Danh hiệu "Nghệ sĩ ưu tú" và "Nghệ sĩ nhân dân" là hai danh hiệu danh giá được Nhà nước trao tặng cho những người có đóng góp nổi bật trong lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa và nghệ thuật biểu diễn tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều gì làm nên sự khác biệt giữa hai danh hiệu không phải ai cũng biết.Hãy cùng đi tìm hiểu về sự khác nhau giữa danh hiệu "Nghệ sĩ ưu tú" và "Nghệ sĩ nhân dân" cũng như quy trình xét tặng chúng trong bài viết dưới đây.
1. Phân biệt danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú và Nghệ sĩ nhân dân
2. Thời gian xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú
Danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú được xét tặng và công bố 03 năm một lần, vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2 tháng 9 theo quy định Điều 10 Nghị định 89/2014/NĐ-CP.
3. Quy trình xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú
Quy trình xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú theo quy định tại Điều 11 Nghị định 89/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 40/2021/NĐ-CP) như sau:
- Hội đồng cấp cơ sở tại đơn vị nghệ thuật cơ sở do người đứng đầu đơn vị thành lập bao gồm:
+ Nhà hát, Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Học viện, trường đào tạo nghệ thuật, hãng phim thuộc các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng nghiên cứu, đào tạo, sáng tạo nghệ thuật;
+ Cục Điện ảnh, Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cục công tác Đảng và công tác chính trị thuộc Bộ Công an;
+ Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thuộc Bộ Quốc phòng;
+ Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Đài Phát thanh, Đài Truyền hình, Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh.”.
- Hội đồng cấp Bộ tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do các Bộ trưởng thành lập; tại Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam do Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập hoặc Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập.
- Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện qua hai bước:
+ Bước 1: Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập theo từng lĩnh vực nghệ thuật: Âm nhạc, Điện ảnh, Sân khấu, Múa, Phát thanh, Truyền hình;
+ Bước 2: Hội đồng cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.