DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phí rút tiền thẻ tín dụng của các ngân hàng năm 2024

Avatar

 

Hiện nay có nhiều người có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng nhưng vẫn chưa nắm hết bản chất và cách hoạt động của loại hình này. Vậy, thẻ tín dụng là gì, có giống với thẻ ghi nợ không? Thẻ tín dụng có rút được tiền không? Cách rút tiền tại thẻ tín dụng như thế nào? Phí rút tiền thẻ tín dụng năm 2024 của các ngân hàng là bao nhiêu? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên.

Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.

Theo đó, ngân hàng sẽ cấp cho chủ thẻ một hạn mức giao dịch nhất định dựa trên căn cứ uy tín tín dụng, thu nhập hằng tháng hoặc số tiền ký quỹ, tài sản đảm bảo của chủ thẻ tại ngân hàng.

Định kỳ đến một ngày nhất định theo quy định của từng ngân hàng, ngân hàng gửi một bảng kê cụ thể các khoản chi tiêu trong tháng trước đó của chủ thẻ tín dụng và yêu cầu chủ thẻ thanh toán. Chủ thẻ có thể chọn thanh toán số tiền trước thời hạn ghi trong thông báo, khi đó chủ thẻ không phải trả lãi. Nếu không, chủ thẻ có thể lựa chọn trả số tiền tối thiểu, phần còn lại có thể trả từ từ và sẽ bị tính lãi theo quy định của ngân hàng.

Như vậy, khi sử dụng thẻ tín dụng người dùng không cần phải nộp tiền vào tài khoản trước mà sẽ ứng trước một số tiền trong hạn mức cho phép rồi sau đó trả lại ngân hàng trong thời hạn và lãi suất theo quy định.

Rút tiền thẻ tín dụng là gì?

Rút tiền thẻ tín dụng là sử dụng thẻ tín dụng của mình để ứng tiền mặt tại cây ATM hoặc yêu cầu rút tiền qua tổng đài ngân hàng, là khoản tạm vay trong thẻ tín dụng. 

Thực chất, việc rút tiền từ thẻ tín dụng cũng giống như thực hiện các giao dịch thanh toán online trên thẻ tín dụng, tuy nhiên ngoài lãi suất như thông thường, chủ thẻ sẽ tốn thêm một khoản phí gọi là phí rút tiền.

Cần phân biệt rút tiền thẻ tín dụng với rút tiền thẻ ghi nợ. Thẻ ghi nợ hay được gọi là thẻ ATM bởi đây là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất tại các cây ATM. Tuy nhiên, theo cách gọi đúng thì thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đều là thẻ ATM vì đều có thể giao dịch với các cây ATM. 

Đồng thời, việc rút tiền từ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đều khác nhau:

- Rút tiền thẻ tín dụng tức là mình đang ứng trước một số tiền để sử dụng, phải đảm bảo số tiền này nằm trong hạn mức tín dụng, người rút phải trả một khoản phí rút tiền và lãi suất tín dụng theo quy định. 

- Rút tiền thẻ ghi nợ tức là đang rút số tiền mình đã gửi vào tài khoản ngân hàng của bản thân. Số tiền giao dịch sẽ chỉ được nằm trong khoảng tiền mình đã gửi vào tài khoản, người rút tiền sẽ chỉ chịu phí rút tiền, ngoài ra không chịu khoản chi phí nào khác.

Hiện nay, hầu hết các thẻ tín dụng đều cho phép người dùng rút tiền mặt từ các cây ATM hoặc qua tổng đài của ngân hàng.Tùy theo chính sách của ngân hàng mà sẽ có mức phí rút tiền thẻ tín dụng khác nhau.

Cách rút tiền từ thẻ tín dụng

Có 2 cách rút tiền thẻ tín dụng hiện nay là rút trực tiếp tại các cây ATM hoặc rút qua tổng đài của ngân hàng mở thẻ.

Rút tiền thẻ tín dụng tại cây ATM

Bước 1: Đưa thẻ tín dụng vào khe đọc thẻ của cây ATM (có thể rút tại cây ATM của ngân hàng phát hành thẻ hoặc ngân hàng có liên kết với ngân hàng phát hành).

Bước 2: Nhập mã PIN của thẻ.

Bước 3: Lựa chọn ngôn ngữ hiển thị

Bước 4: Nhập số tiền mặt cần rút từ thẻ tín dụng.

Bước 5: Nhận lại thẻ tín dụng và tiền từ cây ATM.

Rút tiền thẻ tín dụng qua tổng đài ngân hàng

Bước 1: Liên hệ hotline ngân hàng và yêu cầu rút tiền mặt từ thẻ tín dụng.

Bước 2: Cung cấp thông tin thẻ tín dụng, số tài khoản nhận tiền (tài khoản liên kết với thẻ ghi nợ).

Bước 3: Số tiền yêu cầu rút được chuyển vào tài khoản thanh toán của thẻ ATM vừa cung cấp.

Bước 4: Sử dụng thẻ ATM ngân hàng để rút tiền tại cây ATM.

Phí rút tiền thẻ tín dụng các ngân hàng 2024

Rút tiền thẻ tín dụng có tốn phí không?

Việc rút tiền tại các ngân hàng phải chịu một số khoản phí nhất định:

- Chi phí rút tiền mặt: Khi rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng tại các cây ATM sẽ bị tính phí rút tiền. Thông thường, phí rút tiền rơi vào khoảng 2% đến 4% trên tổng số tiền rút cho 1 giao dịch. Vì vậy, số tiền muốn rút càng nhiều thì phí rút tiền càng cao.

- Lãi suất rút tiền mặt từ thẻ tín dụng: Khi rút tiền từ thẻ tín dụng, chủ thẻ phải chịu lãi suất rút tiền mặt khá cao (từ 20% - 40%). Tiền lãi bắt đầu tính ngay tại thời điểm rút đến khi hoàn trả cho ngân hàng (bao gồm phí và lãi suất phát sinh). Công thức tính tiền lãi rút tiền mặt:

Tiền lãi = Số tiền rút x Lãi suất/365 x Số ngày rút

Bảng phí rút tiền thẻ tín dụng 2024

Người đọc có thể tham khảo bảng phí rút tiền thẻ tín dụng các ngân hàng mới nhất năm 2024 dưới đây (tuy nhiên các khoản phí có thể thay đổi tuỳ theo thời điểm và chính sách của ngân hàng, để chắc chắn, người dùng có thể liên hệ đến ngân hàng phát hành thẻ để nắm thông tin)

 

Ngân hàng

Mức phí

Số tiền rút tối thiểu

OCB

2%

100.000đ

SCB

3%

60.000đ

HDbank

2%

55.000đ

Agribank

2%

20.000đ

FE Credit

1%

10.000đ

Viet Capital Bank

Miễn phí

 

Vietcombank

4%

50.000đ

VPbank

4%

50.000đ

Eximbank

4%

60.000đ

Sacombank

4%

60.000đ

SHB

4%

60.000đ

VIB

4%

60.000đ

ACB

4%

100.000đ

TPbank

4%

100.000đ

Techcombank

4%

100.000đ

Lưu ý: Số tiền rút tối thiểu tức là khi rút tiền người dùng phải đảm bảo số tiền rút ra sẽ chịu mức phí từ khoản đó trở lên. 

Ví dụ: mức phí rút tiền mặt ngân hàng OCB là 2% (tối thiểu 100.000đ/giao dịch) có nghĩa: Khi chủ thẻ rút 2 triệu đồng từ thẻ tín dụng, mức phí rút tiền mặt 2% là 40.000 VND. Tuy nhiên, mức phí tối thiểu theo quy định là 100.000đ/giao dịch. Vậy, chủ thẻ vẫn phải trả số tiền lãi là 100.000đ cho 2 triệu đồng mình đã rút ra.

Trên đây là bài viết về phí rút tiền thẻ tín dụng 2024, người đọc có thể tham khảo để nắm được quyền lợi của mình khi tham gia giao dịch thẻ tín dụng tại các ngân hàng.

Xem thêm: 

Thẻ ngân hàng không dùng nữa có bị tính phí không?

Kể tên các loại phí phải trả khi sử dụng thẻ tín dụng!

  •  11947
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…