DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức

Avatar

 

Miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức là 03 thuật ngữ pháp lý được sử dụng nhiều, thế nhưng không phải ai cũng nắm rõ quy định dẫn đến nhiều trường hợp gây nhầm lẫn. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

Phân biệt miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức 

Căn cứ theo:

- Luật Cán bộ, công chức 2008.

- Nghị định 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Tiêu chí phân biệt

Miễn nhiệm

Bãi nhiệm

Cách chức

Đối tượng áp dụng

Cán bộ, công chức

Cán bộ

Cán bộ, công chức

Khái niệm

Là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

Là việc CB không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.

Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm

Khi nào thì bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm?

 

** Đối với cán bộ:

- Cán bộ có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị miễn nhiệm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

- Cán bộ có thể chủ động xin miễn nhiệm khi:

+ Không đủ sức khỏe;

+ Không đủ năng lực, uy tín;

+ Theo yêu cầu nhiệm vụ;

+ Vì lý do khác.

**Đối với công chức:

- Được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác khác mà không được kiêm nhiệm chức vụ cũ;

- Không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý;

- Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị kỷ luật.

- Không đủ năng lực, uy tín để làm việc;

- Vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ.

 

Cán bộ vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008,các quy định khác của pháp luật có liên quan thì sẽ bị xem xét bãi nhiệm.

Cán bộ, công chức thuộc một trong các trường hợp:

- Do có hành vi vi phạm pháp luật

- Vi phạm về phẩm chất đạo đức

- Không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao

- Chỉ áp dụng với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ

Hệ quả pháp lý

- Cán bộ sẽ thôi không còn làm việc tại cơ quan, đơn vị nhà nước nữa.

- Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi từ chức hoặc miễn nhiệm được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc.

- Công chức lãnh đạo, quản lý xin miễn nhiệm nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

 

 

Không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh

– Cán bộ, công chức bị kéo dài thời gian lương 12 tháng

– Cán bộ, công chức không được nâng ngạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng

- Cán bộ, công chức bị cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo

Tải bảng phân biệt

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/02/16/Ph%C3%A2n%20bi%E1%BB%87t.docx

  •  28112
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…