DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nội dung đề án thành lập trong hồ sơ đề nghị thành lập khu công nghệ cao

Avatar

 

Các điều kiện khi thành lập khu công nghệ cao? Nội dung trong đề án thành lập khu công nghệ cao theo quy định mới nhất cần có những nội dung nào?

1.Điều kiện chung  thành lập khu công nghệ cao

Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2024/NĐ-CP quy định điều kiện chung  thành lập khu công nghệ cao như sau:

- Phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Có quy mô diện tích phù hợp và khả thi về sử dụng đất; điều kiện tự nhiên thích hợp;

- Có điều kiện hạ tầng và vị trí giao thông thuận lợi;

- Có khả năng liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao;

- Có phương án khả thi về nguồn nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp cho khu công nghệ cao;

- Có phương án khả thi huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu công nghệ cao; bảo đảm khả năng cân đối của ngân sách nhà nước (nếu có);

- Có phương án khả thi xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng liền kề hoặc xung quanh khu công nghệ cao để đảm bảo phục vụ đời sống chuyên gia, người lao động làm việc trong khu công nghệ cao theo nhu cầu và tiến độ xây dựng khu công nghệ cao;

- Đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Theo đó trước khi thành lập các khu công nghệ cao có tính chất đặc thù riêng thì khi công nghệ cao khi thành lập cần phải đáp dung đủ các điều kiên chung trước.

2. Nội dung của đề án thành lập khu công nghệ cao

Căn cứ Khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định 10/2024/NĐ-CP quy định  hồ sơ trình thành lập, mở rộng khu công nghệ cao như sau:

Thành phần hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng khu công nghệ cao do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập bao gồm:

- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị thành lập, mở rộng khu công nghệ cao;

- Đề án thành lập, mở rộng khu công nghệ cao.

Theo đó cụ thể đề án thành lập khu công nghệ cao gồm các nội dung sau:

- Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc thành lập khu công nghệ cao;

- Đánh giá hiện trạng, các yếu tố và điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên, khoa học và công nghệ, kinh tế - xã hội, các hạn chế và lợi thế so sánh của khu vực đề xuất thành lập khu công nghệ cao so với các khu vực khác trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện thành lập khu công nghệ cao theo quy định tại Điều 5 Nghị định 10/2024/NĐ-CP (kèm theo các tài liệu có liên quan);

- Dự kiến phương hướng phát triển khu công nghệ cao gồm: mục tiêu phát triển, tính chất, chức năng, nhiệm vụ của khu công nghệ cao; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên trong khu công nghệ cao; định hướng tổ chức các khu vực chức năng để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Luật Công nghệ cao, sơ bộ định hướng phát triển không gian, quy hoạch sử dụng đất; định hướng phát triển nguồn nhân lực và đội ngũ quản lý;

- Dự kiến tổng vốn đầu tư, các phương thức huy động các nguồn lực và phân định trách nhiệm đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu công nghệ cao; kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghệ cao;

- Kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện;

- Thể hiện phương án thành lập khu công nghệ cao trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000.

3. Cơ quan chủ trì trình thành lập, mở rộng khu công nghệ cao

Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Nghị định 10/2024/NĐ-CP quy định cơ quan chủ trì trình thành lập, mở rộng khu công nghệ cao bao gồm:

- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan đánh giá hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng đối với khu công nghệ cao quy định tại Điều 31 Luật Công nghệ cao trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan đánh giá hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng đối với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy định tại Điều 32 Luật Công nghệ cao  trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Theo đó đối với khu công nghệ cao sẽ do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì và đối với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thành lập.

  •  190
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…