Công chức loại C ngoài lương thì còn một số khoản phụ cấp khác như phải đáp ứng đủ điều kiện để được hưởng.
Phụ cấp thâm niên vượt khung: Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại C của bảng 2 thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%. (điểm a2 khoản 1 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP)
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo: Áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm. (Khoản 2 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP)
Phụ cấp khu vực: Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu. (Khoản 3 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP)
Phụ cấp đặc biệt: Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.. (Khoản 4 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP)
Phụ cấp thu hút: Áp dụng đối với công chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. (Khoản 5 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP)
Phụ cấp lưu động: Áp dụng đối công chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. (Khoản 6 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP)
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Áp dụng đối với công chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương. (Khoản 7 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP)
Ngoài ra còn có các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc. (khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP)