DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại

Avatar

 

Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam được chia thành 2 cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước là cấp 1, thực hiện chức năng phát hành tiền, quản lý và điều hành cho cấp 2, tức cấp các ngân hàng thương mại. Vậy, Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại khác nhau ở những điểm nào?

Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại có phải là tổ chức tín dụng không?

Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Như vậy, Ngân hàng Nhà nước không phải là một tổ chức tín dụng mà là một cơ quan ngang bộ của Chính phủ còn ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng.

Phân biệt Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại

STT

Tiêu chí phân biệt

Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng thương mại

1

Khái niệm

Là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(Khoản 1 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010)

Là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.

(Khoản 3 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010)

2

Chức năng, hoạt động

- Quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); 

- Thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; 

- Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

(Khoản 2 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, sửa đổi bổ sung bởi Điều 2 Nghị định 102/2022/NĐ-CP)

- Thực hiện các nhiệm vụ theo Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.

- Cấp tín dụng dưới các hình thức:

+ Cho vay;

+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;

+ Bảo lãnh ngân hàng;

+ Phát hành thẻ tín dụng;

+ Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;

+ Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

- Cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán:

+ Dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;

+ Dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

(Khoản 1 Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng 2010)

3

Cơ cấu tổ chức

Bao gồm:

- Vụ Chính sách tiền tệ.

- Vụ Quản lý ngoại hối.

- Vụ Thanh toán.

- Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.

- Vụ Dự báo, thống kê.

- Vụ Hợp tác quốc tế.

- Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.

- Vụ Kiểm toán nội bộ.

- Vụ Pháp chế.

- Vụ Tài chính - Kế toán.

- Vụ Tổ chức cán bộ.

- Vụ Truyền thông.

- Văn phòng.

- Cục Công nghệ thông tin.

- Cục Phát hành và kho quỹ.

- Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

- Cục Quản trị.

- Sở Giao dịch.

- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

- Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Viện Chiến lược ngân hàng.

- Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.

- Thời báo Ngân hàng.

- Tạp chí Ngân hàng.

- Học viện Ngân hàng.

(Điều 7 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP)

- Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).

- Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Điều 32 Luật các tổ chức tín dụng 2010)

4

Vị thế

Quản lý, điều hành

Chịu sự quản lý, điều hành

5

Mục tiêu

Quản lý Nhà nước về tiền tệ và các hoạt động ngân hàng

Tạo lợi nhuận

6

Giao dịch

Không thực hiện giao dịch tiền tệ trực tiếp với người dân mà chỉ giao dịch với Chính phủ, Tổ chức tài chính quốc tế cũng như các ngân hàng thương mại trung gian khác.

Là trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho người dân. Đồng thời, ngân hàng thương mại cũng có thể thực hiện các giao dịch vay vốn với Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, dù đều là ngân hàng nhưng Ngân hàng Nhà nước không trực tiếp đứng ra thực hiện các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay với người dân mà điều hành, quản lý thị trường tiền tệ và các giao dịch của ngân hàng thương mại.

Trên đây là bài viết về nội dung phân biệt Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại. Người dùng có thể tham khảo để có thêm cho mình những kiến thức pháp luật hữu ích.

Xem thêm: Những ngân hàng nào đã công khai lãi suất cho vay năm 2024?

  •  9338
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…