014/NĐ-CP về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc do Chính phủ ban hành ngày 19/5/2023. Quy đinh mới về công trình đường cao tốc đưa vào khai thác sử dụng như thế nào? Theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định 25/2023/NĐ-CP, quy đinh mới về công trình đường cao tốc đưa vào khai thác sử dụng như sau: - Đường cao tốc được đưa vào khai thác sử dụng khi đáp ứng các quy định sau: + Đã được nghiệm thu hoàn thành xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; + Phương án tổ chức giao thông đã được duyệt; + Có quy trình vận hành khai thác đối với các hạng mục, thiết bị quy định tại khoản 2 Điều này. - Các hạng mục công trình và thiết bị phải có quy trình vận hành khai thác a) Công trình hầm trên đường cao tốc có sử dụng các thiết bị thông gió, lọc bụi, kiểm soát môi trường, phòng cháy, chữa cháy, hệ thống điện và các thiết bị khác phục vụ khai thác sử dụng; + Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia; Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến; + Các thiết bị lắp đặt vào công trình đường cao tốc gồm: thiết bị nhận dạng phương tiện giao thông, cân tải trọng, kiểm soát giao thông, quan trắc công trình, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ; + Các trường hợp cần thiết khác do chủ đầu tư, người quản lý sử dụng đường cao tốc quyết định. Quy đinh mới về tạm dừng khai thác đường cao tốc như thế nào? Theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định 25/2023/NĐ-CP, quy đinh mới về tạm dừng khai thác đường cao tốc như sau: - Tạm dừng khai thác đường cao tốc + Tạm dừng khai thác đường cao tốc là trường hợp tạm không sử dụng cho các phương tiện giao thông khai thác sử dụng một chiều, hai chiều, một đoạn hoặc cả tuyến đường cao tốc, trừ các phương tiện làm nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông. + Các trường hợp đường cao tốc phải tạm dừng khai thác do không bảo đảm an toàn cho khai thác, sử dụng gồm: công trình bị hư hỏng do xảy ra sự cố công trình, do hậu quả của thiên tai, công trình bị hư hỏng không thể khai thác, sử dụng an toàn; sự cố cháy, nổ; xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng buộc phải tạm dừng khai thác để phục vụ cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an toàn giao thông; khi xảy ra thảm họa, dịch bệnh hoặc khi có yêu cầu phục vụ quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định tạm dừng khai thác đường cao tốc thuộc hệ thống quốc lộ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ. + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm dừng khai thác đường cao tốc trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ. + Khi phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình đường cao tốc ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng, thì người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm kịp thời dừng khai thác sử dụng đường cao tốc và thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện giao thông, tài sản khác; thực hiện các công việc để hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra đối với công trình; bảo vệ hiện trường; tham gia cứu nạn, cứu hộ, giải quyết ùn tắc giao thông. Sau khi quyết định tạm dừng khai thác sử dụng đường cao tốc, người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm thông báo ngay cho Cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường cao tốc, Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến, chính quyền địa phương. - Khi tạm dừng khai thác đường cao tốc phải thực hiện các công việc sau: + Người quản lý sử dụng đường cao tốc, đơn vị khai thác, bảo trì phải khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông, điều chỉnh giao thông để hạn chế ùn tắc giao thông; sửa chữa hư hỏng, khắc phục các tồn tại trên đường cao tốc, tuyến đường khác sử dụng để điều tiết giao thông; điều chỉnh, bổ sung các công trình báo hiệu đường bộ và các công trình khác phục vụ bảo đảm giao thông; tham gia hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông; phối hợp với Cảnh sát giao thông, chính quyền địa phương trong việc tổ chức giao thông trên đường cao tốc. + Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông. + Chính quyền địa phương phối hợp thực hiện bảo đảm giao thông khi cần điều tiết các phương tiện tham gia giao thông đường cao tốc sang đường do địa phương quản lý. + Công tác cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; công tác khắc phục sự cố công trình, khắc phục hư hỏng công trình bảo đảm an toàn trong khai thác sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng; công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả cháy, nổ thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. + Sau khi hoàn thành việc tổ chức lại giao thông, hoàn thành cứu nạn, điều tra sự cố, người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm sửa chữa hư hỏng, khắc phục các tồn tại để đưa đường cao tốc vào khai thác sử dụng đúng tiêu chuẩn thiết kế. Xem chi tiết Nghị định 25/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/7/2023.
Làn đường khẩn cấp!!! Văn hóa giao thông khi đi cao tốc
Gần đây có một vụ tai nạn trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương vào ngày 04/5 vừa qua. Nhưng vấn đề mà tôi muốn nói đến ở đây là tại sao xe cứu thương, xe cứu hỏa lại đến trễ để đã làm đám cháy lan ra hàng chục mét trên mặt đường, làm hư hại đường cao tốc, thiệt hại đã ước tính khoảng 2 tỉ đồng. Trên cao tốc đó mỗi bên thường sẽ chia thành 3 làn, 2 làn cho xe ô tô chạy và 1 làn dành cho các trường hợp khẩn cấp dành cho xe có vấn đề đột ngột hoặc dành cho các xe ưu tiên gọi là làn đường khẩn cấp. Theo thông tin đọc được, các xe dịch vụ, xe khách, xe tải như các hãng xe Tân Lập Thành, xe Huệ Nghĩa,… đã đánh lái vào làn đường ưu tiên để không phải dừng lại chờ đi qua đoạn bị tai nạn. Tuy nhiên, cuối cùng cả 3 làn đều bị kẹt và khi xe cứu thương, xe cứu hỏa chạy đến cũng phải chịu cảnh nhích lên từng chút. Điều đó cho thấy hiện này, thái độ của không ít tài xế khi tham gia giao thông còn thấp. Họ chưa nhận thức rõ được vai trò quan trọng của làn đường khẩn cấp và cứ vô tư đi ngày cả khi các làn đường còn lại không bị ùn tắt. Vậy mức phạt cho hành vi này là bao nhiêu? Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP tại điểm g, khoản 5, điều 5 quy định cụ thể là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi tài xế có hành vi điều khiển phương tiện không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc. Ngoài ra, tại điểm b, khoản 11 điều 5 tại Nghị định này còn quy định người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Tuy nghị định này mới có hiệu lực gần đây (01/01/2020) nhưng với chế tài như vậy, liệu có làm chấm dứt, hạn chế được vấn đề này hay sẽ cần một chế tài mạnh hơn, biện pháp khác để khắc phục? Mình hy vọng mọi người nên nâng cao ý thức khi tham gia giao thông để tránh gây họa cho bản thân, gia đình và cả mọi người xung quanh.
Nên biết những điều này khi lưu thông trên tuyến đường cao tốc
Sự việc về vi phạm an toàn giao thông khi di chuyển trên đường cao tốc gần đây diễn ra khá phổ biến. có những đối tượng chủ xe cơ giới thản nhiên dừng xe đột ngột trên cao tốc để chụp ảnh, ăn uống, đi vệ sinh,...gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác khi lưu thông trên đường với tốc độ cao. Thậm chí có thể xảy ra những tai nạn bất ngờ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của các bên. Do đó, cần có những hình phạt khắt khe đối với những đối tượng này để hạn chế những hành vi vi phạm nêu trên. Dưới đây là bảng tổng hợp những quy định hiện hành mà những ai sẽ và đang lưu thông trên đường cao tốc cần biết để đảm bảo quyền lợi. Bên cạnh đó, cũng ý thực hơn về việc tuân thủ quy định khi lưu thông trên đường hạn chế những hành vi vi phạm nêu trên. hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn. Căn cứ: Nghị định 46/2016/NĐ-CP Căn cứ Hành vi Mức phạt (Triệu đồng) Quy định về dừng xe trên đường cao tốc Điểm h khoản 4 Điều 5 - Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; - Điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; - Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; - Quay đầu xe, lùi xe trên đường cao tốc; - Không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc; Từ 8.000.000 đồng đến 1.200.000 đồng Điểm c khoản 7 Điều 5 Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; khi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm theo quy định. Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng Điểm a khoản 8 Điều 5 Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; Từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng điểm b khoản 6 Điều 15 Để thời gian đi qua trạm thu phí của một xe ô tô bất kỳ kể từ lúc dừng xe chờ thu phí đến lúc ra khỏi trạm thu phí lớn hơn 10 phút đến 20 phút Từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng Điểm g khoản 2 Điều 5 - Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; - Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; - Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; Đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn; Từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng Quy định về đối tượng người điều khiển Điểm b khoản 5 Điều 6 Phát hiện người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. - Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) - hoặc phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) Khoản 7 Điều 7 - Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; - Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; - Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ. Từ 16. 000.000 đồng đến 18.000.000 đồng Khoản 5 Điều 6 Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng Quy định về tốc độ Điểm b khoản 2 Điều 5 Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định; Từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng Điểm d khoản 6 Điều 5 Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h. Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng Điểm a khoản 7 Điều 5 Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h; Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng Điểm d Khoản 8 Điều 5 Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h. từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng Lưu ý: Theo quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT về tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc. 1. Về tốc độ: - Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h. - Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. Trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h. 2. về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường - Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau: Tốc độ lưu hành (km/h) Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) V = 60 35 60 55 80 70 100 100 - Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông. - Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định tại bảng trên để đảm bảo an toàn. Xem thêm: >>> 11 lỗi vi phạm giao thông phổ biến của người đi xe máy và mức phạt >>> Quy trình xử phạt vi phạm giao thông đường bộ mới nhất >>> Những điều cần lưu ý khi lưu thông trên đường cao tốc
Những điều cần lưu ý khi lưu thông trên đường cao tốc
Sự việc về vi phạm an toàn giao thông khi di chuyển trên đường cao tốc của Ngô Bá Khá ( còn gọi là Khá Bảnh) thản nhiên dừng xe trên cao tốc để chụp ảnh. Cục quản lý giao thông đường bộ đã mời nhóm thanh niên này lên làm việc khi cho rằng nhóm thanh niên này đậu xe sai quy định và không có tín hiệu đèn gây ảnh hưởng giao thông và có khả năng gây tai nạn cho những phương tiện tham gia giao thông trên cao tốc. Cho thấy nhóm người này xem thường sự an toàn của mình và người khác, ý thức tham gia giao thông kém. Tuy nhiên những hiểu biết về đường cao tốc cũng như những hiểu biết về quy định của pháp luật khi tham gia giao thông trên cao tốc không phải người tham gia giao thông nào cũng am hiểu. Từ hành vi trên chúng ta có thể tham khảo và tìm hiểu thêm một số quy định cụ thể khi tham gia giao thông trên đường cao tốc như sau: Quy định về tham gia giao thông trên đường cao tốc (Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008 ): - Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật Giao thông đường bộ còn phải thực hiện các quy định sau đây: + Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc; + Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc; + Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường; + Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường. - Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu. - Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết. - Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm khi tham gia giao thông trên đường cao tốc : * Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm: Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; quay đầu xe, lui xe trên đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định ghi trên biển báo hiệu về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc (Điểm i, khoản 4, điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP) - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h; điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Điểm a, khoản 7, điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP) Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm trên còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng (Điểm c, khoản 11, điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP). * Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm: Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc (Điểm e, khoản 4, điều 6, Nghị định 171/2013/NĐ-CP) Ngoài ra còn nhiều quy định cụ thể khác khi tham gia giao thông trên cao tốc chúng ta có thể tham khảo thêm.