DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội 2016

Avatar

 

Từ ngày 01/01/2016, Luật bảo hiểm xã hội 2014 bắt đầu có hiệu lực áp dụng. Theo đó, các cơ chế về đóng, hưởng BHXH có sự đổi mới so với thời điểm hiện nay.

>>> Tổng hợp điểm mới Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Mời các bạn cùng Dân Luật điểm qua những điều cần biết về bảo hiểm xã hội 2016. Thông qua những nội dung này, các bạn có thể đặt câu hỏi tại đây để được các thành viên Dân Luật giải đáp.

nhung dieu can biet ve BHXH 2016

Lưu ý: Những nội dung được đề cập dưới đây là các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động.

Trong bài viết có sử dụng một số từ ngữ viết tắt nên mình chú thích như sau:

- BHXH: bảo hiểm xã hội.

- BHTN: bảo hiểm thất nghiệp.

- NLĐ: người lao động.

- NSDLĐ: người sử dụng lao động.

- HĐLĐ: hợp đồng lao động.

- DN: doanh nghiệp.

I. Mức đóng BHXH hàng tháng và tiền lương tháng đóng BHXH hàng tháng

1. Mức đóng BHXH hàng tháng

Đối tượng lao động

Mức đóng của NLĐ

Mức đóng của NSDLĐ

Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định pháp luật về lao động.

8% mức liền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

 

- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản.

- 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

 

Cán bộ, công chức, viên chức.

Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu (trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH các tỉnh).

Người quản lý DN, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất

8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

 

14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất,

Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Riêng đối với NLĐ đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc là 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.

 

Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH.

Thực hiện theo Văn bản quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.

 

 

2. Tiền lương tháng đóng BHXH hàng tháng

* Đối với NLĐ hưởng tiền lương do Nhà nước quy định

- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định pháp luật về tiền lương.

Riêng đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.

* Đối với NLĐ hưởng tiền lương do đơn vị sử dụng lao động quyết định

Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương ghi trong HĐLĐ.

Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định pháp luật lao động.(Quy định này áp dụng đến 31/12/2017)

Lưu ý:

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

NLĐ đã qua học nghề (kể cả lao động do DN dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc mà cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.

II. Thủ tục đăng ký BHXH, BHYT cho DN, NLĐ mới nhất

Xem chi tiết tại đây.

III. Các chế độ BHXH

1. Chế độ hưu trí

a. Hướng dẫn cách tính lương hưu từ năm 2016

Xem chi tiết tại đây.

>>> Chế độ hưu trí trước và từ sau ngày 01/01/2016: cái nào có lợi hơn?

b. Thủ tục hưởng chế độ hưu trí

* Hồ sơ hưởng lương hưu đối với NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc gồm:

- Sổ BHXH.

- Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt HĐLĐ hưởng chế độ hưu trí.

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp NLĐ làm công việc được giao.

* Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người bảo lưu thời gian tham gia BHXH gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù bao gồm:

- Sổ BHXH.

- Đơn đề nghị hưởng lương hưu.

- Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù.

- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép.

- Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về.

* Hồ sơ hưởng BHXH 01 lần

- Sổ BHXH.

- Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần của NLĐ.

- Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp.

+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.

+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

- Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế,

* Thủ tục giải quyết hưởng chế độ hưu trí

- Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm NLĐ được hưởng lương hưu, NSDLĐ nộp hồ sơ theo quy định đã nêu trên cho cơ quan BHXH.

Hoặc trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm NLĐ được hưởng lương hưu, NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH nộp hồ sơ theo quy định đã nêu trên cho cơ quan BHXH.

Hoặc trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm NLĐ đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng BHXH một lần nộp hồ sơ quy định cho cơ quan BHXH.

- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng BHXH một lần, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho NLĐ; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Chế độ thai sản

a. Mức hưởng chế độ thai sản

Xem chi tiết tại đây.

>>> So sánh chế độ thai sản trước và từ sau ngày 01/01/2016

b. Thủ tục hưởng chế độ thai sản

* Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

- Đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

+ Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.

+ Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết.

+ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con.

+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh.

+ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.

- Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

- Trường hợp NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

- Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

- Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

* Thủ tục giải quyết hưởng chế độ thai sản

- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, NLĐ phải nộp hồ sơ theo quy định cho NSDLĐ.

Trường hợp NLĐ thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ nêu trên và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ NLĐ, NSDLĐ có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định đã nêu nộp cho cơ quan BHXH.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ NSDLĐ, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho NLĐ.

Hoặc trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ NLĐ thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho NLĐ.

- Trường hợp cơ quan BHXH không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Chế độ BHTN

>>> So sánh chế độ BHTN mới và cũ

a. Mức hưởng chế độ

* Đối tượng bắt buộc tham gia BHTN

- Đối với NLĐ:

   + HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

   + HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

   + HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp NLĐ giao kết và đang thực hiện nhiều HĐLĐ thì NLĐ và NSDLĐ của HĐLĐ giao kết đầu tiên phải tham gia BHTN.

Trường hợp NLĐ đang hưởng lương hưu hoặc giúp việc gia đình thì không phải tham gia BHTN.

- Đối với NSDLĐ:

Gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc HĐLĐ.

(không phân biệt sử dụng bao nhiêu lao động)

* Các chế độ BHTN

Bao gồm:

- Trợ cấp thất nghiệp.

- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.

- Hỗ trợ Học nghề.

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

* Điều kiện hưởng chế độ BHTN

- Chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, trừ:

   + NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trái pháp luật.

   + Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

- Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đối với HĐLĐ xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn.

Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với HĐLĐ theo mùa vụ.

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ:

   + Thực hiện NVQS, nghĩa vụ công an.

   + Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.

   + Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

   + Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

   + Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.

   + Chết.

* Đối với chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng

Bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng (theo Nghị định 103/2014/NĐ-CP) đối với NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

Từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp

Khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định:

Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng NLĐ phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ:

  - NLĐ ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

  - Trường hợp bất khả kháng.

NLĐ phải thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thuộc 02 trường hợp trên.

NLĐ bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian được hưởng theo quyết định thì tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định trên.

Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trong các trường hợp:

- Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Tìm được việc làm.

- Thực hiện NVQS, nghĩa vụ công an.

- Hưởng lương hưu hằng tháng.

- Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng.

- Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định trong 03 tháng liên tục.

- Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.

- Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật BHTN.

- Chết.

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Bị tòa án tuyên bố mất tích.

- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

NLĐ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp:

- Tìm được việc làm.

- Thực hiện NVQS, nghĩa vụ công an.

- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Bị tòa án tuyên bố mất tích.

- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

Được bảo lưu thời gian đóng BHTN làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng.

* Đối với chế độ hỗ trợ học nghề

Điều kiện được hỗ trợ học nghề:

NLĐ đang đóng BHTN được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện:

- Đủ các điều kiện chấm dứt HĐLĐ hay hợp đồng làm việc, đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN.

- Đã đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc theo quy định pháp luật.

Thời gian, mức hỗ trợ học nghề:

Theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng.

Mức hỗ trợ học nghề theo Quyết định 77/2014/QĐ-TTg.

* Đối với chế độ hỗ trợ việc làm

Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.

* Đối với chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ

Điều kiện được hỗ trợ

- NSDLĐ được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ đang đóng BHTN khi có đủ các điều kiện:

   + Đóng đủ BHTN cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHTN liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.

   + Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh.

   + Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ.

   + Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thời gian được hỗ trợ

- Thời gian hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo phương án được phê duyệt và không quá 06 tháng.

Mức hỗ trợ

- Tối đa 01 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 06 tháng.

Trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động

- Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ nêu trên thì phần vượt quá mức hỗ trợ do người sử dụng lao động tự chi trả.

b. Thủ tục hưởng chế độ

Xem chi tiết tại đây.

Căn cứ pháp lý:

- Luật bảo hiểm xã hội 2014.

- Nghị định 115/2015/NĐ-CP.

- Quyết định 959/QĐ-BHXH.

- Luật việc làm 2013.

- Nghị định 28/2015/NĐ-CP

- Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH

  •  70665
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…