DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt cảnh sát giao thông thật và giả?

Avatar

 

Lợi dụng việc thiếu hiểu biết về pháp luật và thiếu cảnh giác, một số đối tượng giả danh Cảnh sát giao thông để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi này không những gây mất an ninh trật tự mà còn ảnh hưởng uy tín của lực lượng Cảnh sát. Sau đây là một số điểm lưu ý để có thể nhận biết được CSGT thật và giả.

1. Về trang phục:

Theo Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định:

Điều 11. Trang phục; phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của lực lượng Cảnh sát giao thông

1. Trang phục của Cảnh sát giao thông

a) Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân theo quy định của Bộ Công an. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang;

Theo đó thì khi làm việc Cảnh sát giao thông phải mặc trang phục cảnh sát và đeo số hiệu Công an nhân dân, đây là dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất để phân biệt cảnh sát giao thông thật hay giả.

2. Hỏi về chứng minh vi phạm lỗi:         

Cảnh sát giao thông phải chứng minh được lỗi vi phạm của người tham gia giao thông:

Theo Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:

Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

1.         Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

Dù là bất cứ lỗi gì người dân đều có thể yêu cầu chiến sĩ cảnh sát giao thông chứng minh mình đã có hành vi vi phạm.
 
Việc chứng mình này có thể thông qua các bằng chứng như: ảnh chụp, video…hoặc người làm chứng. Vì vậy khi cảnh sát giao thông xử phạt, người dân có thể yêu cầu đưa ra căn cứ chứng minh vi phạm của mình, nếu cho rằng căn cứ xử phạt không đủ minh bạch, thuyết phục thì bạn có thể chứng minh ngược lại.
 
Nếu CSGT không chứng minh được vi phạm thì không có quyền xử phạt trong trường hợp đó.
 
3. Lưu ý 16 lỗi vi phạm trong giao thông được xử phạt tại chỗ:

Các đối tượng giả danh Cảnh sát giao thông nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì nếu có nghi ngờ hoặc để đề phòng đối tượng giả danh lừa đảo, cũng như tự nhận biết được về lỗi vi phạm của bản thân (nếu có), thì người dân cũng nến biết đến có 16 hành vi vi phạm sau đây là được xử phạt vi phạm tại chỗ.

Căn cứ khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Đối chiếu với Nghị định 100/2019/NĐ-CP, những lỗi vi phạm khi tham gia giao thông sau đây không phải lập biên bản:

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

TT        Hành vi vi phạm

1          Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường

2          Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường

3          Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.

4          Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ.

5          Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ.

6          Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước.

7          Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù).

8          Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau

9          Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước.

10        Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên.

11        Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

12        Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật.

13        Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

14        Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định.

15        Quay đầu xe tại nơi không được quay đầu xe, trừ hành vi vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ.

16        Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

Khi CSGT không chứng minh được lỗi vi phạm của người dân, đồng thời người dân có nghi ngờ về người CSGT đó là giả, thì trong trường hợp này người dân được quyền sử dụng quyền ghi hình ghi âm và gửi đến cho cơ quan Công an gần nhất cụ thể theo khoản 5 Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định

Điều 11. Hình thức giám sát của Nhân dân

5. Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;

b) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);

c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Xử lý vi phạm giả danh chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác:

Căn cứ theo Điều 339 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Trong trường hợp nhằm chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu đồng đến 50 triệu đồng thì khung hình phạt là 3 năm với truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cụ thể được quy định tại Điều 174 BLHS 2015: "Người nào có hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng..., thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm."

 

 

  •  2438
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…