Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định về thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non:
“a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);
b) Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành.”
Căn cứ khoản 1 Điều 116 Bộ luật Lao động 2012 NLĐ được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên trong những trường hợp sau đây:
1. Kết hôn (nghỉ 3 ngày)
2. Bố đẻ, mẹ đẻ chết (nghỉ 3 ngày)
3. Bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết (nghỉ 3 ngày)
4. Vợ chết hoặc chồng chết (nghỉ 3 ngày)
5. Con chết (nghỉ 3 ngày)
6. Con kết hôn (nghỉ 1 ngày)
Căn cứ Điều 26 Luật BHXH 2014 thì người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi bị ốm đau, tai nạn (mà không phải tai nạn lao động) phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Riêng trường hợp bị ốm đau, tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy thì không được hưởng chế độ này.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động được tính như sau:
* Nếu làm việc trong điều kiện bình thường:
- 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
- 40 ngày nếu đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- 60 ngày nếu đóng từ đủ 30 năm trở lên.
*Nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:
- 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
- 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- 70 ngày nếu đã đóng tù đủ 30 năm trở lên.
Lưu ý: Số ngày nghỉ nêu trên tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, tết và nghỉ hằng tuần.
Riêng trường hợp người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày thì được nghỉ tối đa 180 ngày, tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Có thể xem danh mục BỆNH CẦN CHỮA TRỊ DÀI NGÀY ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT.