DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong TTHS thuộc trách nhiệm của VKSND

Avatar

 

Tố tụng hình sự (TTHS) là một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN), và trước đó, pháp luật TNBTCNN cũng đã điều chỉnh TNBTCNN đối với lĩnh vực hoạt động này (Nghị định số 47/CP ngày 3/5/1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra - Nghị định số 47/CP; Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự gây ra - Nghị quyết số 388).

 

 

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 20/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về Công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2018, Kế hoạch, Chương trình công tác năm 2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018, triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017; ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ thực thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự đã Dự thảo Quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân (sau đây viết tắt là Quy trình).

Để đảm bảo việc triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đúng quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn công tác bồi thường nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, đề nghị thủ trưởng các đơn vị, viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai góp ý dự thảo Quy trình.

Quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự gồm những bước như sau:

 

I. Bước tiếp nhận, thụ lý và cử người yêu cầu bồi thường

1. Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường (Điều 41, 42 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước)

Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bồi thường phân công kiểm sát viên, kiểm tra viên chuyên trách tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường của người yêu cầu bồi thường.

Khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, kiểm sát viên, kiểm tra viên kiểm tra căn cứ, thời hiệu yêu cầu bồi thường, các tài liệu, giấy tờ chứng minh thiệt hại về vật chất và tinh thần và các giấy tờ khác liên quan (nếu có) và ghi vào Sổ nhận hồ sơ (theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

Trường hợp người yêu cầu bồi thường trực tiếp nộp hồ sơ và sau khi kiểm tra thấy có đủ các giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu, kiểm sát viên, kiểm tra viên đề nghị Lãnh đạo viện cấp Giấy xác nhận đã nộp hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường.

Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, kiểm sát viên, kiểm tra viên đề nghị Lãnh đạo viện thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường.

Trường hợp hồ sơ yêu cầu bồi thường chưa đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ/vào Sổ nhận hồ sơ, kiểm sát viên, kiểm tra viên đề nghị Lãnh đạo viện ra bản yêu cầu bổ sung hồ sơ.

Lưu ý:

Nếu các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ yêu cầu bồi thường là bản sao thì phải có bản chính để đối chiếu hoặc bản sao phải có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Đối với các bản án, quyết định có trước năm 2005 mà người yêu cầu bồi thường không cung cấp được bản chính hoặc bản sao có chứng thực thì kiểm sát viên, kiểm tra viên phải tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp của bản án, quyết định đó khi có yêu cầu.

2. Thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường (Điều 43 khoản 1, khoản 2 và khoản 4)

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường hợp lệ, kiểm sát viên, kiểm tra viên thụ lý hồ sơ và vào Sổ thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường (theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao) để theo dõi quá trình tiếp nhận và giải quyết yêu cầu bồi thường.

Lưu ý:

Trường hợp sau khi kiểm tra thấy hồ sơ yêu cầu bồi thường không thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân, kiểm sát viên, kiểm tra viên phải báo cáo Lãnh đạo viện không thụ lý hồ sơ, trả lại hồ sơ và hướng dẫn người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường.

Trường hợp hồ sơ có một trong các căn cứ quy định tại Điều 43 khoản 2 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, kiểm sát viên, kiểm tra viên báo cáo lãnh đạo viện không thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường và nêu rõ lý do bằng văn bản.

3. Cử người giải quyết yêu cầu bồi thường (Điều 43 khoản 3)

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bồi thường ra Quyết định cử người giải quyết bồi thường. Quyết định cử người giải quyết bồi thường ghi rõ số quyết định, ngày tháng năm; họ tên, chức vụ, chức danh của người được phân công giải quyết bồi thường; phạm vi, trách nhiệm của người giải quyết bồi thường và hiệu lực của Quyết định.

Lưu ý:

Ngoài yếu tố kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực phát sinh yêu cầu bồi thường nhà nước, người giải quyết bồi thường phải là người không có quyền và lợi ích liên quan tới người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại hoặc người có đơn yêu cầu; và không phải là người thân thích của người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại hoặc người có đơn yêu cầu.

  •  3869
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…