DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy định pháp luật lao động đối với người cao tuổi như thế nào?

Avatar

 

Về giao kết HĐLĐ với người lao động về hưu tức là người lao động cao tuổi:

Theo Điều 167 Bộ luật Lao động 2012 thì việc sử dụng người lao động cao tuổi tức là người lao động đã về hưu được quy định như sau:

“Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi

1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.

2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.

3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.”

Như vậy, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động cao tuổi (là người lao động nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi tương ứng với tuổi nghỉ hưu của người nam là đủ 60 tuổi, của người nữ là đủ 55 tuổi) có đủ sức khỏe tiếp tục làm việc thì có thể kéo dài thời hạn hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng lao động mới, trong đó không được giao kết HĐLĐ dài hạn với người lao động cao tuổi.

Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2012 quy định về thời giờ làm việc bình thường của người lao động như sau:

“Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”

Căn cứ theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định về thời gian làm việc của người lao động cao tuổi như sau:

“Điều 3. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương

[...]

10. Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.”

Như vậy thời gian làm việc đối với người cao tuổi sẽ được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ.

Việc sử dụng người lao động đang tuổi nghỉ hưu làm việc 8 giờ mỗi ngày không vi phạm pháp luật nhưng phải được thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, theo đó phải có sự đồng ý của người lao động cao tuổi về thời gian làm việc mỗi ngày là 8 giờ và phải đảm bảo theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Lao động 2012 như sau:

“Điều 106. Làm thêm giờ

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”

  •  9140
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…